Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2019/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019 |
HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI ĐỐI VỚI NGUỒN VỐN NGOẠI TỆ CỦA CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18 tháng 3 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với nguồn vốn ngoại tệ của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ.
Thông tư này hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với các nguồn vốn ngoại tệ của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ.
1. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô.
2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động huy động vốn bằng ngoại tệ của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ.
1. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ chỉ được huy động vốn bằng ngoại tệ dưới hình thức tiếp nhận tài trợ, viện trợ không hoàn lại từ tổ chức, cá nhân là người không cư trú để thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành về tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn tài trợ, viện trợ không hoàn lại từ các tổ chức, cá nhân là người không cư trú; quy định về quản lý ngoại hối đối với nguồn vốn ngoại tệ quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan khi tiếp nhận, sử dụng nguồn tài trợ, viện trợ bằng ngoại tệ để thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô.
3. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ không được huy động vốn bằng ngoại tệ để thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô ngoài hình thức quy định tại khoản 1 Điều này.
Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ sử dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi là ngân hàng được phép) để nhận chuyển khoản bằng ngoại tệ nguồn tài trợ, viện trợ không hoàn lại từ tổ chức, cá nhân là người không cư trú để thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô như sau:
1. Trường hợp tiếp nhận tài trợ, viện trợ không hoàn lại bằng ngoại tệ thông qua tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ của người cư trú là tổ chức.
Việc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ bán ngoại tệ trên tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng phi ngân hàng được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi là tổ chức tín dụng được phép) thực hiện theo các quy định của pháp luật về mua, bán ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng được phép và khách hàng.
2. Trường hợp tiếp nhận tài trợ, viện trợ không hoàn lại bằng ngoại tệ từ tổ chức, cá nhân là người không cư trú thông qua tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ bán ngoại tệ cho ngân hàng được phép.
Điều 5. Trách nhiệm xuất trình chứng từ
Khi tiếp nhận tài trợ, viện trợ không hoàn lại bằng ngoại tệ từ tổ chức, cá nhân là người không cư trú, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ có trách nhiệm xuất trình các giấy tờ, chứng từ chứng minh nguồn tiền là tiền tài trợ, viện trợ không hoàn lại từ tổ chức, cá nhân là người không cư trú, các giấy tờ khác theo quy định của ngân hàng được phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho ngân hàng được phép.
Điều 6. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được phép
Khi cung ứng dịch vụ ngoại hối cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ (bao gồm tiếp nhận và mua lại ngoại tệ từ nguồn tài trợ, viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân là người không cư trú), tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ và các chứng từ phù hợp với các giao dịch thực tế để đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ ngoại hối được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 14 tháng 02 năm 2020.
2. Đối với các thỏa thuận huy động vốn bằng ngoại tệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ để thực hiện chương trình dự án tài chính vi mô đã được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ tiếp tục thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết. Việc sửa đổi, bổ sung các thỏa thuận sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành phải phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ thực hiện chương trình dự án tài chính vi mô chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.
| KT. THỐNG ĐỐC |
- 1Circular No. 06/2019/TT-NHNN dated July 26 2019 guiding the foreign exchange management for the foreign direct investment in Vietnam
- 2Circular No. 31/2018/TT-NHNN dated December 18, 2018 guiding foreign exchange management for outward investment in petroleum industry
- 3Law No. 17/2017/QH14 dated November 20, 2017
- 4Decision No. 20/2017/QD-TTg dated June 12, 2017
- 5Decree No.70/2014/ND-CP dated July 17, 2014, detailing the implementation of several provisions of the Ordinance and the amended Ordinance on the foreign exchange
- 6Ordinance No. 06/2013/UBTVQH13 of March 18, 2013, amending and supplementing a number of articles of the ordinance on foreign exchange control
- 7Law No. 46/2010/QH12 of June 16, 2010, on the State Bank of Vietnam
- 8Law No. 47/2010/QH12 of June 16, 2010, on credit institutions
- 9Ordinance No. 28/2005/PL-UBTVQH11 of December 13th, 2005, on foreign exchange control.
Circular No. 34/2019/TT-NHNN dated December 31, 2019 guidance on foreign exchange management regarding foreign currency funding of microfinance programs and projects of political organizations, socio-political organizations and non-governmental organizations
- Số hiệu: 34/2019/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/12/2019
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Thị Hồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra