Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/2018/TT-BCT | Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2018 |
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
Căn cứ Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương.
Thông tư này quy định về các nội dung sau:
1. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu.
3. Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng.
4. Thu hồi và xử lý sau thu hồi đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm tại Việt Nam; cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm tại Việt Nam thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp là cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên (trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản).
2. Chủ cơ sở là người đại diện theo pháp luật của cơ sở (theo Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) hoặc người được thuê, giao điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở.
3. Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước là tổ chức có tư cách pháp nhân được Bộ Công Thương chỉ định thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.
4. Cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng là cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước được Bộ Công Thương chỉ định để thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm khi có tranh chấp về kết quả kiểm nghiệm và phục vụ giải quyết tranh chấp về an toàn thực phẩm.
5. Cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu là cơ quan, đơn vị có đủ điều kiện, năng lực kỹ thuật thực hiện việc xem xét, đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm với các quy định, quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn tương ứng về an toàn thực phẩm được Bộ Công Thương giao hoặc chỉ định.
6. Thu hồi sản phẩm là áp dụng các biện pháp nhằm đưa sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm ra khỏi chuỗi sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu và lưu thông trên thị trường.
7. Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm là các cơ sở kinh doanh thuộc cùng chủ sở hữu, đặt trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
CẤP, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận
1. Trường hợp đề nghị cấp lần đầu
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo Mẫu số 02a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 02b (đối với cơ sở kinh doanh) hoặc cả Mẫu số 02a và Mẫu số 02b (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
d) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
2. Trường hợp đề nghị cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng
Đơn đề nghị theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp đề nghị cấp lại do cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực
a) Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ theo quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp đề nghị cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi chủ cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh
a) Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở).
5. Trường hợp đề nghị cấp lại do thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh
a) Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
c) Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
d) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở (bản sao có xác nhận của cơ sở).
Điều 5. Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận
Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 của Thông tư này có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận như sau:
1. Trường hợp cấp lần đầu
a) Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi thì hồ sơ không còn giá trị.
b) Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở
Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi Biên bản thẩm định về cho cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận.
Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập. Đoàn thẩm định gồm từ 03 đến 05 thành viên, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên làm công tác chuyên môn về thực phẩm hoặc an toàn thực phẩm (có bằng cấp về thực phẩm hoặc an toàn thực phẩm) hoặc quản lý về an toàn thực phẩm (đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở được mời chuyên gia độc lập có chuyên môn phù hợp tham gia). Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở.
c) Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở
Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.
d) Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở
Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm theo Mẫu số 03a, Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm theo Mẫu số 03b hoặc gộp cả hai Mẫu số 03a và Mẫu số 03b đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh thực phẩm theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp, cơ sở được cấp Giấy chứng nhận khi các điều kiện kinh doanh của ít nhất một nhóm sản phẩm được đánh giá “Đạt”. Các nhóm sản phẩm đạt yêu cầu theo quy định sẽ được ghi vào Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và nộp phí thẩm định về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại theo quy định tại điểm c khoản này. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 10 ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục. Sau 60 ngày cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và kết quả thẩm định trước đó với kết luận “Chờ hoàn thiện” không còn giá trị;
Nếu kết quả thẩm định lại “Không đạt” hoặc quá thời hạn khắc phục mà cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận;
Biên bản thẩm định thực tế tại cơ sở được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, Đoàn thẩm định giữ 01 bản và cơ sở giữ 01 bản.
đ) Cấp Giấy chứng nhận
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu số 05a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 05b (đối với cơ sở kinh doanh), Mẫu số 05c (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại. Trường hợp từ chối cấp lại, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực
Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp cơ sở thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi chủ cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại, trường hợp từ chối cấp lại, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Trường hợp cơ sở thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại, trường hợp từ chối cấp lại, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Trường hợp chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm có tăng, giảm về cơ sở kinh doanh, việc điều chỉnh Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này đối với cơ sở được tăng, giảm đó.
7. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc quy định tại khoản 8 và khoản 10 Điều 36 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ thì việc thẩm định điều kiện cơ sở thực hiện theo các quy định đối với ngành, lĩnh vực tương ứng.
Điều 6. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
1. Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với:
a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:
- Rượu: Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
- Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
- Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
- Sữa chế biến: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
- Dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
- Bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
- Bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
b) Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm (trừ chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật); Cơ sở bán buôn thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
c) Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một địa điểm có công suất thiết kế theo quy định tại điểm a khoản này.
d) Cơ sở kinh doanh thực phẩm quy định tại điểm b khoản này và có sản xuất thực phẩm với công suất thiết kế nhỏ hơn quy định tại điểm a khoản này.
đ) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc quy định tại khoản 8 và khoản 10 Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ có quy mô sản xuất sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương theo quy định tại điểm a khoản này.
2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp cấp Giấy chứng nhận hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân công, phân cấp cho cơ quan có thẩm quyền tại địa phương cấp Giấy chứng nhận đối với:
a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế nhỏ hơn các cơ sở quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Cơ sở bán buôn, bán lẻ thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật;
c) Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một địa điểm có công suất thiết kế theo quy định tại điểm a khoản này;
d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc quy định tại khoản 8 và khoản 10 Điều 36 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ có quy mô sản xuất sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương theo quy định tại điểm a khoản này.
3. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận
a) Cơ quan có thẩm quyền cấp 01 Giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Bộ Công Thương cấp 01 Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Cơ quan có thẩm quyền tại địa phương cấp 01 Giấy chứng nhận cho chuỗi siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi theo quy định pháp luật có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Cơ sở kinh doanh bán buôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có thực hiện hoạt động bán lẻ và cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được quyền lựa chọn cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận.
Điều 7. Hiệu lực của Giấy chứng nhận
1. Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại theo quy định tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 4 của Thông tư này, hiệu lực của Giấy chứng nhận cấp lại được tính theo thời hạn của Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.
3. Trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này, Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 năm kể từ ngày cấp lại.
Điều 8. Kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quy định tại Điều 6 của Thông tư này và cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có quyền kiểm tra cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp dưới cấp Giấy chứng nhận.
3. Số lần kiểm tra không quá 01 lần/năm.
Điều 9. Thu hồi Giấy chứng nhận
1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau đây:
a) Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
b) Cho thuê, mượn Giấy chứng nhận;
c) Tự ý sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận;
d) Đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2. Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận
a) Cơ quan cấp Giấy chứng nhận có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có quyền thu hồi Giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp dưới đã cấp.
Điều 10. Cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu
Tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp trên lãnh thổ Việt Nam được đánh giá đáp ứng đủ năng lực về điều kiện hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng nhận hoặc giám định theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sẽ được Bộ Công Thương xem xét giao hoặc chỉ định là Cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Điều 11. Yêu cầu để được chỉ định là cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước
Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước.
Điều 13. Yêu cầu để được chỉ định là cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng
Là cơ sở kiểm nghiệm của nhà nước, có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Điều 14. Hồ sơ đăng ký, trình tự, thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng
Thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư số 40/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
THU HỒI VÀ XỬ LÝ ĐỐI VỚI THỰC PHẨM KHÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN
1. Thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn phải được thu hồi tự nguyện hoặc bắt buộc và được xử lý theo quy định tại Điều 55 Luật An toàn thực phẩm.
2. Cơ quan có thẩm quyền thu hồi bắt buộc:
a) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định;
b) Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có quyền buộc thu hồi theo quy định tại Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Điều 16. Trình tự thu hồi tự nguyện
1. Trong thời gian tối đa 24 giờ, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được thông tin phản ánh về sản phẩm không bảo đảm an toàn nếu xác định sản phẩm thuộc trường hợp phải thu hồi, chủ sản phẩm có trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo bằng điện thoại, email hoặc các hình thức thông báo tương đương khác, sau đó thông báo bằng văn bản tới toàn hệ thống sản xuất, kinh doanh (cơ sở sản xuất, các kênh phân phối, đại lý, cửa hàng) để dừng việc sản xuất, kinh doanh và thực hiện thu hồi sản phẩm;
b) Thông báo bằng văn bản tới các cơ quan thông tin đại chúng cấp tỉnh, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trường hợp việc thu hồi được tiến hành trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trở lên thì phải thông báo bằng văn bản tới các cơ quan thông tin đại chúng cấp Trung ương để thông tin cho người tiêu dùng về sản phẩm phải thu hồi;
c) Thông báo bằng văn bản tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm về việc thu hồi sản phẩm;
d) Khi thông báo bằng văn bản về việc thu hồi sản phẩm, chủ sản phẩm phải nêu rõ: tên, địa chỉ của chủ sản phẩm và nhà sản xuất, tên sản phẩm, quy cách bao gói, số lô sản xuất, ngày sản xuất và hạn dùng, số lượng, lý do thu hồi sản phẩm, danh sách địa điểm tập kết, tiếp nhận sản phẩm bị thu hồi, thời gian thu hồi sản phẩm.
2. Trong thời gian tối đa 03 ngày kể từ khi kết thúc việc thu hồi, chủ sản phẩm có trách nhiệm báo cáo kết quả việc thu hồi sản phẩm tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm theo mẫu quy định tại Mẫu số 06a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và đề xuất hình thức xử lý sau thu hồi.
Điều 17. Trình tự thu hồi bắt buộc
1. Trong thời gian tối đa 24 giờ kể từ thời điểm xác định sản phẩm thuộc trường hợp phải thu hồi bắt buộc, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này phải ban hành quyết định thu hồi theo Mẫu số 06b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Ngay sau khi nhận được quyết định thu hồi, chủ sản phẩm phải thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
3. Trong thời gian 03 ngày, kể từ khi kết thúc việc thu hồi, chủ sản phẩm có trách nhiệm báo cáo kết quả việc thu hồi sản phẩm tới cơ quan đã ban hành quyết định thu hồi theo mẫu quy định tại Mẫu số 06a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và đề xuất hình thức xử lý sau thu hồi.
4. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi ban hành quyết định thu hồi sản phẩm có trách nhiệm giám sát việc thu hồi và thông báo tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm, các cơ quan liên quan để phối hợp.
Điều 18. Trình tự thu hồi trong trường hợp nghiêm trọng, khẩn cấp
1. Trong trường hợp chủ sản phẩm không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ việc thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn theo quyết định thu hồi bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền hoặc các trường hợp cấp thiết khác quy định tại điểm d khoản 5 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm thì cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi và tổ chức việc thu hồi sản phẩm. Quyết định cưỡng chế thu hồi phải nêu rõ cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện việc cưỡng chế, cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm giám sát hoặc chứng kiến, thời hạn cưỡng chế và hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi.
2. Sau khi kết thúc việc thu hồi và xử lý sản phẩm không bảo đảm an toàn, cơ quan thực hiện việc thu hồi và xử lý sản phẩm sau thu hồi có văn bản thông báo đề nghị chủ sản phẩm thực hiện nghĩa vụ thanh toán chi phí đã thu hồi sản phẩm.
3. Chủ sản phẩm có trách nhiệm thanh toán chi phí thực hiện việc thu hồi và xử lý sản phẩm (nếu có) trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày có văn bản thông báo của cơ quan đã thực hiện việc thu hồi sản phẩm.
Điều 19. Hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi
1. Sản phẩm phải thu hồi được xử lý theo một trong các hình thức sau:
a) Khắc phục lỗi ghi nhãn: Áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm về ghi nhãn so với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm;
b) Chuyển mục đích sử dụng: Áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng không sử dụng được trong thực phẩm nhưng có thể sử dụng vào lĩnh vực khác;
c) Tái xuất: Áp dụng đối với trường hợp sản phẩm nhập khẩu có chất lượng, mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng;
d) Tiêu hủy: Áp dụng đối với trường hợp sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng hoặc mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không thể chuyển mục đích sử dụng hoặc tái xuất theo quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều này và các trường hợp cần thiết khác quy định tại Điều 18 Thông tư này.
2. Trường hợp thu hồi sản phẩm theo quy định tại Điều 16 Thông tư này, chủ sản phẩm tự lựa chọn áp dụng một trong các hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp thu hồi sản phẩm theo quy định tại Điều 17 Thông tư này, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thu hồi sản phẩm, cơ quan ra quyết định thu hồi phải có văn bản đồng ý với hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi do chủ sản phẩm đề xuất. Trường hợp không đồng ý với hình thức đề xuất của chủ sản phẩm, cơ quan ra quyết định thu hồi phải có văn bản nêu rõ lý do không đồng ý và đưa ra hình thức xử lý sau thu hồi để chủ sản phẩm áp dụng.
Điều 20. Báo cáo kết quả xử lý sản phẩm sau thu hồi
1. Việc xử lý sản phẩm sau thu hồi theo quyết định thu hồi bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền, chủ sản phẩm phải hoàn thành trong thời hạn tối đa là 03 tháng kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền có văn bản đồng ý với đề xuất hình thức xử lý của chủ sản phẩm.
2. Đối với hình thức khắc phục lỗi ghi nhãn
a) Trường hợp thu hồi tự nguyện: Sau khi kết thúc việc khắc phục lỗi ghi nhãn, chủ sản phẩm phải gửi thông báo bằng văn bản, văn bản phải nêu rõ tên, số lượng, kèm theo mẫu nhãn sản phẩm đã khắc phục đến cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm. Sau khi gửi thông báo, chủ sản phẩm được phép lưu thông sản phẩm;
b) Trường hợp thu hồi bắt buộc: Sau khi kết thúc việc khắc phục lỗi ghi nhãn, chủ sản phẩm phải gửi thông báo bằng văn bản, văn bản phải nêu rõ tên, số lượng, kèm theo mẫu nhãn sản phẩm đã khắc phục đến cơ quan ra quyết định thu hồi sản phẩm. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của chủ sản phẩm, cơ quan ra quyết định thu hồi phải có văn bản đồng ý về việc lưu thông đối với sản phẩm, trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. Sau khi nhận được thông báo đồng ý việc lưu thông sản phẩm đã khắc phục lỗi ghi nhãn của cơ quan ra quyết định thu hồi, chủ sản phẩm phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm về việc đồng ý lưu thông sản phẩm của cơ quan ra quyết định thu hồi. Chủ sản phẩm chỉ được lưu thông sản phẩm khi có văn bản đồng ý của cơ quan ra quyết định thu hồi sản phẩm.
3. Đối với hình thức chuyển mục đích sử dụng
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với sản phẩm, chủ sản phẩm phải gửi báo cáo bằng văn bản về việc chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm, văn bản phải nêu rõ tên, số lượng, thời gian, lĩnh vực chuyển đổi mục đích sử dụng, kèm theo hợp đồng, hóa đơn mua bán giữa chủ sản phẩm với bên mua đến cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm hoặc cơ quan ra quyết định thu hồi sản phẩm. Bên mua sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm chỉ được sử dụng sản phẩm đó theo đúng mục đích sử dụng đã ghi trong hợp đồng và đã báo cáo cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm.
4. Đối với hình thức tái xuất
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc tái xuất sản phẩm, chủ sản phẩm phải gửi báo cáo bằng văn bản về việc tái xuất sản phẩm, văn bản phải nêu rõ tên, số lượng, nước xuất xứ, thời gian tái xuất, kèm theo hồ sơ tái xuất đến cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm và cơ quan ra quyết định thu hồi sản phẩm.
5. Đối với hình thức tiêu hủy
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc tiêu hủy sản phẩm, chủ sản phẩm phải báo cáo bằng văn bản về việc tiêu hủy sản phẩm, văn bản phải nêu rõ tên, số lượng, thời gian đã hoàn thành việc tiêu hủy, địa điểm tiêu hủy, kèm theo biên bản tiêu hủy sản phẩm có xác nhận của cơ quan thực hiện việc tiêu hủy sản phẩm đến cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm hoặc cơ quan ra quyết định thu hồi sản phẩm.
Điều 21. Điều khoản chuyển tiếp
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu, cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, cơ sở kiểm nghiệm, kiểm chứng đã được Bộ Công Thương chỉ định trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng đến khi hết thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận hoặc Quyết định chỉ định.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
2. Bãi bỏ các Thông tư: Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương; Chương II, chương IV, chương V Thông tư số 40/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; Thông tư số 28/2013/TT-BCT ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
1. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
a) Vụ Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn thực hiện Thông tư này;
Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở, trình Lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một địa điểm quy định tại điểm a, điểm c và điểm đ khoản 1 Điều 6 của Thông tư này;
Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ hồ sơ đăng ký, tổ chức đánh giá và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định giao hoặc chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu; chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
b) Vụ Thị trường trong nước
Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở, trình Lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều 6 của Thông tư này.
2. Trách nhiệm của Sở Công Thương
a) Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở, xem xét cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân công, phân cấp cho cơ quan có thẩm quyền ở địa phương tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở, xem xét cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này theo tình hình thực tế tại địa phương;
b) Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Công Thương kết quả cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này; danh sách các cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; báo cáo kết quả thu hồi và xử lý sản phẩm sau thu hồi theo quyết định thu hồi bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
3. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân báo cáo kịp thời về Bộ Công Thương để hướng dẫn giải quyết./.
| BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương)
Mẫu số 01a | Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm |
Mẫu số 01b | Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm |
Mẫu số 02a | Bản thuyết minh về cơ sở vật chất (đối với cơ sở sản xuất) |
Mẫu số 02b | Bản thuyết minh về cơ sở vật chất (đối với cơ sở kinh doanh) |
Mẫu số 03a | Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sản xuất) |
Mẫu số 03b | Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở kinh doanh) |
Mẫu số 04 | Báo cáo kết quả khắc phục |
Mẫu số 05a | Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sản xuất) |
Mẫu số 05b | Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sở kinh doanh) |
Mẫu số 05c | Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) |
Mẫu số 06a | Báo cáo thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm và đề xuất phương án xử lý sản phẩm sau thu hồi |
Mẫu số 06b | Quyết định thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày….tháng….năm 20….
Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Kính gửi: (tên cơ quan có thẩm quyền cấp)……………………
Cơ sở sản xuất, kinh doanh (tên giao dịch hợp pháp):........................................................
Địa điểm tại: .........................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………….Fax: ................................................................
Ngành nghề sản xuất, kinh doanh (tên sản phẩm): .............................................................
Nay nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho:
- Cơ sở sản xuất | □ |
- Cơ sở kinh doanh | □ |
- Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh | □ |
- Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm | □ |
(tên cơ sở) ............................................................................................................................
Chúng tôi cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm cho cơ sở trên và chịu hoàn toàn trách nhiệm về những vi phạm theo quy định của pháp luật.
Trân trọng cảm ơn./.
Hồ sơ gửi kèm gồm: | ĐẠI DIỆN CƠ SỞ |
(1) : kèm theo Danh sách nhóm sản phẩm
(2) : Đối với Chuỗi kinh doanh thực phẩm kèm theo danh sách cơ sở kinh doanh thuộc chuỗi
DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ KINH DOANH THUỘC CHUỖI
(Kèm theo mẫu đơn đề nghị đối với chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm)
STT | Tên cơ sở thuộc chuỗi | Địa chỉ | Thời hạn GCN | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
DANH SÁCH NHÓM SẢN PHẨM
(Kèm theo mẫu đơn đối với chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm và cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp)
STT | Tên nhóm sản phẩm | Nhóm sản phẩm kinh doanh đề nghị cấp Giấy chứng nhận |
I | Các nhóm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế | |
1 | Nước uống đóng chai |
|
2 | Nước khoáng thiên nhiên |
|
3 | Thực phẩm chức năng |
|
4 | Các vi chất bổ sung vào thực phẩm và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng |
|
5 | Phụ gia thực phẩm |
|
6 | Hương liệu thực phẩm |
|
7 | Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm |
|
8 | Đá thực phẩm (Nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm) |
|
9 | Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
II | Các nhóm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | |
1 | Ngũ cốc |
|
2 | Thịt và các sản phẩm từ thịt |
|
3 | Thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản (bao gồm các loài lưỡng cư) |
|
4 | Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả |
|
5 | Trứng và các sản phẩm từ trứng |
|
6 | Sữa tươi nguyên liệu |
|
7 | Mật ong và các sản phẩm từ mật ong |
|
8 | Thực phẩm biến đổi gen |
|
9 | Muối |
|
10 | Gia vị |
|
11 | Đường |
|
12 | Chè |
|
13 | Cà phê |
|
14 | Ca cao |
|
15 | Hạt tiêu |
|
16 | Điều |
|
17 | Nông sản thực phẩm khác |
|
18 | Nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
|
III | Các nhóm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương | |
1 | Bia |
|
2 | Rượu, Cồn và đồ uống có cồn |
|
3 | Nước giải khát |
|
4 | Sữa chế biến |
|
5 | Dầu thực vật |
|
6 | Bột, tinh bột |
|
7 | Bánh, mứt, kẹo |
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày….tháng….năm 20….
Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Kính gửi: (tên cơ quan có thẩm quyền cấp)………………………….
Tên cơ sở ………………………………………đề nghị Quý cơ quan cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:
Giấy chứng nhận cũ đã được cấp số………………….ngày cấp .........................................
Lý do xin cấp lại Giấy chứng nhận (ghi cụ thể trường hợp xin cấp lại theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4 Điều 5 của Thông tư này):
.............................................................................................................................................
Đề nghị Quý cơ quan xem xét chấp thuận./.
| ĐẠI DIỆN CƠ SỞ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ SẢN XUẤT THỰC PHẨM
I. THÔNG TIN CHUNG
- Đại diện cơ sở: .................................................................................................................
- Địa chỉ văn phòng: ...........................................................................................................
- Địa chỉ cơ sở sản xuất: .....................................................................................................
- Địa chỉ kho (nếu địa chỉ khác): ..........................................................................................
- Điện thoại: ……………………………………Fax ...............................................................
- Mặt hàng sản xuất: ............................................................................................................
- Công suất thiết kế: ............................................................................................................
- Tổng số công nhân viên: ...................................................................................................
- Tổng số công nhân viên trực tiếp sản xuất: .......................................................................
- Tổng số công nhân viên đã được xác nhận kiến thức/ tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm:....
- Tổng số công nhân viên đã khám sức khỏe định kỳ theo quy định: .................................
II. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ
1. Cơ sở vật chất
- Diện tích mặt bằng sản xuất ……………..m2
- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất: ........................................................................................
- Kết cấu nhà xưởng: ...........................................................................................................
- Nguồn nước phục vụ sản xuất đạt TCCL: .........................................................................
- Hệ thống vệ sinh nhà xưởng: ............................................................................................
2. Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất
TT | Tên trang, thiết bị (ghi theo thứ tự quy trình công nghệ) | Số lượng | Thực trạng hoạt động của trang thiết bị, dụng cụ | Ghi chú | ||
Tốt | Trung bình | Kém | ||||
I | Trang thiết bị, dụng cụ hiện có | |||||
1 | Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất |
|
|
|
|
|
2 | Dụng cụ bao gói sản phẩm |
|
|
|
|
|
3 | Trang thiết bị vận chuyển sản phẩm |
|
|
|
|
|
4 | Thiết bị bảo quản thực phẩm |
|
|
|
|
|
5 | Thiết bị khử trùng, thanh trùng |
|
|
|
|
|
6 | Thiết bị vệ sinh cơ sở, dụng cụ |
|
|
|
|
|
7 | Thiết bị giám sát |
|
|
|
|
|
8 | Phương tiện rửa và khử trùng tay |
|
|
|
|
|
9 | Dụng cụ lưu mẫu và bảo quản mẫu |
|
|
|
|
|
10 | Phương tiện, thiết bị phòng chống côn trùng, động vật gây hại |
|
|
|
|
|
11 | Trang phục vệ sinh khi tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu, thực phẩm |
|
|
|
|
|
II | Trang thiết bị, dụng cụ dự kiến bổ sung | |||||
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của cơ sở đã đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm để sản xuất thực phẩm theo quy định chưa?
Trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm theo quy định, cơ sở cam kết sẽ bổ sung và hoàn thiện những trang thiết bị (đã nêu tại mục II của Bảng kê trên); ghi cụ thể thời gian hoàn thiện.
Cam kết của cơ sở:
1. Cam đoan các thông tin nêu trong bản thuyết minh là đúng sự thật và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những thông tin đã đăng ký.
2. Cam kết: Chấp hành nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm theo quy định./.
| Địa danh, ngày ... tháng ... năm 20... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ KINH DOANH THỰC PHẨM
I. THÔNG TIN CHUNG
- Đại diện cơ sở: .................................................................................................................
- Địa chỉ văn phòng: ...........................................................................................................
- Địa chỉ cơ sở kinh doanh: .................................................................................................
- Điện thoại: ………………………………………..Fax ..........................................................
- Loại thực phẩm kinh doanh: ..............................................................................................
- Tổng số công nhân viên: ...................................................................................................
- Tổng số công nhân viên trực tiếp kinh doanh: ...................................................................
- Tổng số công nhân viên đã được xác nhận kiến thức/tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm:
- Tổng số công nhân viên đã khám sức khỏe định kỳ theo quy định: ...................................
- Tiêu chuẩn cơ sở về bảo đảm an toàn thực phẩm (đối với chuỗi kinh doanh thực phẩm): .........
II. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ
1. Cơ sở vật chất
- Diện tích mặt bằng kinh doanh …………m2
- Sơ đồ bố trí mặt bằng kinh doanh: ....................................................................................
- Nguồn nước phục vụ kinh doanh đạt TCCL: .....................................................................
- Hệ thống vệ sinh và vệ sinh cá nhân: ................................................................................
2. Trang thiết bị, dụng cụ kinh doanh
TT | Tên trang, thiết bị | Số lượng | Thực trạng hoạt động của trang thiết bị | Ghi chú | ||
Tốt | Trung bình | Kém | ||||
I | Trang, thiết bị, dụng cụ kinh doanh hiện có | |||||
1 | Trang thiết bị, dụng cụ bảo quản sản phẩm |
|
|
|
|
|
2 | Thiết bị, dụng cụ trưng bày sản phẩm |
|
|
|
|
|
3 | Trang thiết bị, dụng cụ vận chuyển sản phẩm |
|
|
|
|
|
4 | Dụng cụ rửa và sát trùng tay |
|
|
|
|
|
5 | Thiết bị vệ sinh cơ sở, dụng cụ |
|
|
|
|
|
6 | Trang bị bảo hộ |
|
|
|
|
|
7 | Dụng cụ, phương tiện phòng chống côn trùng, động vật gây hại |
|
|
|
|
|
8 | Dụng cụ, thiết bị giám sát |
|
|
|
|
|
II | Trang, thiết bị dự kiến bổ sung | |||||
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của cơ sở đã đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm để kinh doanh thực phẩm theo quy định chưa?
Trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm theo quy định, cơ sở cam kết sẽ bổ sung và hoàn thiện những trang thiết bị (đã nêu tại mục II của Bảng kê trên); ghi cụ thể thời gian hoàn thiện.
Cam kết của cơ sở:
1. Cam đoan các thông tin nêu trong bản thuyết minh là đúng sự thật và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những thông tin đã đăng ký.
2. Cam kết: Chấp hành nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm theo quy định./.
| Địa danh, ngày ... tháng ... năm 20... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày….tháng….năm 20….
BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT THỰC PHẨM
Căn cứ Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương.
Thực hiện theo Quyết định số... ngày... tháng ... năm ....
Đoàn thẩm định gồm có:
1 ................................................................................................................... Trưởng đoàn
2 ................................................................................................................... Thành viên
3 ................................................................................................................... Thành viên
4 ................................................................................................................... Thành viên
5 ................................................................................................................... Thư ký
Tiến hành kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở, đánh giá việc thực hiện những quy định về cơ sở sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại:
- Cơ sở: .............................................................................................................................
- Đại diện cơ sở: ...............................................................................................................
- Chủ cơ sở: ......................................................................................................................
- Địa chỉ văn phòng: ..........................................................................................................
- Địa chỉ cơ sở sản xuất: ....................................................................................................
- Địa chỉ kho (nếu địa chỉ khác): .........................................................................................
- Điện thoại …………………………………Fax ...................................................................
- Mặt hàng sản xuất: ..........................................................................................................
- Công suất thiết kế: ...........................................................................................................
- Hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm số: ....................................................................
- Diện tích mặt bằng: ..........................................................................................................
- Tổng số công nhân viên: ………….Trong đó: Trực tiếp ………Gián tiếp.........................
I. Đánh giá điều kiện an toàn thực phẩm
TT | Nội dung | Mức độ kiểm tra (A/B) | Đánh giá | Ghi chú | |
Đạt | Không đạt | ||||
I. Điều kiện về địa điểm, cơ sở | |||||
1 | Địa điểm cơ sở | B |
|
|
|
2 | Môi trường cơ sở | B |
|
|
|
3 | Thiết kế, bố trí và kết cấu nhà xưởng |
|
|
|
|
| - Kho nguyên liệu | A |
|
|
|
- Kho bao bì | A |
|
|
| |
- Kho sản phẩm | A |
|
|
| |
- Khu vực sản xuất | A |
|
|
| |
- Khu vực đóng gói | A |
|
|
| |
- Khu vực rửa tay | A |
|
|
| |
- Phòng thay đồ bảo hộ | B |
|
|
| |
- Nhà vệ sinh | B |
|
|
| |
4 | Nguồn nước sản xuất, vệ sinh | A |
|
|
|
5 | Hệ thống chiếu sáng | B |
|
|
|
6 | Hệ thống thu gom, xử lý rác thải | B |
|
|
|
7 | Hệ thống thoát nước thải | B |
|
|
|
II. Điều kiện về trang thiết bị dụng cụ | |||||
1 | Thiết bị, dụng cụ sản xuất | A |
|
|
|
2 | Thiết bị, dụng cụ bao gói sản phẩm | A |
|
|
|
3 | Trang thiết bị vận chuyển sản phẩm | A |
|
|
|
4 | Thiết bị vệ sinh cơ sở, dụng cụ | B |
|
|
|
5 | Thiết bị giám sát | B |
|
|
|
6 | Phương tiện rửa và khử trùng tay | A |
|
|
|
7 | Dụng cụ lưu mẫu và bảo quản mẫu | A |
|
|
|
8 | Phương tiện, thiết bị phòng chống côn trùng, động vật gây hại | A |
|
|
|
III. Điều kiện về con người | |||||
1 | Giấy xác nhận/tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. | A |
|
|
|
2 | Giấy xác nhận đủ sức khỏe | A |
|
|
|
II. Nhận xét và kiến nghị
1. Nhận xét
a. Điều kiện về địa điểm, cơ sở:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
b. Điều kiện trang thiết bị dụng cụ:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
c. Điều kiện con người:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2. Kiến nghị:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3. Kết luận:
(Cơ sở “Đạt” khi 100% các tiêu chí mức độ A và ≥ 60% các tiêu chí mức độ B được đánh giá đạt; cơ sở “Chờ hoàn thiện” khi 100% các tiêu chí mức độ A và từ 40% tới < 60% các tiêu chí mức độ B được đánh giá đạt; cơ sở “Không đạt” khi có 1 tiêu chí mức độ A hoặc ≥ 60% các tiêu chí mức độ B đánh giá không đạt).
Kết quả thẩm định cơ sở:
Đạt | □ |
Không đạt | □ |
Chờ hoàn thiện | □ |
Biên bản kết thúc lúc: ……………..giờ ……………phút, ngày………. tháng ......... năm………… và lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau.
Đại diện cơ sở | Trưởng đoàn thẩm định |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày….tháng….năm 20….
BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH THỰC PHẨM
Căn cứ Luật an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương.
Thực hiện theo Quyết định số... ngày... tháng... năm ...
Đoàn thẩm định gồm có:
1 .................................................................................................................... Trưởng đoàn
2 .................................................................................................................... Thành viên
3 .................................................................................................................... Thành viên
4 .................................................................................................................... Thành viên
5 .................................................................................................................... Thư ký
Tiến hành kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở, đánh giá việc thực hiện những quy định về cơ sở sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại:
- Cơ sở: .............................................................................................................................
- Đại diện cơ sở: ...............................................................................................................
- Chủ cơ sở: ......................................................................................................................
- Địa chỉ văn phòng: ..........................................................................................................
- Địa chỉ cơ sở kinh doanh: ................................................................................................
- Điện thoại ………………………………………Fax ............................................................
- Mặt hàng kinh doanh: ......................................................................................................
- Hồ sơ tự công bố chất lượng hàng hóa số (nếu có): .......................................................
- Diện tích mặt bằng: …………………………….Diện tích kho: ...........................................
- Tổng số công nhân viên: …………Trong đó: Trực tiếp ………Gián tiếp...........................
I. Đánh giá điều kiện an toàn thực phẩm
TT | Nội dung | Mức độ kiểm tra (A/B) | Đánh giá | Ghi chú | |
Đạt | không đạt | ||||
I. Điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất gồm: | |||||
1 | Địa điểm cơ sở | B |
|
|
|
2 | Môi trường cơ sở | B |
|
|
|
3 | Thiết kế, bố trí, kết cấu các khu vực cơ sở | A |
|
|
|
4 | - Kho sản phẩm | A |
|
|
|
- Khu trưng bày sản phẩm | A |
|
|
| |
- Khu vực rửa tay | A |
|
|
| |
- Phòng thay đồ bảo hộ | B |
|
|
| |
- Nhà vệ sinh | B |
|
|
| |
5 | Nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm kinh doanh | A |
|
|
|
6 | Nguồn nước dùng để vệ sinh dụng cụ đối với sản phẩm bao gói đơn giản, không bao gói | A |
|
|
|
7 | Hệ thống nước đá bảo quản (nếu sử dụng) | B |
|
|
|
8 | Hệ thống thu gom, xử lý rác thải | B |
|
|
|
9 | Hệ thống thoát nước thải | B |
|
|
|
II. Điều kiện về trang thiết bị dụng cụ gồm: | |||||
1 | Trang thiết bị, dụng cụ bảo quản sản phẩm | A |
|
|
|
2 | Trang thiết bị, dụng cụ trưng bày sản phẩm | A |
|
|
|
3 | Trang thiết bị, dụng cụ vận chuyển sản phẩm | A |
|
|
|
4 | Dụng cụ rửa và sát trùng tay | B |
|
|
|
5 | Thiết bị vệ sinh cơ sở, dụng cụ (nếu sử dụng) | B |
|
|
|
6 | Trang bị bảo hộ (nếu sử dụng) | B |
|
|
|
7 | Dụng cụ, phương tiện phòng chống côn trùng, động vật gây hại | B |
|
|
|
8 | Dụng cụ, thiết bị giám sát | B |
|
|
|
III. Điều kiện về con người gồm: | |||||
1 | Giấy xác nhận/tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm | A |
|
|
|
2 | Giấy xác nhận đủ sức khỏe | A |
|
|
|
II. Bảng đánh giá theo nhóm sản phẩm
STT | Tên nhóm sản phẩm | Đánh giá | Ghi chú | ||
Đạt | Chờ hoàn thiện | Không đạt |
| ||
I | Các nhóm sản phẩm do Bộ Y tế quản lý | ||||
1 | Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm) |
|
|
|
|
2 | Thực phẩm chức năng |
|
|
|
|
3 | Các vi chất bổ sung vào thực phẩm |
|
|
|
|
4 | Phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm |
|
|
|
|
5 | Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
|
|
|
II | Các nhóm sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý | ||||
1 | Ngũ cốc |
|
|
|
|
2 | Thịt và các sản phẩm từ thịt |
|
|
|
|
3 | Thủy sản và sản phẩm thủy sản (bao gồm các loài lưỡng cư) |
|
|
|
|
4 | Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả |
|
|
|
|
5 | Trứng và các sản phẩm từ trứng |
|
|
|
|
6 | Sữa tươi nguyên liệu |
|
|
|
|
7 | Mật ong và các sản phẩm từ mật ong |
|
|
|
|
8 | Thực phẩm biến đổi gen |
|
|
|
|
9 | Muối |
|
|
|
|
10 | Gia vị |
|
|
|
|
11 | Đường |
|
|
|
|
12 | Chè |
|
|
|
|
13 | Cà phê |
|
|
|
|
14 | Ca cao |
|
|
|
|
15 | Hạt tiêu |
|
|
|
|
16 | Điều |
|
|
|
|
17 | Nông sản thực phẩm khác |
|
|
|
|
18 | Nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
|
|
|
|
III | Các nhóm sản phẩm do Bộ Công Thương quản lý | ||||
1 | Bia |
|
|
|
|
2 | Rượu, cồn và đồ uống có cồn |
|
|
|
|
3 | Nước giải khát |
|
|
|
|
4 | Sữa chế biến |
|
|
|
|
5 | Dầu thực vật |
|
|
|
|
6 | Bột, tinh bột |
|
|
|
|
7 | Bánh, mứt, kẹo |
|
|
|
|
III. Nhận xét và kiến nghị
1. Nhận xét (ghi cụ thể lý do những mục “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện”)
a. Điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
b. Điều kiện trang thiết bị dụng cụ:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
c. Điều kiện con người:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2. Kiến nghị:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3. Kết luận: (Cơ sở “Đạt” khi 100% các tiêu chí mức độ A và ≥ 60% các tiêu chí mức độ B được đánh giá đạt; cơ sở “Chờ hoàn thiện” khi 100% các tiêu chí mức độ A và từ 40% tới < 60% các tiêu chí mức độ B được đánh giá đạt; cơ sở “Không đạt” khi có 1 tiêu chí mức độ A hoặc ≥ 60% các tiêu chí mức độ B đánh giá không đạt).
Kết quả thẩm định cơ sở:
Đạt | □ |
Không đạt | □ |
Chờ hoàn thiện | □ |
Biên bản kết thúc lúc: ……………giờ …………..phút, ngày ……..tháng ………..năm…………. và lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau.
Đại diện cơ sở | Trưởng đoàn thẩm định |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày….tháng….năm ….
Kính gửi: (tên cơ quan có thẩm quyền cấp) …………………..
I. Thông tin chung:
1. Tên Cơ sở: .....................................................................................................................
2. Địa chỉ Cơ sở: ................................................................................................................
3. Số điện thoại: ……………………..Fax: ……………..Email: ............................................
II. Tóm tắt kết quả khắc phục:
TT | Lỗi theo kết luận kiểm tra ngày...tháng.... năm .... của …….. | Nguyên nhân sai lỗi | Biện pháp khắc phục | Kết quả |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đề nghị cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và làm thủ tục để cơ sở chúng tôi được Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm./.
| ĐẠI DIỆN CƠ SỞ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM BỘ CÔNG THƯƠNG/SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH (THÀNH PHỐ) Chứng nhận Cơ sở: ................................................................................................................................ Loại hình sản xuất:(1) .......................................................................................................... Chủ cơ sở: ......................................................................................................................... Địa chỉ sản xuất: ................................................................................................................. Điện thoại: ……………………………..Fax: ......................................................................... ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM THEO QUY ĐỊNH
Số cấp: ………/GCNATTP-BCT/SCT Giấy chứng nhận có hiệu lực đến ngày …./….. /20... (1): Ghi cụ thể tên loại thực phẩm sản xuất |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM BỘ CÔNG THƯƠNG/SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH (THÀNH PHỐ) Chứng nhận Cơ sở: ................................................................................................................................ Loại hình kinh doanh:(1) ...................................................................................................... Chủ cơ sở: ......................................................................................................................... Địa chỉ kinh doanh: ............................................................................................................. Điện thoại: ……………………………..Fax: ......................................................................... ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM THEO QUY ĐỊNH (Đối với các cơ sở kinh doanh thuộc chuỗi(2) và nhóm sản phẩm(3) trong danh mục kèm theo)
Số cấp: ………/GCNATTP-BCT/SCT Giấy chứng nhận có hiệu lực đến ngày …./….. /20... 1): Ghi cụ thể tên nhóm sản phẩm thực phẩm kinh doanh (2): Ghi cụ thể danh sách các cơ sở kinh doanh thuộc chuỗi đánh giá “Đạt” theo Biên bản thẩm định kinh doanh tại Mẫu 03b. (3): Ghi cụ thể các nhóm sản phẩm đánh giá “Đạt” theo Biên bản thẩm định kinh doanh tại Mẫu 03b. |
DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ KINH DOANH THUỘC CHUỖI
(Kèm theo Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm số………….. /GCNATTP-BCT/SCT ngày……. tháng……. năm 20....)
STT | Tên cơ sở thuộc chuỗi | Địa chỉ | Thời hạn GCN | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
DANH SÁCH NHÓM SẢN PHẨM
(Kèm theo Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm số…………. /GCNATTP-BCT/SCT ngày……. tháng…….. năm 20...)
STT | Tên nhóm sản phẩm | Ghi chú |
I | Các nhóm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế | |
1 |
|
|
2 |
|
|
3 |
|
|
II | Các nhóm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | |
1 |
|
|
2 |
|
|
3 |
|
|
III | Các nhóm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương | |
1 |
|
|
2 |
|
|
3 |
|
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM BỘ CÔNG THƯƠNG/SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH (THÀNH PHỐ) Chứng nhận Cơ sở: ................................................................................................................................. Loại hình sản xuất, kinh doanh:(1) ....................................................................................... Chủ cơ sở: .......................................................................................................................... Địa chỉ sản xuất, kinh doanh: .............................................................................................. Điện thoại: ……………………………..Fax: ......................................................................... ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM THEO QUY ĐỊNH (Các nhóm sản phẩm kinh doanh trong danh mục (2) kèm theo)
Số cấp: ………/GCNATTP-BCT/SCT Giấy chứng nhận có hiệu lực đến ngày …./….. /20... (1): Ghi cụ thể tên thực phẩm sản xuất, nhóm sản phẩm thực phẩm kinh doanh (2): Ghi cụ thể các nhóm sản phẩm đánh giá “Đạt” theo Biên bản thẩm định kinh doanh tại Mẫu 03b |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Địa danh, ngày….tháng….năm ….
BÁO CÁO THU HỒI SẢN PHẨM KHÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ SẢN PHẨM SAU THU HỒI
Kính gửi: …………..(Tên cơ quan/đơn vị nhận báo cáo)
Tổ chức, cá nhân ……………….báo cáo về việc thu hồi sản phẩm như sau:
1. Thông tin về sản phẩm thu hồi:
- Tên sản phẩm: ..................................................................................................................
- Quy cách bao gói: (Khối lượng hoặc thể tích thực) ..........................................................
- Số lô: .................................................................................................................................
- Ngày sản xuất và/hoặc hạn dùng: ....................................................................................
- Lý do thu hồi: ....................................................................................................................
2. Thông tin về số lượng sản phẩm không bảo đảm an toàn:
- Số lượng sản phẩm đã sản xuất (hoặc nhập khẩu): .........................................................
- Số lượng đã tiêu thụ: ........................................................................................................
- Số lượng sản phẩm đã thu hồi: ........................................................................................
- Số lượng sản phẩm chưa thu hồi được : .........................................................................
3. Danh sách tên, địa chỉ các địa điểm tập kết sản phẩm bị thu hồi: ..................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
4. Đề xuất phương thức xử lý sau thu hồi:..........................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
| ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-… | Địa danh, ngày …. tháng …. năm ……. |
Về việc thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn
THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN(1)
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ....(2);
Căn cứ Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương.
Xét đề nghị của …………….
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thu hồi ... (tên sản phẩm, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng) từ ngày... của ...(Tên tổ chức, cá nhân có sản phẩm bị thu hồi), địa chỉ...
Điều 2. Thời gian thực hiện thu hồi sản phẩm từ ngày ………đến ngày ……tháng…năm...
Điều 3. Tổ chức, cá nhân ………..(tên tổ chức, cá nhân) chịu trách nhiệm việc thu hồi sản phẩm nêu tại Điều 1 dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm về việc thu hồi sản phẩm. Ngay sau khi kết thúc việc thu hồi ……….(tên tổ chức, cá nhân) có trách nhiệm báo cáo với cơ quan ra quyết định thu hồi và Bộ Công Thương.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Ghi các đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN |
_____________
(1) Thủ trưởng cơ quan ra quyết định;
(2) Văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan ra quyết định.
- 1Circular No. 28/2013/TT-BCT of November 06, 2013, providing for state inspection of foodstuff safety for import foodstuff under the management responsibility of the Ministry of Industry and Trade
- 2Circular No. 58/2014/TT-BCT dated December 22, 2014, on issuance and revocation of certificate of food safety under the management of the Ministry of Industry and Trade
- 3Circular No. 13/2020/TT-BCT dated June 18, 2020 on amendments to and annulment of certain regulations on business conditions under management of the Ministry of Industry and Trade
- 4Circular No. 13/2020/TT-BCT dated June 18, 2020 on amendments to and annulment of certain regulations on business conditions under management of the Ministry of Industry and Trade
- 1Decree No. 115/2018/ND-CP dated September 04, 2018 on penalties for administrative violations against regulations on food safety
- 2Official Dispatch No. 3109/BCT-KHCN dated April 20, 2018 guidance on food safety management
- 3Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 02, 2018 elaboration of some articles of the law of food safety
- 4Decree 08/2018/ND-CP dated January 15, 2018 on amendments to certain Decrees related to business conditions under state management of the Ministry of Industry and Trade
- 5Decree No. 98/2017/ND-CP dated August 18, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of Ministry of Industry and Trade
- 6Decree No. 107/2016/ND-CP dated July 1, 2016, prescribing conditions for provision of conformity assessment services
- 7Decree No. 77/2016/ND-CP dated July 01, 2016,
- 8Law No. 55/2010/QH12 of June 17, 2010, on food safety
Circular No. 43/2018/TT-BCT dated November 15, 2018 stipulating food safety management by the Ministry of Industry and Trade
- Số hiệu: 43/2018/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/11/2018
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Trần Tuấn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra