BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10358/BGDĐT-GDTH | Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2007 |
Kính gửi: Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo
Để các địa phương triển khai thực hiện Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học (Chuẩn NNGVTH) được ban hành theo Quyết định số: 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4/5/2007 của Bộ trưởng đạt hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn sử dụng Chuẩn NNGVTH trong quá trình đánh giá, xếp loại giáo viên như sau:
I. Mục đích, yêu cầu của việc sử dụng Chuẩn để đánh giá, xếp loại Giáo viên
1. Tạo Điều kiện để giáo viên biết cách nhìn nhận công việc mà mỗi cá nhân đã làm được sau một năm học. Giáo viên cần tự tin và mạnh dạn trình bày ý kiến, quan Điểm cũng như những minh chứng về sự phấn đấu của bản thân.
2. Cần xây dựng một môi trường thân thiện, dân chủ và thật sự tôn trọng lẫn nhau trong quá trình đánh giá.
3. Ban lãnh đạo nhà trường (gồm Ban giám hiệu, Chi bộ đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Tổ trưởng, Tổng phụ trách) tổ chức đánh giá với Mục tiêu để giúp đỡ mỗi thành viên trong tập thể sư phạm phấn đấu tốt hơn ở cả ba lĩnh vực của Chuẩn. Cả giáo viên cũng như ban lãnh đạo cần đưa ra những minh chứng về những việc làm tốt cũng như chưa tốt của giáo viên ở một yêu cầu hoặc một tiêu chí.
4. Điều quan trọng là sau khi đánh giá xếp loại, giáo viên biết mình cần phải làm gì cho tốt hơn ở một yêu cầu hoặc một lĩnh vực của Chuẩn. Không tạo nên sự căng thẳng cũng như không gây áp lực cho cả phía quản lý và giáo viên.
II. Thực hiện quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn
1. Giáo viên tự đánh giá
a. Các bước thực hiện:
- Bước 1: Giáo viên nghiên cứu kỹ các tiêu chí, yêu cầu của Chuẩn được quy định ở Quyết định 14/2007/QĐ-BGDĐT.
- Bước 2: Giáo viên tự đánh giá và tự ghi Điểm vào phiếu đánh giá, xếp loại theo mẫu đính kèm. Quá trình ghi Điểm có thể cho từng tiêu chí hoặc theo từng yêu cầu.
- Bước 3: Giáo viên cần có minh chứng cho ít nhất hai tiêu chí trong mỗi yêu cầu để chứng minh Điểm tự đánh giá.
b. Cách cho điểm:
- Điểm 5 - 6: Giáo viên biết làm theo quy định nhưng chưa có sự đầu tư công sức và trí tuệ, kết quả đạt được ở mức trung bình.
- Điểm 7- 8: Giáo viên tự thấy mình đã có cố gắng khắc phục khó khăn và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Có thể hiện sự đầu tư công sức, trí tuệ hoặc có đúc rút kinh nghiệm. Kết quả hoàn thành nhiệm vụ đạt được ở mức độ khá.
- Điểm 9 - 10: Giáo viên có nỗ lực và tinh thần trách nhiệm cao, luôn tự hoàn thiện bản thân, hoàn thành các nhiệm vụ với chất lượng và hiệu quả cao, tâm huyết vì công việc, tập thể và học sinh. Đối với Điểm 10, ngoài những yêu cầu như ở Điểm 9, giáo viên cần chứng tỏ được sự vượt trội về chất lượng và hiệu quả trong một đơn vị mà giáo viên sinh hoạt (tổ, khối).
- Điểm 3- 4: Giáo viên có thực hiện nội dung tiêu chí, nhưng chưa đầy đủ, hiệu quả còn thấp.
- Điểm 1-2: Giáo viên chưa thực hiện tiêu chí hoặc thực hiện còn nhiều sai sót, không đạt hiệu quả.
Lưu ý: - Đối với mỗi yêu cầu của Chuẩn, nếu giáo viên có đến hai tiêu chí ở mức Điểm 1- 2 thì xếp yêu cầu đó loại kém.
- Đối với mỗi lĩnh vực của Chuẩn, nếu giáo viên có đến ba yêu cầu ở mức kém thì xếp lĩnh vực đó loại kém.
- Nếu giáo viên vi phạm một trong những trường hợp đã quy định tại Khoản 4, Điều 9 của Quy định về Chuẩn NNGVTH thì xếp loại kém.
2. Tổ chuyên môn tham gia đánh giá
- Tổ trưởng có trách nhiệm giúp đỡ, khuyến khích và làm rõ các minh chứng trong quá trình giáo viên tự đánh giá.
- Tổ trưởng kiểm tra Điểm tự đánh giá của giáo viên. Sau khi tổ chuyên môn tham gia nhận xét, góp ý kiến, tổ trưởng ghi Điểm vào phiếu tự đánh giá của giáo viên. Trong trường hợp có sự không thống nhất giữa tổ trưởng và giáo viên, hai bên cần trực tiếp trao đổi và đưa ra minh chứng. Nếu thống nhất cùng ký tên vào phiếu đánh giá. Nếu chưa thống nhất đưa ra tổ trao đổi.
- Tổ trưởng lập báo cáo đánh giá của tổ và gửi Hiệu trưởng
3. Hiệu trưởng chủ trì họp ban lãnh đạo để kiểm tra, đánh giá, tổng kết các báo cáo và giải quyết các vấn đề còn chưa thống nhất ở các tổ (nếu có).
III. Xét chọn giáo viên dạy giỏi
1. Thành lập hội đồng xét chọn giáo viên dạy giỏi ở cấp trường; cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh); cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)
2. Cách xét chọn:
a) Giáo viên dạy giỏi cấp trường: Hội đồng cấp trường xét duyệt từ các giáo viên đạt loại tốt ở cả ba lĩnh vực.
b) Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: Hội đồng cấp huyện xét duyệt từ các giáo viên dạy giỏi cấp trường.
c) Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: Hội đồng cấp tỉnh xét duyệt từ các giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
Trong quá trình xét chọn, cần tham khảo kết quả dạy và học ở ít nhất hai tiết dự giờ do từng cấp tổ chức.
1. Xác định minh chứng tức là chỉ ra được các dấu hiệu có thể nhận biết hoặc quan sát hoặc đo đếm được qua một nhận thức hay một hoạt động giáo dục, giảng dạy mà giáo viên đã thực hiện để đạt tiêu chí của Chuẩn. Từ đó cho phép xác định mức độ đạt được ở mỗi tiêu chí để tổng hợp thành kết quả của yêu cầu và lĩnh vực. Trong trường hợp cụ thể cần có cách nhìn khái quát, kết hợp giữa đánh giá định lượng với đánh giá định tính để đưa ra quyết định đúng góp phần giúp giáo viên nâng cao năng lực nghề nghiệp.
2. Các minh chứng được xác định từ các nguồn sau:
a) Hồ sơ giáo dục, giảng dạy của giáo viên bao gồm: giáo án, sổ chủ nhiệm, sổ ghi kế hoạch công tác, ghi chép công việc và bồi dưỡng, các tư liệu về giảng dạy; sổ theo dõi kết quả học tập của học sinh; sổ liên lạc với gia đình học sinh.
b) Hồ sơ dự giờ: (theo mẫu Phiếu đánh giá tiết dạy ở tiểu học đính kèm).
- Phiếu dự giờ đồng nghiệp
- Phiếu đồng nghiệp dự giờ.
- Phiếu dự giờ các tiết thao giảng (nếu có).
- Kinh nghiệm, thu hoạch của giáo viên sau khi dự giờ.
c) Chứng minh sự thay đổi kết quả học tập của các đối tượng học sinh do tác động giáo dục giảng dạy của giáo viên, kể cả học sinh khuyết tật.
d) Các loại giấy chứng nhận:
- Học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Bồi dưỡng chính trị, tư tưởng.
- Giấy khen, tuyên dương.
e) Các quyết định, phân công giao nhiệm vụ của Lãnh đạo.
g) Sổ ghi biên bản của tổ chuyên môn có nhận xét liên quan đến cá nhân giáo viên.
h) Các loại chứng minh khác.
Việc đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn NNGVTH là một hoạt động mới bước đầu có thể còn nhiều khó khăn vướng mắc, song đây là một cách tiếp cận với phương thức quản lý giáo dục tiên tiến trong xu thế hội nhập và theo yêu cầu đổi mới giáo dục của nước ta hiện nay. Các cấp quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên tiểu học cần thực hiện việc đánh giá với tinh thần trách nhiệm cao và ý thức xây dựng là chính. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có Điều gì chưa rõ hoặc còn vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Bộ giáo dục và Đào tạo (Vụ giáo dục tiểu học) để được hướng dẫn.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN TIỂU HỌC |
THÔNG TIN CHUNG
Năm học:...............................
1. Họ và tên giáo viên:…………………………………….. Mã số ccc (1)
2. Dạy học lớp:………Trường:………………….……………….Mã số cccccccc (2)
3. Ngày sinh: cccccccc Nam c Nữ c
4. Năm vào nghề: cccc Số năm dạy học ở tiểu học cc
5. Giáo viên dạy 1 môn: Âm nhạc c Mĩ thuật c Thể dục c
Tin học c Ngoại ngữ c
6. Giáo viên chủ nhiệm lớp c Tổng phụ trách Đội c
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
A. ĐÁNH GIÁ TỪNG LĨNH VỰC (Ghi Điểm dựa trên các minh chứng)
Lĩnh vực I: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Yêu cầu | Tiêu chí | Tự đánh giá Điểm | Tổ chuyên môn Điểm | Hiệu trưởng Điểm | Ghi chú |
1. Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. | a |
|
|
|
|
b |
|
|
| ||
c |
|
|
| ||
d |
|
|
| ||
Điểm y/c 1 |
|
|
| ||
2. Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước. | a |
|
|
|
|
b |
|
|
| ||
c |
|
|
| ||
d |
|
|
| ||
Điểm y/c 2 |
|
|
| ||
3. Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỉ luật lao động. | a |
|
|
|
|
b |
|
|
| ||
c |
|
|
| ||
d |
|
|
| ||
Điểm y/c 3 |
|
|
| ||
4. Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng. | a |
|
|
|
|
b |
|
|
| ||
c |
|
|
| ||
d |
|
|
| ||
Điểm y/c 4 |
|
|
| ||
5. Trung thực trong công tác: đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và học sinh. | a |
|
|
|
|
b |
|
|
| ||
c |
|
|
| ||
d |
|
|
| ||
Điểm y/c 5 |
|
|
| ||
Điểm lĩnh vực I | Cộng Điểm 5 y/c |
|
|
|
|
(1) Mã số GV gồm 3 chữ số do trường quy định; (2) Ghi mã số xã gồm 5 chữ số, mã số huyện gồm 3 chữ số theo quy định của Thủ tướng CP.
Yêu cầu | Tiêu chí | Tự đánh giá | Tổ chuyên môn | Hiệu trưởng | Ghi chú |
Điểm | Điểm | Điểm | |||
1. Kiến thức cơ bản. | a |
|
|
|
|
b |
|
|
| ||
c |
|
|
| ||
d |
|
|
| ||
Điểm y/c 1 |
|
|
| ||
2. Kiến thức về tâm lí học sư phạm và tâm lí học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học. | a |
|
|
|
|
b |
|
|
| ||
c |
|
|
| ||
d |
|
|
| ||
Điểm y/c 2 |
|
|
| ||
3. Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. | a |
|
|
|
|
b |
|
|
| ||
c |
|
|
| ||
d |
|
|
| ||
Điểm y/c 3 |
|
|
| ||
4. Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. | a |
|
|
|
|
b |
|
|
| ||
c |
|
|
| ||
d |
|
|
| ||
Điểm y/c 4 |
|
|
| ||
5. Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác | a |
|
|
|
|
b |
|
|
| ||
c |
|
|
| ||
d |
|
|
| ||
Điểm y/c 5 |
|
|
| ||
Điểm lĩnh vực II | Cộng Điểm 5 y/c |
|
|
|
|
Yêu cầu | Tiêu chí | Tự đánh giá | Tổ chuyên môn | Hiệu trưởng | Ghi chú |
Điểm | Điểm | Điểm | |||
1. Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới. | a |
|
|
|
|
b |
|
|
| ||
c |
|
|
| ||
d |
|
|
| ||
Điểm y/c 1 |
|
|
| ||
2. Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh. | a |
|
|
|
|
b |
|
|
| ||
c |
|
|
| ||
d |
|
|
| ||
Điểm y/c 2 |
|
|
| ||
3. Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. | a |
|
|
|
|
b |
|
|
| ||
c |
|
|
| ||
d |
|
|
| ||
Điểm y/c 3 |
|
|
| ||
4. Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lí chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hóa và mang tính giáo dục. | a |
|
|
|
|
b |
|
|
| ||
c |
|
|
| ||
d |
|
|
| ||
Điểm y/c 4 |
|
|
| ||
5. Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy. | a |
|
|
|
|
b |
|
|
| ||
c |
|
|
| ||
d |
|
|
| ||
Điểm y/c 5 |
|
|
| ||
Điểm lĩnh vực III | Cộng Điểm 5 y/c |
|
|
|
|
B. ĐÁNH GIÁ CHUNG CUỐI NĂM HỌC (Ghi mức độ Tốt, Khá, Trung bình hoặc Kém vào từng lĩnh vực; ghi xếp loại Xuất sắc, Khá, Trung bình hoặc Kém vào đánh giá chung cuối năm học dựa trên các minh chứng)
Nội dung đánh giá | Tự đánh giá | Tổ chuyên môn | Hiệu trưởng |
Lĩnh vực I: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống |
|
|
|
Lĩnh vực II: Kiến thức |
|
|
|
Lĩnh vực III: Kĩ năng sư phạm |
|
|
|
Đánh giá chung cuối năm học |
|
|
|
• Nhận xét của Hiệu trưởng (Ghi ưu, khuyết Điểm chính về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và chuyên môn, nghiệp vụ; xác định nhu cầu bồi dưỡng, phát triển năng lực sở trường của giáo viên dựa trên các minh chứng):
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
• Ý kiến của giáo viên (Đồng ý hoặc bảo lưu ý kiến, đề xuất nguyện vọng)
.............................................................................................................................................
| …………, ngày…….tháng……năm 20…. |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
|
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY Ở CẤP TlỂU HỌC
(Kèm theo công văn số: 10358/BGDĐT-GDTH ngày 28/9/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Họ, tên người dạy:………………………………………………………….
Tên bài dạy:......................................................................................... Môn: …………………..
Lớp:…………. Trường Tiểu học:………………….Quận, huyện:…………..Tỉnh, TP:......................
Các lĩnh vực | Tiêu chí | Điểm tối đa | Điểm đánh giá |
I. KIẾN THỨC (5 điểm) | 1.1. Xác định được vị trí, Mục tiêu, chuẩn kiến thức và kĩ năng, nội dung cơ bản, trọng tâm của bài dạy. | 1 |
|
1.2. Giảng dạy kiến thức cơ bản chính xác, có hệ thống. | 1 |
| |
1.3. Nội dung dạy học đảm bảo giáo dục toàn diện (về thái độ, tình cảm, thẩm mĩ). | 0,5 |
| |
1.4. Khai thác nội dung dạy học nhằm phát triển năng lực học tập của học sinh. | 1 |
| |
1.5. Nội dung dạy học phù hợp tâm lí lứa tuổi, tác động tới các đối tượng, kể cả học sinh khuyết tật, học sinh lớp ghép (nếu có). | 1 |
| |
1.6. Nội dung dạy học cập nhật những vấn đề xã hội, nhân văn gắn với thực tế, đời sống xung quanh của học sinh. | 0,5 |
| |
II. KĨ NĂNG SƯ PHẠM (7 điểm) | 2.1. Dạy học đúng đặc trưng bộ môn, đúng loại bài (lí thuyết, luyện tập, thực hành, ôn tập…). | 1 |
|
2.2. Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với các đối tượng theo hướng phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh. | 2 |
| |
2.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học và theo hướng đổi mới. | 1 |
| |
2.4. Xử lí các tình huống sư phạm phù hợp đối tượng và có tác dụng giáo dục. | 0,5 |
| |
2.5. Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kể cả ĐDDH tự làm thiết thực, có hiệu quả. | 1 |
| |
2.6. Lời giảng mạch lạc, truyền cảm; chữ viết đúng, đẹp; trình bày bảng hợp lí. | 0,5 |
| |
2.7. Phân bố thời gian đảm bảo tiến trình tiết dạy, đạt Mục tiêu của bài dạy và phù hợp với thực tế của lớp học. | 1 |
| |
III. THÁI ĐỘ SƯ PHẠM (3 điểm) | 3.1. Tác phong sư phạm chuẩn mực, gần gũi, ân cần với học sinh. | 1 |
|
3.2. Tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh. | 1 |
| |
3.3. Kịp thời giúp đỡ học sinh có khó khăn trong học tập, động viên để mỗi học sinh đều được phát triển năng lực học tập. | 1 |
| |
IV. HIỆU QUẢ (5 điểm) | 4.1. Tiến trình tiết dạy hợp lí, nhẹ nhàng; các hoạt động học tập diễn ra tự nhiên. | 1 |
|
4.2. Học sinh tích cực chủ động tiếp thu bài học, có tình cảm, thái độ đúng. | 1 |
| |
4.3. Học sinh nắm được kiến thức, kĩ năng cơ bản của bài học và biết vận dụng vào các bài luyện tập, thực hành sau tiết dạy | 3 |
| |
CỘNG: | 20 |
|
XẾP LOẠI TIẾT DẠY:
Loại Tốt: 18 -> 20 (Các tiêu chí 1.2, 2.1, 3.2 và 4.3 không bị Điểm 0) Loại Khá: 14 -> 17,5 (Các tiêu chí 1.2, 2.1, 3.2 và 4.3 không bị Điểm 0) Loại Trung bình: 10 -> 13,5 (Các tiêu chí 1.2, 2.1, 3.2 và 4.3 không bị Điểm 0) Loại Chưa đạt: dưới 10 (Hoặc một trong các tiêu chí: 1.2, 2.1, 3.2, 4.3 bị Điểm 0) |
|
GHI CHÚ:
- Thang Điểm của từng tiêu chí là: 0; 0,5; 1. (Riêng tiêu chí 2.2 là: 0; 0,5; 1; 1,5; 2, tiêu chí 4.3 là: 0,1,2,3).
- Điểm về hiệu quả tiết dạy (tiêu chí 4.3) có thể thay bằng kết quả khảo sát sau tiết dạy:
Đạt yêu cầu từ 90% trở lên (3 điểm); Đạt yêu cầu từ 70% trở lên (2 điểm)
Đạt yêu cầu từ 50% trở lên (1 điểm); Đạt yêu cầu dưới 50% (0 điểm)
- Khi chấm Điểm cần căn cứ vào đặc thù của từng bộ môn và từng bài dạy cụ thể để cho Điểm các tiêu chí một cách linh hoạt, tránh máy móc, cứng nhắc. Một lĩnh vực vẫn có thể đạt Điểm tối đa mặc dù có tiêu chí trong lĩnh vực đó không cho điểm, khi đó cần giải thích rõ và phần Điểm của tiêu chí này được cộng thêm vào tiêu chí mà giáo viên đạt xuất sắc trong cùng lĩnh vực
GHI CHÉP HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THEO TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY | GHI CHÚ |
|
|
Nhận xét chung về tiết dạy (ưu điểm, khuyết Điểm chính):
|
Họ tên người dự giờ:………………………. Chức vụ:…………………………………….. Đơn vị công tác:……………………………. | …………….., ngày…….tháng…….năm……… |
Công văn 10358/BGDĐT-GDTH hướng dẫn sử dụng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học trong quá trình đánh giá, xếp loại do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 10358/BGDĐT-GDTH
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 28/09/2007
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Đặng Huỳnh Mai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/09/2007
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực