Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
CỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1047/BĐKH-GNPT
V/v vướng mắc thực hiện Thông tư số 05/2020/TT-BCT

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2020

 

Kính gửi: Tổng cục Hải quan

Phúc đáp Công văn số 6043/TCHQ-GSQL ngày 14/9/2020 của Quý Tổng cục phản ánh một số vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư 05/2020/TT-BCT ngày 16/3/2020 của Bộ Công thương (sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 31/12/2011 của Bộ Công thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường), Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến như sau:

Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn quy định “các chất bị kiểm soát” là các chất thuộc danh mục tại Phụ lục A, B, C, E, F của Nghị định thư, bao gồm cả nguyên chất và hợp chất. Trường hợp sản phẩm được tạo thành có chứa chất hoặc hỗn hợp của “chất bị kiểm soát” không thuộc đối tượng phải xin cấp giấy phép nhập khẩu các chất nêu trên theo quy định. Theo đó, các mặt hàng, máy móc, thiết bị có chứa “các chất bị kiểm soát” bao gồm HCFC và HFC, không phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu đối với môi chất lạnh.

Cục Biến đổi khí hậu gửi kèm theo một số thông tin liên quan đến các chất bị kiểm soát theo Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô- dôn và Bản sửa đổi bổ sung Kigali để Quý Tổng cục tham khảo thêm./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Lê Công Thành (để báo cáo);
- Bộ Công thương;
- Lưu: VT, GNPT.

CỤC TRƯỞNG




Tăng Thế Cường

 

MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CHẤT BỊ KIỂM SOÁT THEO NGHỊ ĐỊNH THƯ MONTREAL VỀ CÁC CHẤT LÀM SUY GIẢM TẦNG Ô-DÔN VÀ BẢN SỬA ĐỔI BỔ SUNG KIGALI

(tạm dịch)

1. Điều 1.4 của Nghị định thư Montreal

“Chất bị kiểm soát” là những chất nằm trong Phụ lục A, Phụ lục B, Phụ lục C hay Phụ lục E của Nghị định thư này, bất kể tồn tại dưới dạng đơn chất hoặc hợp chất. Nó bao gồm các đồng phân của các chất trên, ngoại trừ được quy định trong Phụ lục liên quan, nhưng không bao gồm bất kỳ chất hoặc hợp chất bị kiểm soát nào có trong sản phẩm được sản xuất, khác với thùng chứa được sử dụng để vận chuyển hoặc bảo quản các chất trên.

2. Điều 1 của Bản sửa đổi bổ sung Kigali

Tại đoạn 4 Điều 1 của Nghị định thư, các từ: “Phụ lục C hoặc Phụ lục E” sẽ được thay thế bởi “Phụ lục C, Phụ lục E hoặc Phụ lục F".

3. Giải thích thuật ngữ và định nghĩa về “các chất bị kiểm soát” theo Quyết định I/12A cuộc họp các bên tham gia Nghị định thư Montreal

Cuộc họp đầu tiên của các bên đã thông qua Quyết định số I/12A để thống nhất làm rõ định nghĩa sau đây về các chất bị kiểm soát (với số lượng lớn) trong Điều 1, đoạn 4 của Nghị định thư Montreal:

1) Điều 1 của Nghị định thư Montreal loại trừ các chất nằm trong sản phẩm được sản xuất, khác với nằm trong các vật chứa dụng để vận chuyển hoặc lưu trữ, khỏi việc được coi là “chất bị kiểm soát”.

2) Lượng bất kỳ các chất bị kiểm soát hoặc hỗn hợp các chất đó không thuộc hệ thống sử dụng, được coi là chất bị kiểm soát theo Nghị định thư (i.e: hóa chất số lượng lớn);

3) Nếu trước tiên, một chất hoặc hỗn hợp được chuyển từ một thùng chứa rời sang một thùng chứa, tàu hoặc thiết bị khác để thực hiện mục đích sử dụng của nó, thùng chứa đầu tiên trên thực tế chỉ được sử dụng để lưu trữ và/hoặc vận chuyển, và chất hoặc hỗn hợp được đóng gói theo quy định tại Điều 1, đoạn 4 của Nghị định thư;

4) Mặt khác, nếu việc phân phối sản phẩm từ một vật chứa được tạo thành cho mục đích sử dụng của chất đó, thì vật chứa đó tự nó là một phần của hệ thống sử dụng và do đó chất chứa trong đó không thuộc phạm vi của định nghĩa;

5) Ví dụ về các hệ thống sử dụng được coi là sản phẩm cho các mục đích của Điều 1, khoản 4 là khác nhau:

a. Bình xịt aerosol;

b. Tủ lạnh hoặc nhà máy làm lạnh, máy điều hòa không khí hoặc nhà máy điều hòa không khí, máy bơm nhiệt, v.v...;

c. Polyurethane hoặc bất kỳ bọt nào có chứa, hoặc được sản xuất bằng chất bị kiểm soát;

d. Bình chữa cháy (bánh xe hoặc vận hành bằng tay) hoặc một thùng chứa được lắp đặt kết hợp thiết bị nhả (tự động hoặc vận hành bằng tay);

6) Thùng chứa số lượng lớn để vận chuyển các chất và hỗn hợp bị kiểm soát cho người sử dụng bao gồm (số có tính chất minh họa):

a. Thùng chứa trên boong tàu;

b. Thùng chứa trên xe lửa (10-40 tấn);

c. Thùng chứa trên xe tải (lên đến 20 tấn);

d. Thùng chứa từ 0,4 đến 1 tấn;

e. Thùng chứa (5-300 kg).

7) Bởi vì các thùng chứa có tất cả các kích cỡ được sử dụng cho mục đích lưu trữ các chất số lượng lớn hoặc sản phẩm được sản xuất, việc phân biệt trên cơ sở kích thước không phù hợp với định nghĩa trong Nghị định thư. Tương tự, vì các thùng chứa cho các chất số lượng lớn hoặc sản phẩm được sản xuất có thể được thiết kế để có thể nạp lại hoặc không nạp lại được, việc phân biệt trên khả năng nạp lại không phù hợp với định nghĩa trong Nghị định thư;

8) Nếu mục đích của vật chứa được sử dụng làm đặc điểm phân biệt như trong định nghĩa Nghị định thư, thì các sản phẩm có chứa CFC hoặc halon như bình xịt aerosol và bình chữa cháy, dù là loại xịt hay phun, đều sẽ bị loại trừ, vì nó hoạt động theo cơ chế giải phóng các chất khỏi vật chứa ra bên ngoài.

 

CLARIFICATION ON DEFINITION OF CONTROLLED SUBSTANCES IN MONTREAL PROTOCOL AND KIGALI AMENDMENT

(Trích dẫn nội dung)

Article 1.4 Montreal Protocol

"Controlled substance" means a substance in Annex A, Annex B, Annex C or Annex E to this Protocol, whether existing alone or In a mixture. It includes the isomers of any such substance, except as specified in the relevant Annex, but excludes any controlled substance or mixture which is in a manufactured product other than a container used for the transportation or storage of that substance.

Article 1. Kigali Amendment

In paragraph 4 of Article 1 of the Protocol, for the words: “Annex C or Annex E” there shall be substituted: “Annex C, Annex E or Annex F”

Decision I/12A: Clarification of terms and definitions: Controlled substances

The First Meeting of the Parties decided in Dec. I/12A to agree to the following clarification of the definition of controlled substances (in bulk) in Article 1, paragraph 4 of the Montreal Protocol:

1. Article 1 of the Montreal Protocol excludes from consideration as a “controlled substance” any listed substance, whether alone or in a mixture, which is in a manufactured product other than a container used for transportation or storage;

2. any amount of a controlled substance or a mixture of controlled substances which is not part of a use system containing the substance is a controlled substance for the purpose of the Protocol (i.e. a bulk chemical);

3. if a substance or mixture must first be transferred from a bulk container to another container, vessel or piece of equipment in order to realize its intended use, the first container is in fact utilized only for storage and/or transport, and the substance or mixture so packaged is covered by Article 1, paragraph 4 of the Protocol;

4. if, on the other hand, the mere dispensing of the product from a container constitutes the intended use of the substance, then that container is itself part of a use system and the substance contained in it is therefore excluded from the definition;

5. examples of use systems to be considered as products for the purposes of Article 1, paragraph 4 are inter alia:

a. an aerosol can;

b. a refrigerator or refrigerating plant, air conditioner or air-conditioning plant, heat pump, etc;

c. a polyurethane prepolymer or any foam containing, or manufactured with, a controlled substance;

d. a fire extinguisher (wheel or hand-operated) or an installed container incorporating a release device (automatic or hand-operated);

6. bulk containers for shipment of controlled substances and mixtures containing controlled substances to users include (numbers being illustrative), inter alia:

a. tanks installed on board ships;

b. rail tank cars (10-40 metric tons);

c. road tankers (up to 20 metric tons);

d. cylinders from 0.4 kg to one metric ton;

e. drums (5-300 kg);

7. because containers of all sizes are used for either bulk or manufactured products, distinguishing on the basis of size is not consistent with the definition in the Protocol. Similarly, since containers for bulk or manufactured products can be designed to be rechargeable or not rechargeable, rechargeability is not sufficient for a consistent definition;

8. if the purpose of the container is used as the distinguishing characteristic as in the Protocol definition, such CFC or halon-containing products as aerosol spray cans and fire extinguishers, whether of the portable or flooding type, would therefore be excluded, because it is the mere release from such containers which constitute the intended use.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 1047/BĐKH-GNPT năm 2020 về vướng mắc thực hiện Thông tư 05/2020/TT-BCT do Cục Biến đổi khí hậu ban hành

  • Số hiệu: 1047/BĐKH-GNPT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 09/10/2020
  • Nơi ban hành: Cục Biến đổi khí hậu
  • Người ký: Tăng Thế Cường
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản