Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2014/TT-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2014 |
Căn cứ Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Quy định về quy trình phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về quy trình phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi tắt là vật thể phải phân tích nguy cơ).
2. Thông tư này áp dụng đối với Cục Bảo vệ thực vật được giao nhiệm vụ tổ chức, thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại, xem xét lại các báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại đã thực hiện hoặc đánh giá nguy cơ trở thành cỏ dại đối với vật thể phải phân tích nguy cơ.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vùng phân tích nguy cơ dịch hại là một quốc gia, một phần của quốc gia, hoặc toàn bộ hoặc nhiều phần của vài quốc gia được công nhận chính thức (sau đây gọi tắt là vùng).
2. Vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam gồm: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
3. Loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng là loài thuộc Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp ban hành theo Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Sự xâm nhập của một loài sinh vật gây hại là sự xâm nhập của một loài sinh vật gây hại vào một vùng mà ở đó chúng chưa có hoặc có nhưng phân bố hẹp và phải được kiểm soát nghiêm ngặt.
5. Du nhập là sự xâm nhập và thiết lập quần thể của một loài sinh vật gây hại.
6. Thiết lập quần thể là sự tồn tại và phát triển trong tương lai gần của một loài sinh vật gây hại tại một vùng sau khi xâm nhập.
7. Nhiễm sinh vật gây hại của một loại hàng hóa là sự có mặt của một loài sinh vật gây hại thực vật được quan tâm trong hàng hóa. Sự nhiễm sinh vật gây hại bao gồm cả sự lây nhiễm.
8. Bao gói là vật liệu được sử dụng trong việc hỗ trợ, bảo vệ hoặc mang hàng hóa.
9. Quản lý nguy cơ dịch hại (đối với đối tượng kiểm dịch thực vật) là đánh giá và lựa chọn những biện pháp để làm giảm nguy cơ du nhập và lan rộng của sinh vật gây hại.
10. Biện pháp kiểm dịch thực vật là biện pháp nhằm ngăn chặn sự du nhập hoặc lan rộng của đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc giảm thiệt hại về kinh tế của đối tượng phải kiểm soát.
11. Lan rộng là sự mở rộng phạm vi phân bố địa lý của loài sinh vật gây hại trong một vùng.
12. Đường lan truyền là phương thức mà theo đó sinh vật gây hại du nhập hoặc lan rộng.
13. Phân cấp sinh vật gây hại là quá trình xác định một loài sinh vật gây hại nào đó có hay không có những đặc điểm của đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát.
1. Đối với vật thể phải phân tích nguy cơ, Cục Bảo vệ thực vật sẽ xem xét và quyết định việc thực hiện phân tích nguy cơ trở thành cỏ dại trước khi thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại theo Thông tư này;
2. Phân tích nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường đối với sinh vật có ích sử dụng trong bảo vệ thực vật nhập khẩu vào Việt Nam thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
3. Quy trình Phân tích nguy cơ dịch hại phải bao gồm ba giai đoạn
a) Khởi đầu quá trình phân tích nguy cơ dịch hại;
b) Đánh giá nguy cơ dịch hại;
c) Quản lý nguy cơ dịch hại.
4. Báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại phải thể hiện đầy đủ kết quả phân tích nguy cơ dịch hại đối với thực vật nhập khẩu. Hình thức, nội dung báo cáo kết quả phân tích nguy cơ dịch hại phải tuân thủ quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu có trách nhiệm cung cấp thông tin bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh để phân tích nguy cơ dịch hại theo mẫu quy định tại Phụ lục I (đối với trường hợp phân tích nguy cơ dịch hại là thực vật) hoặc Phụ lục II (đối với trường hợp phân tích nguy cơ dịch hại ảnh hưởng đến môi trường của sinh vật có ích nhập khẩu sử dụng trong bảo vệ thực vật) ban hành kèm theo Thông tư này; đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật để thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể phải phân tích nguy cơ.
Hàng năm, Nhà nước đảm bảo cấp kinh phí thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể phải phân tích nguy cơ.
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH NGUY CƠ DỊCH HẠI
Điều 5. Giai đoạn khởi đầu quá trình phân tích nguy cơ dịch hại
1. Điểm khởi đầu khi thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại
a) Xác định đường lan truyền sinh vật gây hại mà theo đó đối tượng kiểm dịch thực vật có thể du nhập, lan rộng;
b) Xác định sinh vật gây hại thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật.
2. Phân tích nguy cơ dịch hại bắt đầu bằng đường lan truyền
Yêu cầu đối với phân tích nguy cơ dịch hại mới hoặc sửa đổi bắt đầu từ những tình huống sau:
a) Một loại hàng hóa mới hoặc loại hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ mới dự kiến xuất khẩu vào Việt Nam;
b) Loài thực vật mới chưa có ở Việt Nam được nhập khẩu với mục đích nghiên cứu khoa học và chọn giống;
c) Đường lan truyền khác: lan rộng tự nhiên, bao bì đóng gói, bưu phẩm, chất thải, hành lý của hành khách,...;
d) Có sự thay đổi quy định về kiểm dịch thực vật hoặc các yêu cầu liên quan đến hàng hóa nhập khẩu;
đ) Biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật mới hoặc thông tin mới cần xem xét.
3. Phân tích nguy cơ dịch hại bắt đầu từ loài sinh vật gây hại
Yêu cầu đối với một phân tích nguy cơ dịch hại mới hoặc sửa đổi bắt đầu từ một trong những tình huống sau:
a) Phát hiện loài sinh vật gây hại mới đã thiết lập trong vùng phân tích nguy cơ dịch hại;
b) Phát hiện loài sinh vật gây hại mới trong hàng hóa nhập khẩu;
c) Loài sinh vật gây hại có nguy cơ gây hại lớn hơn ở vùng mới so với vùng phân tích nguy cơ dịch hại và vùng xuất xứ;
d) Loài sinh vật gây hại cụ thể bị tái phát hiện;
đ) Yêu cầu nhập khẩu một loài sinh vật để nghiên cứu, thực nghiệm, giảng dạy, thương mại hoặc làm sinh vật cảnh;
e) Biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật mới hoặc thông tin mới cần xem xét.
4. Lập Danh mục sinh vật gây hại có thể lan truyền theo hàng hóa nhập khẩu. Sau đó mỗi loài sinh vật gây hại trong Danh mục này sẽ được chuyển qua giai đoạn 2 của quy trình phân tích nguy cơ dịch hại. Nếu không có đối tượng kiểm dịch thực vật theo đường lan truyền thì phân tích nguy cơ dịch hại sẽ dừng tại đây.
Điều 6. Xem xét lại kết quả phân tích nguy cơ dịch hại đã thực hiện
1. Xem xét báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại có liên quan đã thực hiện. Nếu đã có sự đánh giá đầy đủ trước đây về phân tích nguy cơ dịch hại thì sử dụng kết quả đó.
2. Xem xét thực trạng hàng hóa cùng loại nhập khẩu từ các nước khác mà đã được phân tích nguy cơ dịch hại.
Điều 7. Đánh giá nguy cơ trở thành cỏ dại
Đánh giá nguy cơ trở thành cỏ dại đối với vật thể phải phân tích nguy cơ có khả năng sử dụng để trồng trọt thực hiện theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Điều 8. Nội dung đánh giá nguy cơ dịch hại
1. Phân tích số liệu sinh vật gây hại được phát hiện trên vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật cùng loại đã được nhập khẩu vào Việt Nam: Tổng hợp số liệu về việc phát hiện sinh vật gây hại trên hàng hóa nhập khẩu được thực hiện theo mẫu quy định tại Bảng 1, Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Phân cấp sinh vật gây hại
a) Nguồn thông tin để xây dựng Danh mục sinh vật gây hại đối với vật thể phải phân tích nguy cơ bao gồm:
Danh mục và thông tin về sinh vật gây hại của nước xuất khẩu và những yêu cầu về thông tin liên quan được quy định cụ thể trong Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
Danh mục sinh vật gây hại đã phát hiện trên vật thể phải phân tích nguy cơ được xây dựng theo mẫu quy định tại Bảng 1, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
Các kết quả đánh giá nguy cơ dịch hại trước đây;
Cơ sở dữ liệu quốc tế có liên quan.
b) Thông tin sử dụng để phân cấp sinh vật gây hại gồm:
Phân bố địa lý (bản đồ phân bố, vùng khí hậu);
Đặc điểm sinh học;
Phương thức gây hại;
Đường lan truyền;
Các biện pháp quản lý sinh vật gây hại đang được áp dụng;
Các thông tin liên quan khác.
c) Kết quả phân cấp sinh vật gây hại được xây dựng theo mẫu quy định tại Bảng 2, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Xác định sinh vật gây hại có khả năng trở thành đối tượng kiểm dịch thực vật
a) Các tiêu chí để xác định gồm:
Có phân bố ở nước xuất khẩu;
Có khả năng đi theo vật thể phải phân tích nguy cơ;
Có tiềm năng trở thành đối tượng kiểm dịch thực vật.
b) Các sinh vật gây hại trong Danh mục theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều này đáp ứng các tiêu chí được quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này được đưa vào Danh mục sinh vật gây hại có khả năng trở thành đối tượng kiểm dịch thực vật để tiếp tục đánh giá theo mẫu tại Bảng 3, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đánh giá hậu quả du nhập
a) Đối với mỗi loài sinh vật gây hại, hậu quả du nhập được đánh giá căn cứ vào 5 yếu tố nguy cơ bao gồm: Mối quan hệ giữa sinh vật gây hại với ký chủ và khí hậu; Phổ ký chủ; Khả năng phát tán; Tác động kinh tế; Tác động môi trường. Việc đánh giá thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Tổng hợp kết quả đánh giá hậu quả du nhập
Kết quả đánh giá hậu quả du nhập của sinh vật gây hại được thực hiện theo mẫu quy định tại Bảng 4, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Đánh giá khả năng du nhập
a) Khả năng du nhập của mỗi loài sinh vật gây hại được đánh giá căn cứ vào 6 yếu tố nguy cơ bao gồm: Khối lượng của vật thể phải phân tích nguy cơ nhập khẩu hàng năm; Khả năng sống sót của sinh vật gây hại sau khi xử lý; Khả năng sống sót của sinh vật gây hại trong quá trình vận chuyển; Khả năng sinh vật gây hại không phát hiện được tại cửa khẩu; Khả năng sống sót của sinh vật gây hại tại nơi mà vật thể phải phân tích nguy cơ được chuyển đến; Ký chủ phù hợp cho sự sinh sản của sinh vật gây hại. Việc đánh giá thực hiện theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Tổng hợp kết quả đánh giá khả năng du nhập
Kết quả đánh giá khả năng du nhập của sinh vật gây hại theo mẫu quy định tại Bảng 5, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Kết luận về mức nguy cơ dịch hại và yêu cầu các biện pháp kiểm dịch thực vật đối với sinh vật gây hại
a) Tổng hợp kết quả về mức nguy cơ dịch hại của sinh vật gây hại theo mẫu quy định tại Bảng 6, Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này.
b) Tùy theo mức nguy cơ của mỗi loài sinh vật gây hại để đưa ra biện pháp quản lý nguy cơ như sau:
Nguy cơ thấp: Không cần áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật;
Nguy cơ trung bình: Cần thiết áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật cụ thể;
Nguy cơ cao: Phải áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật chặt chẽ và cụ thể.
Điều 9. Quản lý nguy cơ dịch hại
1. Biện pháp quản lý
Trên cơ sở kết quả đánh giá nguy cơ dịch hại đối với vật thể phải phân tích nguy cơ, có sự tham khảo ý kiến của các bên liên quan như: các nhà khoa học, quản lý, sản xuất, nhập khẩu để đưa ra các yêu cầu quản lý cụ thể nhằm giảm thiểu nguy cơ dịch hại như sau:
a) Yêu cầu nước xuất khẩu thực hiện các biện pháp kiểm dịch thực vật cụ thể đối với vật thể phải phân tích nguy cơ vào Việt Nam;
b) Thống nhất với nước xuất khẩu về việc xuất khẩu vật thể phải phân tích nguy cơ vào Việt Nam.
2. Các biện pháp quản lý để giảm thiểu nguy cơ dịch hại gồm:
a) Cấm nhập khẩu vật thể phải phân tích nguy cơ từ những quốc gia hoặc vùng cụ thể;
b) Yêu cầu phải có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu;
c) Kiểm tra tại nước xuất khẩu;
d) Yêu cầu các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật tại nước xuất khẩu;
đ) Yêu cầu vật thể phải phân tích nguy cơ được sản xuất tại vùng không nhiễm sinh vật gây hại;
e) Kiểm tra, xử lý tại cửa khẩu;
g) Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu;
h) Các biện pháp khác.
3. Đánh giá hiệu quả và tác động của các biện pháp quản lý
Việc đánh giá hiệu quả và tác động của các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu nguy cơ dịch hại được thực hiện dựa trên các tiêu chí sau:
a) Kinh tế;
b) Môi trường;
c) Xã hội;
d) Tính khả thi;
đ) Sự phù hợp với những quy định đang áp dụng;
e) Thời gian cần thiết để áp dụng một biện pháp mới.
4. Lựa chọn biện pháp
Trên cơ sở xem xét những tác động và hiệu quả của các biện pháp quản lý để đưa ra sự lựa chọn phù hợp đối với mỗi đối tượng kiểm dịch thực vật cụ thể; đề xuất các biện pháp kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với vật thể phải phân tích nguy cơ.
5. Dự thảo báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại
a) Dự thảo báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tổ chức lấy ý kiến về dự thảo báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại.
6. Dự thảo yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu
a) Dự thảo yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm Thông tư này;
b) Tổ chức lấy ý kiến về yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
7. Hoàn chỉnh báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại và yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
Điều 10. Trách nhiệm của Cục Bảo vệ thực vật
1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại theo quy định tại Thông tư này.
2. Thông báo kết quả phân tích nguy cơ dịch hại bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu và các tổ chức, cá nhân liên quan.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật) để tổng hợp, trình Bộ trưởng xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP ĐỂ THỰC HIỆN PHÂN TÍCH NGUY CƠ DỊCH HẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Yêu cầu chung
Cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu phải cung cấp thông tin cập nhật (có thời gian không quá 10 năm tính đến ngày gửi) bao gồm cả bản cứng và mềm để phục vụ phân tích nguy cơ dịch hại.
II. Yêu cầu cụ thể
1. Địa chỉ đầy đủ của cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (điện thoại, fax và địa chỉ email của người có trách nhiệm về cung cấp thông tin).
2. Thông tin về vật thể phải phân tích nguy cơ đề nghị xuất khẩu vào Việt Nam
2.1. Tên khoa học;
2.2. Vị trí phân loại;
2.3. Tên thông thường;
2.4. Tên gọi khác (Syn.);
2.5. Giống hoặc dòng thực vật;
2.6. Bộ phận thực vật sẽ xuất khẩu vào Việt Nam (quả, hạt,…);
2.7. Mục đích sử dụng (nhân giống, tiêu dùng, chế biến);
2.8. Những nước đã nhập khẩu (không kể Việt Nam);
2.9. Hình ảnh của vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
3. Thông tin về vùng sản xuất để xuất khẩu
3.1. Tên vùng, bang hoặc tỉnh, huyện sản xuất;
3.2. Điều kiện khí hậu (nhiệt độ cao nhất, thấp nhất và trung bình năm; lượng mưa trung bình năm; tốc độ gió);
3.3. Thời gian (tháng) gieo trồng và thời gian (tháng) thu hoạch trong năm;
3.3. Khối lượng dự kiến xuất khẩu (tấn/năm);
3.3 Bản đồ vùng sản xuất.
4. Thông tin về sản xuất và quản lý sinh vật gây hại
4.1. Chương trình giám sát và quản lý sinh vật gây hại cụ thể; quy trình chứng nhận (phương pháp điều tra, phương pháp lấy mẫu,...);
4.2. Sản phẩm từ vùng không nhiễm sinh vật gây hại do Cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu chứng nhận;
4.3. Thông tin về sản xuất và thu hoạch.
5. Thông tin về sinh vật gây hại liên quan đến vật thể phải phân tích nguy cơ và môi giới của các tác nhân gây bệnh gây hại cho cây trồng*
(tham khảo bảng dưới đây)
Tên khoa học và tên gọi khác | Tên thông thường | Bộ | Họ | Bộ phận thực vật bị hại | Phân bố | Đặc điểm sinh học | Biện pháp phòng trừ | Tài liệu tham khảo |
Nhện nhỏ 1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
Côn trùng 1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
Nấm 1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
Vi khuẩn 1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
Virus 1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tuyến trùng 1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
Cỏ dại 1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
Sinh vật gây hại khác 1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
* Mỗi loài sinh vật gây hại yêu cầu phải cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan
6. Thông tin về quản lý sau thu hoạch
6.1. Phương pháp đóng gói;
6.2. Quy trình kiểm tra;
6.3. Các biện pháp xử lý sau thu hoạch để chống lây nhiễm sinh vật gây hại và hiệu quả của từng biện pháp;
6.4. Điều kiện bảo quản sau thu hoạch và kiểm soát tái nhiễm;
6.5. Hình ảnh vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đã đóng gói, dán nhãn để xuất khẩu.
7. Quy trình chứng nhận kiểm dịch thực vật đang áp dụng (kiểm tra, lấy mẫu, khai báo bổ sung,...)
8. Thông tin về phương tiện vận chuyển và điều kiện bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển
8.1. Phương tiện và phương thức vận chuyển vật thể phải phân tích nguy cơ;
8.2. Điều kiện bảo quản vật thể phải phân tích nguy cơ (nhiệt độ, độ ẩm) trong quá trình vận chuyển.
9. Kết quả phân tích nguy cơ dịch hại đã được thực hiện ở các nước khác
Phân tích nguy cơ dịch hại đã thực hiện phải phù hợp với hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm dịch thực vật, đặc biệt là các tiêu chuẩn về hướng dẫn phân tích nguy cơ dịch hại.
THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP ĐỂ THỰC HIỆN PHÂN TÍCH NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA SINH VẬT CÓ ÍCH NHẬP KHẨU SỬ DỤNG TRONG BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Yêu cầu chung
Cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu phải cung cấp thông tin cập nhật (có thời gian không quá 10 năm tính đến ngày gửi) bao gồm cả bản cứng và mềm để phục vụ phân tích nguy cơ dịch hại.
II. Yêu cầu cụ thể
1. Địa chỉ đầy đủ của cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (điện thoại, fax và địa chỉ email của người có trách nhiệm về cung cấp thông tin)
2. Thông tin chung về sinh vật gây hại đã được phòng trừ bằng sinh vật có ích
2.1. Phân loại: Tên khoa học, vị trí phân loại (lớp, bộ, họ, loài,...), tên khác, tên thông thường (nếu có), các đặc điểm để phân loại.
2.2. Nguồn gốc, phân bố.
2.3. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học.
2.4. Tình hình phân bố và gây hại của các loài sinh vật gây hại chủ yếu khác có quan hệ họ hàng gần gũi với loài sinh vật gây hại cần phòng trừ.
2.5. Tình trạng sinh vật gây hại cần phòng trừ bằng sinh vật có ích (bao gồm cả các quy định đang được áp dụng với sinh vật gây hại).
2.6. Thiệt hại về kinh tế.
2.7. Các biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại đã được áp dụng.
3. Thông tin chung về sinh vật có ích nhập khẩu
3.1. Phân loại: Tên khoa học, vị trí phân loại (lớp, bộ, họ, loài, chủng,...), tên khác, tên thông thường (nếu có), các đặc điểm để phân loại.
3.2. Nguồn gốc và phân bổ (bao gồm cả phân bố trong tự nhiên và những vùng đã phóng thả).
3.3. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sinh vật có ích trong điều kiện thí nghiệm và ngoài tự nhiên (vòng đời, số thế hệ/năm, thông tin về sinh trưởng, phát triển và sinh sản như phương thức sinh sản, tập tính ký sinh hoặc ăn thịt, giai đoạn phát triển, tuổi thọ, tiềm năng sinh sản,...; phương thức bảo tồn nòi giống (như trú đông, ngủ nghỉ, trú ẩn, di trú,...); phương thức phát tán; điều kiện khí hậu ở nơi sinh vật có ích xuất hiện trong tự nhiên và ở những vùng đã phóng thả).
3.4. Phương thức tác động của sinh vật có ích đến sinh vật gây hại: ký sinh hoặc cộng sinh hoặc bắt mồi ăn thịt,...
3.5. Phương pháp giám định (hình thái học, phân tử,...)
3.6. Địa điểm sản xuất.
3.7. Phương pháp sản xuất, đóng gói, bảo quản và cách sử dụng.
3.8. Phương pháp làm thuần và loại trừ tạp nhiễm, ký sinh, sinh vật gây bệnh của sinh vật có ích.
3.9. Phổ ký chủ trong tự nhiên và trong điều kiện thí nghiệm.
3.10. Nguồn thu thập sinh vật có ích.
3.11. Các loài kẻ thù tự nhiên của sinh vật có ích (ký sinh, sinh vật gây bệnh, sinh vật cạnh tranh, sinh vật đối kháng, ...)
3.12. Lịch sử sử dụng sinh vật có ích.
3.13. Những thông tin về các loài sinh vật khác có quan hệ họ hàng hoặc tương tự sinh vật có ích.
BẢNG SỐ LIỆU PHÂN TÍCH NGUY CƠ DỊCH HẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Bảng 1. Sinh vật gây hại đã phát hiện trên vật thể phải phân tích nguy cơ (tên khoa học) nhập khẩu từ (nước)
Sinh vật gây hại | Xuất xứ | Số lần phát hiện | Tổng số | |||
Quả | Cây | Thân, cành | Bộ phận khác | |||
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 2. Danh mục sinh vật gây hại liên quan đến vật thể phải phân tích nguy cơ ở nước xuất khẩu
Tên sinh vật gây hại | Phân bố địa lý | Bộ phận thực vật bị hại | Đối tượng kiểm dịch thực vật (có/không) | Khả năng đi theo thực vật (có/không) | Nguồn tham khảo |
Chân đốt | |||||
Các loài sinh vật gây hại (Bộ, Họ) |
|
|
|
|
|
Nấm | |||||
Các loài sinh vật gây hại (Bộ, Họ) |
|
|
|
|
|
Vi khuẩn | |||||
Các loài sinh vật gây hại (Bộ, Họ) |
|
|
|
|
|
Virus | |||||
Các loài sinh vật gây hại (Bộ, Họ) |
|
|
|
|
|
Tuyến trùng | |||||
Các loài sinh vật gây hại (Bộ, Họ) |
|
|
|
|
|
Cỏ dại | |||||
Các loài sinh vật gây hại (Bộ, Họ) |
|
|
|
|
|
Sinh vật gây hại khác |
Bảng 3. Danh mục sinh vật gây hại có khả năng trở thành đối tượng kiểm dịch thực vật để tiếp tục đánh giá
STT | Danh mục sinh vật gây hại có khả năng trở thành đối tượng kiểm dịch thực vật đi theo … (tên hàng hóa) … (tên khoa học của hàng hóa thực vật) để tiếp tục đánh giá |
Chân đốt | |
Bộ | |
Họ | |
1 | Các loài có khả năng trở thành đối tượng kiểm dịch thực vật |
Virus | |
2 | Các loài có khả năng trở thành đối tượng kiểm dịch thực vật |
Vi khuẩn | |
Bộ | |
Họ | |
3 | Các loài có khả năng trở thành đối tượng kiểm dịch thực vật |
Nấm | |
Bộ | |
Họ | |
4 | Các loài có khả năng trở thành đối tượng kiểm dịch thực vật |
Tuyến trùng | |
Bộ | |
Họ | |
5 | Các loài có khả năng trở thành đối tượng kiểm dịch thực vật |
Cỏ dại | |
Bộ | |
Họ | |
6 | Các loài có khả năng trở thành đối tượng kiểm dịch thực vật |
Các loài sinh vật gây hại có khả năng trở thành đối tượng kiểm dịch thực khác |
Bảng 4. Đánh giá hậu quả du nhập
Sinh vật gây hại | Yếu tố 1 | Yếu tố 2 | Yếu tố 3 | Yếu tố 4 | Yếu tố 5 | Mức nguy cơ tổng cộng* |
Các loài sinh vật gây hại (Bộ, Họ) | Thấp hoặc Trung bình hoặc Cao (1 hoặc 2 hoặc 3) | Thấp hoặc Trung bình hoặc Cao (1 hoặc 2 hoặc 3) | Thấp hoặc Trung bình hoặc Cao (1 hoặc 2 hoặc 3) | Thấp hoặc Trung bình hoặc Cao (1 hoặc 2 hoặc 3) | Thấp hoặc Trung bình hoặc Cao (1 hoặc 2 hoặc 3) | Thấp hoặc Trung bình hoặc Cao (5 - 15) |
Ghi chú *: Mức nguy cơ tổng cộng để đánh giá hậu quả du nhập của một loài sinh vật gây hại được đánh giá như sau:
Thấp: 5 - 8 điểm
Trung bình: 9 - 12 điểm
Cao: 13 - 15 điểm
Bảng 5. Đánh giá khả năng du nhập
Sinh vật gây hại | Yếu tố 1 | Yếu tố 2 | Yếu tố 3 | Yếu tố 4 | Yếu tố 5 | Yếu tố 6 | Mức nguy cơ tổng cộng* |
Loài sinh vật gây hại | Thấp hoặc Trung bình hoặc Cao (1 hoặc 2 hoặc 3) | Thấp hoặc Trung bình hoặc Cao (1 hoặc 2 hoặc 3) | Thấp hoặc Trung bình hoặc Cao (1 hoặc 2 hoặc 3) | Thấp hoặc Trung bình hoặc Cao (1 hoặc 2 hoặc 3) | Thấp hoặc Trung bình hoặc Cao (1 hoặc 2 hoặc 3) | Thấp hoặc Trung bình hoặc Cao (1 hoặc 2 hoặc 3) | Thấp hoặc Trung bình hoặc Cao (6 - 18) |
Ghi chú *: Mức nguy cơ tổng cộng để đánh giá khả năng du nhập của một loài sinh vật gây hại được đánh giá như sau:
Thấp: 6 - 9 điểm
Trung bình: 10 - 14 điểm
Cao: 15 - 18 điểm
Bảng 6. Mức nguy cơ dịch hại
Sinh vật gây hại | Hậu quả du nhập | Khả năng du nhập | Mức nguy cơ gây hại * |
Các loài sinh vật gây hại | Thấp hoặc Trung bình hoặc Cao (5 - 15) | Thấp hoặc Trung bình hoặc Cao (6 - 18) | Thấp hoặc Trung bình hoặc Cao (11 - 33) |
Ghi chú *: Kết luận về mức nguy cơ dịch hại được đánh giá như sau:
Thấp: 11 - 18 điểm
Trung bình: 19 - 26 điểm
Cao: 27 - 33 điểm
CÁC YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ HẬU QUẢ DU NHẬP CỦA SINH VẬT GÂY HẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Yếu tố 1 - Mối quan hệ giữa sinh vật gây hại với ký chủ và khí hậu
Dựa vào đặc điểm khí hậu lãnh thổ trên đất liền của Việt Nam được chia thành 7 vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau. Trên cơ sở đó, sinh vật gây hại sẽ được đánh giá khả năng thích nghi và thiết lập quần thể đối với từng vùng sinh thái nông nghiệp của Việt Nam
Mức nguy cơ được đánh giá như sau:
Thấp: Sinh vật gây hại chỉ có khả năng thiết lập quần thể trong 1 vùng sinh thái: ………………………………………………………………..1 điểm
Trung bình: Sinh vật gây hại có khả năng thiết lập quần thể từ 2 - 3 vùng sinh thái: ………………………………………………………………..2 điểm
Cao: Sinh vật gây hại có khả năng thiết lập quần thể trong từ 4 vùng sinh thái trở lên: ………………………………………………………..………3 điểm
Trong trường hợp loài sinh vật gây hại đang đánh giá có khả năng thiết lập quần thể và lan rộng ở vùng sản xuất tập trung của loài cây ký chủ là cây trồng chính đối với Nông nghiệp Việt Nam thì mức nguy cơ của loài đó sẽ được xem xét và nâng lên cao hơn một mức (chỉ áp dụng với loài sinh vật gây hại có mức nguy cơ thấp hoặc trung bình) so với quy định đánh giá mức nguy cơ của yếu tố 1.
2. Yếu tố 2 - Phổ ký chủ
Nguy cơ của một loài sinh vật gây hại phụ thuộc vào khả năng thiết lập quần thể và khả năng gây hại của chúng. Với các loài chân đốt, nguy cơ này được coi là mối quan hệ giữa sinh vật gây hại và ký chủ. Với các tác nhân gây bệnh, nguy cơ thường phức tạp hơn và được xác định tùy theo phổ ký chủ và các đặc tính sinh học của bệnh.
Mức nguy cơ được đánh giá như sau:
Thấp: Sinh vật gây hại chỉ gây hại một hoặc nhiều loài trong một chi thực vật: ………………………………………………………………..1 điểm
Trung bình: Sinh vật gây hại gây hại một số loài trong một họ thực vật: ………………………………………………………………..2 điểm
Cao: Sinh vật gây hại gây hại nhiều loài trong một số họ thực vật: ………………………………………………………..………3 điểm
3. Yếu tố 3 - Khả năng phát tán
Sinh vật gây hại có thể phát tán sau khi du nhập vào một vùng mới. Những nội dung cần được xem xét bao gồm: 1) Phương thức sinh sản của sinh vật gây hại; 2) Khả năng phát tán của sinh vật gây hại; 3) Các yếu tố trợ giúp cho sự phát tán của sinh vật gây hại.
Mức nguy cơ được đánh giá như sau:
Thấp: Sinh vật gây hại có khả năng sinh sản thấp và khả năng phát tán chậm: ………………………………………………………………..1 điểm
Trung bình: Sinh vật gây hại có khả năng sinh sản từ trung bình đến cao hoặc khả năng phát tán từ trung bình đến nhanh:………………………………………………………………….2 điểm
Cao: Sinh vật gây hại có nhiều lúa trong năm, nhiều cá thể trong một lần sinh sản, có khả năng phát tán nhanh (tự phát tán 10km/năm hoặc nhờ vào các yếu tố tự nhiên như gió, nước, môi giới truyền hoặc nhân tạo):……………………………………………………….3 điểm
4. Yếu tố 4 - Tác động kinh tế
Sự du nhập của sinh vật gây hại có thể gây ra những tác động kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp khác nhau. Những tác động này được chia thành 3 nhóm, bao gồm: Giảm sản lượng của cây ký chủ (tác hại trực tiếp hoặc là môi giới truyền bệnh); Giảm giá trị hàng hàng hóa (do tăng chi phí sản xuất hoặc giảm giá trị thương mại hoặc cả hai); Mất thị trường trong nước và quốc tế do sự xuất hiện của đối tượng kiểm dịch thực vật.
Mức nguy cơ được đánh giá như sau:
Thấp: Sinh vật gây hại gây ra nhiều nhất là 1 trong số các tác động:........... 1 điểm
Trung bình: Sinh vật gây hại gây ra 2 trong số các tác động:....................... 2 điểm
Cao: Sinh vật gây hại gây ra cả 3 tác động:.................................................. 3 điểm
5. Yếu tố 5 - Tác động môi trường
Để đánh giá nguy cơ của từng sinh vật gây hại đối với môi trường, phải xem xét những yếu tố sau:
Sự du nhập của sinh vật gây hại có thể ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường (gây hại đến hệ sinh thái, giảm tính đa dạng sinh học);
Sinh vật gây hại có thể tác động trực tiếp đến các loài thực vật quý hiếm nằm trong danh mục có nguy cơ bị tuyệt chủng của Việt Nam;
Sinh vật gây hại có thể tác động gián tiếp tới các loài thực vật quý hiếm thuộc danh sách có nguy cơ bị tuyệt chủng của Việt Nam (tác động đến nơi cư trú và độ mẫn cảm);
Sự du nhập của sinh vật gây hại dẫn đến việc phải áp dụng các chương trình quản lý sinh học hoặc hóa học.
Mức nguy cơ được đánh giá như sau:
Thấp: Dịch hại không gây ra yếu tố nào kể trên:.......................................... 1 điểm
Trung bình: 1 trong các yếu tố trên:............................................................. 2 điểm
Cao: 2 yếu tố trở lên:.................................................................................... 3 điểm
CÁC YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG DU NHẬP CỦA SINH VẬT GÂY HẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Yếu tố 1 - Khối lượng vật thể phải phân tích nguy cơ nhập khẩu hàng năm
Khả năng du nhập của một loài sinh vật gây hại tùy thuộc vào lượng vật thể phải phân tích nguy cơ có khả năng bị nhiễm sinh vật gây hại được nhập khẩu. Để đánh giá nguy cơ dịch hại một cách định tính, lượng vật thể phải phân tích nguy cơ nhập khẩu được ước tính theo đơn vị là công-ten-nơ 40ft. Các đơn vị tính khối lượng khác đều được quy đổi ra đơn vị công-ten-nơ 40ft.
Mức đánh giá nguy cơ dựa trên số lượng công-ten-nơ 40ft/năm:
Thấp: 10 công-ten-nơ/năm:........................................................................ 1 điểm
Trung bình: Từ 10 - 100 công-ten-nơ/năm:................................................ 2 điểm
Cao: Nhiều hơn 100 công-ten-nơ /năm:..................................................... 3 điểm
Đối với vật thể phải phân tích nguy cơ có khả năng sử dụng để trồng trọt, mức nguy cơ của yếu tố 1 sẽ là Cao nếu lượng hàng hóa nhập khẩu từ 10 công-ten-nơ /năm trở lên.
2. Yếu tố 2 - Khả năng sống sót của sinh vật gây hại sau khi xử lý
Việc xử lý sau thu hoạch gồm các biện pháp xử lý thủ công hoặc các biện pháp sơ chế hoặc xử lý khác như: cắt, tỉa, rửa, xử lý hóa chất, kho lạnh... Nếu không có biện pháp xử lý sau thu hoạch nào được thực hiện thì khả năng này được tính là cao.
3. Yếu tố 3 - Khả năng sống sót của sinh vật gây hại trong quá trình vận chuyển
Để đánh giá sự sống sót của sinh vật gây hại trong quá trình vận chuyển cần phải xem xét đặc điểm sinh học của sinh vật gây hại, điều kiện bảo quản và vận chuyển.
4. Yếu tố 4 - Khả năng sinh vật gây hại không phát hiện được tại cửa khẩu
Các lô vật thể nhập khẩu phải được kiểm tra theo những quy trình chính thức để phát hiện những sinh vật gây hại trong vật thể phải phân tích nguy cơ nhập khẩu. Để đánh giá yếu tố này, những vấn đề cần phải được xem xét như: loại hàng hóa (giống cây trồng), loài sinh vật gây hại (bệnh tiềm ẩn, các pha phát dục), trình độ cán bộ, trang thiết bị, quy trình đang áp dụng.
5. Yếu tố 5 - Khả năng sống sót của sinh vật gây hại tại nơi mà vật thể phải phân tích nguy cơ được chuyển đến
Yếu tố này liên quan đến vị trí địa lý nơi mà vật thể phải phân tích nguy cơ sẽ được vận chuyển đến và ở đó có thích hợp cho sinh vật gây hại sống sót. Ngay cả khi vật thể phải phân tích nguy cơ bị nhiễm sinh vật gây hại khi xâm nhập vào một quốc gia thì không phải tất cả những nơi hàng hóa được chuyển đến đều có điều kiện khí hậu phù hợp cho sự sống sót của sinh vật gây hại đó.
Đối với vật thể phải phân tích nguy cơ nhập khẩu với mục đích tiêu dùng (như rau, hoa và quả tươi), nơi bảo quản vật thể phải phân tích nguy cơ nhập khẩu (các siêu thị hoặc trung tâm thương mại), nơi có điều kiện bảo quản lạnh (nhiệt độ thấp) nên ít hoặc không thuận lợi cho sự sống sót của sinh vật gây hại. Vì vậy, mức nguy cơ đối với yếu tố 5 của vật thể phải phân tích nguy cơ này từ thấp tới trung bình.
Đối với vật thể phải phân tích nguy cơ nhập khẩu để trồng trọt thì nơi bảo quản vật thể phải phân tích nguy cơ là các kho bảo quản hạt giống cây có điều kiện ngoại cảnh thuận lợi cho sự sống sót của sinh vật gây hại. Vì vậy, mức nguy cơ đối với yếu tố 5 của vật thể phải phân tích nguy cơ này từ trung bình tới cao.
6. Yếu tố 6 - Ký chủ phù hợp cho sự sinh sản của sinh vật gây hại
Trong trường hợp điểm đến cuối cùng của một loại vật thể phải phân tích nguy cơ có điều kiện phù hợp cho sự sống sót của sinh vật gây hại thì chúng vẫn cần phải có sẵn các loài ký chủ để tồn tại, do vậy cần phải xem xét phổ ký chủ của sinh vật gây hại.
Đối với vật thể phải phân tích nguy cơ nhập khẩu sử dụng cho tiêu dùng (như rau, hoa và quả tươi), địa điểm đến của vật thể phải phân tích nguy cơ (các siêu thị, chợ hoặc trung tâm thương mại). Những địa điểm này cách xa với các khu sản xuất trồng trọt (có các cây ký chủ) nên khả năng tiếp cận của sinh vật gây hại với cây ký chủ bị hạn chế. Bên cạnh đó, phần còn lại sau khi sử dụng, thường được tiêu hủy cùng với rác thải sinh hoạt. Vì vậy, mức nguy cơ đối với yếu tố 6 của vật thể phải phân tích nguy cơ này từ thấp tới trung bình.
Đối với vật thể phải phân tích nguy cơ nhập khẩu để trồng trọt thì địa điểm đến của vật thể phải phân tích nguy cơ là các kho giống, nơi bảo quản giống của nông dân hoặc các khu sản xuất trồng trọt (có các cây ký chủ thích hợp) nên khả năng tiếp cận của sinh vật gây hại với cây ký chủ tăng. Vì vậy, mức nguy cơ đối với yếu tố 6 của vật thể phải phân tích nguy cơ này từ trung bình tới cao.
MẪU BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGUY CƠ DỊCH HẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
1. Thông tin chung
Thông tin chung liên quan đến vật thể phải phân tích nguy cơ bao gồm:
- Tổ chức/cá nhân thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại;
- Loại vật thể phải phân tích nguy cơ nhập khẩu;
- Vùng phân tích nguy cơ dịch hại;
- Nước xuất khẩu;
- Phương pháp tiến hành (tên quy trình áp dụng).
Khái quát về vật thể phải phân tích nguy cơ:
- Tên khoa học của vật thể phải phân tích nguy cơ, tên tài liệu và năm xuất bản.
- Tổng hợp thông tin liên quan đến vật thể phải phân tích nguy cơ nhập khẩu, bao gồm:
+ Nơi trồng (sinh học, sinh thái, địa lý, các điều kiện và các bản đồ đất);
+ Vùng và phương pháp trồng trọt;
+ Năng suất;
+ Giống và đặc điểm của vật thể phải phân tích nguy cơ;
+ Thời gian thu hoạch; phương pháp bảo quản; biện pháp xử lý sau thu hoạch; điều kiện bảo quản và phương thức vận chuyển vật thể phải phân tích nguy cơ;
+ Thị trường xuất khẩu và năng lực xuất khẩu.
2. Phân tích nguy cơ dịch hại
Báo cáo kết quả phân tích nguy cơ dịch hại phù hợp với quy trình phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể phải phân tích nguy cơ quy định tại Thông tư này.
2.1. Giai đoạn khởi đầu quá trình phân tích nguy cơ dịch hại
Khái quát các nội dung liên quan đến việc thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại, cung cấp đầy đủ bằng chứng khoa học (nếu có)
2.2. Xem xét lại kết quả phân tích nguy cơ dịch hại đã thực hiện
Xem xét báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại có liên quan đã thực hiện.
Xem xét thực trạng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật cùng loại nhập khẩu từ các nước khác mà đã được phân tích nguy cơ dịch hại (tổng hợp số liệu các kết quả phát hiện sinh vật gây hại tại các cửa khẩu đối với vật thể phải phân tích nguy cơ).
2.3. Đánh giá nguy cơ trở thành cỏ dại (nếu cần thiết)
2.4. Nội dung đánh giá nguy cơ dịch hại
2.4.1. Phân cấp sinh vật gây hại
Các loài sinh vật gây hại được liệt kê vào “Danh mục sinh vật gây hại liên quan đến vật thể phải phân tích nguy cơ ở nước xuất khẩu” (quy định tại Bảng 2, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này) phải được sắp xếp theo thứ tự A, B, C với bộ, họ, loài (của mỗi dòng).
Mỗi loài được đánh giá độc lập trên cơ sở các thông tin liên quan (phát hiện trên đồng ruộng, tại cửa khẩu nhập hoặc loại bỏ trong quá trình đóng gói, bảo quản,..).
Xác định sinh vật gây hại có khả năng trở thành đối tượng kiểm dịch thực vật.
2.4.2. Đánh giá hậu quả du nhập
Mức nguy cơ về hậu quả du nhập của mỗi loài sinh vật gây hại được quy định tại Bảng 4, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2.4.3. Đánh giá khả năng du nhập
Mức nguy cơ về khả năng du nhập của mỗi loài sinh vật gây hại được quy định tại Bảng 5, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2.4.4. Kết luận mức nguy cơ dịch hại
Tổng hợp kết quả về mức nguy cơ dịch hại của từng loài sinh vật gây hại theo mẫu quy định tại Bảng 6, Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này.
2.5. Quản lý nguy cơ dịch hại
Chỉ áp dụng các biện pháp quản lý nguy cơ và giảm thiểu mức nguy cơ dịch hại đối với những loài sinh vật gây hại có mức nguy cơ dịch hại tổng cộng là trung bình hoặc cao.
2.5.1. Yêu cầu các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật tại nước xuất khẩu
2.5.1.1. Các biện pháp quản lý nguy cơ đề xuất áp dụng tại vùng sản xuất
2.5.1.2. Các biện pháp quản lý nguy cơ đề xuất áp dụng trong quá trình thu hoạch, sơ chế, xử lý sau thu hoạch và đóng gói tại nước xuất khẩu
2.5.1.3. Các biện pháp quản lý nguy cơ đề xuất áp dụng đối với lô vật thể phải phân tích nguy cơ trước khi xuất khẩu
2.5.1.4. Các biện pháp quản lý nguy cơ đề xuất áp dụng đối với lô vật thể phải phân tích nguy cơ trong quá trình vận chuyển
2.5.2. Yêu cầu vật thể phải phân tích nguy cơ được sản xuất tại vùng không nhiễm sinh vật gây hại
2.5.3. Kiểm tra, xử lý tại cửa khẩu nhập
2.5.4. Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu
2.5.5. Các biện pháp khác
2.5.6. Đánh giá hiệu quả và tác động của các biện pháp quản lý
2.5.7. Yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu
3. Tác giả đánh giá và thẩm định
3.1. Các tác giả (bao gồm họ và tên và tên cơ quan xếp theo thứ tự A, B, C)
3.2. Những người thẩm định (bao gồm họ và tên và tên cơ quan xếp theo thứ tự A, B, C)
4. Tài liệu tham khảo
5. Thông tin sinh học của sinh vật gây hại
YÊU CẦU KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Giới thiệu chung
2. Yêu cầu về việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu nguy cơ dịch hại
2.1. Yêu cầu đăng ký vùng trồng và cơ sở xử lý, đóng gói
2.2. Yêu cầu áp dụng các biện pháp quản lý trước khi thu hoạch
2.2.1. Yêu cầu vùng không nhiễm sinh vật gây hại;
2.2.2. Yêu cầu về chương trình phòng trừ sinh vật gây hại;
2.2.3. Yêu cầu về chương trình kiểm tra, chứng nhận trong quá trình sản xuất của cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật nước xuất khẩu.
2.3. Yêu cầu áp dụng các biện pháp quản lý sau thu hoạch, bảo quản tại nước xuất khẩu
2.3.1. Yêu cầu về quy trình chế biến, đóng gói sản phẩm và đảm bảo an toàn không nhiễm sinh vật gây hại cho sản phẩm sau thu hoạch;
2.3.2. Yêu cầu áp dụng các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật;
2.3.3. Yêu cầu về đóng gói và bảo quản;
2.3.4. Yêu cầu về quy trình lấy mẫu, kiểm tra, chứng nhận kiểm dịch thực vật của cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu.
2.4. Yêu cầu về kiểm tra tại cửa khẩu nhập khẩu
2.5. Yêu cầu khác
2.5.1. Yêu cầu về vận chuyển
2.5.2. Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc các lô vật thể phải phân tích nguy cơ nhập khẩu tại nước xuất khẩu;
2.5.3. Yêu cầu kiểm tra đánh giá trước khi xuất khẩu lô vật thể phải phân tích nguy cơ đầu tiên
2.5.4. Yêu cầu về kiểm tra và đánh giá lại (khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật trong lô vật thể phải phân tích nguy cơ nhập khẩu tại Việt Nam hoặc có thay đổi về tình trạng kiểm dịch thực vật tại nước xuất khẩu).
3. Kết luận
- 1Circular No. 05/2015/TT-BNNPTNT dated February 12, 2015, regulations on sequence and procedures for issuance of practising certificate for treatment of plant quarantine subjects
- 2Decree No. 116/2014/ND-CP dated December 04, 2014, providing detailed instructions on the implementation of Law on Plant protection and Quarantine
- 3Circular No. 30/2014/TT-BNNPTNT dated September 5, 2014, promulgating the list of plant quarantine articles; the list of plant quarantine articles subject to the pest risk analysis before being imported into Vietnam
- 4Decision No. 48/2007/QD-BNN of May 29, 2007, regulation on procedure for the issuance of the Phytosanitary import permit for articles subject to pest risk analysis before importing into Vietnam
- 1Circular No. 05/2015/TT-BNNPTNT dated February 12, 2015, regulations on sequence and procedures for issuance of practising certificate for treatment of plant quarantine subjects
- 2Decree No. 116/2014/ND-CP dated December 04, 2014, providing detailed instructions on the implementation of Law on Plant protection and Quarantine
- 3Circular No. 30/2014/TT-BNNPTNT dated September 5, 2014, promulgating the list of plant quarantine articles; the list of plant quarantine articles subject to the pest risk analysis before being imported into Vietnam
- 4Decree No. 199/2013/ND-CP dated November 26, 2013,
- 5Law No. 41/2013/QH13 dated November 25, 2013, on plant protection and quarantine
- 6Decision No. 48/2007/QD-BNN of May 29, 2007, regulation on procedure for the issuance of the Phytosanitary import permit for articles subject to pest risk analysis before importing into Vietnam
Circular No. 36/2014/TT-BNNPTNT dated October 31, 2014, regulations on process of pest risk analysis for plant quarantine targets before being imported to Vietnam
- Số hiệu: 36/2014/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/10/2014
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Lê Quốc Doanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra