BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2007 |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Điện: | - Bộ Công an; |
Ngày 29/6/2007, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP “về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông”;
Ngày 21/12/2007, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 1992/TTg-CN “Về việc sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và lưu hành xe ba bánh, xe cơ giới dùng cho người tàn tật”; trong đó có các nội dung:
- Xe môtô ba bánh, xe gắn máy ba bánh được sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường và đăng ký cấp biển số trước khi tham gia giao thông.
- Không cho phép đăng ký và lưu hành xe môtô ba bánh, xe gắn máy ba bánh để vận chuyển khách và hàng hóa trong nội thành, nội thị (trừ xe của quân đội, lực lượng công an và xe cơ giới dùng cho người tàn tật). Đối với khu vực khác giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể về thời gian, tuyến đường hoạt động đối với xe môtô ba bánh, xe gắn máy ba bánh dùng để vận chuyển khách và hàng hóa tại địa phương.
- Xe cơ giới dùng cho người tàn tật là phương tiện chuyên dùng, dùng riêng cho người tàn tật, không sử dụng vào mục đích vận chuyển khách và hàng hóa.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đề nghị:
1 – Bộ Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra kiểm soát và xử lý theo đúng quy định tại Nghị quyết 32 của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1992/TTg-CN
2 - Riêng đối với xe môtô 3, 4 bánh tự chế, xe gắn máy 3, 4 bánh tự chế do thương binh và người khuyết tật điều khiển: cho phép lưu hành trong thời gian 6 tháng kể từ ngày 01/01/2008 đến hết ngày 30/6/2008. Trong thời gian này, chủ phương tiện (thương binh, người khuyết tật) phải thực hiện các thủ tục đăng kiểm, đăng ký, sát hạch để được cấp giấy phép lái xe và sử dụng xe theo quy định của pháp luật.
3 – Các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, có các biện pháp hỗ trợ để thương binh và người khuyết tật chuyển đổi phương tiện có đủ điều kiện lưu hành và chuyển đổi nghề nghiệp thích hợp, giúp thương binh và người khuyết tật đảm bảo việc làm, ổn định đời sống.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Chính phủ ban hành.
- 2Luật Giao thông đường bộ 2001
- 3Chỉ thị 001/CT-BCT năm 2007 thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP về giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Bộ Công thương ban hành
- 4Công điện 03/CĐ-UBATGTQG năm 2014 về tai nạn giao thông trên đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương do Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia điện
- 1Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Chính phủ ban hành.
- 2Luật Giao thông đường bộ 2001
- 3Chỉ thị 001/CT-BCT năm 2007 thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP về giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Bộ Công thương ban hành
- 4Công điện 03/CĐ-UBATGTQG năm 2014 về tai nạn giao thông trên đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương do Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia điện
Công điện 91/CĐ-BGTVT về việc một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 91/CĐ-BGTVT
- Loại văn bản: Công điện
- Ngày ban hành: 31/12/2007
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/12/2007
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực