BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2012/TT-BCA | Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2012 |
Căn cứ Luật Công an nhân dân năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;
Căn cứ Quyết định số 151/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế áp dụng biện pháp công tác nghiệp vụ trong phòng, chống tội phạm và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của lực lượng Cảnh sát nhân dân;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm,
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Điều 6 Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08/7/2010 của Chính phủ quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
Thông tư này quy định chi tiết thi hành về nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 và các khoản 4 và 5 Điều 6 Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 72/2010/NĐ-CP) và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thông tư này áp dụng đối với các đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân làm công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Tuân thủ quy định của Nghị định số 72/2010/NĐ-CP, Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Nghiêm cấm lợi dụng việc tiến hành các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường để sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định số 72/2010/NĐ-CP và Thông tư này; có quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật đối với các quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quá trình áp dụng, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường, nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật.
1. Biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 72/2010/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là biện pháp nghiệp vụ) chỉ được áp dụng khi có dấu hiệu tội phạm về môi trường hoặc khi có căn cứ xác định là có vi phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến tội phạm về môi trường.
2. Thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ:
a) Tổng cục trưởng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm; Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Giám đốc, Phó giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Công an cấp tỉnh) phụ trách Cảnh sát được quyền quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 72/2010/NĐ-CP.
b) Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Công an cấp tỉnh; Trưởng Công an, Phó trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Công an cấp huyện) phụ trách Cảnh sát được quyền quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quy định tại các điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 72/2010/NĐ-CP.
3. Nội dung, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phải theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an.
1. Biện pháp tạm đình chỉ hoạt động có liên quan trực tiếp đến việc gây ô nhiễm môi trường của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là biện pháp tạm đình chỉ hoạt động) là một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 72/2010/NĐ-CP, nhằm ngăn chặn ngay hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, bảo đảm cho việc xác minh, làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Biện pháp tạm đình chỉ hoạt động chỉ được áp dụng khi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hành vi vi phạm có dấu hiệu của tội phạm về môi trường hoặc hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7, 8, 9, 11, 13, 14 và 15 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
2. Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động:
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;
b) Giám đốc Công an cấp tỉnh.
Người ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
3. Trường hợp người có thẩm quyền quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều này vắng mặt thì có thể ủy quyền cho cấp phó ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật, không được ủy quyền cho người khác.
4. Quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động phải bằng văn bản của người có thẩm quyền. Trong quyết định tạm đình chỉ hoạt động phải ghi rõ lý do, thời hạn áp dụng, thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động, các biện pháp bảo vệ môi trường phải thực hiện, cơ quan giám sát thực hiện, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động; ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ, chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan của người ra quyết định.
Quyết định tạm đình chỉ hoạt động phải được gửi cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp này và các cơ quan có liên quan trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định.
5. Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động không quá 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày bắt đầu áp dụng; trong trường hợp do tính chất phức tạp của vụ việc thì thời hạn tạm đình chỉ hoạt động có thể kéo dài, nhưng tổng số thời gian tạm đình chỉ không được vượt quá 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày bắt đầu áp dụng.
Trong thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, cơ quan đã ra quyết định phải tổ chức xác minh, làm rõ hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và đề xuất, áp dụng biện pháp xử lý.
1. Việc yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 72/2010/NĐ-CP chỉ được áp dụng trong trường hợp cần xác minh, làm rõ các hành vi vi phạm liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
2. Căn cứ để yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật có liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường:
a) Có tin báo, tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;
b) Kết quả điều tra theo quy định của pháp luật của cơ quan có thẩm quyền về việc tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;
c) Kiến nghị của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
3. Thẩm quyền ra quyết định yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật có liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường:
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;
b) Giám đốc Công an cấp tỉnh;
c) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Công an cấp tỉnh;
d) Trưởng Công an cấp huyện.
Người ra quyết định yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
4. Người có thẩm quyền ra quyết định yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật có thể yêu cầu đại diện tổ chức, cá nhân có liên quan đến trụ sở cơ quan mình để cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật có liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường hoặc cử cán bộ trực tiếp đến yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật có liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
5. Trường hợp người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 3 Điều này vắng mặt thì có thể uỷ quyền cho cấp phó của mình ra quyết định yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật. Việc uỷ quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Người được uỷ quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật, không được ủy quyền cho người khác.
6. Thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật do tổ chức, cá nhân cung cấp phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích; trường hợp để mất, hư hỏng, thất thoát tài sản, đồ vật của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Kiểm tra các hoạt động của tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Nghị định số 72/2010/NĐ-CP là hoạt động kiểm tra hành chính đột xuất khi có căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều này nhằm xác minh, làm rõ dấu hiệu tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật khác về môi trường của tổ chức, cá nhân.
2. Căn cứ ra quyết định kiểm tra:
a) Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;
b) Có tố giác, tin báo về tội phạm và qua xác minh, bước đầu đã xác định có dấu hiệu tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường đã xảy ra;
c) Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
3. Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra:
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;
b) Giám đốc Công an cấp tỉnh;
c) Trưởng Công an cấp huyện.
4. Trường hợp người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b và c Khoản 3 Điều này vắng mặt có thể uỷ quyền cho cấp phó của mình ra quyết định kiểm tra. Việc uỷ quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Người được uỷ quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật, không được ủy quyền cho người khác.
5. Quyết định kiểm tra phải bằng văn bản. Trong quyết định kiểm tra phải ghi rõ căn cứ kiểm tra; phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, phương pháp kiểm tra; thời hạn kiểm tra; thành phần đoàn kiểm tra; quyền và trách nhiệm của người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; quyền và nghĩa vụ của của đối tượng được kiểm tra; họ, tên, chức vụ, chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan của người ra quyết định.
Người ra quyết định kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
6. Người được giao nhiệm vụ kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường như các biện pháp bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; hoạt động giám sát môi trường định kỳ; việc quản lý các loại chất thải rắn, chất thải nguy hại; hệ thống thu gom và xử lý nước thải, khí thải, tiếng ồn và các nội dung khác đã được ghi trong quyết định kiểm tra.
Việc kiểm tra phải được lập biên bản, có chữ ký của đại diện tổ chức, cá nhân được kiểm tra. Trường hợp tổ chức, cá nhân được kiểm tra cố tình không ký vào biên bản kiểm tra thì đoàn kiểm tra có trách nhiệm mời đại diện chính quyền địa phương hoặc người làm chứng xác nhận vào biên bản kiểm tra.
7. Thời hạn kiểm tra trực tiếp của mỗi cuộc kiểm tra tối đa là 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn kiểm tra có thể kéo dài nhưng không vượt quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra.
8. Chậm nhất là 05 (năm) ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải có văn bản báo cáo người ra quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra.
9. Chậm nhất là 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra phải có văn bản kết luận kiểm tra. Văn bản kết luận kiểm tra phải được gửi cho đối tượng được kiểm tra và gửi báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên; kết luận kiểm tra của Giám đốc Công an cấp tỉnh đồng gửi Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (qua Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường) để theo dõi.
10. Trách nhiệm của cơ quan, cán bộ tiến hành kiểm tra:
a) Thực hiện đúng quy định của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chấp hành đúng quy định về bảo mật, không được cung cấp cho người không có trách nhiệm các thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc kiểm tra;
b) Nghiêm cấm việc tiến hành kiểm tra mà không có quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc tự ý mở rộng đối tượng, nội dung, phạm vi kiểm tra hoặc lợi dụng việc kiểm tra để sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, của tổ chức, cá nhân.
Ban hành kèm theo Thông tư này 06 biểu mẫu để sử dụng trong quá trình áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2012.
1. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Công an (qua Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm) để có hướng dẫn kịp thời./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
| Ban hành kèm theo TT số 56/2012/TT-BCA ngày 18/9/2012 của Bộ trưởng BCA |
…………………………… (1) …………………………… (2) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-YCCCTT | …........,ngày........ tháng........ năm........ |
Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật
Căn cứ Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;
Căn cứ Điều ....... Thông tư số ....../2012/TT-BCA ngày .....tháng ..... năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Điều 6 của Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08/7/2010 của Chính phủ,
Để (3):.................................................................................................................................
Tôi:……………….................…….Cấp bậc:……...........Chức vụ:……….…………........
Đơn vị: ……………………………………………………………………………………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật đối với:
- Ông/bà (hoặc tổ chức):…………………………………………………………………..
Sinh ngày: …/……/…Quốc tịch:…….… Số giấy CMND hoặc Hộ chiếu:………………
Nơi ĐKTT hoặc chỗ ở hiện nay…………………………………………………………..
Quyết định thành lập hoặc Đăng ký kinh doanh số…..……, ngày cấp…………….Nơi cấp:……………………..Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động:……………………...……………….
Trụ sở hoặc địa chỉ của tổ chức:……………… ……….., Số điện thoại:……...…………
- Thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật được yêu cầu cung cấp bao gồm (4):
STT | Tên thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật | Số lượng | Đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, số đăng ký (nếu có), xuất xứ, tình trạng | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Điều 2. Ông/bà (hoặc tổ chức):………............................................... chịu trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | Người ra quyết định (Ký, đóng dấu, ghi rõ cấp bậc, họ tên) |
------------------------------------
(1) Tên cơ quan chủ quản; (2) Tên theo con dấu hành chính của đơn vị; (3) Ghi rõ lý do yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật; (4) Trường hợp yêu cầu cung cấp nhiều thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật thì phải lập bảng thống kê riêng kèm theo Quyết định này.
| Ban hành kèm theo TT số 56/2012/TT-BCA ngày 18/9/2012 của Bộ trưởng BCA |
…………………………… (1) …………………………… (2) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-TĐCHĐ | …........,ngày........ tháng........ năm........ |
Căn cứ Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;
Căn cứ Điều ....... Thông tư số ........./2012/TT-BCA ngày .....tháng ..... năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Điều 6 của Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08/7/2010 của Chính phủ;
Xét đề nghị của (3):………………….. tại văn bản số ….. ngày …. tháng ….. năm ……. về việc …........................................................................................................................................,
Tôi:…………………….Cấp bậc:………………............Chức vụ:……….…………........
Đơn vị: ……………………………………………………………………………………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động đối với (4): …………..……………..
Lĩnh vực hoạt động: ………………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………
Quyết định thành lập hoặc ĐKKD:………………………………………………………..
Cấp ngày:…………… tại ………………………………………………….......................
Đã có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (5):……………., quy định tại điểm …… khoản ……Điều ……của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
Lý do tạm đình chỉ:..............................................................................................................
Điều 2. Thời hạn tạm đình chỉ là……ngày, kể từ ngày…./…./….đến hết ngày…./….../………
Điều 3. Tổ chức (4)……….. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, trừ trường hợp (6) ………. Quá thời hạn này, nếu tổ chức ……………. cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.
Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của (7)………............................. bị tạm đình chỉ hoạt động vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ theo Quyết định này.
Tổ chức .………….. có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định này theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | Người ra quyết định (Ký, đóng dấu, ghi rõ cấp bậc, họ tên) |
-----------------------------------
(1) Tên cơ quan chủ quản; (2) Tên theo con dấu hành chính của đơn vị; (3) Cơ quan kiến nghị áp dụng biên pháp tạm đình chỉ; (4) Tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp tạm đình chỉ; (5) Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm; (6) Ghi rõ lý do; (7) Tên cơ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bị áp dụng hình thức tạm đình chỉ.
| Ban hành kèm theo TT số 56/2012/TT-BCA ngày 18/9/2012 của Bộ trưởng BCA |
…………………………… (1) …………………………… (2) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-KT | …..(3)......,ngày........ tháng........ năm........ |
(4)………………………………………………
(5)………………………………………………….
Căn cứ Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;
Căn cứ Điều ....... Thông tư số ....../2012/TT-BCA ngày .....tháng ..... năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Điều 6 của Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08/7/2010 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số /QĐ-BCA ngày .... tháng .... năm .... của .......................... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của ......................................................;
Xét đề nghị của đồng chí ..................................................................................................,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với ...…, gồm các ông, bà có tên sau đây:
1. Ông (bà)…………………. chức vụ ………………………Trưởng đoàn
2. Ông (bà)…………………. chức vụ ……………………….Phó Trưởng đoàn
3. Ông (bà)…………………. chức vụ ……………………….Thành viên
4. Ông (bà)…………………. chức vụ ……………………….Thư ký
Đại diện đơn vị lấy và phân tích mẫu:……………………………....................................
Điều 2. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với .....…................................................................................................
a) Nội dung kiểm tra:
b) Thời hạn kiểm tra trực tiếp tại ....... là ...… ngày, sau khi công bố Quyết định kiểm tra (không bao gồm thời gian đi lấy và phân tích mẫu).
c) Căn cứ kiểm tra:..............................................................................................................
Điều 3. Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra được sử dụng các quyền hạn và trách nhiệm được quy định tại Điều 6 của Nghị định số 72/2010/NĐ-CP; khoản .....Điều .... của Thông tư số ....../TT-BCA; Đối tượng kiểm tra có các quyền và trách nhiệm quy định tại khoản....Điều..... Thông tư số ....../TT-BCA.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Trưởng đoàn kiểm tra, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, các ông (bà) có tên tại Điều 1 và các đối tượng được kiểm tra nêu tại Điều 2 có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | Người ra quyết định(Ký, đóng dấu, ghi rõ cấp bậc, họ tên) |
------------------------------------
(1) Tên cơ quan chủ quản; (2) Tên theo con dấu hành chính của đơn vị;
(3) Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh; (4) Trích yếu nội dung kiểm tra; (5) Người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra.
| Ban hành kèm theo TT số 56/2012/TT-BCA ngày 18/9/2012 của Bộ trưởng BCA |
…………………(1) …………………(2) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BB-TGTTTL | …........,ngày....... tháng........ năm........ |
Thu giữ thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật
Căn cứ Quyết định số:…..…/……ngày…..tháng…….năm………do ông (bà):………
……………………chức vụ:…………………ký về việc (3):…….……….………………
Hôm nay, hồi…….giờ……phút, ngày……tháng…….năm……………………………..
Tại:………………………………………………………………………………………….
- Chúng tôi gồm:
1. Họ tên:…………………cấp bậc:……………chức vụ:……………………………….
Đơn vị:……………………………………………………………………………………...
2. Họ tên:…………………cấp bậc:……………chức vụ:………………………………
Đơn vị:……………………………………………………………………………………..
Tiến hành lập biên bản thu giữ thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật đối với:
- Ông/bà (hoặc tổ chức):…………………………………………………………………
+ Nơi cư trú (hoặc địa chỉ tổ chức vi phạm):……………………………………………
+ Nghề nghiệp (hoặc lĩnh vực hoạt động):………………………………………………
- Có sự chứng kiến của ông (bà):…………………………………………………………
+ Nơi cư trú (hoặc nơi công tác):…………………………………………......................
- Thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật bị thu giữ bao gồm (4):
STT | Tên thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật | Số lượng | Đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, số đăng ký (nếu có), xuất xứ, tình trạng | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngoài thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật nêu trên, chúng tôi không thu giữ thêm thứ gì khác. Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau, 01 bản được giao cho cá nhân, hoặc tổ chức cung cấp.
Biên bản lập xong hồi……..giờ…….phút cùng ngày, đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe công nhận đúng và cùng ký tên dưới đây./.
Ông/bà hoặc đại diện tổ chức cung (Ký, ghi rõ họ tên) | Người lập biên bản (Ký, ghi rõ họ tên) |
Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
----------------------------------
(1) Tên cơ quan Công an cấp trên; (2) Tên đơn vị Công an lập Biên bản; (3) Ghi rõ tên gọi của Quyết định; (4) Trường hợp yêu cầu cung cấp nhiều thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật thì phải lập bảng thống kê riêng kèm theo Biên bản này.
| Ban hành kèm theo TT số 56/2012/TT-BCA ngày 18/9/2012 của Bộ trưởng BCA |
…………………………… (1) ĐOÀN KIỂM TRA Theo Quyết định số…./….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
…..(2)......,ngày........ tháng........ năm........ |
Việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
Thực hiện Quyết định số…..../……..ngày….tháng….năm……. của…………………
về kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Hôm nay, hồi….giờ….ngày….tháng…..năm…., Đoàn kiểm tra của………..………..
đã tiến hành kiểm tra đối với (3):…………………………………………………………
I. Thành phần đoàn kiểm tra
1. Ông (bà)………................……chức vụ ………………………. Trưởng đoàn
2. Ông (bà)…………………........chức vụ ……………………….. Phó Trưởng đoàn
3. Ông (bà)…………………........chức vụ ……………………….. Thành viên
4. Ông (bà)…………………....... chức vụ ………………………... Thư ký
- Đại diện đơn vị lấy mẫu và phân tích mẫu môi trường
1. Ông (bà)…………………............ chức vụ ………………………..............................
2. Ông (bà)…………………............ chức vụ ………………………..............................
II. Đại diện cơ sở được kiểm tra
1. Ông (bà)…………………..............chức vụ ……………………….............................
2. Ông (bà)…………………............. chức vụ ……………………….............................
III. Nội dung và kết quả kiểm tra
1. Thông tin chung: (4)
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
2. Tình hình chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
IV. Nhận xét và yêu cầu của Đoàn kiểm tra
1. Nhận xét:
....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
2. Yêu cầu:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
V. Ý kiến của cơ sở được kiểm tra
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Biên bản được lập thành ..... bản, giao cho (3)................. bản, Đoàn kiểm tra giữ......bản, kết thúc hồi......giờ cùng ngày, đã đọc lại cho mọi người cùng nghe và nhất trí ký tên./.
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) | TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA (Ký, ghi rõ họ tên) |
|
|
CÁC THÀNH VIÊN ĐOÀN KIỂM TRA (Ký, ghi rõ họ tên) |
------------------------------------
(1) Tên cơ quan chủ quản; (2) Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh;
(3) Tên cơ sở được kiểm tra; (4) Ghi rõ các thông tin liên quan đến cơ sở được kiểm tra.
| Ban hành kèm theo TT số 56/2012/TT-BCA ngày 18/9/2012 của Bộ trưởng BCA |
…………………………… (1) …………………………… (2) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /GUQ | …..(3)......,ngày........ tháng........ năm........ |
(4)…………………..……………………..
Căn cứ khoản…. Điều ..... Thông tư số ........./2012/TT-BCA ngày .....tháng ..... năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Điều 6 của Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08/7/2010 của Chính phủ,
Tôi: …….................................., Cấp bậc: ..................., Chức vụ: .............................
Đơn vị: .....................................................................................................................
Uỷ quyền cho: …………………………………Cấp bậc:………………………………..
Chức vụ:…………...................Đơn vị:…………………………………………………...
Lý do uỷ quyền: (5)
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Nội dung ủy quyền: (6)
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Được thực hiện các thẩm quyền của (7)………………………………………..quy định tại Thông tư số ........./2012/TT-BCA ngày .....tháng ..... năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Điều 6 của Nghị định số 72/2010/NĐ-CP.
Trong khi tiến hành các hoạt động theo nội dung uỷ quyền (8) ...................................... phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước (9)...............................và trước pháp luật./.
Người được uỷ quyền (Ký, ghi rõ cấp bậc, họ tên) | Người uỷ quyền (Ký, đóng dấu, ghi rõ cấp bậc, họ tên) |
-----------------------------------
(1) Tên cơ quan chủ quản;
(2) Tên theo con dấu hành chính của đơn vị;
(3) Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh;
(4) Trích yếu nội dung uỷ quyền;
(5) Ghi rõ lý do vắng mặt hoặc các lý do khác;
(6) Ghi rõ nội dung uỷ quyền;
(7) Ghi rõ chức danh người uỷ quyền;
(8, 9) Ghi tên người được uỷ quyền và người uỷ quyền.
- 1Decree No. 72/2010/ND-CP of July 08, 2010, providing for prevention and combat of environmental crimes and other environment-related violations
- 2Law No.52/2005/QH11 on environmental protection, passed by the National Assembly
- 3Law No. 54/2005/QH11 of November 29, 2005, on People’s Public Security Forces
Circular No. 56/2012/TT-BCA of September 18, 2012, detailing the implementation of a number of provisions of article 6 of the Decree No.72/2010/ND-CP dated 08/7/2010 of the Government of prevention and fight against crimes and other violations of law on environment
- Số hiệu: 56/2012/TT-BCA
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/09/2012
- Nơi ban hành: Bộ Công An
- Người ký: Trần Đại Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/11/2012
- Ngày hết hiệu lực: 01/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực