- 1Bộ luật Lao động 1994
- 2Nghị định 44/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ Luật lao động về hợp đồng lao động
- 3Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- 4Thông tư 123/2012/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 14/2008/QH12, Nghị định 124/2008/NĐ-CP, 122/2011/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10116/CT-TTHT | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2012 |
Kính gửi: | Công ty TNHH Asia Alliance Partner Việt Nam |
Trả lời văn bản số 10/CV và số 11/CV ngày 03/12/2012 của Công ty về chính sách thuế, Cục thuế TP có ý kiến như sau:
- Căn cứ Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
“1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
……
2.5. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
…..
d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
...
2.8. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ luật Lao động; Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài vượt quá 02 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại và tiền ở cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.”
- Căn cứ Điều 2, Điều 3 Bộ luật lao động số 35-L/CTN ngày 23/06/1994 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23/6/1994 (hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995):
“Điều 2: Bộ luật lao động được áp dụng đối với mọi người lao động, mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu. Bộ luật này cũng được áp dụng đối với người học nghề, người giúp việc gia đình và một số loại lao động khác được quy định tại bộ luật này.
Điều 3:Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tại các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ việt nam và người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức và cho cá nhân việt nam trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc phạm vi áp dụng của bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
- Căn cứ khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động quy định các trường hợp không áp dụng hợp đồng lao động
“…
d) Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp;
…..”
- Căn cứ Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/03/2008 của Chính Phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
+ Tại khoản 1 Điều 4 quy định tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức hợp đồng lao động :
“Người sử dụng lao động được tuyển người nước ngoài khi người nước ngoài đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này để làm công việc quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh”
+ Tại khoản 1 Điều 5 quy định người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp :
“Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 của Nghị định này phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này.”
+ Tại khoản 1 Điều 9 quy định việc cấp giấy phép lao động:
“Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới 03 (ba) tháng;
b) Người nước ngoài là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
c) Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
đ) Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ;
e) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như: những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được có thời gian trên 03 (ba) tháng thì hết 03 (ba) tháng làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này;”
Trường hợp Công ty theo trình bày có chi trả tiền lương cho người lao động nước ngoài làm giám đốc điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty từ 3 tháng trở lên (kể cả làm người đại diện theo pháp luật cho Công ty thể hiện trên giấy phép đầu tư) thì hồ sơ chứng từ chứng minh chi phí tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN như sau:
+ Nếu người lao động nước ngoài được tuyển dụng theo hình thức hợp đồng lao động thì hồ sơ chứng từ là Giấy phép lao động, hợp đồng lao động.
+ Nếu người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp, thì hồ sơ chứng từ là Giấy phép lao động, hợp đồng lao động; văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Trường hợp Công ty có cử nhân viên đi công tác thì ngoài hoá đơn, chứng từ hợp pháp làm căn cứ tính vào chi phí được trừ theo quy định nêu tại điểm 2.6 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC nêu trên, Công ty phải có thêm quyết định cử người lao động đi công tác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Bộ luật Lao động 1994
- 2Nghị định 44/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ Luật lao động về hợp đồng lao động
- 3Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- 4Thông tư 123/2012/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 14/2008/QH12, Nghị định 124/2008/NĐ-CP, 122/2011/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 8783/CT-TTHT về chính sách thuế do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Công văn 9334/CT-TTHT về chính sách thuế do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Công văn 10116/CT-TTHT về chính sách thuế do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 10116/CT-TTHT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 30/11/2012
- Nơi ban hành: Cục thuế TP Hồ Chí Minh
- Người ký: Trần Thị Lệ Nga
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/11/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực