BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/CĐ-BNN | Hà Nội, ngày 13 tháng 07 năm 2008 |
CÔNG ĐIỆN KHẨN
Điện: | - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phía Nam (từ Ninh thuận trở vào); |
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, đến nay; lúa Hè Thu 2008 ở Nam Bộ đã xuống giống 1.715.028 ha (trong đó vùng Đông Nam Bộ: 128.179 ha, vùng Tây Nam Bộ: 1.586.849 ha) đã thu hoạch 451.328 ha. Dự kiến đến cuối tháng 7/2008 sẽ thu hoạch 800.000 ha, 700.000 ha sẽ ở giai đoạn đòng trỗ - chín, thu hoạch vào cuối tháng 8/2008; gần 100 nghìn ha ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng và trỗ. Lúa Thu Đông đã xuống giống 144.673 ha (đạt 30% kế hoạch), tập trung ở Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Long An.
Rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa đang gia tăng nhanh, hiện có 198.225 ha lúa Hè Thu nhiễm rầy, trong đó có 27.303 ha nhiễm nặng. Trên lúa Thu Đông có 25.000 ha nhiễm rầy, trong đó nhiễm nặng 9.000 ha. Các tỉnh có diện tích nhiễm rầy cao là: Kiên Giang, Long An, Trà Vinh, Bạc Liêu, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Bình Thuận. Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL, LXL) là 2.866 ha (10/7/2008) chủ yếu ở Đồng Tháp (2.365 ha) và Trà Vinh (500 ha). Vùng Đông Nam Bộ, có 78 ha lúa Hè Thu bị nhiễm VL, LXL. Diện tích nhiễm bệnh tập trung ở những nơi gieo sạ sớm so với lịch xuống giống do không chủ động được nước tưới. Tỷ lệ rầu nâu mang vi rút trong tháng 5/2008 ở vùng Tây Nam Bộ là 21%, Đông Nam Bộ là 73%. Ngoài ra nguồn bệnh rất phổ biến trên lúa chét ở những ruộng bị nhiễm bệnh từ vụ trước. Rầy nâu vào đèn đã bắt đầu tăng nhanh từ 200.000 con/bẫy/đêm (đêm 06/7/2008) lên đến 1.800.000 con/bẫy/đêm (đêm 10/7/2008) tại một số tỉnh vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Đến nay, hầu hết diện tích lúa có mật độ rầy cao đã được phun thuốc. Tính đến ngày 10/7/2008, đã có khoản 125.773 ha được phun thuốc trừ rầy (lúa Hè Thu: 108.592 ha, Thu Đông: 17.181 ha). Tuy nhiên, một số nơi vẫn bị “cháy rầy” do phun thuốc không tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”.
Dự báo từ ngày 15 đến cuối tháng 7/2008, sẽ có đợt rầy di trú với số lượng rất lớn (hàng triệu con/bẫy/đêm) mang nguồn bệnh VL, LXL theo gió mùa Tây và Tây Nam phát tán đến các trà lúa Hè Thu, Thu Đông giai đoạn mạ - đẻ nhánh – đòng – trỗ, vùng bị ảnh hưởng rộng, bao gồm các tỉnh giáp biên giới Tây Nam (An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An) và một số tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên (Bình Phước, Đắc Nông, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Thuận). Nếu không tiếp tục duy trì và tăng cường các biện pháp tổ chức phòng trừ hữu hiệu, khả năng dịch bệnh sẽ xảy ra trên diện rộng, làm ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng lúa các vụ Hè Thu, Thu Đông và Mùa. Từ vụ Hè Thu, Thu đông, Mùa 2008, bệnh sẽ lây lan sang lúa Đông Xuân 2008 – 2009.
Trước tình hình trên, nhằm tiếp tục ngăn chặn có hiệu quả nguy cơ tái bùng phát của dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường công tác phòng trừ, thực hiện các chính sách hỗ trợ Thủ tướng Chính phủ đã ban hành, trong đó chú ý chỉ đạo các công việc cấp bách sau:
Đối với trà lúa Hè Thu, Thu Đông giai đoạn đẻ nhánh – đòng, trỗ huy động lực lượng cán bộ kỹ thuật kiểm tra đồng ruộng, nắm chắc diễn biến tình hình rầy nâu, thiết lập hệ thống bẫy đèn để theo dõi rầy di trú tại các huyện, xã trọng điểm lúa; tổ chức phun thuốc trừ rầy ở những nơi có mật độ từ 3 con/tép trở lên, theo “Sổ tay hướng dẫn phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá” do Bộ ban hành, nhất là trên diện tích đang bị nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá để bảo vệ lúa và hạn chế rầy di trú truyền bệnh sang các trà lúa mới gieo sạ.
Đối với lúa Thu Đông giai đoạn dưới 20 ngày tuổi: Nếu phát hiện có rầy di trú với số lượng lớn hướng dẫn nông dân bơm nước ngập ruộng vào lúc chiều tối trong suốt đợt cao điểm rầy di trú để ngăn ngừa rầy truyền bệnh; phát hiện kịp thời diện tích bị nhiễm bệnh, vận động nông dân nhổ bỏ cây lúa bị bệnh và tiêu hủy triệt để toàn bộ những diện tích bị nhiễm nặng.
Đối với trà lúa Thu Đông sắp gieo sạ, lúa Mùa 2008:
- Chỉ đạo thực hiện lịch gieo trồng theo đúng công điện số 29 CĐ-BNN ngày 13/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đảm bảo xuống giống tập trung, đồng loạt, né rầy dựa vào bẫy đèn cho từng tiểu vùng, từng cánh đồng. Trước mắt cần chú trọng phòng chống đợt rầy di trú từ ngày 15 đến cuối tháng 7/2008; ngăn chặn tình trạng gieo sạ tự phát, phân tán, hướng dẫn nông dân tuyệt đối không xuống giống ở những nơi có rầy di trú cao.
- Chú trọng đảm bảo cơ cấu và chất lượng giống lúa, không để tỷ lệ giống nhiễm rầy vượt quá 20% trong cơ cấu giống từng vùng, khu vực. Giảm tỉ lệ giống IR 50404, hiện nay đang sử dụng rộng rãi ở nhiều tỉnh trong vùng ĐBSCL.
- Tăng cường ứng dụng mô hình” 3 giảm, 3 tăng”, mô hình cộng đồng quản lý rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá hại lúa, mô hình liên kết “4 nhà” …
2. Công tác tổ chức thực hiện:
- Ủy ban nhân dân các cấp huy động mọi lực lượng của địa phương tham gia thực hiện các biện pháp phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá không để dịch lây lan trên diện rộng. Khẩn trương củng cố hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp (xã, huyện, tỉnh); huy động và bố trí cán bộ có chuyên môn về xã để theo dõi, giám sát đồng ruộng và hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ dịch bệnh. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn để giúp nông dân nhận biết và thực hiện đúng các biện pháp phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá theo Sổ tay hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
- Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ở phía Nam tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, tình hình lúa vụ Hè Thu, Thu Đông và triển khai tốt kế hoạch sản xuất lúa Mùa 2008, Đông Xuân 2008 – 2009.
- Trung tâm Khuyến nông, Khuyến Ngư quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh trong vùng tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn cán bộ và nông dân, xây dựng mô hình về biện pháp phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá hại lúa theo Sổ tay hướng dẫn của Bộ đã ban hành.
Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng và thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ thực hiện Khẩn trương các nội dung trên và báo cáo thường xuyên về Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn tình hình cũng như khó khăn vướng mắc khi thực hiện công điện này để phối hợp giải quyết.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 2339/QĐ-BNN-BVTV năm 2008 thành lập đoàn kiểm tra bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá trên lúa do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 4239/BNN-BVTV năm 2018 về tăng cường phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Quyết định 2339/QĐ-BNN-BVTV năm 2008 thành lập đoàn kiểm tra bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá trên lúa do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 4239/BNN-BVTV năm 2018 về tăng cường phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Công điện khẩn 33/CĐ-BNN về việc tăng cường công tác phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa ở Nam bộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 33/CĐ-BNN
- Loại văn bản: Công điện
- Ngày ban hành: 13/07/2008
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/07/2008
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định