Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CÔNG ƯỚC SỐ 157
VỀ THIẾT LẬP MỘT HỆ THỐNG QUỐC TẾ ĐỂ DUY TRÌ CÁC QUYỀN VỀ AN TOÀN XÃ HỘI, 1982
Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,
Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 2 tháng 6 năm 1982, trong kỳ họp thứ sáu mươi tám, và
Nhắc lại những nguyên tắc được thiết lập bởi Công ước về Bình đẳng đối xử (an toàn xã hội), 1962, những nguyên tắc này không chỉ liên quan tới sự bình đẳng đối xử mà còn liên quan tới việc duy trì các quyền đã giành được và các quyền đang giành được, và
Xét thấy cần phải quy định việc áp dụng các nguyên tắc để duy trì các quyền đang giành được và các quyền đã giành được trong tất cả các nhánh an toàn xã hội đã đề cập trong Công ước về An toàn xã hội (quy phạm tối thiểu), 1952, và
Sau khi đã quyết định chấp thuận một số đề nghị về duy trì quyền về an toàn xã hội của những Người lao động di trú (xét lại Công ước số 48), là vấn đề thuộc điểm thứ tư trong Chương trình nghị sự kỳ họp, và
Sau khi đã quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế,
Thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1982, Công ước dưới đây gọi là 'ông ước về Duy trì các quyền về an toàn xã hội, 1982.
Trong Công ước này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a) "Nước thành viên” là chỉ bất kỳ một Nước thành viên nào của Tổ chức Lao động quốc tế bị ràng buộc bởi Công ước này;
b) "Pháp luật" bao gồm các luật và pháp quy cũng như có quy tắc về an toàn xã hội;
e) "Nước thành viên có Thẩm quyền" là chỉ một Nước thành viên mà theo pháp luật của nước đó, đương sự có thể đòi quyền được trợ cấp;
d) "Cơ quan" là chỉ một cơ quan hoặc cơ quan chịu Trách nhiệm trực tiếp về việc áp dụng tất cả hoặc một phần pháp luật của Nước thành viên;
e) "'Người tị nạn" có nghĩa như đã chỉ định trong Điều 1, Công ước ngày 28 tháng 7 năm 1951 về quy chế người tị nạn và Đoạn 2, Điều 1, Nghị định thư ngày 31 tháng 1 năm 1967 về quy chế người tị nạn;
f) "Người không có Tổ quốc" có nghĩa như đã chỉ định trong Điều 1 Công ước ngày 28 tháng 9 năm 1954 về quy chế những người không có tổ quốc;
g) "Thành viên của gia đình" là chỉ những người được xác định hoặc được thừa nhận là thành viên hoặc như là thành viên của một Hộ gia đình bởi pháp luật mà theo đó các trợ cấp được cấp hoặc phục vụ tuỳ trường hợp, hoặc những người được xác định theo sự thỏa thuận của các Nước thành viên liên quan; tuy vậy, nơi mà những người chỉ được xác định hoặc thừa nhận như thành viên của gia đình hoặc là như thành viên của hộ gia đình theo pháp luật thích hợp, với điều kiện là họ đang sống với đương sự, thì điều kiện này sẽ coi là được thoả mãn đối với những người đang hưởng sự trợ giúp chủ yếu do đương sự cung cấp;
h) "Người thụ hưởng tiền tuất" là chỉ những người được xác định hoặc thừa nhận là như thế bởi pháp luật, theo đó họ được trợ cấp; tuy vậy, ở nơi nào những người chỉ được xác định hoặc được thừa nhận là người thụ hưởng tiền tuất theo pháp luật thích hợp, với điều kiện là họ đã từng sống với người đã chết, thì điều kiện này sẽ coi là được thỏa mãn đối với những người đã từng hưởng sự trợ giúp chủ yếu từ phía người đã chết;
i) "Nơi thường trú" là chỉ một nơi ở quen thuộc;
j) "Nơi tạm trú" là chỉ nơi ở tạm thời;
k) "Các thời kỳ bảo hiểm" là chỉ các thời kỳ đóng góp, làm việc, hoạt động nghề nghiệp hoặc thường trú được xác định hoặc thừa nhận là thời kỳ bảo hiểm do pháp luật, mà theo đó những thời kỳ này được thực hiện, và những thời kỳ khác mà pháp luật đó cũng coi là tương đương với thời kỳ bảo hiểm;
l) "Các thời kỳ làm việc" và "các thời kỳ hoạt động nghề nghiệp" là chỉ các thời kỳ do pháp luật xác định hoặc Công nhận, mà theo đó những thời kỳ này được thực hiện, và những thời kỳ khác mà pháp luật đó coi là tương đương với thời kỳ làm việc hoặc thời kỳ hoạt động nghề nghiệp;
m) "Các thời kỳ thường trú" là chỉ thời kỳ thường trú do pháp luật xác định hoặc thừa nhận, mà theo đó những thời kỳ này được thực hiện;
n) "Không phải đóng góp" áp dụng cho những trợ cấp mà việc cấp phát không phụ thuộc sự tham gia tài chính trực tiếp của người được bảo vệ hoặc của Người sử dụng lao động của họ, hoặc không phụ thuộc thâm niên hoạt động nghề nghiệp; và áp dụng cho bất kỳ chế độ bảo hiểm nào chỉ cấp phát trợ cấp theo cách riêng này;
o) "Các trợ cấp được cấp phát theo những thoả thuận quá độ” là chỉ những trợ cấp được cấp phát cho những người đã quá độ tuổi quy định khi pháp luật hiện hành bắt đầu có hiệu lực, cũng như những trợ cấp được cấp phát như là một biện pháp quá độ, xét theo những sự kiện đã xảy ra, hoặc những thời kỳ đã thực hiện bên ngoài biên giới hiện thời của lãnh thố Nước thành viên.
a) Chăm sóc y tế,
b) Trợ cấp ốm đau;
c) Trợ cấp thai sản;
d) Trợ cấp tàn tật:
e) Trợ cấp tuổi già;
o) Trợ cấp tiền tuất;
g) Trợ cấp Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp
h) Trợ cấp thất nghiệp;
i) Trợ cấp gia đình.
2. Công ước này áp dụng cho việc trợ cấp tái thích ứng được cấp phát theo pháp luật về một hoặc nhiều nhánh an toàn xã hội Đoạn 1, Điều này.
3. Công ước này áp dụng cho tất cả các nhánh an toàn xã hội toàn thể và đặc biệt có đóng góp và không phải đóng góp, cũng như cho các chế độ đặt trên nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định đối với người sử dụng lao động về bất kỳ một nhánh an toàn xã hội Đoạn 1, Điều này.
4. Công ước này không áp dụng cho các chế độ riêng của Công chức, của Nạn nhân chiến tranh hoặc cho các chế độ trợ giúp xã hội hoặc y tế.
2. Công ước này không đòi hỏi bất kỳ Nước thành viên nào phải áp dụng các quy định của Công ước cho những người, theo các văn bản quốc tế, được miễn áp dụng pháp luật của Nước thành viên đó.
2. Mặc dù có các quy định của Đoạn 1 Điều này, đoạn 4 Điều 7, Đoạn 2 và 3 Điều 8, Đoạn 1 và 4 Điều 9, các Điều 11, 12, 14 và Đoạn 3 Điều 18, Công ước này, sẽ được áp dụng ngay, kể từ khi Công ước này có hiệu lực đối với Nước thành viên đó.
3. Các văn bản nêu trong Đoạn 1 Điều này sẽ đặc biệt chỉ rõ:
a) Những nhánh an toàn xã hội thuộc diện áp dụng những văn bản này xét theo điều kiện tương hỗ nêu trong Điều 6 và Điều 10 Công ước này; những nhánh này phải bao gồm ít nhất nhánh chế độ trợ cấp tàn tật, trợ cấp tuổi già, tiền tuất và trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, kể cả trợ cấp khi chết, và theo các quy định của Đoạn 1 Điều 10 Công ước này, chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản và trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ngoài các khoản trợ cấp hàng năm và trợ cấp khi chết, đối với những Nước thành viên có pháp luật, có hiệu lực về những nhánh đó;
b) Loại người thuộc diện áp dụng những văn bản này, những loại người này sẽ bao gồm ít nhất là những người lao động làm công ăn lương (kể cả, nếu thích hợp, người lao động vùng biên giới và người lao động thời vụ) cũng như những thành viên của gia đình họ và những người thụ hưởng tiền tuất của họ là những kiều dân của một trong các Nước thành viên hữu quan, hoặc là người tị nạn, hoặc là người không có tổ quốc, thường trú trên lãnh thổ của một trong những Nước thành viên đó;
c) Việc tổ chức hoàn trả những trợ cấp đã quy định và các chi phí khác do cơ quan của một Nước thành viên chịu thay cho cơ quan của nột Nước thành vlên khác trừ phi có sự thỏa thuận sẽ không hoàn trả;
d) Các quy tắc để tránh có quá nhiều chế độ đóng góp, hoặc trách nhiệm khác, hoặc quá nhiều trợ cấp.
a) Những người lao động được thuê mướn bình thường tại lãnh thổ của một Nước thành viên sẽ phải theo pháp luật của Nước thành viên đó, thậm chí nếu họ thường trú tại lãnh thổ của một Nước thành viên khác, hoặc nếu cơ sở thuê mướn họ có trụ sở đã đăng ký, hoặc người sử dụng lao động có nơi thường trú tại lãnh thổ của một Nước thành viên khác;
b) Những người lao động độc lập hành nghề bình thường tại lãnh thổ của một Nước thành viên sẽ phải theo pháp luật của Nước thành viên đó, ngay cả khí họ thường trú ở một lãnh thổ của một Nước thành viên khác;
c) Những người làm công ăn lương và những người lao động độc lập trên các tầu mang cờ của một Nước thành viên sẽ phải theo pháp luật của Nước thành viên đó, ngay cả khi họ thường trú tại lãnh thổ của một Nước thành viên khác, hoặc nếu cơ sở thuê họ có trụ sở được đăng ký, hoặc người thuê họ có nơi thường trú tại lãnh thổ của một Nước thành viên khác.
d) Những người không thuộc dân số hoạt động kinh tế sẽ phải theo pháp luật của Nước thành viên mà tại lãnh thổ nước đó họ đang thường trú, trong trường hợp họ không được bảo vệ theo các khoản từ a tới c của Đoạn này.
2. Mặc dù có các quy định của các khoản từ a tới c của Đoạn 1 Điều này, các Nước thành viên hữu quan có thể thoả thuận rằng một số loại người nhất định, đặc biệt là những người lao động độc lập sẽ phải tuân theo pháp luật của Nước thành viên mà tại lãnh thổ nước đó họ đang thường trú.
3. Các Nước thành viên hữu quan có thể xác định, bằng một thoả thuận chung, những ngoại lệ khác với những quy tắc nêu ở Đoạn 1 Điều này, vì lợi ích của các đương sự.
a) Tham gia liên tục bảo hiểm tự nguyện hay bảo hiểm theo lựa chọn, trong trường hợp thích hợp;
b) Giành, duy trì hoặc khôi phục các quyền và, nếu cần, để tính toán các chế độ trợ cấp.
2. Các thời kỳ đã thực hiện đồng thời một lúc theo pháp luật của hai hoặc nhiều Nước thành viên thì chỉ được tính một lần.
3. Các Nước thành viên hữu quan, mỗi khi cần thiết, xác định bằng một thoả thuận chung, các cách thức đặc biệt để tính tổng cộng các thời kỳ có tính chất khác nhau và những thời kỳ thâm niên để có quyền hưởng trợ cấp theo các chế độ đặc biệt.
4. Ở nơi nào mà một người đã thực hiện các thời kỳ theo pháp luật của một hoặc nhiều Nước thành viên mà các nước này lại là các bên của các văn bản song phương hoặc đa phương khác nhau, thì mỗi Nước thành viên đang bị ràng buộc cùng một lúc bởi 2 hoặc nhiều văn bản trên, sẽ cộng những thời kỳ đó, tới mức cần thiết, phù hợp với các quy định của những văn bản này, để giành, duy trì hoặc khôi phục lại các quyền được trợ cấp.
a) Trợ cấp tàn tật, tuổi già, tiền tuất;
b) Trợ cấp bệnh nghề nghiệp; cũng như sự phân phối, ở nơi thích hợp, các chi phí liên quan.
2. Trong trường hợp nêu ở Đoạn 4 Điều 7, Công ước này, mỗi Nước thành viên đang bị ràng buộc cùng một lúc bởi 2 hoặc nhiều văn bản thuộc vấn đề này, sẽ áp dụng những quy định của các văn bản đó về tính toán các trợ cấp dược quyền hưởng theo pháp luật nước đó, có tính cả tổng cộng các thời kỳ đã thực hiện theo pháp luật của các Nước thành viên hữu quan.
3. Khi áp dụng các quy định của Đoạn 2 Điều này, nếu một Nước thành viên phải cấp nhiều trợ cấp cùng một tính chất cho cùng một người theo 2 hoặc nhiều văn bản song phương hoặc đa phương thì Nước thành viên đó chỉ phải cấp một trợ cấp có lợi nhất cho đương sự như đã được xác định khi cấp lần đầu tiên các trợ cấp này.
4. Mặc dù có các quy định của Đoạn 2 Điều này, các Nước thành viên hữu quan có thể, ở nơi cần thiết, thoả thuận về các quy định bổ sung để tính toán các trợ cấp đã nêu ở khoản đó.
DUY TRÌ CÁC QUYỀN ĐÃ GIÀNH ĐƯỢC VÀ QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP Ở NƯỚC NGOÀI
2. Mặc dù có các quy định của Đoạn 1 Điều này các Nước thành viên hữu quan tham gia hệ thống duy trì các quyền đang giành được nêu ở Điều 6, Công ước này, có thể thoả thuận bảo đảm các trợ cấp nêu ở khoản nói trên cho những người thụ hưởng hiện thường trú tại lãnh thổ của một Nước thành viên không phải là Nước thành viên có thẩm quyền trong khuôn khổ các thoả thuận song phương hoặc đa phương nêu ở Đoạn 1 Diều 4, Công ước này.
3. Thêm nữa, mặc dù có các quy định của Đoạn 1 Điều này, trong trường hợp các chế độ không phải đóng góp, các Nước thành viên hữu quan sẽ quyết định bằng một thoả thuận chung, những điều kiện mà theo đó việc cấp phát các trợ cấp này sẽ được bảo đảm cho những người được thụ hưởng hiện thường trú tại lãnh thổ của một Nước thành viên không phải là một Nước thành viên có thẩm quyền.
4. Các quy định của các Đoạn 1, 2 và 3 Điều này, có thể không áp dụng cho:
a) Các trợ cấp đặc biệt không phải đóng góp được cấp phát như là một dạng trợ giúp hoặc trong trường hợp có khó khăn;
b) Các trợ cấp được cấp phát theo các chế độ quá độ.
2. Khi không được bảo đảm bởi pháp luật hiện hành, sự tương hỗ đòi hỏi trong Đoạn 1 Điều này có thể được đảm bảo bằng các biện pháp của một Nước thành viên để bảo đảm việc thụ hưởng những trợ cấp tương ứng với những trợ cấp mà pháp luật của Nước thành viên khác đã quy định, tuỳ thuộc vào sự đồng ý của Nước thành viên đó.
3. Các Nước thành viên hữu quan sẽ cố gắng tham gia hệ thống duy trì các quyền đã giành được theo pháp luật của họ, xét theo những quy định của Phần III, Công ước này, trong những nhánh an toàn xã hội kể sau đây mà mỗi Nước thành viên có pháp luật hiện hành: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp gia đình, và, mặc dù có những quy định của Đoạn 1 Điều 9 và Đoạn 1 Điều này, cả trợ cấp tái thích ứng. Hệ thống này sẽ bảo đảm những trợ cấp đó cho những người đang thường trú tại lãnh thổ của một trong những Nước thành viên mà không phải là Nước thành viên có thẩm quyền, trong những điều kiện và giới hạn sẽ được xác định bởi một thoả thuận chung giữa các Nước thành viên hữu quan.
TRỢ GIÚP HÀNH CHÍNH VÀ SỰ GIÚP ĐỠ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI THUỘC PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CÔNG ƯỚC NÀY
2. Về nguyên tắc, sự trợ giúp hành chính của các tổ chức và các cơ quan có thẩm quyền sẽ miễn phí. Tuy vậy, các Nước thành viên có thể thoả thuận việc hoàn trả một số chi phí nhất định.
3. Các tổ chức, các cơ quan có thẩm quyền và các toà án của một Nước thành viên không thể từ chối không nhận các Khiếu nại hoặc các tài liệu khác đệ trình cho họ với lý do là những tài liệu này được viết bằng ngôn ngữ chính thức của một Nước thành viên khác.
2. Mọi đơn khiếu nại, tờ khai hoặc đơn chống án nếu đã được đệ trình, theo pháp luật của một Nước thành viên, trong thời hạn quy định, cho một tổ chức, một cơ quan có thẩm quyền hoặc một toà án của Nước thành viên đó thì sẽ được tiếp nhận, nếu được đệ trình trong cùng thời hạn cho một tổ chức, cơ quan có thẩm quyền hoặc toà án của Nước thành viên khác mà tại lãnh thổ nước đó người khiếu nại đang thường trú. Trong trường hợp đó, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền hoặc toà án nhận đơn khiếu nại, tờ khai hoặc đơn chống án sẽ chuyển ngay cho tổ chức, cơ quan có thẩm quyền hoặc toà án có thẩm quyền của Nước thành viên thứ nhất. Ngày mà đơn khiếu nại, tờ khai hoặc đơn chống án được đệ trình cho một cơ quan, tổ chức hoặc toà án của Nước thành viên thứ hai, sẽ được coi là ngày đệ trình cho tổ chức, cơ quan hoặc toà án có thẩm quyền về việc Giải quyết khiếu nại.
3. Các trợ cấp được một Nước thành viên chi trả cho một người hưởng thường trú hoặc tạm trú tại lãnh thổ của một Nước thành viên khác, có thể được cấp phát trực tiếp bởi cơ quan chịu trách nhiệm chi trả, hoặc qua trung gian của một cơ quan có thẩm quyền do Nước thành viên đó chỉ định, tại nơi mà người hưởng thường trú hoặc tạm trú tuỳ theo sự thoả thuận của các Nước thành viên hữu quan.
2. Việc chuyển giao các khoản tiền do việc áp dụng Công ước này sẽ được giải quyết, nếu cần, theo những thoả thuận có hiệu lực giữa các Nước thành viên hữu quan, vào ngày chuyển tiền, nếu không, phải có những biện pháp cần ~híết để có một thoả thuận chung giữa họ với nhau.
2. Một Nước thành viên được coi là thoả mãn những quy định của Đoạn 1 Điều 9 và của Điều 11, Công ước này:
a) Nếu nước đó bảo đảm, vào ngày nước đó tuyên bố Phê chuẩn, việc cấp phát các trợ cấp thích hợp với mức đáng kể đã được quy định theo pháp luật của nước đó, cho tất cả những người thụ hưởng, không phân biệt Quốc tịch và nơi thường trú của họ.
b) Nếu nước đó thi hành những quy định của Đoạn 1 Điều 9 và của Điều 11, Công ước này, trong khuôn khổ các văn bản song phương và đa phương đã nêu trong Đoạn 1 Điều 4, Công ước này.
3. Mỗi Nước thành viên đã sử dụng những quy định của Đoạn 2 Điều này sẽ nói rõ trong các báo cáo về việc thực hiện Công ước này theo Điều 22 của Điều lệ Tổ chức Lao động quốc tế.
a) Những lý do đã làm như vậy;
b) Nước đó tuyên bố từ bỏ việc sử dụng những quy định ở khoản nói trên của Điều này kể từ ngày tuyên bố.
CÁC ĐIỀU KHOẢN QUÁ ĐỘ CUỐI CÙNG
2. Để áp dụng những quy định của Công ước này, tất cả những thời kỳ bảo hiểm, làm việc, hoạt động nghề nghiệp hoặc thường trú đã thực hiện theo pháp luật của một Nước thành viên trước ngày mà hệ thống duy trì các quyền đang giành được nêu ở Điều 6 Công ước này, có hiệu lực đối với những Nước thành viên hữu quan, sẽ được xét đến để xác định xem có hay không các quyền phát sinh từ hệ thống đó, từ ngày hệ thống đó có hiệu lực, miễn là những quy định đặc biệt sẽ được thoả thuận, nếu cần, giữa các Nước thành viên hữu quan.
3. Mọi trợ cấp nêu trên ở Đoạn 1 Điều 9 Công ước này, chưa được cấp phát hoặc bị đình lại do việc thường trú của người khiếu nại trên lãnh thổ của một nước không phải là Nước thành viên có thẩm quyền, sẽ được cấp phát hoặc được tiếp tục chi trả, theo yêu cầu của đương sự, kể từ ngày mà Công ước này có hiệu lực đối với Nước thành viên thứ hai, hoặc kể từ ngày Công ước có hiệu lực đối với Nước thành viên mà đương sự là công dân của nước đó - ngày gần nhất trong số hai ngày được xét - trừ phi đương sự đã được giải quyết trước đó một khoản tiền thay cho trợ cấp này. Các quy định của pháp luật của Nước thành viên có thẩm quyền về việc thủ tiêu các quyền sẽ không được viện dẫn để chống lại đương sự, nếu họ đệ trình yêu cầu của mình trong vòng 2 năm kể từ ngày đó, hoặc nếu cần kể từ ngày mà những biện pháp nêu trong Đoạn 1, Điều 9 bắt đầu có hiệu lực.
4. Các Nước thành viên hữu quan sẽ xác định bằng một thoả thuận chung, mức độ mà hệ thống duy trì các quyền đang giành được nêu ở Điều 6, Công ước này, áp dụng cho những sự kiện phát sinh trước khi hệ thống đó có hiệu lực đối với những Nước thành viên này.
2. Các quyền đang giành được đang được duy trì bởi Công ước này sẽ không mất đi vì lý do tuyên bố bãi ước của Nước thành viên. Sự duy trì tiếp tục các quyền này trong thời kỳ tiếp sau ngày mà Công ước này bị đình hoãn hiệu lực, sẽ được xác định bằng các văn bản an toàn xã hội song phương hoặc đa phương mà Nước thành viên này ký kết, hoặc nếu không, thì bằng pháp luật của Nước thành viên này.
2. Việc Công ước này có hiệu lực đối với mọi Nước thành viên đang bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ của Công ước về Duy trì các quyền được trợ cấp của người di trú, 1935, sẽ không dương nhiên bãi ước ngay Công ước đó.
3. Công ước về Duy trì các quyền được trợ cấp của người di trú, lđ35, sẽ thôi áp dụng trong mối quan hệ giữa mọi Nước thành viên đã phê chuẩn Công ước đó, một khi hệ thống duy trì các quyền đang giành được theo Điều 6, Công ước này, được áp dụng trong mối quan hệ đó.
Các Điều từ 21 đến 28
Những quy định cuối cùng mẫu.
1. Việc phê chuẩn
Việc phê chuẩn chính thức Công ước này sẽ được thông báo tới Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế để đăng lý.
2. Việc đăng ký
a) Công ước này chỉ ràng buộc những Nước thành viên nào của Tổ chức Lao động quốc tế dã đăng ký việc phê chuẩn của mình với Tổng giám đốc.
b) Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày hai Nước thành viên đã đăng ký việc phê chuẩn của mình với Tổng giám đốc.
c) Sau đó, Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với bất kỳ Nước thành viên nào sau 12 tháng kể từ ngày việc phê chuẩn của Nước thành viên đó đã đăng ký với Tổng giám đốc.
3. Việc bãi ước
a) Một Nước thành viên nào đã thông qua Công ước này có thể bãi ước bản Công ước sau một thời hạn 10 năm kể từ ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực lần đầu tiên, bằng một văn bản truyền đạt việc bãi ước này cho Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế để đăng ký. Việe bãi ước này chỉ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày đã đăng ký với Tổng giám dốc.
b) Mỗi Nước thành viên dã phê chuẩn Công ước này, trong vòng một năm sau khi kết, thúc thời hạn 10 năm nói trong khoản tiền mà thông thực hiện quyền bãi ước đã quy định tại Điều này, thì sẽ bị ràng buộc trong một thời hạn 10 năm nữa rồi sau đó mới được bãi ước bản Công ước này mỗi khi tất thúc thời hạn 10 năm theo những điều kiện quy định tai Điều này
4. Thông báo việc phê chuẩn của các Nước thành viên
a) Tổng giám đốc Văn phòng lao động quốc tế sẽ thông báo cho mọi Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) biết mọi trường hợp đăng ký, phê chuẩn và bãi ước mà các Nước thành viên ILO đã truyền đạt cho Tổng giám dốc.
b) Khi thông báo cho các Nước thành viên ILO về việc đăng ký phê chuẩn của Nước thành viên thứ 2 mà mình đã được truyền đạt, Tổng giám đốc sẽ lưu ý các Nước thành viên về thời điểm mà Công ước bắt đầu có hiệu lực.
5. Việc thông báo cho Liên hợp quốc
Để đăng ký theo Diện 102 của Hiến chương Liên hợp quốc, Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế sẽ truyền đạt cho Tổng thư ký Liên hợp quốc đầy đủ mọi chi tiết về việc phê chuẩn và các văn bản về bãi ước mà mình đã đăng ký theo các quy định tại các Điều trên.
6. Việc xét lại
Mỗi khi xét thấy cần thiết, Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quát tế sẽ trình một bản báo cáo về tình hình hoạt động của Công ước này lên Hội nghị toàn thể ILO và sẽ xem xét có cần đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị toàn thể việc sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ Công ước này hay không.
7. Hiệu lực của các Công ước xét lại.
1. Nếu hội nghị toàn thể chấp nhận một Công ước mới sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ Công ước này và nếu Công ước mới thông quy định khác thì:
a) Mặc dù có nhũng quy định tại phần 3 nói trên việc một Nước thành viên phê chuẩn một Công ước mới sửa đổi lại Công ước này, thì sẽ đương nhiên dẫn đến sự bãi ước ngay lập tức đối với Công ước này, vào lúc Công ước mới sửa đổi đó bắt đầu có hiệu lực và nếu như nó sẽ bắt đầu có hiệu lực.
b) Kể từ ngày Công ước mới sửa đổi bắt dầu có hiệu lực, Công ước này sẽ thôi không mở ra các Nước thành viên phê chuẩn nữa.
2. Trong mọi trường hợp, Công ước này vẫn sẽ giữ nguyên hiệu lực cả về mặt hình thức và nội dung như hiện nay đối với những Nước thành viên nào đã phê chuẩn Công ước này mà không phê chuẩn Công ước mới sửa đổi.
8. Văn bản dùng làm căn cứ
Cả hai bản tiếng Anh và tiếng Pháp của Công ước này đều có giá trị như nhau.
Công ước 157 năm 1982 về thiết lập một hệ thống quốc tế để duy trì các quyền về an toàn xã hội
- Số hiệu: 157
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 21/06/1982
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra