Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2017/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2017 |
Căn cứ Luật hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 92/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về an ninh hàng không;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01 tháng 02 năm 2016 quy định chi tiết về Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam.
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 34 Điều 3 như sau:
“34. Túi nhựa an ninh là túi nhựa chuyên biệt để đựng chất lỏng, các chất đặc sánh, dung dịch xịt mua tại cửa hàng miễn thuế trong khu vực cách ly quốc tế, mua trên chuyến bay quốc tế. Túi trong suốt có quy cách theo Phụ lục XXV kèm theo Thông tư này, nhìn và đọc được một cách dễ dàng phiếu mua hàng mà không cần mở túi.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 như sau:
“ 1. Cục Hàng không Việt Nam
Cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn tại các cảng hàng không, sân bay trên cả nước cho cán bộ, nhân viên của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, xã hội và các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc các đối tượng có nhiệm vụ tại nhiều cảng hàng không.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 như sau:
“2. Cảng vụ hàng không
a) Cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng tại một hoặc nhiều cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý của Cảng vụ cho các đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 6 Điều 16 của Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay sử dụng tại một cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý cho tất cả các đối tượng quy định tại khoản 7, khoản 8 Điều 16 Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.”
4. Sửa đổi khoản 2, 3, 4 Điều 13 như sau:
“2. Hãng hàng không Việt Nam ban hành mẫu thẻ nhận dạng tổ bay, doanh nghiệp chủ quản khu vực hạn chế ban hành mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ; các mẫu này không được giống với mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay và phải được thông báo cho Cảng vụ hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không nơi hãng hàng không khai thác, doanh nghiệp hoạt động để giám sát.
3. Hãng hàng không nước ngoài phải thông báo mẫu thẻ nhận dạng tổ bay cho Cảng vụ hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không nơi hãng hàng không khai thác để giám sát.
4. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn có thời hạn hiệu lực tối đa không quá 02 năm kể từ ngày cấp.”
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 14 như sau:
“3. Thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn phải có các thông tin cơ bản quy định tại các điểm a, b, c, g, h khoản 1 Điều này và số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu hoặc số thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn hoặc số thẻ kiểm soát an ninh nội bộ của người được cấp thẻ.
Thẻ kiểm soát an ninh nội bộ có giá trị sử dụng ngắn hạn phải có các thông tin cơ bản quy định tại các điểm a, b, c, g và h khoản 1 Điều này.”
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
“Điều 16. Đối tượng, điều kiện, phạm vi cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay; thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ phục vụ thi công tại nhà ga, sân bay
1. Đối tượng được xem xét cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn bao gồm:
a) Cán bộ, nhân viên của các hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay có hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Nhân viên của doanh nghiệp giao nhận hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không;
c) Nhân viên của doanh nghiệp thực hiện khảo sát, thi công, sửa chữa, bảo dưỡng công trình, trang bị, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay;
d) Cán bộ, nhân viên của cơ quan nhà nước, cơ quan Trung ương và địa phương của tổ chức chính trị, xã hội;
đ) Người của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam.
2. Cục Hàng không Việt Nam quyết định cấp thẻ cho người của các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài phù hợp với yêu cầu kiểm soát an ninh hàng không tại các khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay.
3. Đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này được cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Không có án tích theo quy định của pháp luật;
b) Được cơ quan, tổ chức chủ quản giao nhiệm vụ làm việc thường xuyên tại khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay trong thời gian trên 06 tháng liên tục.
4. Việc cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn cho đối tượng tại điểm c khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Người đề nghị cấp thẻ không có án tích theo quy định của pháp luật; được cơ quan, tổ chức chủ quản giao nhiệm vụ làm việc thường xuyên tại khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay trong thời gian không dưới 01 tháng liên tục;
b) Không có hoạt động hàng không dân dụng tại khu vực khảo sát, thi công, sửa chữa, bảo dưỡng;
c) Ranh giới khu vực thi công có hàng rào ngăn cách, bảo đảm cách biệt giữa khu vực thi công với các khu vực hạn chế khác và không làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay; bảo đảm người, phương tiện trong khu vực thi công không thể xâm nhập vào khu vực hạn chế khác;
d) Có lối ra, vào riêng từ khu vực công cộng đến khu vực thi công và phải có cổng, cửa, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thực hiện kiểm tra an ninh đối với người, phương tiện, đồ vật ra vào. Trường hợp không có lối đi riêng mà phải đi qua khu vực hạn chế khác, phải có nhân viên kiểm soát an ninh hàng không áp tải người, phương tiện khi qua khu vực hạn chế;
đ) Có phương án bảo đảm an ninh khu vực thi công được Cảng vụ hàng không thẩm định, chấp thuận. Phương án bảo đảm an ninh khu vực thi công được quy định trong Chương trình an ninh cảng hàng không.
5. Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn với điều kiện không có án tích theo quy định của pháp luật và đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
a) Có trụ sở cơ quan hoặc phòng làm việc, quầy làm việc, nơi đặt thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ tại cảng hàng không, sân bay;
b) Được cơ quan, tổ chức chủ quản giao nhiệm vụ làm việc thường xuyên tại khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay trong thời gian trên 03 tháng liên tục;
c) Phục vụ trực tiếp nhiệm vụ an ninh quốc phòng liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng hoặc vận chuyển hành khách bằng đường hàng không;
d) Phục vụ chuyên cơ theo quy định của pháp luật về chuyên cơ;
đ) Thực hiện nhiệm vụ chuyên trách đón, tiễn các đoàn khách quốc tế của các cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, xã hội, cơ quan cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Thường xuyên, chuyên trách đưa, đón các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng và các chức vụ tương đương trở lên; Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Thứ trưởng Bộ Công an; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó tổng tham mưu trưởng, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; người điều khiển phương tiện quy định tại điểm b và c khoản 7 Điều này.
6. Người có nhiệm vụ, công việc đột xuất tại khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay được xem xét cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn. Người được cấp thẻ có giá trị sử dụng ngắn hạn phải được hộ tống khi vào, hoạt động trong khu vực cách ly; phải được hướng dẫn, giám sát khi vào, hoạt động trong khu vực hạn chế khác. Người hướng dẫn, giám sát phải thường xuyên quan sát hoạt động của người được hướng dẫn, giám sát; người hướng dẫn, giám sát, hộ tống phải có thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không có giá trị sử dụng dài hạn phù hợp và thuộc một trong các đối tượng dưới đây:
a) Người thường xuyên làm việc tại khu vực hạn chế của cơ quan đề nghị cấp thẻ ngắn hạn;
b) Người của cơ quan chủ quản khu vực hạn chế;
c) Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, cảng vụ hàng không.
7. Phương tiện được cấp giấy phép có giá trị sử dụng dài hạn bao gồm:
a) Phương tiện hoạt động thường xuyên tại khu vực hạn chế của sân bay;
b) Phương tiện thuộc quản lý của cơ quan Đảng, Nhà nước có nhiệm vụ phục vụ chuyên cơ;
c) Phương tiện thuộc quản lý của cơ quan Đảng, Nhà nước và chuyên phục vụ các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng và các chức vụ tương đương trở lên; Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Thứ trưởng Bộ Công an; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng tham mưu trưởng, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
8. Phương tiện được cấp giấy phép có giá trị sử dụng ngắn hạn gồm:
a) Phương tiện sử dụng để đưa đón khách quốc tế từ cấp Bộ trưởng trở lên;
b) Phương tiện có nhiệm vụ đột xuất để: phục vụ chuyến bay chuyên cơ, thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; phục vụ hoạt động của cảng hàng không, sân bay tại khu vực hạn chế;
c) Các trường hợp đặc biệt do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm.
9. Phương tiện vào, hoạt động trong khu vực hạn chế của sân bay phải có nhân viên kiểm soát an ninh hàng không hoặc nhân viên có giấy phép khai thác phương tiện mặt đất hướng dẫn hoặc phương tiện của người khai thác cảng hàng không, sân bay dẫn đường trong các trường hợp sau:
a) Phương tiện được cấp giấy phép có giá trị sử dụng dài hạn nhưng người điều khiển phương tiện chỉ được cấp thẻ kiểm soát an ninh có giá trị sử dụng ngắn hạn;
b) Phương tiện được cấp giấy phép có giá trị sử dụng ngắn hạn;
c) Phương tiện hoạt động không thường xuyên trong khu bay.
10. Phạm vi cấp thẻ, giấy phép cụ thể như sau:
a) Người làm việc tại mỗi cảng hàng không, sân bay chỉ được cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn vào đúng cảng hàng không, sân bay nơi mình làm việc;
b) Người làm nhiệm vụ tại nhiều cảng hàng không được cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn vào các cảng hàng không, sân bay có nhiệm vụ; người có nhiệm vụ tại khu vực hạn chế nào chỉ được cấp thẻ vào khu vực hạn chế đó; người có nhiệm vụ trong khu vực hạn chế thời gian nào chỉ được cấp thẻ có giá trị sử dụng trong thời gian đó;
c) Đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này chỉ được cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn vào cảng hàng không quốc tế;
d) Thẻ có giá trị sử dụng ngắn hạn, giấy phép có giá trị sử dụng dài hạn, ngắn hạn chỉ có giá trị sử dụng tại một cảng hàng không, sân bay.
11. Trong trường hợp áp dụng biện pháp an ninh tăng cường, khẩn nguy sân bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay quyết định việc hạn chế người, phương tiện đã được cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh vào các khu vực hạn chế và báo cáo ngay Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không liên quan.”
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:
“Điều 17. Kiểm tra án tích
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người xin cấp thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng dài hạn chịu trách nhiệm kiểm tra án tích của người xin cấp thẻ tại cơ quan tư pháp trước khi làm thủ tục xin cấp thẻ đối với người được cơ quan, đơn vị đề nghị xin cấp thẻ lần đầu.”
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:
“Điều 19. Thủ tục cấp mới thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của Cục Hàng không Việt Nam
1. Cơ quan đề nghị cấp thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này;
b) Đối với các doanh nghiệp phải có bản sao chứng thực của tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân, chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp, trừ trường hợp là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không, phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay;
c) Danh sách trích ngang theo mẫu tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này;
d) Tờ khai cá nhân của người đề nghị cấp thẻ theo mẫu quy định tại Phụ lục VII kèm theo Thông tư này có dán ảnh màu 04 cen-ti-mét x 06 cen-ti-mét, đóng dấu giáp lai (ảnh chụp trên phông nền màu trắng, không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ);
đ) 01 ảnh màu 04 cen-ti-mét x 06 cen-ti-mét, ảnh chụp trên phông nền màu trắng, không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ.
2. Cục Hàng không Việt Nam thẩm định, cấp hoặc không cấp thẻ như sau:
a) Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp thẻ phù hợp quy định, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc cấp thẻ;
b) Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp thẻ không phù hợp quy định, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có nội dung cần làm rõ, Cục Hàng không Việt Nam có công văn đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc đề nghị trực tiếp đến làm việc để làm rõ.”
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:
“Điều 20. Thủ tục cấp lại thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của Cục Hàng không Việt Nam
1. Cơ quan đề nghị cấp lại thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam, hồ sơ cụ thể như sau:
a) Trường hợp cấp lại do ban hành mẫu thẻ mới, thẻ hết thời hạn sử dụng, hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 19 Thông tư này;
b) Trường hợp cấp lại do thẻ còn thời hạn sử dụng nhưng bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật, hồ sơ theo quy định tại các điểm a, d khoản 1 Điều 19 Thông tư này và nộp lại thẻ bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật;
c) Trường hợp cấp lại do bị mất thẻ, hồ sơ theo quy định tại các điểm a, d khoản 1 Điều 21 Thông tư này và văn bản xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị;
d) Trường hợp cấp lại do bị thu giữ thẻ, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 19 của Thông tư này kèm theo văn bản nêu kết quả xử lý vi phạm, kỷ luật của cơ quan quản lý người bị thu thẻ;
đ) Trường hợp cấp lại do thay đổi vị trí công tác khác cơ quan, đơn vị, hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này; trường hợp thay đổi vị trí công tác trong cùng cơ quan, đơn vị, hồ sơ gồm công văn đề nghị theo mẫu tại Phụ lục V và danh sách trích ngang theo mẫu tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này.
2. Cục Hàng không Việt Nam thẩm định, cấp hoặc không cấp thẻ như sau:
a) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp thẻ phù hợp quy định, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc cấp thẻ;
b) Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp thẻ không phù hợp quy định, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có nội dung cần làm rõ, Cục Hàng không Việt Nam có công văn đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc yêu cầu cơ quan đề nghị cấp lại trực tiếp đến làm việc để làm rõ.”
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:
“Điều 21. Thủ tục cấp mới thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của Cảng vụ hàng không
1. Cơ quan đề nghị cấp thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này;
b) Đối với các doanh nghiệp phải có bản sao chứng thực của tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân, chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp, trừ trường hợp là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không, phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay;
c) Danh sách trích ngang theo mẫu tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này;
d) Tờ khai cá nhân của người đề nghị cấp thẻ (trừ lực lượng Công an, Hải quan trực tiếp làm việc tại cảng hàng không và Cảng vụ hàng không) theo mẫu quy định tại Phụ lục VII kèm theo Thông tư này có dán ảnh màu 04 cen-ti-mét x 06 cen-ti-mét, đóng dấu giáp lai (ảnh chụp trên phông nền màu trắng, không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ);
đ) 01 ảnh màu 04 cen-ti-mét x 06 cen-ti-mét, ảnh chụp trên phông nền màu trắng, không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ.
2. Cảng vụ hàng không thẩm định, cấp hoặc không cấp thẻ như sau:
a) Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp thẻ phù hợp quy định, Cảng vụ hàng không thực hiện việc cấp thẻ;
b) Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp thẻ không phù hợp quy định, Cảng vụ hàng không có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có nội dung cần làm rõ, Cảng vụ hàng không có công văn đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc đề nghị trực tiếp đến làm việc để làm rõ.”
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Thủ tục cấp lại thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn Cảng vụ hàng không
1. Cơ quan đề nghị cấp lại thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không, cụ thể như sau:
a) Trường hợp cấp lại do ban hành mẫu thẻ mới, thẻ hết thời hạn sử dụng, hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 21 Thông tư này;
b) Trường hợp cấp lại do thẻ còn thời hạn sử dụng nhưng bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật, hồ sơ theo quy định tại các điểm a, d khoản 1 Điều 21 của Thông tư này và nộp lại thẻ bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật;
c) Trường hợp cấp lại do bị mất thẻ, hồ sơ theo quy định tại các điểm a, d khoản 1 Điều 21 Thông tư này và văn bản xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị về nguyên nhân mất;
d) Trường hợp cấp lại do bị thu giữ thẻ, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 21 Thông tư này kèm theo văn bản nêu kết quả xử lý vi phạm, kỷ luật của cơ quan quản lý người bị thu thẻ;
đ) Trường hợp cấp lại do thay đổi vị trí công tác khác cơ quan, đơn vị, hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư này; trường hợp thay đổi vị trí công tác trong cùng cơ quan, đơn vị, hồ sơ gồm công văn đề nghị theo mẫu tại Phụ lục V và danh sách trích ngang theo mẫu tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này.
2. Cảng vụ hàng không thẩm định, cấp hoặc không cấp thẻ như sau:
a) Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp thẻ phù hợp quy định, Cảng vụ hàng không thực hiện việc cấp thẻ;
b) Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp thẻ không phù hợp quy định, Cảng vụ hàng không có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc có nội dung cần làm rõ, Cảng vụ hàng không có công văn đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc yêu cầu cơ quan đề nghị cấp thẻ trực tiếp đến làm việc để làm rõ.”
12. Bổ sung khoản 3 Điều 23 như sau:
“3. Cảng vụ hàng không phải thực hiện sao lưu các giấy tờ của cơ quan đề nghị cấp thẻ xuất trình theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 26 như sau:
“Điều 26. Thủ tục cấp mới giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay
1. Cơ quan đề nghị cấp giấy phép cho phương tiện quy định tại khoản 7 Điều 16 nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức quản lý phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này (trừ trường hợp người khai thác cảng hàng không, sân bay cấp giấy phép cho phương tiện của mình);
b) Danh sách phương tiện đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.
2. Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay thẩm định, cấp hoặc không cấp giấy phép như sau:
a) Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp giấy phép phù hợp quy định, cơ quan cấp giấy phép thực hiện việc cấp giấy phép;
b) Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp giấy phép không phù hợp quy định, cơ quan cấp giấy phép có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc có nội dung cần làm rõ, cơ quan cấp giấy phép có công văn đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc yêu cầu cơ quan đề nghị cấp giấy phép trực tiếp đến làm việc để làm rõ.
3. Sau 05 ngày làm việc kể từ khi cấp, người khai thác cảng hàng không, sân bay được ủy quyền phải gửi danh sách phương tiện được cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này cho Cảng vụ hàng không liên quan.”
14. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau:
“Điều 27. Thủ tục cấp lại giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay
1. Cơ quan đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, bao gồm:
a) Cấp lại do ban hành mẫu giấy phép mới, giấy phép hết thời hạn sử dụng, hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Thông tư này;
b) Cấp lại do giấy phép còn thời hạn sử dụng nhưng bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 26 Thông tư này; cơ quan đề nghị cấp thẻ phải nộp lại giấy phép bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật;
c) Cấp lại do bị mất giấy phép, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 26 Thông tư này; cơ quan đề nghị cấp thẻ phải có văn bản xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị về thời gian, địa điểm, nguyên nhân mất giấy phép.
2. Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay thẩm định, cấp, hoặc không cấp thẻ như sau:
a) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp thẻ phù hợp quy định, cơ quan cấp thẻ thực hiện việc cấp thẻ;
b) Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp thẻ không phù hợp quy định, cơ quan cấp thẻ có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc có nội dung cần làm rõ, cơ quan cấp thẻ có công văn đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc yêu cầu cơ quan đề nghị cấp thẻ trực tiếp đến làm việc để làm rõ.
3. Sau 05 ngày làm việc kể từ khi cấp, người khai thác cảng hàng không, sân bay phải gửi danh sách phương tiện được cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này cho Cảng vụ hàng không liên quan.”
15. Sửa đổi điểm n, o khoản 1 Điều 34 như sau:
“n) Khu vực từ điểm soi chiếu hành lý ký gửi vào bên trong nhà ga;
o) Khu vực từ điểm soi chiếu hàng hóa, bưu gửi để vận chuyển bằng tàu bay vào bên trong nhà ga, nhà kho.”
16. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 34 như sau:
“5. Thiết lập các khu vực hạn chế và áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát an ninh hàng không cho từng khu vực hạn chế phải phù hợp với mục đích bảo đảm an ninh hàng không và không gây cản trở cho người, phương tiện ra, vào, hoạt động bình thường tại khu vực hạn chế. Cơ quan, đơn vị thiết lập khu vực hạn chế phải có biển cảnh báo “KHU VỰC HẠN CHẾ” đặt ở các vị trí thích hợp, dễ quan sát, tiếp giáp giữa khu vực hạn chế và khu vực công cộng.”
17. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 35 như sau:
“4. Người, phương tiện sử dụng thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn khi hoạt động trong khu vực hạn chế phải tuân thủ quy định tại khoản 6, khoản 9 Điều 16 Thông tư này.”.
18. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 39 như sau:
“2. Người, phương tiện, đồ vật đưa vào khu vực hạn chế ngoại trừ đối tượng quy định tại khoản 10 Điều này phải được kiểm tra an ninh hàng không các nội dung sau:
a) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;
b) Người và đồ vật mang theo;
c) Phương tiện và đồ vật trên phương tiện đó;
d) Vật phẩm nguy hiểm.”
20. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 39 như sau:
“8. Quy định về việc kiểm soát đồ vật mang vào, ra khu vực hạn chế:
a) Tại điểm kiểm tra an ninh hàng không phải lưu giữ tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI kèm theo Thông tư này. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không kiểm tra đồ vật mang vào, ra khu vực hạn chế tại điểm kiểm tra an ninh hàng không và kiểm tra ngẫu nhiên, đột xuất khi có dấu hiệu bất thường;
b) Trường hợp người thường xuyên ra, vào khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay thì cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chủ quản có trách nhiệm cung cấp cho người khai thác cảng hàng không, sân bay danh sách nhân viên và đồ vật mang theo người thường xuyên vào, ra để lực lượng kiểm soát an ninh hàng không đối chiếu, kiểm soát;
c) Trường hợp người ngoài danh sách quy định tại điểm b khoản này hoặc người có trong danh sách quy định tại điểm b khoản này nhưng mang đồ vật không có trong danh sách đăng ký hoặc đồ vật quá số lượng đăng ký khi đi qua điểm kiểm tra an ninh hàng không phải thực hiện kê khai đồ vật mang vào, ra theo mẫu tại Phụ lục XXVI kèm theo Thông tư này và vào, ra cùng một cửa. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không tại điểm kiểm tra an ninh hàng không phải thu tờ khai, đối chiếu với các đồ vật mang vào, ra và ghi nhận sự thay đổi về số lượng nếu có sử dụng trong khu vực hạn chế;
d) Người khai thác cảng hàng không, sân bay quy định cụ thể danh mục và quy trình đăng ký, kiểm soát đồ vật vào, ra khu vực hạn chế cảng hàng không;
đ) Sổ sách, tài liệu về việc kiểm soát đồ vật mang vào, ra khu vực hạn chế phải được quản lý và lưu giữ theo quy định về lưu trữ.”
21. Bổ sung khoản 10, 11 Điều 39 như sau:
“10. Lực lượng Công an cửa khẩu đang làm nhiệm vụ tại cảng hàng không, sân bay khi đi qua điểm kiểm tra an ninh hàng không không phải cởi áo khoác, mũ, giầy, dép, thắt lưng; người, tài liệu, phương tiện nghiệp vụ khi đi qua cổng từ không phải thực hiện kiểm tra trực quan. Nội dung kiểm tra gồm:
a) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;
b) Đồ vật mang theo, trừ quân phục, tài liệu, phương tiện nghiệp vụ;
c) Phương tiện di chuyển và đồ vật trên phương tiện đó;
d) Vật phẩm nguy hiểm.
11. Cục An ninh cửa khẩu, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm bảo đảm sỹ quan, chiến sỹ trực thuộc không mang theo vật phẩm nguy hiểm trái quy định vào khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không không đồng ý để sỹ quan, chiến sỹ Công an cửa khẩu vào khu vực hạn chế trong trường hợp sỹ quan, chiến sỹ Công an có biểu hiện bất thường, đồng thời thông báo ngay cho lãnh đạo đơn vị Công an cửa khẩu tại cảng hàng không, sân bay; nhân viên an ninh hàng không đồng ý để sỹ quan, chiến sỹ Công an có biểu hiện bất thường vào khu vực hạn chế khi có ý kiến chấp thuận của lãnh đạo đơn vị Công an cửa khẩu.”
22. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 40 như sau:
“1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không và các cơ quan công an, giao thông phân luồng, tuyến và lắp đặt các loại biển báo, biển chỉ dẫn tại các trục đường giao thông công cộng nội cảng, bãi đỗ xe, khu vực đón tiễn dành cho hành khách và các khu vực công cộng khác thuộc trách nhiệm quản lý, khai thác của người khai thác cảng hàng không, sân bay.”
23. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 41 như sau:
“3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan tại cảng hàng không phối hợp phân luồng, tuyến, các khu vực hoạt động đón, tiễn của hành khách, khu vực cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại khu vực công cộng cảng hàng không; thiết lập các chốt kiểm soát an ninh hàng không, tổ chức tuần tra, kiểm soát an ninh hàng không ở khu vực công cộng để bảo đảm trật tự, hạn chế, điều tiết số lượng người, phương tiện vào, hoạt động tại khu vực sân đỗ ô tô, luồng giao thông nội cảng, khu vực làm thủ tục hàng không và các khu vực công cộng khác tại cảng hàng không, sân bay. Trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, đơn vị được quy định trong Chương trình an ninh hàng không cảng hàng không.”
24. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 43 như sau:
“1. Hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận, tủ, túi đựng suất ăn, thùng, túi đựng đồ vật phục vụ trên tàu bay, trừ đồ vật phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 56 của Thông tư này, sau khi được kiểm tra an ninh hàng không phải được niêm phong an ninh; phương tiện tra nạp nhiên liệu cho tàu bay sau khi tiếp nhận nhiên liệu để nạp cho tàu bay phải niêm phong an ninh các cửa nạp, cửa xả; tàu bay không khai thác phải niêm phong an ninh các cửa của tàu bay.”
25. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 53 như sau:
“1. Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi phải bố trí đủ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ sau:
a) Kiểm tra giấy tờ (tờ khai người gửi hàng, hoàn thành thủ tục hải quan đối với hàng gửi của chuyến bay quốc tế), ghi tài liệu về từng lô hàng được kiểm tra; kiểm tra trực quan, lục soát an ninh hàng không;
b) Giám sát màn hình máy soi tia X; nhiệm vụ này được thực hiện liên tục không quá 30 phút và chỉ quay trở lại thực hiện tối thiểu là 30 phút sau đó; kiểm tra bằng dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ;
c) Niêm phong an ninh hàng không;
d) Kíp trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và giám sát toàn bộ công việc tại điểm kiểm tra an ninh hàng không.”
26. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 53 như sau:
“6. Hàng hóa, bưu gửi trung chuyển phải được soi chiếu, giám sát an ninh hàng không như hàng hóa, bưu gửi xuất phát, trừ trường hợp hàng hóa, bưu gửi trung chuyển chưa ra khỏi khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay hoặc có sự hộ tống, giám sát liên tục của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không.”
27. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 62 như sau:
“3. Trường hợp tàu bay đang bay, người chỉ huy tàu bay phải áp dụng biện pháp xử lý thích hợp theo thẩm quyền; quyết định cho tàu bay hạ cánh nếu xét thấy cần thiết vì lý do bảo đảm an toàn, an ninh cho chuyến bay; thông báo vụ việc cho hãng hàng không hoặc nhà chức trách hàng không (nếu không có đại diện hãng hàng không) nơi hạ cánh tùy theo tính chất, mức độ vụ việc, người chỉ huy tàu bay tổ chức lập biên bản vi phạm hành chính hoặc tường trình, báo cáo vụ việc theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, hoặc lập biên bản theo quy định của nước sở tại, bàn giao vụ việc cho nhà chức trách hàng không nơi hạ cánh.”
28. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 62 như sau:
“5. Cảng vụ hàng không liên quan nhận được thông báo phải đến ngay nơi xử lý vụ việc để trực tiếp đánh giá và quyết định việc xử lý theo thẩm quyền; giám sát toàn bộ quá trình xử lý vụ việc, kể cả trên tàu bay; chủ trì phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không đánh giá vụ việc, quyết định áp dụng các biện pháp an ninh cần thiết; yêu cầu chuyển giao hồ sơ vụ việc; đình chỉ hoặc cho phép tiếp tục thực hiện chuyến bay; lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp vượt quá thẩm quyền, chuyển vụ việc cho cơ quan chức năng có đủ thẩm quyền xử lý.”
30. Sửa đổi, bổ sung Điều 73 như sau:
“Điều 73. Thủ tục, trình tự tiếp nhận, quản lý, vận chuyển, bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ
1. Người mang vũ khí, công cụ hỗ trợ trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, phải làm thủ tục đi tàu bay tại quầy thủ tục như sau:
a) Xuất trình vũ khí, công cụ hỗ trợ và các loại giấy phép liên quan cho nhân viên hàng không kiểm tra khi làm thủ tục đi tàu bay;
b) Trường hợp mang súng theo người lên tàu bay, phải hoàn thành tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XV kèm theo Thông tư này. Trường hợp ký gửi súng, đạn, phải hoàn thành tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI kèm theo Thông tư này.
2. Nhân viên làm thủ tục của hãng hàng không thông báo cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không để kiểm tra các loại giấy phép liên quan đến vũ khí, công cụ hỗ trợ. Trường hợp là súng, đạn, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không kiểm tra nội dung khai báo và ký xác nhận vào tờ khai.
3. Trường hợp hành khách là sỹ quan, chiến sỹ cảnh vệ đi cùng đối tượng cảnh vệ, phải hoàn thành tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XV kèm theo Thông tư này và đưa tờ khai cho nhân viên thủ tục hàng không của chuyến bay trước khi lên tàu bay và chịu trách nhiệm về sự an toàn của súng, đạn, công cụ hỗ trợ mang theo.
4. Quy trình tiếp nhận, vận chuyển vũ khí, công cụ hỗ trợ:
a) Người có súng phải tháo rời hộp tiếp đạn khỏi súng; tháo rời hoặc ngắt nguồn điện của công cụ hỗ trợ; bảo đảm chắc chắn vũ khí, công cụ hỗ trợ trong trạng thái an toàn;
b) Đạn phải được đóng gói và chất xếp theo đúng quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm. Đại diện hãng hàng không ký xác nhận vào tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI kèm theo Thông tư này;
c) Nhân viên phục vụ mặt đất vận chuyển súng, đạn từ điểm làm thủ tục lên tàu bay phải có nhân viên an ninh hàng không giám sát, hộ tống;
d) Vũ khí, công cụ hỗ trợ phải để ở noi hành khách không thể tiếp cận được trong suốt chuyến bay.
5. Người chỉ huy tàu bay phải được thông báo về số lượng súng, đạn được vận chuyển trên chuyến bay.
6. Tại cảng hàng không, sân bay đến, quy trình bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ như sau:
a) Hãng hàng không phải điện thông báo bằng hình thức thích hợp cho đại diện của hãng tại cảng hàng không, sân bay đến để tiếp nhận, giám sát và thông báo các thông tin liên quan đến chuyến bay có vận chuyển ký gửi vũ khí, công cụ hỗ trợ (như số hiệu chuyến bay, thời gian hạ cánh, vị trí hạ cánh) cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không;
b) Nhân viên phục vụ mặt đất có trách nhiệm vận chuyển vũ khí, công cụ hỗ trợ từ tàu bay vào khu vực trả hành lý; đối chiếu giấy tờ về nhân thân, thẻ lên tàu bay với thẻ hành lý ký gửi; bàn giao vũ khí, đạn, công cụ hỗ trợ cho hành khách tại nơi trả hành lý ký gửi;
c) Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có trách nhiệm giám sát quá trình vận chuyển, bàn giao, đăng ký vào sổ và giám sát việc hành khách mang vũ khí, công cụ hỗ trợ ra khỏi khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay.
7. Quy trình, thủ tục tiếp nhận, quản lý, vận chuyển, bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ phải được quy định chi tiết trong Chương trình an ninh hàng không dân dụng của hãng hàng không và người khai thác cảng hàng không, sân bay.”
31. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 85 như sau:
“3. Đối với tàu bay đang khai thác, tàu bay đang bay quy trình xử lý vi phạm thực hiện theo khoản 2, 3, 4, 5 Điều 62 Thông tư này. Nhân viên an ninh trên không hoạt động bí mật, không tham gia xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không.”
32. Sửa đổi, bổ sung Điều 94 như sau:
“Điều 94. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng và tiêu chuẩn nhân viên kiểm soát an ninh hàng không
1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không là lực lượng chuyên trách bảo đảm an ninh hàng không thực hiện chức năng tham mưu, quản lý, giám sát và trực tiếp thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không, phòng ngừa, đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp và vụ việc vi phạm an ninh hàng không theo quy định.
2. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bao gồm cán bộ, nhân viên của các tổ chức an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay; hãng hàng không Việt Nam; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung được quy định tại các khoản 3 Điều 93 Thông tư này.
3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay và các khu vực hạn chế của cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay.
4. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải được đào tạo huấn luyện nghiệp vụ phù hợp với chức danh, nhiệm vụ công việc được giao theo quy định về đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
5. Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên kiểm soát an ninh hàng không:
a) Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có lý lịch rõ ràng, đủ sức khỏe, tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;
b) Không có tiền án, tiền sự theo quy định của pháp luật; không nghiện ma túy (sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng).”
33. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 96 như sau:
“2. Giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không có hiệu lực là 07 năm. Thời hạn hiệu lực của năng định nhân viên soi chiếu là 12 tháng; nhân viên cơ động, nhân viên kiểm soát là 24 tháng. Trường hợp không làm công việc được năng định trong thời gian trên 06 tháng liên tục, năng định được cấp sẽ mất hiệu lực, khi trở lại làm việc phải qua kỳ thi cấp năng định lại.”
34. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 100 như sau:
“b) Hệ thống máy soi tia X phải có bộ mẫu thử phù hợp tính năng kỹ thuật của máy soi; cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, thiết bị phát hiện chất nổ phải có bộ mẫu thử của nhà sản xuất hoặc đơn vị vận hành, khai thác;”
35. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 101 như sau:
“2. Dữ liệu hình ảnh từ máy soi tia X, ca-me-ra giám sát an ninh phải được lưu giữ tối thiểu 45 ngày.”
36. Bổ sung Điều 107a như sau:
“Điều 107a. Công tác báo cáo, thống kê an ninh hàng không
1. Cục Hàng không Việt Nam thiết lập, hướng dẫn hệ thống báo cáo, thống kê về công tác bảo đảm an ninh hàng không đối với các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không.
2. Các tổ chức sau đây có trách nhiệm báo cáo về Cục Hàng không Việt Nam:
a) Cảng vụ hàng không;
b) Các hãng hàng không;
c) Người khai thác cảng hàng không, sân bay;
d) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; sửa chữa bảo dưỡng tàu bay, thiết bị tàu bay;
đ) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
3. Khi xảy ra các vụ việc vi phạm an ninh hàng không nghiêm trọng, nhạy cảm, tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an ninh, an toàn hàng không hoặc có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội các tổ chức quy định tại điểm a, b, d khoản 2 Điều này phải báo cáo về Cục Hàng không Việt Nam như sau: báo cáo ban đầu ngay khi vụ việc xảy ra bằng điện thoại, fax hoặc các phương tiện thông tin khác và báo cáo bằng văn bản trong vòng 24 giờ theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV kèm theo Thông tư này; các tổ chức quy định tại điểm c, đ khoản 2 Điều này báo cáo theo yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam.
4. Đối với vụ việc khẩn nguy, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp, đơn vị thực hiện báo cáo như quy định tại Điều 90 Thông tư này.
5. Việc báo cáo được thực hiện thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu an ninh hàng không, qua điện thoại, fax hoặc bằng đường bưu điện.”
37. Sửa đổi, bổ sung khoản 12 Điều 113 như sau:
“12. Cấp, quản lý thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay theo quy định. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến công tác bảo đảm an ninh hàng không cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu.”
38. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 114 như sau:
“6. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát, thử nghiệm, khảo sát, điều tra an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không theo quy định của pháp luật và Thông tư này. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến công tác bảo đảm an ninh hàng không cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu.”
39. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 115 như sau:
“3. Phối hợp với Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không và những vi phạm khác liên quan đến tàu bay trong thời gian tàu bay đang khai thác, không khai thác. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến công tác bảo đảm an ninh hàng không theo yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không quản lý cảng hàng không liên quan đến hoạt động của hãng hàng không, người khai thác tàu bay.”
40. Bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 116 như sau:
“đ) Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có chứa chất lỏng, chất đặc sánh, dung dịch xịt, hãng hàng không phải cung cấp túi nhựa an ninh để đựng chất lỏng, chất đặc sánh, dung dịch xịt (kèm theo phiếu mua hàng) khi bán cho hành khách tại các cửa hàng trong khu vực cách ly quốc tế, trên chuyến bay quốc tế. Phiếu mua hàng có ghi các nội dung: ngày bán hàng (ngày/tháng/năm); mã quốc tế nơi bán (quốc gia, cảng hàng không, hãng hàng không); số chuyến bay; tên hành khách (nếu có); số lượng và danh sách hàng trong túi.”
41. Sửa đổi, bổ sung điểm 3.2.1 mục 3 Phụ lục số XI như sau:
“3.2.1. Phần thân là tường xây, đối với trụ bê tông rộng tối thiểu 20 cen-ti-mét, hàng rào cao tối thiểu 2,15 mét. Phần ngọn cao tối thiểu 0,30 mét là dây kẽm gai đơn hoặc các cuộn dây kẽm gai, nghiêng 45 độ hướng ra phía ngoài.”
42. Sửa đổi, bổ sung mục II Phụ lục số XII như sau:
“II. Nội dung ghi trên tem, dây niêm phong an ninh hàng không
1. Tem niêm phong an ninh hàng không
a) Biểu tượng của đơn vị sử dụng tem;
b) Tên đơn vị sử dụng;
c) Ký hiệu kiểm tra an ninh
- Đối với tàu bay: Hàng chữ “AIRCRAFT SECURITY CHECKED” bằng tiếng Anh và “Đã kiểm tra an ninh hàng không tàu bay” bằng tiếng Việt;
- Đối với hàng hóa: Hàng chữ “SECURITY CHECKED” bằng tiếng Anh và “Đã kiểm tra an ninh hàng không” bằng tiếng Việt;
- Đối với suất ăn: Hàng chữ “CATERING SECURITY CHECKED” bằng tiếng Anh và “Đã kiểm tra an ninh hàng không suất ăn” bằng tiếng Việt;
d) Mã số ký hiệu ghi trên tem.
2. Dây niêm phong an ninh hàng không
a) Biểu tượng của đơn vị sử dụng;
b) Tên đơn vị sử dụng;
c) Mã số ký hiệu ghi trên dây niêm phong.”
43. Sửa đổi, bổ sung điểm 6 mục IV Phụ lục số XII như sau:
“6. Cuối mỗi ca trực hoặc giao ca, nhân viên được giao nhiệm vụ niêm phong an ninh ở các vị trí công tác phải mang toàn bộ số tem, dây niêm phong an ninh hàng không còn lại giao cho nhân viên trực ca sau hoặc cấp trên nhận, ký sổ và ghi rõ lý do nộp lại, số lượng phát ra đã sử dụng hết bao nhiêu, còn lại bao nhiêu, số lượng hỏng không sử dụng được, số sê-ri ghi trên tem, dây niêm phong an ninh hàng không đã sử dụng phải trùng khớp với số sê-ri còn lại chưa sử dụng và phải trùng với số lượng ban đầu đã được phát ra.”
44. Bổ sung điểm 7 mục IV Phụ lục số XII như sau:
“7. Các cơ quan, đơn vị sử dụng loại niêm phong an ninh phù hợp với từng đối tượng cần phải niêm phong an ninh.”
45. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 mục I Phụ lục số XIII như sau:
“2. Hành khách từ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình:
a) Đối với hành khách mang quốc tịch nước ngoài: hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy thông hành, thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú do Việt Nam cấp. Trong trường hợp hành khách mất hộ chiếu phải có công hàm của cơ quan ngoại giao, lãnh sự của quốc gia hành khách mang quốc tịch hoặc công văn của sở ngoại vụ, cơ quan công an địa phương nơi mất xác nhận nhân thân và việc mất hộ chiếu của hành khách, có dán ảnh, dấu giáp lai. Công hàm, công văn xác nhận có giá trị sử dụng 30 ngày kể từ ngày xác nhận;
46. Bổ sung điểm c khoản 5 mục I Phụ lục số XIII như sau:
“c) Không chấp nhận giấy tờ tại các khoản 1, 2, 3, 4 Phụ lục này nếu giấy tờ không có ảnh hoặc ảnh không phù hợp quy cách, trừ giấy khai sinh, giấy chứng sinh, giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền chứng minh việc áp giải.”
48. Sửa đổi, bổ sung phần ghi chú Phụ lục số XV như sau:
“Nhân viên mặt đất: đính kèm bản gốc vào thẻ lên tàu, một bản sao vào tài liệu chuyến bay và một bản sao cho hành khách. Trường hợp hành khách là sỹ quan, chiến sỹ cảnh vệ đi cùng đối tượng cảnh vệ ra thẳng tàu bay, nhân viên phục vụ mặt đất đính kèm bản gốc vào thẻ lên tàu bay; nhân viên kiểm soát an ninh hàng không không thực hiện kiểm tra vũ khí, công cụ hỗ trợ, không phải ký xác nhận vào tờ khai.
Tiếp viên: thu lại bản gốc, bí mật thông báo chỗ ngồi của hành khách được mang vũ khí theo người trên chuyến bay cho người chỉ huy tàu bay.”
49. Bổ sung bản tiếng Anh vào Phụ lục số XV như sau:
“Phụ lục XV
TỜ KHAI MANG SÚNG THEO NGƯỜI LÊN TÀU BAY
DECLARATION FOR CARRYING PISTOL ON BOARD AIRCRAFT
(Ban hành kèm theo Thông tư số……/20.../TT-BGTVT ngày .../.../20... của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
(Attached to Circular No. …../20.../TT-BGTVT dated.../.../20...issued by the Minister of Transport)
Họ và tên hành khách: | Số ghế: |
|
(Passenger's full name) | (Seat No.) |
|
Chuyển bay: | Từ: | Đến: |
(Flight No.) | (From) | (To) |
Giấy phép trang bị súng số: | Nơi cấp: |
|
(Pistol License number) | (Issued by) |
|
Giấy phép mang vũ khí theo người số:
(License to carry arms number)
Hành khách thuộc đối tượng được phép mang súng theo người lên tàu bay theo quy định của Chương trình an ninh hàng không Việt Nam là:
(According to provisions of the National civil aviation security Programme of Vietnam, the following passengers are authorized to carry pistol on board the aircraft)
□ Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ của Việt Nam thực hiện nhiệm vụ tiếp cận, bảo vệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khách quốc tế trên các chuyến bay của Việt Nam;
(Officers of the High Command of Guard who are on duty to protect leaders of Communist Party of Vietnam and leaders of the State, international visitors of the State on board Vietnam’s flights)
□ Nhân viên an ninh trên không thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trên chuyến bay.
(In-flight security officers performing inflight security tasks.)
TÔI CAM KẾT THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH CHỜ LÊN TÀU BAY VÀ TRONG SUỐT THỜI GIAN BAY:
BEFORE BOARDING AND DURING THE FLIGHT, I AM COMMITTED:
1. Không để lộ súng cho người khác biết.
Not to disclose the pistol to other people;
2. Không yêu cầu phục vụ đồ uống có cồn trong suốt chuyến bay.
Not to require alcoholic beverages during the flight;
3. Tuân thủ yêu cầu của người chỉ huy tàu bay khi ở trên tàu bay.
To comply with the instructions of the pilot-in-command while on board.
TÔI ĐÃ XUẤT TRÌNH GIẤY TỜ CHỨNG MINH ĐUỢC PHÉP MANG VŨ KHÍ VÀ ĐANG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHO CƠ QUAN CHỨC NĂNG.
I HAVE PRESENTED THE PERMISSION TO CARRY ARMS AND I AM ON DUTY FOR THE ABOVE COMPETENT AUTHORITIES
_________________________
Chữ ký xác nhận của hành khách
Passenger’s signature and full name
NGƯỜI KIỂM TRA:
(PISTOL INSPECTOR)
Tôi tên là:
My name is:
Đơn vị:
Department:
Tôi đã kiểm tra giấy phép sử dụng vũ khí và giấy tờ của Ông (bà): ………………………………….. chứng minh việc được phép mang vũ khí theo người lên tàu bay tuân thủ đúng các quy định của pháp luật
I have checked the Arms License and documents presented by Mr/Mrs: ………………………. to certify that he/she has been authorized to carry arms on board the aircraft in accordance with the applicable laws and regulations.
Ngày tháng năm |
|
___________________
Nhân viên mặt đất: Đính kèm bản gốc vào thẻ lên tàu, một bản sao vào tài liệu chuyến bay và một bản sao cho hành khách. Trường hợp hành khách là sỹ quan, chiến sỹ cảnh vệ đi cùng đối tượng cảnh vệ ra thẳng tàu bay, nhân viên phục vụ mặt đất đính kèm bản gốc vào thẻ lên tàu bay; nhân viên kiểm soát an ninh hàng không không thực hiện kiểm tra vũ khí, công cụ hỗ trợ, không phải ký xác nhận vào tờ khai.
Tiếp viên: Thu lại bản gốc, bí mật thông báo chỗ ngồi của hành khách được mang vũ khí theo người trên chuyến bay cho người chỉ huy tàu bay.”
50. Sửa đổi, bổ sung điểm 1, 2, 3, 4 phần I Phụ lục số XVIII như sau:
“1. Mỗi loại máy soi tia X sử dụng tại mỗi cảng hàng không, sân bay phải có tối thiểu một bộ mẫu thử của nhà sản xuất, chế tạo hoặc nhà cung cấp để kiểm tra máy soi tia X.
2. Bộ mẫu thử bao gồm những mẫu vật chất hữu cơ, vô cơ, các mẫu vật nhằm kiểm tra sự phân giải và xuyên thấu của máy soi tia X.
3. Mỗi ngày 01 lần và khi bị mất điện sử dụng bộ mẫu thử tiến hành kiểm tra 1a (độ phân giải), 1b (độ xuyên thấu hữu ích) trước khi sử dụng máy để soi chiếu hành lý, hàng hóa. Kíp trưởng hoặc nhân viên chịu trách nhiệm kiểm tra và ghi lại kết quả vào sổ theo dõi. Qua kiểm tra nếu đáp ứng được yêu cầu mới sử dụng để soi chiếu, trường hợp không đáp ứng phải yêu cầu bộ phận kỹ thuật xem xét.
4. Mỗi tuần 01 lần sử dụng Bộ mẫu thử tiến hành kiểm tra 1a (độ phân giải), 1b (độ xuyên thấu hữu ích), 2 (phân biệt chất liệu), 3 (độ xuyên thấu đơn), 4 (phân giải không gian), 5 (tạo ảnh kim loại mỏng) để xác định tất cả các tính năng có trên máy soi tia X. Kíp trưởng hoặc nhân viên chịu trách nhiệm kiểm tra và ghi lại kết quả vào Bảng kiểm tra (Log sheet). Qua kiểm tra nếu bị lỗi một số hoặc tất cả các mẫu kiểm tra phải yêu cầu bộ phận kỹ thuật sửa chữa và ghi lại sự cố.”
51. Sửa đổi, bổ sung phần III Phụ lục số XVIII như sau:
“III. Bảng ghi chép kết quả kiểm tra máy soi tia X (Log sheet)
(Kết quả kiểm tra: Đạt yêu cầu đánh dấu √ không đạt yêu cầu đánh dấu X)
Số lần kiểm tra: | Ghi chú |
1 |
|
2 |
|
3 |
|
Chữ ký:
Thời gian kiểm tra: ………giờ …..phút….. ngày….. tháng……. năm……………
Loại máy:
Số máy:
Vị trí của máy:
Điền kết quả kiểm tra vào bảng kiểm tra tương ứng với thông số của mẫu thử đưa ra, tham khảo bảng dưới đây:
Họ và tên người kiểm tra:…………….”
52. Sửa đổi, bổ sung điểm 2 Phụ lục số XX như sau:
“2. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không kiểm tra thiết bị phát hiện kim loại cầm tay và ghi chép lại kết quả vào sổ kiểm tra. Sổ kiểm tra được lưu giữ tối thiểu 01 năm.”
53. Sửa đổi phần ghi “tình trạng sức khỏe” tại mục C, Phụ lục số XXIV như sau:
“- Biểu hiện tình hạng sức khỏe: ………………………”
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2018.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Circular No. 43/2017/TT-BGTVT dated November 16, 2017 on aviation security training
- 2Decree No. 92/2015/ND-CP dated 13 October 2015,
- 3Law No. 61/2014/QH13 dated November 21, 2014, amending and supplementing a number of articles of the Vietnam Civil Aviation Law
- 4Law No.66/2006/QH11 of June 29, 2006 Vietnam civil aviation
Circular No. 45/2017/TT-BGTVT dated November 17, 2017 on amendments 01/2016/TT-BGTVT elaborating the aviation security program and quality control of Vietnam aviation security
- Số hiệu: 45/2017/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/11/2017
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Nguyễn Văn Thể
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra