Hệ thống pháp luật

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2021/TT-BYT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Thanh niên ngày 16 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về công tác y tế trường học trong cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp,

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về công tác y tế trường học trong cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là cơ sở giáo dục), bao gồm: Chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên, học viên (sau đây gọi là người học), truyền thông, giáo dục sức khỏe, bảo đảm vệ sinh trường học, an toàn thực phẩm, yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân viên y tế trường học.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ sở giáo dục và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác y tế trường học trên lãnh thổ Việt Nam.

Chương 2

CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC

Điều 3. Chăm sóc sức khỏe người học

1. Thực hiện sơ cứu, cấp cứu cho người học theo quy định, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về khám bệnh, chữa bệnh khi phát sinh trường hợp cấp cứu trong thời gian học tập, sinh hoạt, thực hành tại cơ sở giáo dục.

2. Tổ chức khám sức khỏe cho người học khi mới nhập học và định kỳ ít nhất một năm một lần trong mỗi năm học. Thực hiện theo dõi, kiểm tra sức khỏe người học, phát hiện các yếu tố nguy cơ sức khỏe, bệnh tật để dự phòng, điều trị hoặc chuyển tuyến điều trị theo quy định của pháp luật.

3. Triển khai các biện pháp vệ sinh phòng, chống dịch bệnh trong cơ sở giáo dục.

4. Tư vấn cho người học về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, yếu tố nguy cơ sức khỏe, nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp lý, phát triển thể chất, tinh thần và hoạt động thể lực.

5. Hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống tai nạn, thương tích trong quá trình học tập, thực hành.

Điều 4. Truyền thông, giáo dục sức khỏe

1. Nội dung truyền thông, giáo dục sức khỏe bao gồm: Các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích; tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh; bệnh, tật học đường; phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh lây truyền qua đường tình dục; bệnh không lây nhiễm; phòng, chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma túy, các chất gây nghiện và các nội dung khác về y tế.

2. Hình thức truyền thông, giáo dục sức khỏe

a) Thông qua các phương tiện truyền thông như: Loa truyền thanh, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động, chiếu phim;

b) Truyền thông theo nhóm người học trên cơ sở phân loại phù hợp với từng loại hình đào tạo và quy mô đào tạo;

c) Truyền thông cá nhân cho người học;

d) Truyền thông trong các sự kiện: Tổ chức các cuộc thi về giáo dục sức khỏe; các buổi văn nghệ, hoạt động văn hóa, thể thao và lồng ghép các nội dung về sức khỏe trường học trong các sự kiện khác của cơ sở giáo dục;

đ) Lồng ghép trong các giờ giảng, chương trình ngoại khóa của cơ sở giáo dục;

e) Cấp phát các sản phẩm, tài liệu truyền thông cho người học;

g) Tổ chức các hình thức truyền thông, giáo dục sức khỏe khác phù hợp theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về y tế trường học trong cơ sở giáo dục theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật.

Điều 5. Bảo đảm vệ sinh trường học

1. Cơ sở giáo dục phải đáp ứng các yêu cầu vệ sinh chung, khu chức năng, phòng học trong học tập và giảng dạy theo các tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 3981:1985 - Trường đại học; TCVN 4602:2012 - Trường trung cấp chuyên nghiệp; TCVN 9210:2012 - Trường dạy nghề.

2. Mức chiếu sáng tại phòng học và các phòng, khu chức năng trong cơ sở giáo dục bảo đảm theo quy định tại điểm 4.2 Bảng yêu cầu về độ rọi duy trì tối thiểu cho các phòng, khu vực làm việc tại Mục 1 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 22:2016/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 22/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng - mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc.

3. Phòng thí nghiệm, thực nghiệm, khu, xưởng thực hành phải bảo đảm quy định về tiếng ồn tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 24:2016/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc; bảo đảm quy định về vi khí hậu tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 26:2016/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc và bảo đảm các quy định về mức cho phép của các yếu tố có hại khác theo quy định.

4. Phòng thí nghiệm, thực nghiệm, khu, xưởng thực hành phục vụ dạy và học ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho người học theo quy định tại Điều 70, Luật An toàn vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015.

5. Nước uống phải bảo đảm chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 6-1:2010/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 34/2010/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai.

6. Nước sinh hoạt sử dụng từ các đơn vị cấp nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt hoặc tự khai thác phải bảo đảm tiêu chuẩn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 01-1:2018/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 41/2018/TT- BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt và Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

7. Nhà tiêu bảo đảm hợp vệ sinh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 01:2011/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh; bố trí chỗ rửa tay với nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

8. Bố trí thùng rác và thực hiện phân loại, thu gom, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt bảo đảm theo quy định tại khoản 4 Mục VII Phần II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 07:2010/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 46/2010/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân hoặc hợp đồng với các cơ sở đủ điều kiện thu gom, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt và thực hiện các quy định khác có liên quan tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

9. Khu ký túc xá, nơi ở nội trú, bán trú cho người học phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh chung, cấp thoát nước, nhà tiêu hợp vệ sinh, thu gom, xử lý chất thải, rác thải, phòng chống dịch theo quy định tại các khoản 6, 7, 8 Điều này.

Điều 6. Bảo đảm an toàn thực phẩm

1. Cơ sở giáo dục có tổ chức bếp ăn nội trú, bán trú

a) Bếp ăn, nhà ăn, căng tin phục vụ ăn uống trong cơ sở giáo dục tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

b) Người làm việc tại nhà ăn, bếp ăn phải bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

2. Cơ sở giáo dục không tổ chức tự nấu ăn nội trú, bán trú

a) Cơ sở có thể ký hợp đồng với cơ sở cung cấp suất ăn sẵn đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

b) Cơ sở có thể ký hợp đồng với cơ sở nấu ăn đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật để tổ chức nhà ăn, bếp ăn tại cơ sở giáo dục.

Điều 7. Yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân viên y tế trường học

1. Cơ sở giáo dục bố trí phòng riêng ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe người học; có trang thiết bị tối thiểu gồm giường khám bệnh, tủ dựng trang thiết bị y tế, tủ dựng thuốc và một số thuốc thiết yếu phục vụ cho công tác sơ cấp cứu theo quy định của pháp luật.

2. Cơ sở giáo dục bố trí nhân viên y tế trường học trình độ chuyên môn y tế từ trung cấp trở lên, được đào tạo, tập huấn về sơ cứu, cấp cứu và cập nhật kiến thức chuyên môn y tế. Trường hợp nhân viên y tế trường học trực tiếp thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

3. Trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được nhân viên y tế trường học tại khoản 2 Điều này thì hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc với cá nhân đủ tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này để thực hiện công tác y tế trường học.

Chương 3

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Bộ Y tế giao trách nhiệm cho Cục Quản lý môi trường y tế:

a) Chỉ đạo, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công tác y tế trường học theo quy định tại Thông tư này;

b) Ban hành tài liệu hướng dẫn chuyên môn về công tác y tế trường học;

c) Tổ chức tập huấn về công tác y tế trường học;

d) Giúp Bộ trưởng Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan quản lý giáo dục ở Trung ương, các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác y tế trường học trên toàn quốc.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác y tế trường học theo quy định tại Thông tư này trên địa bàn quản lý;

b) Chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc lập dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí bảo đảm công tác y tế trường học theo quy định của pháp luật;

c) Chỉ đạo kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công tác y tế trường học trong các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Trách nhiệm của Sở Y tế

a) Tổ chức, chỉ đạo, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công tác y tế trường học theo quy định tại Thông tư này trên địa bàn quản lý;

b) Tổ chức tập huấn chuyên môn cho đội ngũ nhân viên làm công tác y tế trường học;

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc lập dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí bảo đảm công tác y tế trường học theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện việc báo cáo công tác y tế trường học trên địa bàn quản lý gửi về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) trước ngày 20 tháng 12 của năm báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Tổ chức, chỉ đạo, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác y tế trường học quy định tại Thông tư này theo thẩm quyền trên địa bàn quản lý;

b) Lập dự toán, bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện công tác y tế trường học gửi Sở Tài chính phê duyệt;

c) Phối hợp với Sở Y tế tổ chức tập huấn chuyên môn cho nhân viên y tế trường học.

5. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục

a) Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học theo quy định tại Thông tư này;

b) Xây dựng kế hoạch công tác y tế trường học hằng năm và tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung công tác y tế trường học;

c) Bố trí nhân viên y tế trường học, cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện thực hiện công tác y tế trường học;

d) Bố trí kinh phí, thực hiện thanh toán, quyết toán công tác y tế trường học theo quy định của pháp luật;

đ) Lồng ghép nội dung tuyên truyền, phổ biến về công tác y tế trường học trong các giờ giảng, chương trình ngoại khóa của cơ sở giáo dục;

e) Cử nhân viên y tế trường học tham dự tập huấn chuyên môn về công tác y tế trường học;

g) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện hoạt động y tế trường học và phòng, chống dịch tại cơ sở giáo dục;

h) Thực hiện việc báo cáo công tác y tế trường học gửi về Sở Y tế trước ngày 16 tháng 12 của năm báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này và thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Trách nhiệm của nhân viên y tế trường học

a) Thực hiện các nội dung chuyên môn về công tác y tế trường học theo quy định tại Thông tư này;

b) Tham mưu cho cơ sở giáo dục về việc xây dựng kế hoạch công tác y tế trường học hằng năm;

c) Tham gia tập huấn chuyên môn về công tác y tế trường học;

d) Sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác y tế trường học;

đ) Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác y tế trường học.

Điều 9. Điều khoản tham chiếu

Trong trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế, sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2022.

2. Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2000 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 11. Trách nhiệm thi hành

Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trường các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình triển khai thực hiện các khó khăn, vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) để xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Xã hội của Quốc hội (để giám sát);
- Văn phòng Chính phủ (Phòng Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ);
- Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế;
- Các Sở: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, MT, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trường Sơn

 

PHỤ LỤC SỐ 01

MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC
(DÀNH CHO SỞ Y TẾ)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021của Bộ trưởng Bộ Y tế)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ....
SỞ Y TẾ ...

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/BC

..............., ngày … tháng … năm ....

 

BÁO CÁO CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC

Năm ...

(Thời gian chốt số liệu: Từ ngày 15/12 năm trước đến ngày 14/12 năm báo cáo)

Kính gửi: Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế)

I. Thông tin chung

- Dân số chung: ........................................................................

- Số quận/huyện/thành phố/thị xã .............................................

- Số xã/phường/thị trấn ............................................................

- Tổng số cán bộ phụ trách công tác y tế trường học (YTTH) tuyến tỉnh, trong đó:

+ Sở Y tế: ..................................................................................

+ Trung tâm kiểm soát bệnh tật: ..........................................................................................

- Tổng số cán bộ phụ trách công tác YTTH tuyến huyện (Trung tâm y tế cấp huyện):

................................................................................................................................................

- Tổng số cán bộ phụ trách công tác YTTH tuyến xã (Trạm y tế cấp xã):

................................................................................................................................................

- Nguồn kinh phí triển khai hàng năm cho công tác YTTH của tỉnh, trong đó:

+ Nguồn Trung ương: ....................................

+ Nguồn địa phương: ....................................

+ Nguồn khác: ...............................................

- Thông tin chung về cơ sở giáo dục (CSGD):

TT

Loại hình đơn vị

Tổng số CSGD

Số người học

Số người học có thẻ bảo hiểm y tế

Số CSGD có phòng riêng để sơ cứu, cấp cứu

1.

Trường đại học/học viện

 

 

 

 

2.

Trường cao đẳng

 

 

 

 

3.

Trường trung cấp

 

 

 

 

4.

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp

 

 

 

 

5.

Khác (ghi rõ)...

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

- Thông tin chung về nhân viên YTTH:

TT

Loại hình đơn vị

Số CSGD có nhân viên YTTH

Số nhân viên YTTH

Tổng số

Trình độ trung cấp

Trình độ cao đẳng

Trình độ đại học trở lên

1.

Trường đại học/học viện

 

 

 

 

 

2.

Trường cao đẳng

 

 

 

 

 

3.

Trường trung cấp

 

 

 

 

 

4.

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp

 

 

 

 

 

5.

Khác (ghi rõ) ...

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

- Thông tin chung về chăm sóc sức khỏe người học

TT

Đơn vị

Số CSGD có xây dựng kế hoạch YTTH

Số CSGD có khám sức khỏe định kỳ

Số người học được khám sức khỏe định kỳ

1.

Trường đại học/học viện

 

 

 

2.

Trường cao đẳng

 

 

 

3.

Trường trung cấp

 

 

 

4.

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp

 

 

 

5.

Khác (ghi rõ)...

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

- Đào tạo tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về YTTH

TT

Đối tượng được tập huấn

Số lớp

Số học viên

1.

Cán bộ phụ trách YTTH tuyến tỉnh

 

 

2.

Cán bộ phụ trách YTTH tuyến huyện

 

 

3.

Cán bộ phụ trách YTTH tuyến xã

 

 

4.

Nhân viên YTTH của cơ sở giáo dục

 

 

II. Chăm sóc sức khỏe người học

1. Tình hình bệnh tật

TT

Nguy cơ sức khỏe

Loại hình đơn vị

Số người học mắc

Suy dinh dưỡng

Thừa cân, béo phì

Bệnh răng miệng

Bệnh về mắt

Tim mạch

Hô hấp

Tâm thần - thần kinh

Bệnh cơ xương khớp

Khác (ghi rõ) ...

1.

Trường đại học/học viện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

Trường cao đẳng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.

Trường trung cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.

Khác (ghi rõ)...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tình hình dịch, bệnh truyền nhiễm

TT

Tên dịch bệnh

Số mắc

Số tử vong

Ghi chú

1.

...

 

 

 

2.

...

 

 

 

3.

...

 

 

 

3. Sơ cứu, cấp cứu, tai nạn thương tích

TT

Loại tai nạn thương tích

Tổng số mắc

Số xử trí, chuyển tuyến

Xử trí tại chỗ

Chuyển tuyến

1.

Tai nạn lao động

 

 

 

2.

Trượt, ngã

 

 

 

3.

Bỏng

 

 

 

4.

Đuối nước

 

 

 

5.

Điện giật

 

 

 

6.

Súc vật cắn

 

 

 

7.

Ngộ độc

 

 

 

8.

Cắt vào tay chân

 

 

 

9.

Bị đánh

 

 

 

10.

Tai nạn giao thông

 

 

 

11.

Khác (ghi rõ) ...

 

 

 

4. Hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe

TT

Nội dung

Số CSGD có triển khai

Hình thức (trực tiếp/ gián tiếp)

Số lượt truyền thông

Số lượt người học được truyền thông

1.

Phòng, chống tai nạn thương tích

 

 

 

 

2.

Hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh

 

 

 

 

3.

Phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm

 

 

 

 

4.

Phòng, chống bệnh không lây nhiễm

 

 

 

 

5.

Phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tình dục, phòng, chống HIV/AIDS

 

 

 

 

6.

Phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma túy, các chất gây nghiện khác

 

 

 

 

7.

Khác (ghi rõ)...

 

 

 

 

5. Triển khai các chương trình y tế, phong trào vệ sinh phòng bệnh

TT

Nội dung

Số CSGD có triển khai

Ghi chú

1.

Phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm

 

 

2.

Phòng chống ngộ độc thực phẩm

 

 

3.

Hoạt động thể lực nâng cao sức khỏe

 

 

4.

Phòng chống tác hại thuốc lá

 

 

5.

Phòng chống tác hại rượu bia và các chất gây nghiện khác

 

 

6.

Phòng, chống HIV/AIDS

 

 

7.

Sức khỏe sinh sản; sức khỏe tình dục, giới tính

 

 

8.

Phòng chống tai nạn thương tích

 

 

9.

Khác (ghi rõ) ...

 

 

III. Công tác kiểm tra về bảo đảm vệ sinh trường học

TT

Nội dung

Số CSGD được kiểm tra

Số đạt điều kiện

Tỷ lệ % đạt

I. Tại cơ sở giáo dục

1.

Điều kiện vệ sinh chung

 

 

 

2.

Điều kiện về mức chiếu sáng phòng học, khu chức năng

 

 

 

3.

Điều kiện về các yếu tố có hại tại phòng thí nghiệm, thực nghiệm, khu, xưởng thực hành*

(áp dụng đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có yếu tố có hại ảnh hưởng đến sức khỏe người học, giáo viên)

- Tiếng ồn;

- Vi khí hậu;

- Khác (ghi rõ)...

 

 

 

4.

Điều kiện về chất lượng nước uống

 

 

 

5.

Điều kiện về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

 

 

 

6.

Điều kiện về nhà tiêu

 

 

 

7.

Điều kiện về phân loại, thu gom, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt

 

 

 

II. Tại ký túc xá, nơi ở nội trú, bán trú cho người học

8.

Điều kiện vệ sinh chung

 

 

 

9.

Điều kiện về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

 

 

 

10.

Điều kiện về nhà tiêu

 

 

 

11.

Điều kiện về phân loại, thu gom, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt

 

 

 

* Yếu tố có hại: tiếng ồn, vi khí hậu... (liệt kê theo kết quả quan trắc môi trường lao động của cơ quan/đơn vị có thẩm quyền).

IV. Công tác kiểm tra về an toàn thực phẩm

TT

Loại hình đơn vị

Số CSGD có nhà ăn, bếp ăn

Số CSGD được kiểm tra

Tổng số

Số CSGD bảo đảm điều kiện

Tỷ lệ % bảo đảm

1.

Trường đại học/học viện

 

 

 

 

2.

Trường cao đẳng

 

 

 

 

3.

Trường trung cấp

 

 

 

 

4.

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp

 

 

 

 

5.

Khác (ghi rõ) ...

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

V. Khó khăn, vướng mắc trong triển khai công tác y tế trường học

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

VI. Đề xuất, kiến nghị

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

 

Sở Y tế
(Ký tên đóng dấu)

Người báo cáo
(Ký ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC SỐ 02

MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC
(DÀNH CHO CƠ SỞ GIÁO DỤC)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

CƠ QUAN... 1
CƠ SỞ ... 2

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ........./BC

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

 

BÁO CÁO CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC

Năm ...

(Thời gian chốt số liệu: Từ ngày 15/12 năm trước đến ngày 14/12 năm báo cáo)

Kính gửi: ...3

I. Thông tin chung

- Tên cơ sở giáo dục: ..........................................................................................................

- Địa chỉ: ..............................................................................................................................

- Điện thoại: .................................... Số Fax: ......................................................................

- E-mail: .................................... Web-site: ..........................................................................

- Tổng số người học: .................................... Số nam ............ Số nữ .................................

- Số người học tiếp xúc trực tiếp với yếu tố có hại, nguy hiểm: ..........................................

Trong đó: .................................... Số nam .................................... Số nữ ...........................

II. Bảo đảm chăm sóc sức khỏe

1. Kế hoạch công tác y tế trường học hàng năm được phê duyệt: Có □ Không □

2. Nhân viên y tế trường học, trang thiết bị y tế thực hiện công tác y tế trường học;

2.1. Tổng số nhân viên y tế: ……… người, cụ thể:

- Chuyên trách: ...... người, Trình độ chuyên môn: .....

- Kiêm nhiệm: ........ người, Trình độ chuyên môn: ....

2.2. Phòng riêng triển khai nhiệm vụ y tế trường học: Có □ Không □

- Trang thiết bị y tế tối thiểu: Có □ Không □

3. Kinh phí hoạt động công tác y tế trường học

3.1. Tổng số: ...................................., trong đó:

- Từ Ngân sách Nhà nước: ....................................

- Trích lại từ Quỹ BHYT: ....................................

- Nguồn khác: ....................................

3.2. Tổng số tiền đã chi ...................................., trong đó:

- Từ Ngân sách Nhà nước: ....................................

- Trích từ Quỹ BHYT: .............................................

- Nguồn khác: .........................................................

4. Chăm sóc sức khỏe người học

4.1. Khám sức khỏe định kỳ và tham gia bảo hiểm y tế

- Số người học được khám sức khỏe định kỳ: .......................... người/Tổng số người học/năm.

- Tổng số người học tham gia BHYT: .................................... người/Tổng số người học/năm.

- Khám, điều trị các bệnh theo chuyên khoa:

TT

Chuyên khoa/ Nguy cơ sức khỏe

Tổng số khám

Tổng số mắc, phát hiện

Tổng số được điều trị

1.

Tim mạch

 

 

 

2.

Hô hấp

 

 

 

3.

Bệnh cơ xương khớp

 

 

 

4.

Tâm thần - thần kinh

 

 

 

...

....................................

 

 

 

Cộng

 

 

 

4.2. Sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích

TT

Loại tai nạn thương tích

Tổng số mắc

Số xử trí, chuyển tuyến

Xử trí tại chỗ

Chuyển tuyến

1.

Tai nạn lao động

 

 

 

2.

Trượt, ngã

 

 

 

3.

Bỏng

 

 

 

4.

Đuối nước

 

 

 

5.

Điện giật

 

 

 

6.

Súc vật cắn

 

 

 

7.

Ngộ độc

 

 

 

8.

Cắt vào tay chân

 

 

 

9.

Bị đánh

 

 

 

10.

Tai nạn giao thông

 

 

 

11.

Khác (ghi rõ)...

 

 

 

4.3. Tình hình dịch, bệnh truyền nhiễm

TT

Tên dịch bệnh

Số mắc

Số tử vong

Ghi chú

1.

...

 

 

 

2.

...

 

 

 

3.

...

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

4.4. Truyền thông, giáo dục, tư vấn sức khỏe

TT

Nội dung

Hình thức truyền thông (trực tiếp/gián tiếp)

Số lượt truyền thông

Số lượt người học được truyền thông

1.

Phòng, chống tai nạn thương tích

 

 

 

2.

Hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh

 

 

 

3.

Phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm

 

 

 

4.

Phòng, chống bệnh không lây nhiễm

 

 

 

5.

Phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tình dục, phòng, chống HIV/AIDS

 

 

 

6.

Phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma túy, các chất gây nghiện khác

 

 

 

7.

Khác (ghi rõ) ...

 

 

 

4.5. Triển khai các chương trình y tế và phong trào vệ sinh phòng bệnh

TT

Nội dung

Không

Ghi chú

1.

Phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm

 

 

 

2.

Phòng chống ngộ độc thực phẩm

 

 

 

3.

Hoạt động thể lực nâng cao sức khỏe

 

 

 

4.

Phòng chống tác hại thuốc lá

 

 

 

5.

Phòng chống tác hại rượu bia và các chất gây nghiện khác

 

 

 

6.

Phòng, chống HIV/AIDS

 

 

 

7.

Sức khỏe sinh sản; sức khỏe tình dục, giới tính

 

 

 

8.

Phòng chống tai nạn thương tích

 

 

 

9.

....................................

 

 

 

III. Kết quả tự kiểm tra về bảo đảm vệ sinh trường học

TT

Nội dung

Đạt

Không đạt

Ghi chú

I. Tại cơ sở giáo dục

1.

Điều kiện về phòng học

 

 

 

2.

Điều kiện về mức chiếu sáng

 

 

 

3.

Điều kiện về các yếu tố có hại tại phòng thí nghiệm, thực nghiệm, khu, xưởng thực hành* (áp dụng đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có yếu tố có hại ảnh hưởng đến sức khỏe người học, giáo viên)

- Tiếng ồn;

- Vi khí hậu;

- Khác (ghi rõ)...

 

 

 

4.

Điều kiện về chất lượng nước uống

 

 

 

5.

Điều kiện về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

 

 

 

6.

Điều kiện về nhà tiêu

 

 

 

7.

Điều kiện về phân loại, thu gom, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt

 

 

 

II. Tại ký túc xá, nơi ở nội trú, bán trú cho người học

8.

Điều kiện vệ sinh chung

 

 

 

9.

Điều kiện về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

 

 

 

10.

Điều kiện về nhà tiêu

 

 

 

11.

Điều kiện về phân loại, thu gom, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt

 

 

 

* Yếu tố có hại: tiếng ồn, vi khí hậu... (liệt kê theo kết quả quan trắc môi trường lao động của cơ quan/đơn vị có thẩm quyền).

IV. Kết quả tự kiểm tra an toàn thực phẩm

TT

Nội dung

Đạt/Có

Không đạt /Không có

Ghi chú

1.

Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng

 

 

 

2.

Tường, trần, nền nhà khu vực nhà ăn, bếp ăn không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc

 

 

 

3.

Dụng cụ chứa thức ăn và sử dụng để ăn uống được làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh và không thôi nhiễm yếu tố độc hại

 

 

 

4.

Nhân viên trực tiếp làm tại nhà ăn, bếp ăn có đủ trang bị bảo hộ lao động

 

 

 

5.

Nhà ăn, bếp ăn thông thoáng, đủ ánh sáng, cửa sổ có lưới chống chuột, ruồi nhặng, côn trùng

 

 

 

6.

Kiểm tra an toàn thực phẩm hằng ngày

 

 

 

7.

Có lưu mẫu thức ăn theo quy định

 

 

 

8.

Nhân viên nhà ăn, bếp ăn được tập huấn về an toàn thực phẩm

 

 

 

9.

Nhân viên nhà ăn, bếp ăn được khám sức khỏe định kỳ

 

 

 

10.

Nhân viên trực tiếp làm tại nhà ăn, bếp ăn được xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

 

 

 

11.

Ký hợp đồng với các cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm để cung cấp suất ăn sẵn hoặc tổ chức nhà ăn, bếp ăn tại cơ sở giáo dục (trường hợp cơ sở giáo dục không tổ chức tự nấu ăn nội trú, bán trú)

 

 

 

V. Nhận xét, kiến nghị về công tác y tế trường học

1. Tồn tại, nguyên nhân:

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

2. Giải pháp khắc phục:

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

3. Kiến nghị, đề xuất:

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

 

TM. Ban Giám hiệu/Giám đốc/...
(Ký tên, đóng dấu)

Người lập báo cáo
(Ký, ghi họ và tên)

________________________

1 Cơ quan chủ quản

2 Đơn vị thực hiện báo cáo

3 Đơn vị nhận báo cáo, bao gồm: Cơ quan chủ quản; Sở Y tế tỉnh/thành phố...

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Circular No. 33/2021/TT-BYT dated December 31, 2021 on medical affairs in higher education institutions and vocational eduation institutions

  • Số hiệu: 33/2021/TT-BYT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 31/12/2021
  • Nơi ban hành: Bộ Y tế
  • Người ký: Nguyễn Trường Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản