Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2011/TT-BCT | Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2011 |
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN TRONG LĨNH VỰC KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ và Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền;
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng, áp dụng đối với cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Trạm nạp LPG vào chai là trạm sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng nạp LPG vào chai chứa để bán cho khách hàng.
3. Trạm nạp LPG vào ô tô là trạm sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng nạp trực tiếp LPG vào ô tô làm nhiên liệu sử dụng cho động cơ.
4. Trạm cấp LPG là trạm sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng để cấp khí LPG từ bồn chứa cố định hoặc hệ thống dàn chai chứa LPG trực tiếp qua đường ống dẫn khí LPG đến khách hàng.
5. Cửa hàng LPG là cửa hàng bán LPG và cửa hàng chuyên kinh doanh LPG.
6. Trạm kiểm định chai LPG là trạm thực hiện kiểm định các loại chai LPG.
7. Cơ sở sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG là cơ sở thực hiện chế tạo, sửa chữa chai chứa LPG.
8. Cơ sở tồn chứa LPG là cơ sở thực hiện giao nhận và tồn chứa LPG bằng bồn chứa.
9. Cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực LPG (cơ sở kinh doanh LPG) là cơ sở thực hiện việc sản xuất, chế biến, giao nhận, tồn chứa và phân phối, bao gồm: Nhà máy sản xuất, chế biến LPG; Cảng xuất, nhập LPG; Kho tồn chứa LPG, kho bảo quản chai LPG và LPG chai, cửa hàng bán LPG, trạm nạp LPG vào chai, xe bồn; Trạm nạp LPG vào ô tô; Trạm cấp LPG; Vận chuyển LPG và cho thuê phương tiện vận chuyển LPG.
10. Bồn chứa LPG là bồn dùng để chứa LPG có dung tích bằng hoặc lớn hơn 0,15 m3.
11. Bồn chứa nổi là bồn chứa được đặt trên mặt đất và không lấp cát hoặc đất.
12. Bồn chứa chìm là bồn chứa được chôn dưới đất và được bao phủ bằng cát hoặc đất.
13. Bồn chứa đắp đất là bồn chứa được đặt trên mặt đất và được bao phủ bằng cát hoặc đất.
14. Khoảng cách an toàn là khoảng cách nhỏ nhất cho phép tính từ mép ngoài cùng của thiết bị, công trình (bồn chứa, cụm bồn chứa, xe bồn, điểm xuất nhập hoặc nhà nạp LPG) đến điểm gần nhất của các thiết bị, công trình liền kề để bảo đảm an toàn.
15. Vùng nguy hiểm là vùng mà tại đó hỗn hợp LPG và không khí có khả năng gây cháy, nổ.
16. Tường ngăn cháy là tường gạch hoặc bê tông hoặc vật liệu không cháy có khả năng chịu lửa tối thiểu 60 phút, có độ cao tối thiểu 2m hoặc cao hơn đỉnh bồn chứa nhằm ngăn chặn bức xạ nhiệt từ đám cháy bên ngoài ảnh hưởng đến bồn chứa, đồng thời đảm bảo khoảng cách đủ để phân tán hơi LPG không lan đến công trình lân cận hoặc tới nguồn lửa bên ngoài khi xảy ra rò rỉ LPG.
17. Cột bơm LPG là thiết bị hoặc hệ thống để đo đếm lượng LPG khi nạp vào bình chứa của phương tiện sử dụng.
18. Nơi cần bảo vệ là nơi có đông người qua lại, lưu trú như các khu vực dân sinh, trường học, bệnh viện, rạp chiếu phim, nhà hát, các cửa hàng, siêu thị và các nơi vui chơi, giải trí công cộng, công trình công nghiệp, dân dụng khác.
19. Nguồn gây cháy là nguồn năng lượng dẫn đến sự cháy của LPG như ngọn lửa trần, vật liệu, máy móc, thiết bị khi sử dụng hoặc hoạt động có khả năng sinh nhiệt hoặc tia lửa có thể gây cháy, nổ hỗn hợp khí dễ cháy.
Điều 3. Hệ thống quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp
1. Các cơ sở tồn chứa LPG, trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp LPG vào ô tô, trạm cấp LPG phải thực hiện việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
2. Trường hợp cơ sở kinh doanh LPG bao gồm nhà xưởng sản xuất, chế biến, cảng xuất nhập, kho chứa, trạm nạp LPG liền kề nhau và cùng một chủ sở hữu thì việc xây dựng báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp được lập chung cho cơ sở.
3. Hàng năm, các cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều này phải lập kế hoạch thực hiện diễn tập các phương án trong kế hoạch ứng cứu khẩn cấp đã được phê duyệt.
Điều 4. Quy định chung về đảm bảo an toàn đối với các cơ sở kinh doanh LPG
1. Các cơ sở kinh doanh LPG phải được thiết kế, chế tạo, lắp đặt và xây dựng theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định pháp luật liên quan.
4. Mặt bằng của cơ sở kinh doanh LPG phải đảm bảo:
a) Cho các phương tiện chữa cháy dễ dàng tiếp cận;
b) Thông thoáng và thuận tiện cho việc phát tán LPG khi bị rò rỉ, không để LPG ứ đọng và tích tụ;
c) Ngăn ngừa việc tiếp cận của người không có thẩm quyền.
Điều 5. Quy định về khoảng cách an toàn
1. Cơ sở kinh doanh LPG phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa thiết bị, công trình đến hàng rào ranh giới của cơ sở hoặc những nơi cần bảo vệ.
2. Trong phạm vi khoảng cách an toàn của cơ sở kinh doanh LPG, nghiêm cấm các hoạt động có nguy cơ gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự an toàn.
Điều 6. Quy định về phòng cháy chữa cháy
Cơ sở kinh doanh LPG phải:
1. Có đầy đủ phương án phòng cháy chữa cháy.
2. Có hệ thống cảnh báo cháy, các thiết bị chữa cháy đảm bảo yêu cầu và phù hợp với vật liệu gây cháy trong cơ sở.
3. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định.
4. Đặt các biển báo như: “Cấm lửa”, “Cấm hút thuốc”, “Không có nhiệm vụ miễn vào”, “Nội quy phòng cháy chữa cháy”, tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy và các biển báo khác theo quy định. Các biển báo phải được viết bằng tiếng Việt, chữ in hoa, dễ đọc và đặt ở vị trí dễ thấy. Kích thước của các chữ cái trên biển báo phải có chiều cao tối thiểu 120 mm.
5. Có biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa các nguồn gây cháy.
6. Nối đất các thiết bị và công trình theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định kỳ kiểm tra theo quy định.
Điều 7. Quy định chung đối với cơ sở tồn chứa
Cơ sở tồn chứa LPG phải thực hiện các quy định từ Điều 3 đến Điều 6 Thông tư này và các biện pháp bổ sung khác để ngăn ngừa nguy cơ cháy, nổ và giảm thiểu rủi ro khi bị rò rỉ LPG.
Điều 8. Quy định đối với lắp đặt bồn chứa
4. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn từ bồn chứa LPG đến các đối tượng xung quanh theo quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Quy định đối với vận hành bồn chứa
1. LPG nạp vào bồn chứa không được vượt quá mức quy định. Trên đồng hồ chỉ thị mức nạp phải có vạch báo mức nạp tối đa.
2. Tất cả các bồn chứa LPG phải được bảo vệ chống ăn mòn. Lớp phủ bảo vệ phải kiểm tra không quá hai năm một lần để tránh hiện tượng ăn mòn bồn chứa. Định kỳ phải kiểm tra độ dày thành vỏ bồn và kiểm tra bên trong theo quy định nhưng không quá 5 năm một lần.
1. Đường ống đi nổi của cơ sở tồn chứa LPG phải có giá đỡ chắc chắn, được sơn theo màu quy định.
2. Đường ống đi ngầm phải được bảo vệ để tránh ăn mòn bằng biện pháp phù hợp. Định kỳ phải kiểm tra đường ống, độ dày đường ống theo quy định.
Điều 11. Các biện pháp kỹ thuật an toàn tăng cường đối với cơ sở tồn chứa LPG
Trong trường hợp chưa đáp ứng đầy đủ các quy định về khoảng cách hoặc để nâng cao mức độ an toàn, cơ sở tồn chứa LPG phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật an toàn tăng cường phù hợp được nêu tại mục 4 Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.
Mức giảm khoảng cách đối với các biện pháp tăng cường được quy định tại mục 4 Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này chỉ được áp dụng với các cơ sở tồn chứa LPG đang tồn tại, không áp dụng cho cơ sở xây dựng mới.
Điều 12. Quy định chung đối với trạm nạp LPG vào chai
Trạm nạp LPG vào chai phải thực hiện các quy định từ Điều 3 đến Điều 6 Thông tư này và các yêu cầu sau đây:
1. Trạm nạp LPG vào chai phải tuân thủ các quy định từ Điều 16 đến Điều 19 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (sau đây được gọi là Nghị định số 107/2009/NĐ-CP), được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai.
2. Cấm bố trí trạm nạp LPG vào chai ở tầng hầm hoặc trong các tầng nhà của nhà cao tầng.
4. Khoảng cách an toàn từ bồn chứa đến các đối tượng xung quanh, từ nhà nạp chai chứa LPG đến công trình lân cận và đến bồn chứa được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.
Điều 13. Kiểm tra trước khi tiến hành nạp
1. Kiểm tra tình trạng chung, bồn chứa, các phụ kiện, thiết bị nạp không bị hư hỏng và không có dấu hiệu rò rỉ.
2. Các thiết bị an toàn, đo kiểm, thiết bị phòng cháy, chữa cháy đầy đủ, ở tình trạng tốt và sẵn sàng để sử dụng.
3. Các hướng dẫn an toàn khi nạp LPG đã được áp dụng đầy đủ. Trạm nạp phải có quy trình nạp đã được phê duyệt đặt tại chỗ nạp, trong đó có quy định mức nạp lớn nhất để không xảy ra việc nạp quá mức.
a) Chai quá thời hạn kiểm định;
b) Chai chưa được kiểm định hoặc không thể xác định được thời hạn kiểm định.
a) Khối lượng vỏ không đọc được hoặc không có;
b) Chai có khuyết tật hoặc hư hỏng ở tay cầm hoặc vành chân đai;
c) Chai có khuyết tật về vật lý ở thành chai;
d) Chai bị ăn mòn nhìn thấy được;
đ) Chai có vết cháy do hồ quang, hỏa hoạn;
e) Chai, van hoặc các cơ cấu giảm áp suất (nếu được trang bị) bị rò rỉ hoặc hư hỏng.
6. Nghiêm cấm nạp LPG vào chai của chủ sở hữu khác mà không có hợp đồng nạp LPG vào chai với trạm nạp, chai không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Điều 14. Đánh giá loại bỏ, sửa chữa chai
1. Việc đánh giá loại bỏ chai phải được chủ sở hữu chai chứa thực hiện theo quy định tại mục 5 của TCVN 7762:2007 - Chai chứa khí. Chai thép hàn nạp lại được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG). Quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi nạp.
2. Những chai không bảo đảm an toàn phải phá hủy để không thể sử dụng lại.
3. Chỉ được sửa chữa chai tại các cơ sở sản xuất, sửa chữa chai đủ điều kiện và đã được cấp giấy chứng nhận.
Điều 15. Nạp LPG vào chai chứa LPG
2. Các chai nạp quá mức phải được rút bớt lượng LPG thừa cho đến khi đạt mức nạp theo quy định (khối lượng, thể tích).
Khi rút bớt lượng LPG phải thực hiện theo đúng quy trình đảm bảo an toàn và không được xả trực tiếp ra môi trường.
3. Tất cả các chai bị nạp quá mức sau khi xả lượng thừa phải được kiểm tra lại mức nạp.
Điều 16. Bảo quản, xếp dỡ chai chứa LPG trong trạm nạp
1. Các kho bảo quản của trạm nạp LPG vào chai phải có thiết bị kiểm tra, cảnh báo rò rỉ LPG.
2. Nơi bảo quản chai chứa LPG phải đảm bảo thông thoáng, không được bảo quản ở những nơi thấp hơn mặt bằng xung quanh, trong hầm chứa, trong tầng ngầm.
3. Kho chứa chai LPG ngoài trời từ 1000 kg trở lên phải chia thành từng lô nhỏ. Kho chứa chai chưa nạp LPG phải cách kho chứa chai đã nạp LPG ít nhất 03 (ba) m.
Kho chứa chai LPG trong nhà phải đáp ứng yêu cầu về khối lượng tồn chứa, nơi tồn chứa theo quy định tại mục 5.3 TCVN 6304:1997 - Chai chứa khí đốt hóa lỏng. Yêu cầu an toàn trong bảo quản, xếp dỡ và vận chuyển.
Điều 17. Quy định chung đối với trạm cấp LPG
Trạm cấp LPG phải thực hiện các quy định từ Điều 3 đến Điều 6 Thông tư này và các yêu cầu sau:
1. Phải tuân thủ các quy định từ Điều 37 đến Điều 40 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm cấp LPG.
2. Các hạng mục chính như bồn chứa, đường ống, máy hóa hơi phải được bao quanh bằng hàng rào, nơi không bố trí được hàng rào, các hạng mục chính phải nằm trong hàng rào ranh giới của cơ sở.
3. Phải đảm bảo thuận tiện cho xe chữa cháy ra, vào trạm khi cần.
5. Phải nhanh chóng đến nơi khách hàng sử dụng LPG khắc phục các sự cố mất an toàn khi nhận được thông báo của khách hàng.
Điều 18. Quy định đối với bồn chứa
Bồn chứa lắp đặt trong trạm cấp LPG phải đảm bảo các quy định tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư này và các yêu cầu sau đây:
1. Không được đặt bồn chứa trong các tầng hầm.
2. Khoảng cách từ bồn chứa LPG tới bồn chứa chất lỏng dễ cháy khác có điểm bắt cháy dưới 60oC không được nhỏ hơn 7 m.
Điều 19. Quy định đối với trạm cấp LPG bằng hệ thống chai chứa
1. Sức chứa tối đa của kho chai cho phép là 1000 kg.
2. Chỉ được đặt kho chứa chai trong nhà dân dụng công nghiệp khi sức chứa dưới 700 kg và phải đảm bảo thông gió, an toàn phòng chống cháy nổ. Kho chứa chai phải ngăn cách với các phần khác của tòa nhà bằng đường chắn, trần, nền kín, có giới hạn chịu lửa ít nhất là 150 phút.
3. Kho chứa các chai có hệ thống ống góp phải được đặt trong nhà có mái che làm bằng vật liệu không cháy.
4. Kho chứa chai ngoài nhà dân dụng, công nghiệp phải cách biệt với các tòa nhà khác hoặc hàng rào ranh giới của công trình bên cạnh có khoảng cách tối thiểu 1 m với kho có sức chứa dưới 400 kg; 3 m đối với kho có sức chứa từ 400 kg đến 1000 kg.
Điều 20. Quy định đối với máy hóa hơi
Khi sử dụng máy hóa hơi trong trạm cấp LPG phải tuân thủ các quy định sau:
1. Chỉ được lắp đặt máy hóa hơi đảm bảo an toàn phòng nổ và phải cách bồn chứa hoặc chai chứa tối thiểu 1,5 m, cách tòa nhà gần nhất tối thiểu 3 m.
2. Khi đặt máy hóa hơi bên trong tòa nhà thì máy hóa hơi chỉ đặt ở tầng một (tầng trệt) và tầng một không được thấp hơn mặt bằng xung quanh, phải thông thoáng.
Điều 21. Quy định đối với khu vực tiếp nhận LPG từ xe bồn.
1. Tại lối vào dành cho xe bồn, phải có biển báo hạn chế tốc độ.
2. Khu vực tiếp nhận xe bồn phải có ký hiệu đánh dấu rõ ràng, phải có biển báo hiệu vị trí tiếp nhận xe bồn và không cho người không có nhiệm vụ qua lại khi nhập LPG vào bồn chứa.
3. Đầu xe bồn khi nhập LPG phải hướng ra đường chính hoặc đường thoát hiểm để không bị cản trở khi sơ tán khẩn cấp.
Điều 22. Sử dụng tường ngăn cháy
1. Tường ngăn cháy phải không có lỗ hổng, được xây vững chắc bằng gạch, bê tông hoặc các vật liệu khác, phải đảm bảo giới hạn chịu lửa ít nhất 150 phút.
2. Chiều cao tường ngăn cháy của kho chứa phải cao hơn bồn chứa tối thiểu 0,5 m.
Điều 23. Quy định chung đối với trạm nạp LPG vào ô tô
Trạm nạp LPG phải thực hiện các quy định từ Điều 3 đến Điều 6 Thông tư này và các yêu cầu sau đây:
1. Phải tuân thủ các điều kiện quy định từ Điều 33 đến Điều 36 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào ô tô.
2. Trạm nạp LPG vào ô tô phải đảm bảo yêu cầu thông thoáng, không bị che chắn xung quanh, có hàng rào bảo vệ hoặc biện pháp ngăn chặn nguy cơ đột nhập từ bên ngoài vào khu vực bồn chứa.
Điều 24. Quy định với bồn chứa nổi trong trạm nạp LPG vào ô tô
1. Bồn chứa nổi không được đặt trong các tòa nhà hoặc đặt cùng kho chứa chất lỏng dễ cháy khác và phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu 3 m tới hàng rào bao quanh.
2. Bồn chứa có dung tích dưới 0,5 m3 được phép đặt tại các nơi cần bảo vệ khi đảm bảo khoảng cách an toàn đến đối tượng bất kỳ không nhỏ hơn 3m. Khi bố trí thành cụm bồn, số lượng không được quá 5 bồn chứa.
3. Bồn chứa không được đặt chồng lên nhau. Các bồn chứa trong cụm bồn phải được đặt song song với nhau và đầu bồn có hướng ra xa với bất kỳ một kho chứa chất nguy hiểm, dễ cháy nổ, dung dịch hay khí dễ bắt cháy khác gần kề.
4. Khoảng cách tối thiểu từ mép bồn chứa nổi tới các đối tượng xung quanh phải theo quy định mục 1 Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.
5. Khoảng cách từ bồn chứa nổi tới các bồn chứa và các kho chứa các chất dễ cháy khác phải theo quy định tại mục 2 Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.
Điều 25. Quy định với bồn chứa chìm trong trạm nạp LPG vào ô tô
1. Bồn chứa chìm không được đặt dưới khu vực kho chứa chất lỏng dễ cháy khác.
2. Bồn chứa có một phần hay toàn phần trên mặt đất thì phần nổi trên mặt đất phải được bao phủ bằng cát hoặc bằng đất với độ dày theo bán kính không dưới 600mm. Với bồn đắp đất không có tường bao xung quanh thì độ dốc của lớp bao phủ không được làm trôi vật liệu bao phủ.
3. Khi bố trí theo cụm bồn, không được chồng các bồn chứa lên nhau.
4. Khoảng cách tối thiểu của bồn chứa chìm đến các đối tượng xung quanh phải theo quy định tại mục 3 Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.
Điều 26. Quy định đối với cột bơm LPG
1. Cột bơm LPG phải đặt cách bồn chứa LPG ít nhất 10 m.
2. Phải đặt cột bơm và điểm nối ống dẫn LPG nạp cho phương tiện tại nơi thông thoáng, ngoài trời và có mái che.
3. Phải lắp khớp nối tách rời giữa cột bơm và ống mềm để cấp LPG cho ô tô.
Điều 27. Quy định về phòng cháy chữa cháy
Trạm nạp LPG vào ô tô phải tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy tại Điều 6 Thông tư này và các quy định sau đây:
1. Ống công nghệ đặt trên mặt đất và phương tiện đến giao nhận LPG phải được nối tiếp đất.
3. Khi sử dụng tường ngăn cháy: đỉnh của tường phải cao hơn bồn chứa 0,5 m. Bố trí tường ngăn cháy, khoảng cách giữa bồn chứa nổi đến tường ngăn cháy phải theo quy định tại hình 2 Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này và các quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Điều 28. Quy định chung đối với cửa hàng LPG
Cửa hàng LPG phải thực hiện các quy định có liên quan từ Điều 3 đến Điều 6 Thông tư này và các yêu cầu sau đây:
1. Phải tuân thủ các điều kiện quy định từ Điều 29 đến Điều 32 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP, được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG và các quy định tại Thông tư này.
1. Mặt bằng cửa hàng tối thiểu là 12 m2.
2. Cửa hàng phải cách ly với các nguồn gây cháy ít nhất 3 m về phía không có tường chịu lửa; Nếu có tường chịu lửa thì không yêu cầu khoảng cách giữa nguồn gây cháy và cửa hàng.
Điều 30. Quy định về tồn chứa và bày bán chai chứa LPG
1. Chỉ được phép trưng bày trên giá quảng cáo những chai không chứa LPG.
2. Nơi chứa chai LPG phải bảo đảm thông thoáng. Không được bố trí trong phòng kín, hầm kín. Trường hợp có kho chứa hàng, kho phải có ít nhất 01 cửa chính và 01 lối thoát dự phòng có cửa mở ra phía ngoài.
3. Không được cất giữ chai LPG ở khu vực cửa ra vào, lối đi công cộng.
4. Các chai chứa LPG, khi bán cho khách hàng phải còn nguyên niêm phong, tuyệt đối kín, bảo đảm chất lượng, khối lượng và nhãn mác đã đăng ký.
5. Cấm tiến hành sửa chữa chai, nạp LPG tại cửa hàng.
6. Cấm bán chai chứa LPG mini đã nạp lại (các chai chứa chỉ cho phép nạp một lần).
AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG VÀ VẬN CHUYỂN CHAI CHỨA LPG
Điều 31. Quy định chung trong sử dụng và vận chuyển chai chứa LPG
1. Chai chứa LPG phải:
b) Đăng ký sử dụng, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo quy định của pháp luật;
c) Được niêm phong đúng quy cách;
d) Có đầy đủ hồ sơ được lưu trữ theo quy định;
đ) Có nguồn gốc xuất xứ, phù hợp với hợp đồng mua, bán hoặc hợp đồng đại lý kinh doanh LPG và đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 20, 21 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP.
Điều 32. Quy định an toàn đối với việc vận chuyển chai chứa LPG tới khách hàng sử dụng
Xe gắn máy (hai bánh) vận chuyển chai chứa LPG phải có giá đỡ chắc chắn, chai phải luôn ở vị trí thẳng đứng, van chai hướng lên trên.
Nghiêm cấm việc vận chuyển chai chứa LPG cùng với người trong thang máy.
Điều 33. Quy định về trách nhiệm an toàn của cửa hàng LPG đối với khách hàng sử dụng
1. Phải cung cấp tài liệu hướng dẫn và hướng dẫn trực tiếp các thông tin cần thiết về an toàn khi sử dụng LPG, các biện pháp đề phòng, các bước xử lý khi LPG rò rỉ; Quy trình sử dụng bếp ga, chai chứa và các phụ kiện kèm theo cho khách hàng sử dụng bếp ga, chai chứa LPG của cửa hàng.
2. Kiểm tra độ kín của van chai, các đầu nối và ống mềm sau khi lắp đặt mới hoặc thay chai chứa LPG xong, có sự chứng kiến quá trình kiểm tra và ký tên xác nhận vào biên bản giao nhận của khách hàng sử dụng.
3. Chỉ được thay thế, cung cấp cho khách hàng các loại phụ kiện đảm bảo an toàn khi sử dụng và là loại chuyên dùng cho sử dụng với LPG; Các ống mềm phải là loại ngăn ngừa hoặc có bảo vệ được khỏi sự xâm hại của loài gặm nhấm.
4. Thông báo cho khách hàng sử dụng biết quyền và trách nhiệm của khách hàng sử dụng LPG để đảm bảo an toàn, cụ thể:
a) Các thông tin chi tiết về chai chứa LPG mà khách hàng sử dụng được cung cấp: Nguồn gốc xuất xứ, niêm phong đúng quy cách, nhãn hiệu hàng hóa, khối lượng LPG và thời hạn kiểm định chai chứa LPG;
b) Khi phát hiện chai chứa LPG không bảo đảm an toàn, có nguy cơ gây cháy nổ (mùi LPG phát tán ra ngoài do van, phụ kiện không đảm bảo độ kín) phải ngừng sử dụng, báo ngay cho cửa hàng LPG đến khắc phục kịp thời; Không tự ý sửa chữa, thay thế thiết bị;
c) Trường hợp khách hàng chuyển sang dùng chai LPG của thương nhân khác hoặc khi không có nhu cầu sử dụng chai chứa LPG, khách hàng sử dụng phải thông báo cho cửa hàng bán LPG để cửa hàng LPG thu hồi chai chứa LPG.
Điều 34. An toàn vận chuyển chai chứa LPG bằng ô tô
1. Ô tô vận chuyển chai chứa LPG phải được cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định hiện hành.
2. Chai phải xếp theo chiều thẳng đứng, van chai ở phía trên. Đối với chai có dung tích trên 99 lít thì chỉ được xếp một lớp. chai có dung tích dưới 99 lít cho phép xếp từ 2 lớp trở lên nhưng không được cao hơn thành xe và giữa hai lớp phải có lớp ván lót.
3. Cấm đỗ ô tô nơi gần nguồn gây cháy, nơi có nhiều người và phương tiện qua lại. Trường hợp ô tô tạm đỗ để bốc dỡ hàng phải đỗ ở nơi bảo đảm an toàn cho người và không cản trở các phương tiện giao thông khác.
Điều 35. Quy định an toàn vận chuyển chai chứa LPG bằng đường thủy
1. Khi vận chuyển chai chứa LPG bằng đường thủy phải thực hiện các quy định về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của ngành hàng hải.
2. Chai chứa LPG trong khoang, hầm tàu phải được thông gió tự nhiên hoặc chụp hút gió cơ khí, miệng hút gió phải đặt tại điểm thấp nhất của khoang chứa.
3. Không được vận chuyển chai chứa LPG trong các container đóng kín.
4. Khoang chứa chai chứa LPG phải được trang bị hệ thống báo cháy tự động và hệ thống phun nước.
Điều 36. Quy định an toàn vận chuyển chai chứa LPG bằng đường sắt
Khi vận chuyển chai chứa LPG bằng đường sắt phải thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của ngành đường sắt.
AN TOÀN TRONG GIAO NHẬN, VẬN CHUYỂN LPG BẰNG BỒN CHỨA
Điều 37. Quy định đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải, thủ kho
Người điều khiển phương tiện, người áp tải, thủ kho phải được huấn luyện kỹ thuật an toàn và được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Việc tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 52 Thông tư này.
Điều 38. Quy định đối với xe bồn, toa xe bồn
2. Phía ngoài mỗi bồn chứa LPG tại 2 bên và phía sau phải dán biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.
3. Trên cabin xe và thành xe phải có số điện thoại liên hệ khẩn cấp. Độ cao chữ số không được nhỏ hơn 40 mm.
4. Bồn chứa LPG, thiết bị đo kiểm trên xe bồn, toa xe bồn phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan và được kiểm định theo quy định.
Điều 39. Quy định giao nhận LPG của xe bồn, toa xe bồn
1. Quy định chung
a) Chỉ cho phép các phương tiện giao nhận LPG và các phương tiện khác cần thiết cho hoạt động của trạm đi vào khu vực tồn trữ, xuất và nhập LPG;
b) Người điều khiển phải trực thường xuyên tại khu vực phương tiện xuất nhập trong suốt quá trình xuất nhập LPG. Ngay sau khi giao nhận xong, phải điều khiển phương tiện ra khỏi khu vực trạm;
c) Các nguồn gây cháy phải được giám sát và áp dụng các biện pháp an toàn khi giao nhận LPG, cụ thể:
- Tắt các động cơ ở trong vòng bán kính tối thiểu 5 m quanh điểm xuất và nhập LPG, trừ động cơ chuyên dụng dẫn động bơm, máy nén để xuất và nhập LPG;
- Cấm: Hút thuốc, ngọn lửa trần, hàn, cắt kim loại, các dụng cụ điện cầm tay, điện thoại di động, máy nhắn tin và các nguồn gây cháy khác trong vòng bán kính 15 m;
- Khi xuất LPG từ xe bồn cho các bồn chứa trên công trường phải tắt các thiết bị lưu chuyển không khí, như các quạt lớn, có đầu hút cách điểm xuất LPG trong vòng bán kính 15 m; Tắt các máy, thiết bị có ngọn lửa trần, tia lửa, nguồn nhiệt.
d) Khi đỗ xe để giao nhận LPG, phải đặt biển cảnh cáo “DỪNG LẠI”, “CẤM LỬA” tại đầu và đuôi xe bồn. Toa xe bồn phải có các biện pháp ngăn chặn tránh các toa, đầu máy khác va chạm;
đ) Khi xuất LPG, phải kiểm tra xác nhận rằng bồn nhận LPG và các phụ kiện của bồn đủ điều kiện an toàn theo quy định. Người thực hiện xuất LPG từ xe bồn hoặc toa xe bồn phải kiểm tra chắc chắn khả năng chứa, lượng tồn, lượng nhận của bồn nhận LPG.
2. Quy định an toàn khi giao nhận LPG cho xe bồn
a) Khi chờ giao nhận LPG, xe bồn phải đỗ tại nơi an toàn có rào chắn phù hợp, cách nguồn lửa ít nhất 7 m, đầu xe bồn phải hướng về cửa thoát hiểm gần nhất. Xe bồn không được đỗ hoặc vận hành trong nhà xây kín 3 mặt;
b) Trước khi thực hiện các thao tác giao nhận LPG xe bồn phải được nối đất và chèn lốp trước chắc chắn;
c) Khi giao nhận LPG tại trạm, xe bồn phải đỗ ở vị trí quy định của trạm. Vị trí đỗ xe bồn khi xuất và nhập LPG phải thuận tiện để nối ống và thao tác các van, đầu xe quay về phía lối ra. Lối ra của xe không có vật ngăn cản trong suốt quá trình giao nhận LPG.
3. Quy định an toàn khi giao nhận LPG cho toa xe bồn
Khi giao nhận LPG cho các toa xe bồn đoàn tàu có toa xe bồn phải được cố định bằng phanh; Các toa xe bồn phải được bố trí để các hộp van của bồn chứa ở về cùng một phía của đoàn tàu.
Điều 40. Quy định an toàn vận chuyển bồn chứa LPG
1. Vận chuyển bồn chứa LPG bằng phương tiện đường bộ
a) Người điều khiển xe bồn phải chấp hành đầy đủ các quy định của ngành giao thông đường bộ về vận chuyển hàng nguy hiểm;
b) Không được đỗ xe bồn đang chở hàng qua đêm, đỗ ở nơi công cộng, ở lề đường trong khoảng thời gian trên 2 giờ, trừ trường hợp xe bồn bị hư hỏng hoặc chờ vào điểm giao hàng và phải đảm bảo:
- Không đỗ xe dưới đường dây điện lực;
- Đỗ cách xa khu vực dân cư tối thiểu 15 m;
- Tránh xa các ngọn lửa trần;
- Tránh xa nơi có các chất dễ cháy, nổ.
2. Vận chuyển bồn chứa LPG bằng phương tiện đường sắt, đường thủy
An toàn về giao nhận, vận chuyển LPG bằng bồn chứa bằng phương tiện đường sắt, đường thủy phải tuân thủ quy định hiện hành.
Điều 41. Quy định chung đối với Trạm kiểm định chai chứa LPG
1. Trạm kiểm định chai chứa LPG phải có tư cách pháp nhân và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định chai chứa LPG theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP.
2. Trạm kiểm định chai chứa LPG phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 43 Thông tư này.
Điều 42. Quy định về kiểm định chai chứa LPG
1. Kiểm định định kỳ chai chứa LPG theo quy định của nhà chế tạo nhưng chu kỳ không quá 5 năm so với lần kiểm định gần nhất. Với các chai đã sử dụng trên 20 năm, thời hạn kiểm định định kỳ không quá 2 năm.
2. Phải làm sạch bề mặt chai khi thực hiện kiểm định định kỳ. Phải thực hiện sơn lại chai và thay mới van chai khi kiểm định định kỳ.
3. Phải tiến hành kiểm định chai chứa LPG theo đúng các bước quy định tại quy trình kiểm định được phê duyệt.
Điều 43. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định chai chứa LPG
Trạm kiểm định chai chứa LPG chỉ được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định chai chứa LPG khi đảm bảo các yêu cầu sau đây:
1. Phải có đầy đủ các quy định an toàn, quy trình kiểm định chai chứa LPG được lãnh đạo phê duyệt theo quy định.
2. Có đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác kiểm định, cụ thể:
a) Thiết bị thu hồi LPG còn lại trong chai;
b) Thiết bị đo chiều dày kim loại, thiết bị siêu âm mối hàn;
c) Thiết bị tháo lắp van chai;
d) Thiết bị thử bền, thử kín;
đ) Thiết bị loại bỏ nước;
e) Thiết bị kiểm tra bên trong;
g) Thiết bị làm sạch bề mặt;
h) Cân khối lượng;
i) Thiết bị đóng dấu;
k) Thiết bị hút chân không.
Tất cả các thiết bị trên phải có các thông số kỹ thuật và công suất phù hợp với công suất kiểm định của trạm.
3. Có đầy đủ nhân lực cần thiết phục vụ cho công tác kiểm định.
Nhân viên trực tiếp thực hiện kiểm định chai phải được huấn luyện về chuyên môn và an toàn trong công tác kiểm định chai và có kinh nghiệm làm việc tối thiểu là 2 năm.
4. Phải có đầy đủ phương án phòng cháy chữa cháy được phê duyệt, các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định.
Điều 44. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho trạm kiểm định chai chứa LPG theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập đơn vị.
3. Danh sách cán bộ, công nhân trạm kiểm định chai, các quyết định phân công nhiệm vụ.
4. Bản sao chứng chỉ chuyên môn, huấn luyện an toàn, huấn luyện phòng cháy chữa cháy của cán bộ, công nhân trạm kiểm định chai.
5. Danh mục thiết bị phục vụ công tác kiểm định chai.
6. Danh mục quy trình vận hành và quy định về an toàn các thiết bị kiểm định.
7. Quy trình kiểm định chai của trạm kiểm định, quy định an toàn trạm kiểm định.
Điều 45. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định chai chứa LPG
1. Cơ sở có trạm kiểm định chai chứa LPG nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định chai chứa LPG đến Bộ Công Thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp).
2. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, trong vòng 05 (năm) ngày làm việc, thông báo bằng văn bản cho cơ sở để hoàn chỉnh hồ sơ.
3. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp xem xét, thẩm định và trình Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định chai chứa LPG theo mẫu tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này.
4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định chai chứa LPG được cấp cho từng trạm kiểm định và có hiệu lực 02 (hai) năm kể từ ngày cấp. Trước thời điểm hết hiệu lực của Giấy chứng nhận (01 tháng), cơ sở có trạm kiểm định gửi hồ sơ về Bộ Công Thương đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho thời hạn tiếp theo.
CƠ SỞ SẢN XUẤT, SỬA CHỮA CHAI CHỨA LPG
Điều 46. Quy định chung đối với cơ sở sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG
1. Cơ sở sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG phải có tư cách pháp nhân và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP.
Điều 47. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG
Cơ sở sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG khi đảm bảo các yêu cầu sau đây:
1. Có đầy đủ các quy định về an toàn, quy trình chế tạo chai chứa LPG và các quy trình kiểm tra chất lượng, sản phẩm sau chế tạo đã được lãnh đạo cơ sở phê duyệt.
2. Có các trang thiết bị kiểm tra đáp ứng yêu cầu kiểm tra an toàn và chất lượng chai chứa LPG sau chế tạo, cụ thể:
a) Hệ thống thử áp: Tạo được áp suất không nhỏ hơn 3 MPa;
b) Hệ thống kiểm tra độ kín khí;
c) Thiết bị kiểm tra không phá hủy: Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn, thiết bị đo chiều dày bằng siêu âm;
d) Thiết bị kiểm tra thành phần, cơ tính của vật liệu chế tạo chai;
đ) Thiết bị đo khối lượng;
e) Thiết bị đo mô men xiết.
3. Có đầy đủ nhân lực vận hành các trang thiết bị kiểm tra và thợ hàn đáp ứng các yêu cầu:
a) Nhân viên kỹ thuật vận hành các thiết bị kiểm tra phải được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, huấn luyện kỹ thuật an toàn theo quy định;
b) Thợ hàn chai chứa LPG phải có chứng chỉ hàn thiết bị áp lực theo quy định.
4. Phải có đầy đủ phương án phòng cháy chữa cháy được phê duyệt, các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định.
Điều 48. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này;
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập đơn vị.
3. Danh sách nhân viên kỹ thuật, nhân viên vận hành thiết bị kiểm tra, thợ hàn áp lực.
4. Bản sao chứng chỉ chuyên môn và huấn luyện an toàn của nhân viên kỹ thuật, nhân viên vận hành thiết bị kiểm tra, thợ hàn áp lực.
5. Danh mục thiết bị phục vụ công tác kiểm tra chai chứa LPG.
6. Danh mục quy trình và quy định về an toàn chế tạo chai chứa LPG.
7. Quy trình chế tạo một chai chứa LPG điển hình (bao gồm cả tính toán bền).
8. Quy trình kiểm tra chất lượng chai sau chế tạo.
Điều 49. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG
1. Cơ sở sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG đến Bộ Công Thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp).
2. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, trong vòng 05 (năm) ngày làm việc, thông báo bằng văn bản cho cơ sở để hoàn chỉnh hồ sơ.
3. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp xem xét, thẩm định và trình Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG theo mẫu tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.
4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG có hiệu lực trong 05 năm kể từ ngày cấp. Trước thời điểm hết hiệu lực của Giấy chứng nhận (01 tháng), cơ sở sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG gửi hồ sơ về Bộ Công Thương đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho thời hạn tiếp theo.
Điều 50. Trách nhiệm của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp
1. Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện công tác an toàn trong lĩnh vực LPG.
Điều 51. Trách nhiệm của Cục Quản lý thị trường
Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh LPG, tổ chức và cá nhân có liên quan trong phạm vi toàn quốc về việc thực hiện quy định tại Thông tư này và quy định pháp luật có liên quan khác về kinh doanh LPG.
Điều 52. Trách nhiệm của Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn trong lĩnh vực LPG đối với các cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn quản lý.
Điều 53. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với các cơ sở tồn chứa LPG, trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp LPG vào ô tô, trạm cấp LPG đã hoạt động trước ngày Thông tư này có hiệu lực, nếu không đáp ứng được các yêu cầu của thông tư này thì phải áp dụng các giải pháp khắc phục và các biện pháp an toàn tăng cường.
2. Sau thời hạn 5 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, tất cả các cơ sở kinh doanh LPG quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện đầy đủ các quy định tại Thông tư này.
1. Trong trường hợp có các quy định khác nhau về khoảng cách an toàn tại các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chuyên ngành LPG hoặc văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có yêu cầu cao hơn.
2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 2 năm 2012.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY ĐỊNH VỀ KHOẢNG CÁCH AN TOÀN CƠ SỞ TỒN CHỨA LPG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
1. Khoảng cách an toàn tối thiểu từ bồn chứa đến công trình; tòa nhà, văn phòng và khoảng cách giữa các bồn chứa:
Dung tích bình chứa, V (m3) | Khoảng cách an toàn tối thiểu (mét) | Khoảng cách giữa các bồn chứa | |
Bồn chứa chìm | Bồn chứa nổi | ||
V < 0,5 | 3 | 1,5 | 0 |
0,5 < V ≤ 1 | 3 | 3 | 0 |
1 < V ≤ 1,9 | 3 | 3 | 1 |
1,9 < V ≤ 7,6 | 3 | 7,6 | 1 |
7,6 < V ≤ 114 | 15 | 15 | 1,5 |
114 < V ≤ 265 | 15 | 23 | 1/4 tổng đường kính hai bồn lân cận |
265 < V ≤ 341 | 15 | 30 | |
341 < V ≤ 454 | 15 | 38 | |
454 < V ≤ 757 | 15 | 61 | |
757 < V ≤ 3785 | 15 | 91 | |
V > 3785 | 15 | 122 |
2. Khoảng cách an toàn từ nhà nạp chai khí dầu mỏ hóa lỏng đến công trình lân cận và đến bồn chứa:
Công trình lân cận | Khoảng cách an toàn (mét) |
Khu vực ngoài tầm kiểm soát, nguồn phát tia lửa cố định, điểm xuất nhập LPG bằng đường bộ, đường sắt | 15 |
Bồn nổi dung tích dưới 9 m3 | 7,5 |
Bồn nổi dung tích từ 9 m3 đến dưới 40 m3 | 10 |
Bồn nổi dung tích từ 140 m3 trở lên | 15 |
Hệ thống van, phụ kiện nổi bên ngoài của bồn đặt chìm hoặc đắp đất có sức chứa: |
|
Dưới 2,5 m3 | 5 |
Từ 2,5 m3 đến dưới 140 m3 | 7,5 |
Từ 140 m3 đến dưới 350 m3 | 11 |
Từ 350 m3 trở lên | 15 |
3. Khoảng cách an toàn giữa điểm xuất nhập khí dầu mỏ hóa lỏng bằng xe bồn hoặc toa bồn đường sắt tới các công trình lân cận:
Công trình lân cận | Khoảng cách an toàn (mét) |
Nhà hoặc công trình xây dựng có tường ngăn cháy | 3,1 |
Nhà hoặc công trình xây dựng không có tường ngăn cháy | 7,6 |
Các kết cấu hở của tường nhà, hào rãnh ở vị trí ngang hoặc thấp hơn cao độ điểm xuất, nhập | 7,6 |
Ranh giới công trình lân cận được quy hoạch | 7,6 |
Nơi công cộng tập trung đông người, sân chơi, sân thể thao ngoài trời | 15 |
Đường phố | 7,6 |
Trục tim đường sắt | 7,6 |
Bồn chứa LPG nổi có sức chứa 16 m3 đến dưới 25 m3 | 3 |
Bồn chứa LPG nổi có sức chứa 25 m3 đến dưới 125 m3 | 6 |
Bồn chứa LPG nổi có sức chứa từ 125 m3 trở lên | 9 |
4. Việc giảm khoảng cách an toàn khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật tăng cường đối với các cơ sở tồn chứa LPG đang tồn tại.
Giải pháp kỹ thuật tăng cường | Khoảng cách được phép giảm tương ứng |
Sử dụng tường ngăn cháy | Mục 6.11 TCVN 6486:2008 “Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Tồn chứa dưới áp suất - Yêu cầu về thiết kế và vị trí lắp đặt. |
Hệ thống báo lửa tự động, camera quan sát có người trực 24/24 | 10% |
Hệ thống chữa cháy tự động | 20% |
Ghi chú: 1. Khi áp dụng một hoặc nhiều hơn giải pháp kỹ thuật tăng cường khoảng cách tối đa được giảm không được vượt quá 50%. 2. Đối với trường hợp không có trong bảng này, áp dụng tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan hoặc đề xuất theo phương pháp đánh giá định lượng rủi ro. |
QUY ĐỊNH VỀ KHOẢNG CÁCH TRẠM NẠP LPG VÀO Ô TÔ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
1. Khoảng cách tối thiểu của mép bồn chứa nổi tới các đối tượng xung quanh:
Sức chứa của bồn, V (m3)* | Khoảng cách nhỏ nhất tới bồn chứa liền kề, m | Khoảng cách nhỏ nhất từ bồn chứa tới nơi công cộng hoặc đường ray xe lửa, m | Khoảng cách nhỏ nhất từ bồn chứa tới nơi cần bảo vệ***, m |
V ≤ 0,5 | Đường kính của bồn chứa lớn | 1,5 | 1,5 |
0,5 < V ≤ 1 | 2 | 3 | |
1 < V ≤ 2 | 4 (3) ** | 6 (4,5) | |
2 < V ≤ 5 | 5 (3,5) | 8 (5) | |
5 < V ≤ 8 | 6 (4) | 10 (6) | |
8 < V ≤ 10 | 7 | 11 | |
10 < V ≤ 15 | 8 | 14 | |
15 < V ≤ 20 | 9 | 15 | |
20 < V ≤ 50 | 10 | 17 | |
- Khoảng cách từ một cụm bồn chứa tới bồn chứa khác hay cụm bồn chứa khác không nhỏ hơn 15m. Nếu cả hai cụm bồn chứa không có bồn nào có đường kính lớn hơn 2 m thì khoảng cách này có thể giảm xuống 10 m. - Tại vị trí mà không thể tránh được, nếu một bồn có thể trên cùng một trục với bồn khác thì khoảng cách giữa đầu của bất kỳ một bồn nào với đầu của một bồn khác không được nhỏ hơn 3 m hoặc không nhỏ hơn hai lần đường kính của bồn chứa lớn. |
* Khoảng cách cho các bồn có dung tích trung gian nội suy theo số liệu trên.
** Khoảng cách trong dấu ngoặc đơn được thay thế khi sử dụng bồn đơn lẻ để rút hơi LPG. Bồn đặt tại vị trí mà trong khoảng 8 m không có bồn nào khác thì được coi là bồn nằm đơn lẻ.
*** Khoảng phân cách được đo theo đường bao quanh tới nơi cần bảo vệ gần nhất của công trình liền kề.
2. Khoảng cách từ bồn chứa nổi tới các bồn chứa chất khác và các kho chứa các chất dễ cháy:
Loại bồn chứa | Bồn khí cháy không chịu nén | Bồn khí dễ bắt cháy hơn LPG | Bồn khí khác hoặc chứa môi chất lạnh | Bồn khí thiên nhiên hóa lỏng | Nơi xuất nhập của bất kỳ chất lỏng dễ cháy nổ |
Khoảng cách nhỏ nhất tới bồn chứa LPG | 6 m | Như bồn LPG | 6 m | 6 m | 3 m |
- Khoảng cách từ bồn chứa nổi tới đường ra, vào của kho chứa chất lỏng dễ cháy nổ khác không nhỏ hơn 2 m. |
3. Khoảng cách tối thiểu của bồn chứa chìm tới các đối tượng xung quanh:
Từ | Tới | Khoảng cách nhỏ nhất |
Vỏ bồn | Đến nơi công cộng Đến công trình lân cận | Hình 1 Phụ lục 2 |
Nơi cần bảo vệ (trong hoặc ngoài khu vực bồn chứa) | ||
Bồn chứa LPG lân cận | 1 m | |
Thiết bị trên bồn, ví dụ: van, bích, đồng hồ | Nơi công cộng | 3 m |
| Các công trình lân cận | 6 m |
| Nơi cần bảo vệ | 6 m |
Đầu nhập | Đối với ống nhập khi tháo có xả LPG lỏng khi tháo ra không quá 1 lít thì khoảng cách theo thiết bị bồn. |
|
Khoảng cách từ một bồn chứa chìm đến bồn khác chứa chất lỏng dễ cháy khác không được nhỏ hơn 3m. Khi hai bồn có hệ thống bảo vệ chống ăn mòn phù hợp được thiết kế đặc biệt thì khoảng cách giữa chúng giảm tới 1m. |
Hình 1. Khoảng cách từ bồn chứa trạm nạp LPG vào ô tô đến hàng rào ranh giới, ranh giới các công trình công cộng và nhà ở các công trình cần bảo vệ
Hình 2. Sử dụng tường ngăn lửa trạm nạp LPG vào ô tô
BIỂU TRƯNG NGUY HIỂM VÀ BÁO HIỆU NGUY HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
BIỂU TRƯNG NGUY HIỂM
Kích thước biểu trưng:
Đối với xe bồn: 250 mm x 250 mm
Đối với toa xe bồn: 500 mm x 500 mm
BÁO HIỆU NGUY HIỂM
Kích thước báo hiệu nguy hiểm: 300 mm x 200 mm đối với xe bồn
Kích thước báo hiệu nguy hiểm: 500 mm x 300 mm đối với toa xe bồn
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH CHAI CHỨA LPG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
... ngày … tháng … năm 201…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH CHAI CHỨA LPG
Kính gửi: Bộ Công Thương
Tên cơ sở:..............................................................................................................................
Quyết định thành lập số (1) ………………do ............................................................................ (2)
Cấp ngày … tháng … năm …….
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………., Fax: …………………….
Đề nghị Bộ Công Thương xem xét và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định chai chứa LPG cho:
Trạm kiểm định chai chứa LPG:................................................................................................
Địa chỉ:....................................................................................................................................
đủ điều kiện để kiểm định chai chứa LPG theo quy định tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP và Thông tư số …/2011/TT-BCT ngày …/…/2011 của Bộ Công Thương.
Hồ sơ gửi kèm, gồm:
- ………………
- ………………
| …………………… (3) |
Chú thích:
(1) Hoặc Giấy đăng ký kinh doanh số.
(2) Tên cơ quan Quyết định thành lập cơ sở hoặc cơ quan cấp giấy đăng ký kinh doanh.
(3) Chủ cơ sở.
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH CHAI CHỨA LPG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BCT-GCNĐĐK | Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
KIỂM ĐỊNH CHAI CHỨA LPG
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ và Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;
Căn cứ Thông tư số ……./2011/TT-BCT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng;
Xét đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định chai chứa LPG ngày … tháng … năm ... của ……………………………… (1);
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Trạm kiểm định chai chứa LPG:................................................................................. (2)
Địa chỉ:....................................................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………… Fax:.................................................................
Thuộc cơ sở:........................................................................................................................ (1)
Điện thoại: ………………………………………… Fax:.................................................................
Quyết định thành lập(3) số ……..do ……………………. (4) cấp ngày … tháng … năm …
Đủ điều kiện để kiểm định chai chứa LPG.
Điều 2. ………….. (1), ………………………………………………. (2) phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, Thông tư số …/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 3. Giấy chứng nhận này có giá trị đến ngày … tháng … năm …./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
Chú thích:
(1) Tên cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện.
(2) Tên trạm kiểm định chai chứa LPG.
(3) Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh số.
(4) Tên cơ quan Quyết định thành lập cơ sở hoặc cơ quan cấp giấy đăng ký kinh doanh.
(5) Sở Công thương nơi đặt trạm kiểm định chai chứa LPG.
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SỬA CHỮA CHAI CHỨA LPG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
... ngày … tháng … năm 201…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SỬA CHỮA CHAI CHỨA LPG
Kính gửi: Bộ Công Thương
Tên cơ sở:..............................................................................................................................
Giấy đăng ký kinh doanh số: …………………..do ................................................................... (1)
cấp ngày ………………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………..
Điện thoại: ………………………………….., Fax: …………………..
Đề nghị Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG theo quy định tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và Thông tư số …/2011/TT-BCT ngày …/…/2011 của Bộ Công Thương.
Hồ sơ gửi kèm, gồm:
- ………………
- ………………
| …………………… (2) |
Chú thích:
(1) Tên cơ quan cấp giấy đăng ký kinh doanh.
(2) Chủ cơ sở.
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SỬA CHỮA CHAI CHỨA LPG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BCT-GCNĐĐK | Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT, SỬA CHỮA CHAI CHỨA LPG
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ và Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;
Căn cứ Thông tư số ……./2011/TT-BCT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng;
Xét đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG ngày … tháng … năm ... của ……………………………… (1);
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. ................................................................................................................................ (1)
Địa chỉ:....................................................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………… Fax:.................................................................
Giấy đăng ký kinh doanh số ……..do ……………………. (2) cấp ngày … tháng … năm …
Đủ điều kiện để sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG.
Điều 2. …………………………………………………. (1) phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, Thông tư số …/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 3. Giấy chứng nhận này có giá trị đến ngày … tháng … năm …./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
Chú thích:
(1) Tên cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện.
(2) Tên cơ quan cấp giấy đăng ký kinh doanh.
(3) Sở Công thương nơi đặt cơ sở sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG.
- 1Circular No. 27/2016/TT-BCT dated December 05, 2016 on amendments to and abrogation of some legislative documents on regulatory requirements for investment and trade in certain sectors under the state management of Ministry of Industry and Trade
- 2Circular No. 27/2016/TT-BCT dated December 05, 2016 on amendments to and abrogation of some legislative documents on regulatory requirements for investment and trade in certain sectors under the state management of Ministry of Industry and Trade
- 1Decree No. 44/2011/ND-CP of June 14, 2011, amending, supplementing article 3 of the Decree No. 189/2007/ND-CP dated December 07, 2007 of the government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade
- 2Decree No. 13/2011/ND-CP of February 11, 2011, on safety of onshore oil and gas works
- 3Decree No. 107/2009/ND-CP of November 26, 2009, on trading of liquefied petroleum gas
- 4Decree No. 104/2009/ND-CP of November 09, 2009, providing for the list of dangerous goods and the transport of dangerous goods by road motor vehicles
- 5Decree No. 189/2007/ND-CP of December 27, 2007, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade.
- 6Decree of Government No.110/2002/ND-CP of December 27, 2002 amending and supplementing a number of articles of The Government’s Decree No. 06/CP of January 20, 1995 which details a number of articles of the labor code on labor safety and sanitation
- 7Decree No.06-CP of January 20, 1995 stipulating in detail a number of Articles of the Labour Code on labour safety and hygiene
Circular No. 41/2011/TT-BCT of December 16, 2011, stipulating on safe management in the field of liquefied petroleum gas
- Số hiệu: 41/2011/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 16/12/2011
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Hoàng Quốc Vượng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra