Hệ thống pháp luật

CÔNG ƯỚC

BẢO VỆ AN TOÀN VẬT LIỆU HẠT NHÂN

Các nước tham gia công ước này

THỪA NHẬN quyền của tất cả các nước được phát triển và ứng dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình và những quan tâm chính đảng của họ về lợi ích tiềm tàng được đem lại từ việc ứng dụng hòa bình năng lượng hạt nhân,

 NHẬN THẤY sự cần thiết phải tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác Quốc tế trong việc ứng dụng hoà bình năng lượng hạt nhân

MONG MUỐN ngăn ngừa những nguy hiểm tiềm tàng do sự chiếm đoạt và sử dụng bất hợp pháp vật liệu hạt nhân,

 NHẬN THẤY rằng những vi phạm liên quan đến vật liệu hạt nhân là một vấn đề lo ngại nghiêm trọng, rằng cần cấp bách chấp nhận và thực hiện những biện pháp thích đáng và hữu hiệu để đảm bảo ngăn ngừa, phát hiện và xử phạt những vi phạm như vậy,

 NHẬN RÕ sự cần thiết của sự hợp tác Quốc tế nhằm thiết lập những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân theo đúng pháp luật quốc gia của mỗi nước tham gia và với Công ước này,

TIN TƯỞNG rằng Công ước này sẽ tạo dễ dàng cho việc chuyển giao an toàn vật liệu hạt nhân,

 ĐỒNG THỜI nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân trong việc sử dụng, lưu giữ và vận chuyển nội địa,

 THỪA NHẬN tầm quan trọng của việc bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân dùng cho mục đích quân sự và hiểu rằng vật liệu này đang và sẽ tiếp tục được dành cho sự bảo vệ an toàn nghiêm ngặt,

 THOẢ THUẬN như sau:

Điều 1. Trong Công ước này:

(a) “Vật liệu hạt nhân” là Plutonium, trừ loại có hàm lượng đồng vị Plutonium-238 trên 80%; Uran-233; Uran giàu đồng vị 235 hoặc 233; Uran chứa hỗn hợp các đồng vị như trong tự nhiên nhưng khác với dạng quặng hoặc bã quặng; bất kỳ vật liệu nào chứa một hay nhiều loại kể trên;

(b) “Uran giàu đồng vị 235 hoặc 233” là Uran chứa đồng vị 235 hoặc 233 với một lượng mà tỉ lệ khối lượng giữa tổng các đồng vị này với đồng vị 238 lớn hơn tỉ lệ giữa đồng vị 235 và đồng vị 238 trong tự nhiên.

(c) “Vận chuyển hạt nhân Quốc tế” là sự chuyên chở một lô hàng vật liệu hạt nhân bằng bất kỳ phương tiện vận chuyển nào, đi ra khỏi lãnh thổ của một nước mà chuyến hàng bắt đầu khởi hành tế một cơ sở của bên gửi trong nước đó và kết thúc bằng việc đến một cơ sở của bên nhận thuộc nước nhận hàng cuối cùng.

Điều 2.

1. Công ước này áp dụng cho vật liệu hạt nhân được sử dụng vì mục đích hòa bình trong quá trình vận chuyển hạt nhân Quốc tế.

2. Trừ các điều 3 và 4 và khoản 3 của điều 5, Công ước này cũng áp dụng cho vật liệu hạt nhân dùng cho mục đích hòa bình trong quá trình sử dụng, bảo quản và vận chuyển nội địa.

3. Ngoài những ràng buộc được cam kết rõ ràng bởi các nước tham gia tại các điều được nêu ở khoản 2 đối với vật liệu hạt nhân được dùng cho mục đích hoà bình trong quá trình sử dụng, bảo quản và vận chuyển nội địa, không một quy định nào trong Công ước này được giải thích làm ảnh hưởng đến chủ quyền của một nước đối với việc sử dụng, bảo quản và vận chuyển vật liệu hạt nhân trong nội địa nước đó.

Điều 3. Mỗi nước tham gia sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết mà thực tế cho phép trong khuôn khổ pháp luật quốc gia, phù hợp với pháp luật quốc tế nhằm đảm bảo rằng trong quá trình vận chuyển hạt nhân quốc tế, vật liệu hạt nhân có mặt trên vùng chủ quyền của mình hay trên tầu thuỷ, máy bay thuộc quyền tài phán của mình trong khi tàu hay máy bay đó còn bị ràng buộc vào việc vận chuyển đến hay ra khỏi nước này được bảo vệ theo các mức được quy định ở Phụ lục I.

Điều 4.

1. Mỗi nước tham gia sẽ không nhập khẩu hoặc uỷ quyền nhập khẩu vật liệu hạt nhân nếu như nước tham gia này chưa nhận được sự đảm bảo rằng vật liệu đó được bảo vệ trong quá trình vận chuyển hạt nhân Quốc tế theo các mức được quy định ở Phụ lục I.

2. Mỗi nước tham gia sẽ không nhập khẩu hoặc uỷ quyền nhập khẩu vật liệu hạt nhân tế một nước không tham gia Công ước này nếu như nước tham gia này chưa nhận được sự đảm bảo rằng vật liệu đó sẽ được bảo vệ trong quá trình vận chuyển hạt nhân Quốc tế theo các mức được quy định ở Phụ lục I.

3. Nước tham gia Công ước sẽ không cho phép quá cảnh vật liệu hạt nhân giữa các nước không tham gia công ước này qua vùng chủ quyền của mình bằng đường bộ, đường thủ nội địa hay qua các hải cảng, sân bay của mình nếu như nước tham gia này chưa nhận được sự bảo đảm rằng những vật liệu hạt nhân đó sẽ được bảo vệ trong quá trình vận chuyển hạt nhân quốc tế theo các mức được quy định ở Phụ lục I.

4. Trong khuôn khổ luật pháp Quốc gia của mình, mỗi nước tham gia công ước sẽ áp dụng các mức bảo vệ quy định ở Phụ lục 1 đối với những vật liệu hạt nhân được vận chuyển tế vùng này đến vùng khác của nước này qua vùng biển và vùng trời Quốc tế.

5. Nước tham gia có trách nhiệm đảm bảo rằng vật liệu hạt nhân sẽ được bảo vệ theo các mức được quy định ở Phụ lục 1 phù hợp với các quy định tế khoản 1 đến khoản 3, phải xác định và thông báo trước cho các nước mà vật liệu hạt nhân dự định quá cảnh bằng đường bộ, đường thuỷ hoặc qua sân bay, hải cảng của nước đó.

6. Trách nhiệm thực hiện đảm bảo nêu trong khoản 1 có thể được chuyển giao, theo sự thoả thuận chung cho các nước tham gia liên quan trong việc vận chuyển và là một nước nhập khẩu.

7. Không có quy định nào trong điều này được giải thích, theo bất kỳ cách nào làm ảnh hưởng đến chủ quyền lãnh thổ và quyền lực pháp lý của một nước kể cả quyền lực pháp lý về vùng trời và vùng biển của nước đó.

Điều 5.

1. Các nước tham gia phải xác định và thông báo cho nhau biết, trực tiếp hay qua Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế về cơ quan có thẩm quyền Trung ương và đầu mối liên hệ có trách nhiệm trong việc bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân và trong việc phối hợp các hoạt động thu hồi và ứng phó trong trường hợp có sự di chuyển, sử dụng hoặc thay đổi trái phép vật liệu hạt nhân hoặc khi có sự đe dọa thực sự về những điều đó.

2. Trong trường hợp bị mất trộm, cướp hoặc bất kỳ sự chiếm đoạt bất hợp pháp nào về vật liệu hạt nhân hoặc sự đe dọa thực sự về những điều đó các nước tham gia Công ước hỗ trợ, hợp tác với mức độ khả thi tối đa, phù hợp với luật pháp Quốc gia của mình, trong việc thu hồi và bảo vệ vật liệu ấy, cho bất kỳ nước nào có yêu cầu. Cụ thể là:

(a) Nước tham gia sẽ tiến hành những biện pháp phù hợp để thông báo nhanh nhất cho các nước khác, có thể liên quan và nếu cần thiết cho các tổ chức Quốc tế hữu quan về bất kỳ một vụ trộm, cướp hay chiếm đoạt bất hợp pháp nào vật liệu hạt nhân hoặc khi có tin cảnh báo đảng tin cậy về những sự việc đó;

(b) Tuỳ trường hợp, các nước tham gia có liên quan sẽ trao đổi thông tin với nhau hoặc với các tổ chức Quốc tế nhằm mục đích bảo vệ vật liệu hạt nhân đang bị đe dọa, kiểm chứng sự toàn vẹn của công-ten-nơ vận chuyển hoặc để thu hồi vật liệu hạt nhân đó bị chiếm đoạt bất hợp pháp và sẽ :

(i) Phối hợp các nỗ lực của họ qua đường ngoại giao hoặc các kênh thoả thuận khác;

(ii) Giúp đỡ, nếu được yêu cầu;

(iii) Bảo đảm trả lại vật liệu hạt nhân bị đánh cắp hoặc thất lạc do hậu quả những trường hợp nói trên.

Những cách thức để thực hiện sự hợp tác này sẽ do các nước tham gia có liên quan các định.

3. Các nước tham gia sẽ hợp tác và tham khảo ý kiến, với nhau, trực tiếp hay qua các tổ chức Quốc tế khi cần thiết, để nhận chỉ dẫn về thiết kế, bảo dưỡng và hoàn thiện các hệ thống bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân trong vận chuyển hạt nhân Quốc tế.

Điều 6.

1. Các nước tham gia sẽ thi hành các biện pháp thích đảng phù hợp với luật pháp Quốc gia của mình để bảo vệ bí mật của bất kỳ thông tin nào mà họ nhận được, theo quy định bảo mật của các điều khoản của Công ước này, tế một nước tham gia khác hoặc qua việc tham gia một hoạt động được tiến hành để thi hành đầy đủ Công ước này. Nếu các nước tham gia cung cấp thông tin cho các tổ chức Quốc tế theo quy định bảo mật thì cũng phải áp dụng các biện pháp để bảo đảm rằng bí mật của thông tin ấy được bảo vệ.

2. Theo Công ước này, các nước tham gia sẽ không bị yêu cầu cung cấp bất kỳ thông tin nào mà họ không được phép thông báo theo luật pháp của mình hoặc thông tin đó gây phương hại đến an ninh hay việc bảo vệ an toàn của vật liệu hạt nhân.

Điều 7.

1. Những vi phạm cố ý sau đây sẽ bị các nước tham gia công ước này xử phạt theo pháp luật của nước đó:

(a) Hoạt động không được uỷ quyền hợp pháp gồm việc tiếp nhận, chiếm hữu, sử dụng, chuyển giao, biến đổi, thải bỏ hay phân tán vật liệu hạt nhân và những việc đó đang hoặc có thể gây ra chết người hoặc tổn thương nghiêm trọng cho bất kỳ ai hoặc gây thiệt hại lớn về tài sản;

(b) Trộm cắp, cướp đoạt vật liệu hạt nhân;

(c) Biển thủ hay gian lận vật liệu hạt nhân;

(d) Đe doạ hoặc sử dụng về lực hoặc bằng bất kỳ sự hăm doạ nào khác nhằm chiếm đoạt vật liệu hạt nhân;

(e) Sự đe dọa :

(i) sử dụng vật liệu hạt nhân để gây chết người hoặc tổn thương nghiêm trọng cho bất kỳ người nào hoặc gây thiệt hại lớn về tài sản.

(ii) Gây ra những hành vi phạm pháp được nêu ở khoản (b) để ép buộc một cá nhân, pháp nhân, một tổ chức quốc tế hay một nước nào phải làm hay tế chối làm một việc nào đó.

(f) Âm mưu gây ra bất cứ hành vi phạm pháp nào nêu ở khoản (a), (b) hoặc (c); và

(g) Một hành động tạo ra sự tham gia vào bất kỳ hành vi phạm nào nêu ở các khoản tế (a) đến (f)

2. Mỗi nước tham xẽ bị xử phạt thích đảng các hành vi vi phạm có tính đến mức độ nghiêm trọng của các vi phạm.

Điều 8.

1. Mỗi nước tham gia sẽ thi hành các biện pháp cần thiết để xác lập quyền lực pháp lý của mình đối với các hành vi phạm nêu ở Điều 7 trong những trường hợp sau:

(a) Khi hành vi phạm đó xảy ra trong lãnh thổ của nước đó hoặc trên tàu thuỷ, máy bay được đăng ký ở nước đó;

(b) Khi người bị tình nghi là vi phạm là công dân của nước đó.

2. Mỗi nước tham gia cũng sẽ thi hành các biện pháp cần thiết để xác lập quyền lực pháp lý của mình đối với những vi phạm này trong trường hợp người bị tình nghi là vi phạm đang có mặt trong lãnh thổ của mình và nước này không dẫn độ họ theo điều 11 cho bất kỳ nước nào trong những nước như nói ở khoản 1.

3. Công ước này không loại trừ bất kỳ xét xử hình sự nào theo luật pháp Quốc gia.

4. Ngoài những nước tham gia nói trong khoản 1và 2, mỗi nước tham gia có thể xác lập quyền lực pháp lý của mình đối với các hành vi phạm tại Điều 7 theo luật pháp Quốc tế khi nước này có liên quan trong vận chuyển hạt nhân Quốc tế như một nước xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

Điều 9. Khi các tình tiết được chứng minh là có thật thì nước tham gia mà người bị nghi là vi phạm đang có mặt trong lãnh thổ của nước đó, phải thi hành các biện pháp thích đảng, kể cả việc tạm giữ theo luật pháp Quốc gia của mình nhằm đảm bảo người đó sẽ có mặt khi khởi tố hoặc dẫn độ cho nước khác. Những biện pháp được áp dụng theo điều này phải được thông báo không chậm trễ cho các nước cần xác lập quyền lực pháp lý theo Điều 8 và trong trường hợp cần thiết, cho tất cả các nước có liên quan khác.

Điều 10. Nước tham gia mà người bị nghi là có hành vi vi phạm đang có mặt trong lãnh thổ của mình, nếu người đó không dẫn độ cho nước khác thì phải chuyển vụ việc cho các cơ quan có thẩm quyền của mình, không có ngoại lệ nào và không có sự chậm trễ phi lý để khởi tố qua những thủ tục phù hợp với luật pháp nước đó.

Điều 11.

1. Những hành vi vi phạm ở Điều 7 sẽ được xem là những hành vi vi phạm có thể bị dẫn độ theo bất kỳ hiệp ước dẫn độ người phạm tội nào đang hiệu lực giữa các nước tham gia. Các nước tham gia cam kết đưa những hành vi vi phạm nói trên như là những vi phạm có thể bị dẫn độ vào trong các hiệp ước về dẫn độ sẽ được ký kết giữa các nước đó.

2. Nếu một nước tham gia tiến hành việc dẫn độ người phạm tội theo một hiệp ước hiện hành nhận được yêu cầu về việc dẫn độ một nước khác mà họ chưa ký với nhau một hiệp ước dẫn độ nào, thì nước đó tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của mình có thể coi Công ước này như một cơ sở pháp lý để dẫn độ người phạm tội. Việc dẫn độ sẽ phải tuân thủ thêm các điều kiện pháp lý của nước được yêu cầu.

3. Những nước tham gia hiện không tiến hành việc dẫn độ người phạm tội theo một hiệp ước dẫn độ, sẽ thừa nhận với nhau rằng những hành vi phạm pháp nói trên là có thể dẫn độ trên cơ sở tuân thủ các điều kiện pháp lý của nước được yêu cầu.

4. Với mục đích dẫn độ giữa các nước tham gia, mỗi hành vi phạm sẽ được thụ lý như là nã đó xảy ra không chỉ tại nơi xảy ra mà còn tại lãnh thổ của nước tham gia cần xác lập quyền lực pháp lý của họ theo khoản 1 Điều 8.

Điều 12. Bất kỳ người nào đang bị tố tụng do liên quan đến bất kỳ vi phạm nào nói ở Điều 7, sẽ được đảm bảo đối xử công bằng trong mọi giai đoạn của việc tố tụng.

Điều 13.

1. Các nước tham gia sẽ giành cho nhau biện pháp giúp đỡ lớn nhất liên quan với việc thụ lý các hành vi vi phạm nói ở điều 7, kể cả việc cung cấp bằng chứng cần cho việc tố tụng. Luật pháp của nước được yêu cầu sẽ được tuân thủ cho tất cả các trường hợp.

2. Các quy định của khoản 1 sẽ không ảnh hưởng đến các cam kết theo bất kỳ một hiệp ước hai bên hay nhiều bên nào đang hoặc sẽ chi phối tếng phần hay toàn bộ sự tương trợ trong các vấn đề hình sự.

Điều 14.

1. Mỗi nước tham gia sẽ thông báo cho cơ quan lưu trữ những đạo luật và quy chếcủa họ đem lại hiệu lực cho Công ước này. Cơ quan lưu trữ sẽ thông báo định kỳ những thông tin ấy cho tất cả các nước tham gia.

2. Nước tham gia, mà ở đó người bị nghi là vi phạm đang bị khởi tố, nếu có thể được sẽ thông báo trước tiên về kết quả cuối cùng của việc khởi tố cho các nước có liên quan trực tiếp. Nước tham gia đó cũng sẽ thông báo kết quả cuối cùng cho cơ quan lưu trữ và cơ quan này sẽ thông báo cho tất cả các nước.

3. Nếu hành vi vi phạm liên quan đến vật liệu hạt nhân được dùng cho mục đích hòa bình trong việc sử dụng, bảo quản hoặc vận chuyển nội địa, và nếu cả vật liệu hạt nhân và người bị tình nghi vẫn còn ở lãnh thổ của nước tham gia mà có vụ việc xảy ra, thì không một điều nào trong Công ước này sẽ được giải thích như là để yêu cầu nước tham gia đó phải cung cấp thông tin liên quan đến việc tố tụng nảy sinh tế sự vi phạm đó.

Điều 15. Các Phụ lục tạo thành một phần có tính toàn bộ của Công ước này.

Điều 16.

1. Một hội nghị của các nước tham gia sẽ được triệu tập bởi cơ quan lưu trữ vào năm năm sau khi Công ước này có hiệu lực để xem xét việc thi hành Công ước, sự thỏa đảng của lời mở đầu, toàn bộ phần chính đảng và các phụ lục phù hợp với tình hình cụ thể tại thời điểm đó.

2. Trong khoảng thời gian không dưới năm năm sau Hội nghị trên, nếu đa số các nước tham gia đề nghị với cơ quan lưu trữ thì có thể triệu tập các hội nghị với cùng mục đích trên.

Điều 17.

1. Trong trường hợp có sự tranh chấp giữa hai hay nhiều nước tham gia liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước, các nước này sẽ bàn bạc, giải quyết bằng đàm phán hay bằng các hình thức hoà bình khác để giải quyết các tranh chấp có thể chấp nhận được cho tất cả các bên.

2. Bất kỳ tranh chấp nào có tính chất như trên mà không thể giải quyết được theo các hình thức quy định ở khoản 1 thì sẽ được đưa ra phân xử hay phán xét tại trọng tài hay Toà án Quốc tế, theo yêu cầu của bất kỳ bên nào trong tranh chấp. Trường hợp tranh chấp được đưa ra trọng tài, nếu trong vềng 6 tháng kể tế ngày yêu cầu, các Bên trong tranh chấp không thể thỏa thuận được về thành lập trọng tài thì một Bên có thể yêu cầu Chánh án Tòa án Quốc tế hoặc Tổng thư ký Liên hiệp Quốc chỉ định một hay nhiều trọng tài. Trường hợp có xung đột giữa yêu cầu của các Bên có tranh chấp, thì yêu cầu gửi cho Tổng Thư ký Liên hiệp Quốc được ưu tiên.

3. Mỗi nước tham gia, ở thời điểm ký, phê chuẩn, chấp nhận, chấp thuận hay gia nhập Công ước này có thể tuyên bố rằng nước đó không coi mình bị rằng buộc bởi một hay cả hai thủ tục giải quyết tranh chấp nêu ở khoản 2. Các nước tham gia khi giải quyết bất đồng với một nước tham gia khác có ý kiến bảo lưu về một hình thức nào đó nêu ở khoản 2 thì cũng sẽ không bị ràng buộc bởi hình thức đó.

4. Bất kỳ nước tham gia nào đó có bảo lưu theo khoản 3 cũng có thể rút lại sự bảo lưu đó vào bất kỳ lúc nào bằng một văn bản cho cơ quan lưu trữ.

Điều 18.

1. Công ước này được mở ký cho tất cả các nước tại Trụ sở Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế ở Viên và tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York tế ngày 3 tháng 3 năm 1980 đến khi Công ước có hiệu lực.

2. Công ước này phải được phê chuẩn, chấp nhận hay chấp thuận bởi các nước ký Công ước.

3. Sau khi có hiệu lực, Công ước này sẽ được mở ngỏ để tất cả các nước gia nhập.

4. (a) Công ước này được mở để lấy các chữ ký hoặc sự tham gia của các tổ chức Quốc tế và khu vực, như một thể thống nhất hoặc có tính chất khác, miễn là bất kỳ tổ chức nào như vậy cũng được cấu thành bởi tất cả các nước có chủ quyền và có thẩm quyền đối với việc đàm phán, ký kết và áp dụng các điều ước Quốc tế và các vấn đề được bao trùm bởi Công ước này.

(b) Trong những vấn đề thuộc thẩm quyền, các tổ chức này sẽ, nhân danh tổ chức của mình thực hiện các quyền và hoàn thành các trách nhiệm Công ước này quy định cho các nước tham gia.

(c) Khi đó tham gia Công ước này, Tổ chức đó sẽ phải thông báo cho cơ quan lưu trữ một tuyên bố chỉ rõ những nước nào là thành viên của mình và những điều nào của Công ước không áp dụng cho Tổ chức đó.

(d) Một tổ chức như vậy sẽ không có thêm bất kỳ lá phiếu nào cộng vào những lá phiếu của các nước thành viên của mình.

5. Những văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, chấp thuận hay gia nhập sẽ được lưu tại cơ quan lưu trữ.

Điều 19.

1. Công ước này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ ba mươi kể tế ngày lưu trữ văn kiện thứ hai mươi mốt về phê chuẩn, chấp nhận hay chấp thuận ở cơ quan lưu trữ.

2. Đối với mỗi nước phê chuẩn, chấp nhận, chấp thuận hay gia nhập Công ước sau ngày lưu trữ văn kiện thứ hai mươi mốt về phê chuẩn, chấp nhận hay chấp thuận thì Công ước sẽ có hiệu lực vào ngày thứ ba mươi sau ngày nước đó gửi lưu trữ văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, chấp thuận hay gia nhập cho cơ quan lưu trữ.

Điều 20.

1. Các nước tham gia có thể đề nghị sửa đổi Công ước mà không cần để ý đến điều 16. Đề nghị sửa đổi sẽ gửi cho cơ quan lưu trữ và cơ quan này sẽ chuyển ngay cho tất cả các nước tham gia. Nếu đa số các nước tham gia yêu cầu cơ quan lưu trữ triệu tập một hội nghị để xem xét các đề nghị sửa đổi thì cơ quan này sẽ mời tất cả các nước tham gia tới dự hội nghị, hội nghị này bắt đầu không sớm hơn 30 ngày sau khi gửi giấy mời. Bất kỳ sửa đổi nào được chấp nhận tại hội nghị bởi 2/3 số nước tham gia Công ước sẽ được cơ quan lưu trữ thông báo ngay cho tất cả các nước tham gia.

2. Sửa đổi có hiệu lực đối với mỗi nước tham gia đó gửi lưu trữ văn bản chuẩn, chấp nhận hay chấp thuận sửa đổi đó vào ngày thứ 30 sau ngày mà 2/3 các nước tham gia Công ước gửi lưu trữ văn kiện phê chuẩn, chấp nhận hay chấp thuận của họ cho cơ quan lưu trữ. Sau đó, sự sửa đổi sẽ có hiệu lực đối với bất kỳ nước tham gia khác vào ngày nước đó gửi lưu văn kiện phê chuẩn, chấp nhận hay chấp thuận điều sửa đổi.

Điều 21.

1. Bất kỳ nước tham gia nào cũng có quyền gửi văn bản thông báo cho cơ quan lưu trữ về tuyên bố rút ra khỏi Công ước này.

2. Việc rút ra khỏi công ước sẽ có hiệu lực sau một trăm tám mươi ngày cơ quan lưu trữ nhận được thông báo.

Điều 22.

Cơ quan lưu trữ sẽ thông báo ngay cho tất cả các nước về :

(a) Việc ký Công ước này;

(b) Lưu trữ văn bản phê chuẩn, chấp nhận, chấp thuận hay gia nhập;

(c) Bất kỳ sự bảo lưu hay rút bỏ bảo lưu theo Điều 17;

(d) Mọi thông báo được đưa ra bởi một tổ chức theo khoản 4(c) Điều 18;

(e) Ngày bắt đầu có hiệu lực của Công ước;

(f) Ngày bắt đầu có hiệu lực của bất kỳ sửa đổi nào của Công ước; và

(g) Bất kỳ sự rút khỏi nào theo Điều 21.

Điều 23.

Nguyên bản của Công ước này bằng các tiếng Ả rập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha có giá trị ngang nhau, được lưu bởi Tổng Giám đốc Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử, người sẽ gửi các bản sao có xác nhận cho tất cả các nước.

Trước sự chứng kiến, người ký tên dưới đây, được uỷ quyền đầy đủ, đó ký vào bản Công ước này, Công ước được mở ngỏ để lấy chữ ký tại Viên và New York vào ngày 3 tháng 3 năm 1980.

 

PHỤ LỤC I

Các mức Bảo vệ An toàn được áp dụng trong Vận chuyển Quốc tế Vật liệu Hạt nhân như đó phân loại ở Phụ lục II

1. Các mức bảo vệ an toàn đối với vật liệu hạt nhân trong quá trình bảo quản có liên quan với vận chuyển hạt nhân Quốc tế gồm có:

(a) Đối với vật liệu Loại III, bảo quản trong khu vực có sự kiểm soát ra, vào;

(b) Đối với vật liệu Loại II, bảo quản trong khu vực đặt dưới sự giám sát thường xuyên của lực lượng canh gác hoặc thiết bị điện tử, có hàng rào xung, việc ra vào bị hạn chế và bị kiểm soát, hoặc trong bất kỳ khu vực nào có mức bảo vệ an toàn tương đương;

(c) Đối với vật liệu Loại I, bảo quản trong khu vực được bảo vệ như đối với Loại II ở trên, ngoài ra khu vực ra vào phải được hạn chế, chỉ một số người tin cậy đó được xác định mới được ra vào và cũng đặt dưới sự giám sát của lực lượng canh gác có liên hệ chặt chẽ, thông suốt với các lực lượng ứng phó. Các biện pháp đặc biệt được áp dụng nhằm phát hiện và ngăn ngừa bất kỳ sự tấn công, đột nhập trái phép vào khu vực lưu giữ hoặc di chuyển trái phép vật liệu hạt nhân.

2. Các mức bảo vệ an toàn đối với vật liệu hạt nhân trong quá trình vận chuyển Quốc tế gồm có :

(a) Đối với vật liệu Loại II và III, việc vận chuyển được tiến hành với sự phòng ngừa đặc biệt, bao gồm cả việc thoả thuận trước giữa bên gửi, bên nhận và bên vận chuyển, và có sự đồng ý trước của các tổ chức, cá nhân là đối tượng của quyền lực pháp lý và quản lý của các nước xuất khẩu và nhập khẩu, chỉ rõ thời gian và địa điểm cùng thủ tục bàn giao trách nhiệm vận chuyển;

(b) Đối với vật liệu Loại I, việc vận chuyển được tiến hành với sự phòng ngừa đặc biệt như đó chỉ rõ ở trên cho việc vận chuyển vật liệu Loại II và III ngoài ra phải có sự giám sát thường xuyên của những người đi hộ tống và đảm bảo liên lạc, thông suốt với các lực lượng ứng phó thích đảng;

(c) Đối với Uran tự nhiên khác với dạng quặng hoặc bã quặng, việc bảo vệ trong khi vận chuyển một khối lượng vượt quá 500 kg Uran phải bao gồm cả việc thông báo trước về lô hàng, chỉ rõ hình thức vận chuyển, thời gian dự kiến hàng đến và xác nhận của bên nhận được hàng.

 

PHỤ LỤC II

BẢNG PHÂN LOẠI VẬT LIỆU HẠT NHÂN

Vật liệu

Dạng

Loại

I

II

III

1. Plutoni a

Chưa chiếu xạ

2 kg hay hơn

Dưới 2 kg nhưng trên 500g

500g hay dưới nhưng trên 15g

2.Uran-235

Chưa chiếu xạ

- Uran giàu tới 20% 235U hay hơn

5 kg hay hơn

Dưới 5 kg nhưng trên 1 kg

 

1 kg hay dưới nhưng trên 15g

 

 

- Uran giàu tới 10% 235U nhưng dưới 20%235U

 

- Uran giàu tới 10% 235U nhưng dưới 20%235U

Dưới 10 kg nhưng trên 1 kg

 

 

- Uran giàu trên tự nhiên nhưng dưới 10% 235U

 

 

10 kg hay hơn

3.Uran-233

Chưa chiếu xạ

2 kg hay hơn

Dưới 2 kg nhưng trên 500g

500 g hay dưới nhưng trên 15g

4. Nhiên liệu đó chiếu xạ

 

 

Uran nghèo hoặc uran tự nhiên,

Thori hoặc nhiên liệu có độ giàu thấp (dưới 10% hàm lượng phân hạch)d/e

 

 

Chú thích :

a) Tất cả Plutoni trừ loại có hàm lượng đồng vị Plutoni-238 trên 80%.

b) Vật liệu không chiếu xạ trong lò phản ứng hoặc vật liệu đó chiếu xạ trong lò phản ứng nhưng với mức bức xạ bằng hoặc nhỏ hơn 10 rads/h ở khoảng cách 1 m không có che chắn

c) Những lượng không thuộc Loại III và Uran tự nhiên sẽ được bảo vệ phù hợp với thủ tục quản lý thận trọng.

d) Mặc dù mức bảo vệ này được khuyến cáo, nhưng cần mở ngỏ cho các nước, theo đánh giá của các tình huống đặc biệt, sẽ ấn định xếp một loại khác để bảo vệ an toàn.

e) Loại nhiên liệu khác, theo hàm lượng vật liệu phân hạch gốc, được phân vào Loại I và II trước khi chiếu xạ có thể được hạ xuống một mức phân loại trong khi mức bức xạ tế nhiên liệu ấy vượt quá 100rads/h ở khoảng cách 1 m không có che chắn.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công ước bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân

  • Số hiệu: Khongso
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 26/10/1979
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản