Hệ thống pháp luật

CÔNG ƯỚC SỐ 156

CÔNG ƯỚC

VỀ BÌNH ĐẲNG CƠ MAY VÀ ĐỐI XỬ VỚI LAO ĐỘNG NAM VÀ NỮ: NHỮNG NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ TRÁCH NHIỆM GIA ĐÌNH, 1981

Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,

Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 3 tháng 6 năm 1981, trong kỳ họp thứ sáu mươi bảy, và

Ghi nhận Tuyên bố Phi-la-đen-phi-a về mục đích và mục tiêu của Tổ chức Lao động quốc tế thừa nhận rằng "tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, Giới tính, đều có quyền mưu cầu tiến bộ vật chất và phát triển tinh thần trong tự do và nhân phẩm, an toàn kinh tế và Bình đẳng cơ may", và

Ghi nhận các điều khoản của Tuyên bố về Bình đẳng cơ may và Bình đẳng đối xử với lao động nữ và của Nghị quyết từ một kế hoạch hành động nhằm xúc tiến sự bình đẳng về cơ may và về đối xử với lao động nữ đã được Hội nghị quốc tế thông qua, và

Ghi nhận các Quy định của các Công ước và Khuyến nghị quốc tế về lao động nhằm Bảo đảm bình đẳng cơ may và đối xử với những Người lao động nam và nữ, nhất là Công ước và Khuyến nghị về Trả công bình đẳng, 1951, Công ước và Khuyến nghị về Phân biệt đối xử (việc làm và nghề nghiệp), 1958, và Phần VIII của Khuyến nghị về Phát triển nguồn nhân lực, 1975, và

Nhắc lại rằng Công ước về Phân biệt đối xử (việc làm và nghề nghiệp), 1958, đã không đề cập rõ ràng những sự khác biệt dựa trên những trách nhiệm Gia đình và xét thấy cần thiết có những quy định mới về điểm này, và

Ghi nhận những nội dung của Khuyến nghị về sử dụng phụ nữ có trách nhiệm gia đình, 1965, và xét những thay đổi đã diễn ra từ ngày Khuyến nghị được thông qua tới nay, và

Ghi nhận rằng các văn bản về sự bình đẳng cơ may và đối xử với nam và nữ cũng đã được Liên hợp quốc và các cơ quan chuyên môn khác của Liên hợp quốc thông qua, và nhắc lại rằng đặc biệt là Đoạn 14 trong Lời nói đầu của Công ước Liên hợp quốc về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, 1979, chỉ rõ là tất cả các nước tham gia Công ước này đều ý thức được rằng vai trò truyền thống của nam giới cũng như của nữ giới, trong gia đình và trong xã hội phải thay đổi, nếu muốn đạt tới sự bình đẳng giữa nam và nữ", và

Thừa nhận rằng những vấn đề của người lao động có trách nhiệm gia đình là những khía cạnh của những vấn đề rộng hơn về gia đình và. xã hội mà các chính sách Quốc gia phải tính đến, và

Thừa nhận sự cần thiết phải thiết lập sự bình đẳng hữu hiệu về cơ may và đối xử giữa những người lao động nam và nữ có trách nhiệm gia đình cũng như giữa họ với những người lao động khác, và

Xét rằng nhiều vấn đề mà tất cả mọi người lao động đang gặp phải thì đối với người lao động có trách nhiệm gia đình lại càng trầm trọng hơn và thừa nhận sự cần thiết phải cải thiện điều kiện của những người này vừa bằng những biện pháp đáp ứng những nhu cầu riêng của họ, vừa bằng những biện pháp nhằm cải thiện điều kiện nói chung cho người lao động, và

Sau khi đã quyết định Chấp nhận một số đề nghị về bình đẳng cơ may và đối xử với những người lao động nam và nữ: những người lao động có trách nhiệm gia đình, là vấn đề thuộc điểm thứ năm trong Chương trình nghị sự kỳ họp, và

Sau khi đã quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế,

Thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1981, Công ước dưới đây gọi là Công ước về Những người lao động có trách nhiệm gia đình, 1981

Điều 1

1. Công ước này áp dụng cho những người lao động nam và nữ có trách nhiệm về con cái còn phụ thuộc họ, khi mà những trách nhiệm này hạn chế khả năng của họ trong việc chuẩn bị, tham gia hoặc đẩy mạnh các hoạt động kinh tế.

2. Những quy định của Công ước này cũng sẽ được áp dụng cho những người lao động nam và nữ có trách nhiệm đối với các thành viên khác của gia đình trực tiếp của họ mà rõ ràng là cần có sự chăm sóc hoặc giúp đỡ của họ, tuy những trách nhiệm như vậy hạn chế khả năng của họ trong việc chuẩn bị, tham gia hoặc đẩy mạnh các hoạt động kinh tế.

3. Trong Công ước này, những thuật ngữ "con cái phụ thuộc" và "các thành viên khác của gia đình trực tiếp và rõ ràng hoặc giúp dỡ" chỉ những người được xác định như vậy tại mỗi nước bằng một trong những phương thức nêu ở Điều 9 dưới đây.

4. Những người lao động nêu trong các Đoạn 1 và 2, Điều này, sau đây được gọi chung là "những người lao động có trách nhiệm gia đình".

Điều 2

Công ước này áp dụng cho tất cả các ngành hoạt động kinh tế và tất cả các loại người lao động.

Điều 3

1. Nhằm tạo ra sự bình đẳng thực sự về cơ may và về đối xử đối với người lao động nam và nữ, mỗi Nước thành viên, trong những mục tiêu của chính sách quốc gia, phải tạo điều kiện cho những người có trách nhiệm gia đình đang làm việc hoặc muốn làm việc đều được thực thi quyền làm việc của mình mà không bị phân biệt đối xử, và trong chừng mực có thể, không có mâu thuẫn giữa trách ' nhiệm nghề nghiệp và trách nhiệm gia đình của họ.

2. Theo mục đích của Đoạn 1, Điều này, thuật ngữ "phân biệt đối xử” là chỉ sự phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp như đã xác định ở Điều 1 và Điều 5, Công ước về Phân biệt đối xử (việc làm và nghề nghiệp) 1958.

Điều 4

Để tạo sự bình đẳng thực sự về cơ may và về đối xử đối với những người lao động nam và nữ, tất cả các biện pháp thích hợp với các điều kiện và khả năng của quốc gia phải được áp dụng:

a) Để có khả năng cho những người lao động có trách nhiệm gia đình có khả năng thực thi quyền tự do lựa chọn việc làm của họ;

b) Để tính đến những nhu cầu của họ về điều kiện việc làm và an toàn xã hội.

Điều 5

Tất cả các biện pháp thích hợp với các điều kiện và khả năng quốc gia cũng phải được áp dụng:

a) Để tính đến những nhu cầu của những người lao động có trách nhiệm gia đình trong việc lập kế hoạch của cộng đồng;

b) Để phát triển hoặc thúc đẩy các Dịch vụ cộng đồng, công cộng hoặc tư nhân, như các Cơ sở và dịch vụ chăm sóc trẻ em và giúp đỡ gia đình.

Điều 6

Các tổ chức và cơ quan có Thẩm quyền trong mỗi nước phải có các biện pháp thích hợp để xúc tiến thông tin và giáo dục tạo ra sự hiểu biết rộng hơn cho công chúng về nguyên tắc bình đẳng cơ may và đối xử với những người lao động nam và nữ và về những vấn đề của những người lao động có trách nhiệm gia đình, cũng như thúc đẩy dư luận có lợi cho việc giải quyết những vấn đề đó.

Điều 7

Tất cả những biện pháp thích hợp với các điều kiện và khả năng quốc gia, kể cả những biện pháp trong lĩnh vực hướng nghiệp và Dạy nghề, phải được áp dụng để tạo điều kiện cho những người lao động có trách nhiệm gia đình được hòa nhập vào lực lượng lao động, cũng như được trở lại làm việc sau một thời gian vắng mặt vì những trách nhiệm đó.

Điều 8

Những trách nhiệm gia đình (xét riêng với tư cách là như vậy) không được lấy làm một lý do Hợp pháp để chấm dứt Quan hệ lao động.

Điều 9

Những quy định của Công ước này có thể áp dụng bằng Pháp luật hoặc quy định, các thoả ước tập thể, các Nội quy Doanh nghiệp, các phán quyết của Trọng tài, các quyết định Tư pháp, hoặc bằng tổng hợp các biện pháp đó, hoặc bằng mọi cách khác thích hợp với tập quán quốc gia xét theo các điều kiện trong nước.

Điều 10

1. Những quy định của Công ước này có thể được áp dụng từng bước nếu cần thiết, xét theo các điều kiện trong nước: với điều kiện là những biện pháp thực hiện như vậy sẽ được áp dụng, trong mọi trường hợp đối với tất cả những người lao động nêu ở Đoạn 1, Điều 1.

2. Mọi Nước thành viên Phê chuẩn Công ước này, trong báo cáo đầu tiên về việc thực hiện Công ước này theo Điều 22 của Điều lệ Tổ chức Lao động quốc tế, sẽ chỉ rõ, nếu có, về những mặt nào họ định sử dụng khả năng nêu ở Đoạn 1 Điều này, và sẽ nêu trong các báo cáo tiếp theo, mức áp dụng hoặc dự định áp dụng Công ước về những mặt đó.

Điều 11

Các tổ chức của người lao động và Người sử dụng lao động sẽ có quyền tham gia, theo những cách thức phù hợp với các điều kiện và thực tiễn quốc gia, vào việc đề xuất và áp dụng các biện pháp để thi hành những quy định của Công ước này.

Các Điều từ 11 đến 19

Những quy định cuối cùng mẫu

 

PHỤ LỤC I

NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG MẪU

1. Việc phê chuẩn

Việc phê chuẩn chính thức Công ước này sẽ được thông báo tới Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế để đăng lý.

2. Việc đăng ký

a) Công ước này chỉ ràng buộc những Nước thành viên nào của Tổ chức Lao động quốc tế dã đăng ký việc phê chuẩn của mình với Tổng giám đốc.

b) Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày hai Nước thành viên đã đăng ký việc phê chuẩn của mình với Tổng giám đốc.

c) Sau đó, Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với bất kỳ Nước thành viên nào sau 12 tháng kể từ ngày việc phê chuẩn của Nước thành viên đó đã đăng ký với Tổng giám đốc.

3. Việc bãi ước

a) Một Nước thành viên nào đã thông qua Công ước này có thể bãi ước bản Công ước sau một Thời hạn 10 năm kể từ ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực lần đầu tiên, bằng một văn bản truyền đạt việc bãi ước này cho Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế để đăng ký. Việe bãi ước này chỉ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày đã đăng ký với Tổng giám dốc.

b) Mỗi Nước thành viên dã phê chuẩn Công ước này, trong vòng một năm sau khi kết, thúc thời hạn 10 năm nói trong khoản tiền mà thông thực hiện quyền bãi ước đã quy định tại Điều này, thì sẽ bị ràng buộc trong một thời hạn 10 năm nữa rồi sau đó mới được bãi ước bản Công ước này mỗi khi tất thúc thời hạn 10 năm theo những điều kiện quy định tai Điều này

4. Thông báo việc phê chuẩn của các Nước thành viên

a) Tổng giám đốc Văn phòng lao động quốc tế sẽ thông báo cho mọi Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) biết mọi trường hợp đăng ký, phê chuẩn và bãi ước mà các Nước thành viên ILO đã truyền đạt cho Tổng giám dốc.

b) Khi thông báo cho các Nước thành viên ILO về việc đăng ký phê chuẩn của Nước thành viên thứ 2 mà mình đã được truyền đạt, Tổng giám đốc sẽ lưu ý các Nước thành viên về thời điểm mà Công ước bắt đầu có hiệu lực.

5. Việc thông báo cho Liên hợp quốc

Để đăng ký theo Diện 102 của Hiến chương Liên hợp quốc, Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế sẽ truyền đạt cho Tổng thư ký Liên hợp quốc đầy đủ mọi chi tiết về việc phê chuẩn và các văn bản về bãi ước mà mình đã đăng ký theo các quy định tại các Điều trên.

6. Việc xét lại

Mỗi khi xét thấy cần thiết, Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quát tế sẽ trình một bản báo cáo về tình hình hoạt động của Công ước này lên Hội nghị toàn thể ILO và sẽ xem xét có cần đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị toàn thể việc sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ Công ước này hay thông.

7. Hiệu lực của các Công ước xét lại

1. Nếu hội nghị toàn thể chấp nhận một Công ước mới sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ Công ước này và nếu Công ước mới thông quy định khác thì:

a) Mặc dù có nhũng quy định tại phần 3 nói trên việc một Nước thành viên phê chuẩn một Công ước mới sửa đổi lại Công ước này, thì sẽ đương nhiên dẫn đến sự bãi ước ngay lập tức đối với Công ước này, vào lúc Công ước mới sửa đổi đó bắt đầu có hiệu lực và nếu như nó sẽ bắt đầu có hiệu lực.

b) Kể từ ngày Công ước mới sửa đổi bắt dầu có hiệu lực, Công ước này sẽ thôi không mở ra các Nước thành viên phê chuẩn nữa.

2. Trong mọi trường hợp, Công ước này vẫn sẽ giữ nguyên hiệu lực cả về mặt hình thức và nội dung như hiện nay đối với những Nước thành viên nào đã phê chuẩn Công ước này mà không phê chuẩn Công ước mới sửa đổi.

8. Văn bản dùng làm căn cứ

Cả hai bản tiếng Anh và tiếng Pháp của Công ước này đều có giá trị như nhau.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công ước 156 năm 1981 về bình đẳng cơ may và đối xử với lao động nam và nữ: những người lao động có trách nhiệm gia đình

  • Số hiệu: 156
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 23/06/1981
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản