Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/CĐ-UBND | Quảng Bình, ngày 01 tháng 11 năm 2013 |
CÔNG ĐIỆN KHẨN
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIA SÚC
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Điện: | - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương; |
Trong thời gian gần đây, dịch bệnh lở mồm long móng đã xảy ra ở một số địa phương trên cả nước, trong đó hai tỉnh Quảng Trị và Hà Tĩnh tiếp giáp với Quảng Bình đã xuất hiện dịch vi rút lở mồm long móng (type A) trên diện rộng; trên địa bàn tỉnh, tại xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch đã xuất hiện dịch lở mồm long móng.
Thực hiện Công điện số 15/CĐ-BNN-TY ngày 24/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng gia súc; để chủ động phòng tránh có hiệu quả dịch lở mồm long móng gia súc phát sinh và lây lan vào tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu yêu cầu:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tăng cường lực lượng tại hai Trạm Kiểm dịch động vật Bắc, Nam Quảng Bình, duy trì hoạt động của Đội kiểm dịch động vật liên ngành tỉnh để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật lưu thông trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển không rõ nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch theo quy định.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng tại các địa phương; chấn chỉnh kịp thời các hành vi làm lây lan dịch bệnh.
- Khi có dịch xảy ra, chỉ đạo, tổ chức lấy mẫu gửi phòng thí nghiệm để xác định type vi rút gây bệnh, lựa chọn vacxin phù hợp theo khuyến cáo của Cục Thú y; phối hợp với địa phương chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp dập dịch; thành lập các Chốt kiểm dịch động vật tạm thời liên ngành để kiểm tra, kiểm soát động vật, sản phẩm động vật từ ngoài vào, trong ra trên địa bàn có dịch.
- Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình và các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền về sự nguy hại của dịch lở mồm long móng, tính chất lây lan và các biện pháp phòng, chống; nguy cơ phát sinh dịch bệnh lở mồm long móng gia súc để người dân biết, chủ động phòng, chống.
2. UBND các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch nhân lực, kinh phí, phương tiện, dụng cụ, hóa chất để chủ động phòng, chống dịch lở mồm long móng kịp thời.
- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn và các phòng, ban, đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật lưu thông trên địa bàn; chủ động phát hiện và báo cáo sớm ổ dịch, kịp thời xử lý, có biện pháp bao vây, khống chế và ngăn chặn dập tắt khi đang ở diện hẹp, đồng thời chủ động áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch, không để dịch xảy ra và lây lan ra diện rộng.
- Rà soát, tổ chức tiêm phòng triệt để vacxin lở mồm long móng đợt 2/2013 theo Kế hoạch số 1136/36/KH-SNN-TY ngày 13/8/2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tập trung vùng nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, vùng có mật độ chăn nuôi gia súc lớn...
- Thực hiện các biện pháp tiêu độc khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi... theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
- Khi dịch bệnh xảy ra, tập trung mọi lực lượng để nhanh chóng dập tắt ổ dịch; cách ly triệt để và đánh dấu gia súc mắc bệnh để kiểm sát; tổ chức tiêm phòng vacxin bao vây các ổ dịch và cho đàn gia súc ở vùng có nguy cơ cao; nhốt gia súc tại chuồng trại; thực hiện các biện pháp tiêu độc khử trùng; đồng thời thực hiện theo Phương án số 334/PA-SNN-TY ngày 14/3/2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phòng, chống bệnh lở mồm long móng gia súc năm 2013.
3. UBND huyện Bố Trạch chủ trì, phối hợp với Chi cục Thú y tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp khống chế, bao vây dập tắt ngay ổ dịch lở mồm long móng tại xã Hưng Trạch, tránh lây lan, phát sinh ra các địa bàn khác.
4. Sở Công thương, Công an tỉnh: Căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình để phối hợp, hỗ trợ lực lượng thú y trong việc kiểm soát buôn bán, vận chuyển, giết mổ không rõ nguồn gốc, không có hồ sơ kiểm dịch vận chuyển.
Yêu cầu các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 12/2002/CT-UB về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và tiêm phòng bệnh lở mồm, long móng gia súc trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội ban hành
- 2Chỉ thị 37/CT-UBND về tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh lở mồm long móng ở gia súc và bệnh tai xanh ở lợn năm 2007 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Quyết định 91/2006/QĐ-UBND quy định về phòng, chống dịch bệnh lở mồm, long móng gia súc và chính sách hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4Quyết định 1399/QĐ-UBND năm 2013 công bố dịch lở mồm long móng gia súc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 5Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cây trồng - vật nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 6Quyết định 1912/QĐ-UBND năm 2013 công bố hết dịch lở mồm long móng gia súc trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
- 7Chỉ thị 27/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 8Kế hoạch 12/KH-UBND phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh Thái Bình năm 2014
- 9Quyết định 2385/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình khống chế bệnh lở mồm long móng gia súc ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2015
- 10Kế hoạch 53/KH-UBND năm 2016 phòng, chống dịch Lở mồm long móng gia súc do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 11Quyết định 3104/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống bệnh lở mồm long móng tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020
- 1Chỉ thị 12/2002/CT-UB về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và tiêm phòng bệnh lở mồm, long móng gia súc trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội ban hành
- 2Chỉ thị 37/CT-UBND về tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh lở mồm long móng ở gia súc và bệnh tai xanh ở lợn năm 2007 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Quyết định 91/2006/QĐ-UBND quy định về phòng, chống dịch bệnh lở mồm, long móng gia súc và chính sách hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4Công điện 15/CĐ-BNN-TY năm 2013 tăng cường phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng gia súc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 1399/QĐ-UBND năm 2013 công bố dịch lở mồm long móng gia súc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 6Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cây trồng - vật nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 7Quyết định 1912/QĐ-UBND năm 2013 công bố hết dịch lở mồm long móng gia súc trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
- 8Chỉ thị 27/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 9Kế hoạch 12/KH-UBND phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh Thái Bình năm 2014
- 10Quyết định 2385/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình khống chế bệnh lở mồm long móng gia súc ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2015
- 11Kế hoạch 53/KH-UBND năm 2016 phòng, chống dịch Lở mồm long móng gia súc do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 12Quyết định 3104/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống bệnh lở mồm long móng tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020
Công điện 14/CĐ-UBND năm 2013 tăng cường phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng gia súc do tỉnh Quảng Bình điện
- Số hiệu: 14/CĐ-UBND
- Loại văn bản: Công điện
- Ngày ban hành: 01/11/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Trần Văn Tuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/11/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra