BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CĐ-BTNMT | Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2008 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐIỆN:
- Các đơn vị trực thuộc Bộ: Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn quốc gia, Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường, Tổng cục Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam;
- Các Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tầu, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Theo tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương, trưa hôm nay (16/11), áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 10, có tên quốc tế là NOUL. Hồi 16 giờ ngày 16/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,4 độ Vĩ Bắc; 113,9 độ Kinh Đông trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Trường Sa, cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) khoảng 550 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 10 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 km. Đến 16 giờ ngày 17/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,3 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, cách bờ biển Ninh Thuận - Trà Vinh khoảng 260 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. Tính từ tâm bão vùng bán kính gió mạnh từ cấp 6 trở lên khoảng 200 km.
Trong 24 đến 48 giờ tới, bão số 10 di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20 km. Đến 16 giờ ngày 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,2 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. Tính từ tâm bão vùng bán kính gió mạnh từ cấp 6 trở lên khoảng 200 km.
Trong 48 đến 72 giờ tới, bão số 10 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15 km. Đến 16 giờ ngày 19/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,8 độ Vĩ Bắc; 102,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển vịnh Thái Lan. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 50 đến 61 km một giờ), giật cấp 9.
Do ảnh hưởng của bão, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) có gió xoáy mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Vùng biển Ninh Thuận đến Cà Mau, từ trưa mai (17/11) gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Ở các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ từ trưa, chiều mai có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, các tỉnh Nam Bộ từ đêm mai có mưa vừa đến mưa to.
Đây là một cơn bão hình thành ngay trên biển Đông, tốc độ di chuyển nhanh, có thể có những diễn biến phức tạp về cường độ, hướng di chuyển và gây mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to cho khu vực. Để đối phó với cơn bão số 10 và ảnh hưởng của bão tại các tỉnh, thành phố ven biển từ Đà Nẵng đến Cà Mau, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu:
Nơi nhận: |
Công điện khẩn 06/CĐ-BTNMT năm 2008 về áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão NOUL do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường điện.
- Số hiệu: 06/CĐ-BTNMT
- Loại văn bản: Công điện
- Ngày ban hành: 16/11/2008
- Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/11/2008
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định