ỦY BAN DÂN TỘC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/UBDT-TCCB | Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2024 |
Kính gửi: | - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, |
Thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 31/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, trong đó, giao Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan “Nghiên cứu chính sách phát hiện, tìm kiếm, thu hút, trọng dụng nhân tài và tiêu chí xác định nhân tài là người nhân dân tộc thiểu số”.
Để có cơ sở “Nghiên cứu chính sách phát hiện, tìm kiếm, thu hút, trọng dụng nhân tài và tiêu chí xác định nhân tài là người nhân dân tộc thiểu số” trình Chính phủ xem xét, quyết định, Ủy ban Dân tộc đề nghị quý cơ quan, đơn vị báo cáo rà soát, đánh giá việc thực hiện chính sách phát hiện, tìm kiếm, thu hút, trọng dụng nhân tài người dân tộc thiểu số (tính từ năm 2011 đến nay*); có Đề cương báo cáo kèm theo.
Báo cáo của quý cơ quan, đơn vị gửi về Ủy ban Dân tộc (qua Vụ Tổ chức cán bộ) số 349 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội (Bản mềm gửi về hộp thư điện tử: vutochuccanbo@cema.gov.vn) trước ngày 27 tháng 01 năm 2024 để tổng hợp, Báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
(Thông tin chi tiết xin liên hệ với đồng chí Phạm Thúc Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Ủy ban Dân tộc, điện thoại: 0963939872)
Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm phối hợp của quý cơ quan, đơn vị./.
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
ĐỀ CƯƠNG
BÁO CÁO BÁO CÁO RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT HIỆN, TÌM KIẾM, THU HÚT, TRỌNG DỤNG NHÂN TÀI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
(tính từ năm 2011 đến nay)
(Kèm theo Công văn số 02/UBDT-TCCB ngày 03/01/2023 của Ủy ban Dân tộc)
I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH
1. Đặc điểm, tình hình của cơ quan, đơn vị
2. Khái quát đường lối, chủ trương của Đảng về phát hiện, tìm kiếm, thu hút, trọng dụng nhân tài người dân tộc thiểu số
3. Khái quát chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính sách phát hiện, tìm kiếm, thu hút, trọng dụng nhân tài người dân tộc thiểu số
4. Khái quát về đội ngũ nhân tài người dân tộc thiểu số┼
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH
1. Kết quả công tác quán triệt, chỉ đạo, điều hành, xây dựng, ban hành chính sách phát hiện, tìm kiếm, thu hút, trọng dụng nhân tài người dân tộc thiểu số
2. Kết quả thực hiện chính sách phát hiện, tìm kiếm, thu hút, trọng dụng nhân tài người dân tộc thiểu số
a) Chính sách phát hiện và tìm kiếm nhân tài
b) Chính sách thu hút nhân tài
c) Chính sách trọng dụng nhân tài
d) Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân tài
III. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ, BẤT CẬP VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Những tồn tại, hạn chế, bất cập
a) Chính sách phát hiện và tìm kiếm nhân tài
b) Chính sách thu hút nhân tài
c) Chính sách trọng dụng nhân tài
d) Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân tài
2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, bất cập
a) Chính sách phát hiện và tìm kiếm nhân tài
b) Chính sách thu hút nhân tài
c) Chính sách trọng dụng nhân tài
d) Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân tài
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Đề xuất, kiến nghị các tiêu chí xác định nhân tài, các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập đảm bảo thực hiện có hiệu quả chính sách phát hiện, tìm kiếm, thu hút, trọng dụng nhân tài người dân tộc thiểu số. Trong đó, đề xuất các tiêu chí và chế độ chính sách cụ thể theo từng nhóm: i) Cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số; ii) Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số; iii) Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu người dân tộc thiểu số; iv) Nghệ nhân, nghệ sĩ người dân tộc thiểu số; v) Doanh nhân người dân tộc thiểu số; vi) Những người có tài năng đặc biệt và các đối tượng khác (nếu có).
2. Đề xuất, kiến nghị với Trung ương Đảng
3. Đề xuất, kiến nghị với Quốc hội
4. Đề xuất, kiến nghị với Chính phủ
5. Đề xuất, kiến nghị với các bộ, ngành
6. Đề xuất, kiến nghị với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
7. Đề xuất, kiến nghị khác (nếu có)
DANH SÁCH
CÁC BAN, BỘ, NGÀNH VÀ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG NHẬN CÔNG VĂN
I. CÁC BAN, BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG
1. Ban Tổ chức Trung ương | 11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2. Ban Dân vận Trung ương | 12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
3. Bộ Quốc phòng | 13. Bộ Nội vụ |
4. Bộ Công an | 14. Bộ Y tế |
5 .Bộ Ngoại giao | 15. Bộ Khoa học và Công nghệ |
6. Bộ Tư pháp | 16. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
7. Bộ Công Thương | 17. Bộ Tài nguyên và Môi trường |
8. Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội | 18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
9. Bộ Thông tin và Truyền thông | 19. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh |
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo |
|
II. CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
1. Vĩnh Phúc | 27. Quảng Ngãi |
2. TP. Hà Nội | 28. Bình Định |
3. Quảng Ninh | 29. Phú Yên |
4. Hải Dương | 30. Khánh Hòa |
5. Ninh Bình | 31. Ninh Thuận |
6. Hà Giang | 32. Bình Thuận |
7. Cao Bằng | 33. Kon Tum |
8. Bắc Kạn | 34. Gia Lai |
9. Tuyên Quang | 35. Đắk Lắk |
10. Lào Cai | 36. Đắk Nông |
11. Yên Bái | 37. Lâm Đồng |
12. Thái Nguyên | 38. Bình Dương |
13. Lạng Sơn | 39. Bình Phước |
14. Bắc Giang | 40. Tây Ninh |
15. Phú Thọ | 41. Đồng Nai |
16. Điện Biên | 42. Bà Rịa - Vũng Tàu |
17. Lai Châu | 43. Trà Vinh |
18. Sơn La | 44. Vĩnh Long |
19. Hòa Bình | 45. An Giang |
20. Thanh Hóa | 46. Kiên Giang |
21. Nghệ An | 47. Cần Thơ |
22. Quảng Bình | 48. Sóc Trăng |
23. Quảng Trị | 49. Hậu Giang |
24. Thừa Thiên Huế | 50. Bạc Liêu |
25. TP Đà Nẵng | 51. Cà Mau |
26. Quảng Nam |
|
* Kể từ khi có Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc.
┼ 1. Cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số: Có thành tích xuất sắc trong công việc, có đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
2. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số: Có thành tích đặc biệt trong học tập, nghiên cứu khoa học, nghệ thuật, thể thao,...
3. Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu người dân tộc thiểu số: Có công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, đặc biệt là những công trình liên quan đến phát triển bền vững, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống.
4. Nghệ nhân, nghệ sĩ người dân tộc thiểu số: Có tác phẩm nghệ thuật có giá trị, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam.
5. Doanh nhân người dân tộc thiểu số: Có thành công, có đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cộng đồng và xã hội.
6. Những người có tài năng đặc biệt: Trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, thể thao, có thể là những giáo viên dạy ở vùng sâu, vùng xa, bác sĩ làm việc tại các bệnh viện vùng cao, hoặc vận động viên dân tộc thiểu số đạt thành tích cao trong các cuộc thi.
- 1Công văn 8885/VPCP-TCCV năm 2015 về dự thảo Nghị định quy định về chính sách thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ, hoạt động nghề nghiệp vùng dân tộc thiểu số do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 297/QĐ-BNV năm 2020 về Kế hoạch xây dựng Đề án Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài do Bộ Nội vụ ban hành
- 3Quyết định 631/QĐ-UBDT năm 2016 về phê duyệt tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm, thời gian và kinh phí thực hiện để tài khoa học bắt đầu thực hiện từ năm 2016 thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030 Mã số CTDT/16-20 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban dân tộc ban hành
- 4Quyết định 51/QĐ-BCT năm 2024 Kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 1Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc
- 2Công văn 8885/VPCP-TCCV năm 2015 về dự thảo Nghị định quy định về chính sách thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ, hoạt động nghề nghiệp vùng dân tộc thiểu số do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 297/QĐ-BNV năm 2020 về Kế hoạch xây dựng Đề án Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài do Bộ Nội vụ ban hành
- 4Quyết định 631/QĐ-UBDT năm 2016 về phê duyệt tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm, thời gian và kinh phí thực hiện để tài khoa học bắt đầu thực hiện từ năm 2016 thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030 Mã số CTDT/16-20 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban dân tộc ban hành
- 5Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 51/QĐ-BCT năm 2024 Kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Công văn 02/UBDT-TCCB năm 2024 đề nghị báo cáo rà soát, đánh giá việc thực hiện chính sách phát hiện, tìm kiếm, thu hút, trọng dụng nhân tài người dân tộc thiểu số do Ủy ban Dân tộc ban hành
- Số hiệu: 02/UBDT-TCCB
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 03/01/2024
- Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc
- Người ký:
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/01/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực