Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2015/TT-BCT | Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2015 |
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;
Thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN ký ngày 26 tháng 02 năm 2009 tại Hội nghị cấp cao lần thứ 14, tại Cha-am, Vương quốc Thái Lan giữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Bản ghi nhớ ký ngày 29 tháng 8 năm 2012 giữa các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa Phi-líp-pin, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a tại Xiêm-Riệp, Vương quốc Cam-pu-chia về thực hiện dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2;
Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về việc gia nhập Bản ghi nhớ thực hiện dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2 trong khuôn khổ ASEAN;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.
1. Thông tư này quy định về việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Bản ghi nhớ ký ngày 29 tháng 8 năm 2012 giữa các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa Phi-líp-pin, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a tại Xiêm-Riệp, Vương quốc Cam-pu-chia về thực hiện dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2 (sau đây viết tắt là Bản ghi nhớ).
1. Thông tư này áp dụng đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN với thương nhân các nước thành viên Bản ghi nhớ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là việc thương nhân tự khai báo xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu trên hóa đơn thương mại thay cho C/O mẫu D.
2. Nhà xuất khẩu là thương nhân được lựa chọn tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ của các nước thành viên Bản ghi nhớ.
3. Hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ là hóa đơn thương mại thể hiện nội dung khai báo về xuất xứ của hàng hóa quy định tại Điều 7 Thông tư này, được phát hành bởi thương nhân được lựa chọn.
4. Cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu là cơ quan Chính phủ của nước thành viên xuất khẩu được ủy quyền để:
a) Cấp C/O mẫu D;
b) Cấp Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi tắt là Văn bản chấp thuận).
5. Nước thành viên Bản ghi nhớ là các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa Phi-líp-pin, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bộ Công Thương sẽ thông báo các nước thành viên mới gia nhập Bản ghi nhớ trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.moit.gov.vn và thông báo bằng văn bản cho cơ quan Hải quan.
Điều 4. Tiêu chí lựa chọn tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Thương nhân được lựa chọn tham gia chương trình thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
1. Là nhà sản xuất đồng thời là nhà xuất khẩu hàng hóa do chính thương nhân sản xuất.
2. Không vi phạm quy định về xuất xứ trong 02 (hai) năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký.
Điều 5. Cấp Văn bản chấp thuận
1. Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cấp Văn bản chấp thuận cho thương nhân tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN.
2. Thương nhân đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quy định tại Điều 4 Thông tư này có nhu cầu tham gia chương trình thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký qua đường bưu điện đến Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: Số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc đăng ký qua mạng Internet tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn.
3. Hồ sơ và thủ tục cấp Văn bản chấp thuận như sau:
a) Đơn đề nghị tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN (theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này), trong đó ghi cụ thể mặt hàng đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 01 (một) bản chính;
b) Đăng ký tên và mẫu chữ ký của người đại diện hợp pháp của thương nhân hoặc người được ủy quyền đã được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo về xuất xứ hàng hóa (nộp kèm 01 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân), ký trên hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ (không quá 03 (ba) người) (theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này): 01 (một) bản chính;
c) Bản báo cáo năng lực sản xuất, cơ sở sản xuất đối với từng mặt hàng đăng ký tự chứng nhận xuất xứ (theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này): 01 (một) bản chính;
đ) Báo cáo kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề: 01 (một) bản chính (có xác nhận của Tổ chức cấp C/O nơi đăng ký hồ sơ thương nhân cấp C/O mẫu D).
4. Thời hạn xử lý
a) Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra hoặc Bộ Công Thương ủy quyền cho Sở Công Thương hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế được Bộ Công Thương ủy quyền cấp C/O mẫu D nơi thương nhân đặt cơ sở sản xuất kiểm tra thực tế năng lực sản xuất của thương nhân;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương có văn bản thông báo thương nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất của thương nhân phù hợp theo quy định, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương xem xét, cấp Văn bản chấp thuận cho thương nhân. Trường hợp không cấp Văn bản chấp thuận, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Đối với trường hợp thương nhân sản xuất, xuất khẩu mặt hàng mới hoặc thay đổi mặt hàng sản xuất, xuất khẩu đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
a) Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị bổ sung hoặc thay đổi mặt hàng tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 01 (một) bản chính;
- Văn bản chấp thuận đã được cấp: 01 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
- Bản báo cáo năng lực sản xuất, cơ sở sản xuất đối với từng mặt hàng đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này): 01 (một) bản chính;
b) Thời hạn xử lý và cấp Văn bản chấp thuận với các nội dung bổ sung, thay đổi thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Đối với những nội dung thay đổi khác quy định tại khoản 5 Điều này như người được ủy quyền ký trên hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư, thương nhân phải thông báo ngay bằng văn bản cho Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương.
7. Đối với trường hợp Văn bản chấp thuận hết hiệu lực thi hành, thương nhân lập hồ sơ như quy định tại khoản 3 Điều này.
Trường hợp các mặt hàng, quy trình sản xuất và cơ sở sản xuất của thương nhân đăng ký cấp Văn bản chấp thuận không thay đổi so với lần đăng ký đầu tiên, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương có thể xem xét miễn kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất của thương nhân khi cấp lại Văn bản chấp thuận.
1. Văn bản chấp thuận có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày cấp, trừ trường hợp bị thu hồi theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
2. Mỗi Văn bản chấp thuận có một mã số riêng (sau đây gọi tắt là mã số tự chứng nhận). Thương nhân ghi mã số này trên hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ phát hành trong thời gian hiệu lực của Văn bản chấp thuận.
HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI CÓ NỘI DUNG KHAI BÁO XUẤT XỨ
Điều 7. Hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ
“The exporter of the product(s) covered by this document (Certified Exporter Authorization Code.......) declares that, except where otherwise clearly indicated, the product(s) (HS Code/s:.........) satisfy the Rules of Origin to be considered as ASEAN Originating Products under ATIGA (ASEAN country of origin: ....................) with origin criteria: …………….”
……………………..………………..
(Signature over Printed Name of the Authorized Signatory)
Trong đó:
“Certified Exporter Authorization Code” là mã số tự chứng nhận.
“HS Code/s” là mã HS 6 số của hàng hóa xuất khẩu.
“ASEAN country of origin” là tên nước xuất xứ.
“origin criteria” là tiêu chí xuất xứ.
“Signature over Printed Name of the Authorized Signatory” là tên viết hoa và chữ ký của người được thương nhân ủy quyền đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
2. Trên hóa đơn thương mại, hàng hóa phải được ghi đủ thông tin để xác định được xuất xứ của hàng hóa.
4. Ngày ghi trên hóa đơn thương mại được coi là ngày phát hành hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ.
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐƯỢC TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ
Điều 8. Cho hưởng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu
1. Cơ quan Hải quan xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên Bản ghi nhớ với các điều kiện sau:
a) Nhà nhập khẩu nộp hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ do thương nhân được lựa chọn của các nước thành viên Bản ghi nhớ phát hành;
b) Các thương nhân được lựa chọn của các nước thành viên Bản ghi nhớ phải nằm trong danh sách được Bộ Công Thương thông báo cho cơ quan Hải quan;
c) Mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế quan phải nằm trong danh sách mặt hàng đã được nước thành viên Bản ghi nhớ thông báo cho Bộ Công Thương.
2. Cơ quan Hải quan chỉ xem xét chấp nhận các hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ được phát hành bởi nhà xuất khẩu và mặt hàng trong danh sách được Bộ Công Thương thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thủ tục nhập khẩu hàng hóa thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
KIỂM TRA, XÁC MINH XUẤT XỨ HÀNG HÓA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 9. Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa
Việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 10. Thu hồi Văn bản chấp thuận tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Văn bản chấp thuận tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:
a) Giả mạo chứng từ, gian lận kê khai khi đề nghị cấp Văn bản chấp thuận;
b) Giả mạo hồ sơ, chứng từ để tự chứng nhận xuất xứ;
c) Không thực hiện trách nhiệm của thương nhân quy định tại Điều 11 Thông tư này.
2. Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương không xem xét cấp Văn bản chấp thuận cho thương nhân trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày thương nhân đó bị thu hồi Văn bản chấp thuận.
3. Thương nhân bị thu hồi Văn bản chấp thuận sẽ được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương tại địa chỉ www.moit.gov.vn.
4. Ngoài việc thu hồi Văn bản chấp thuận tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thương nhân có hành vi vi phạm nêu tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này sẽ bị áp dụng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất xứ theo quy định hiện hành.
TRÁCH NHIỆM CỦA THƯƠNG NHÂN VÀ CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN
Điều 11. Trách nhiệm của thương nhân được cấp Văn bản chấp thuận
1. Duy trì các điều kiện theo quy định tại Thông tư này trong suốt quá trình tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa; báo cáo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương ngay khi có thay đổi về các điều kiện theo quy định của Thông tư này.
2. Cung cấp đầy đủ báo cáo, tài liệu liên quan và bố trí để Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương hoặc cơ quan được Bộ Công Thương ủy quyền đến kiểm tra các cơ sở sản xuất khi được Bộ Công Thương yêu cầu.
3. Lưu trữ các hồ sơ, báo cáo và tài liệu để chứng minh hàng hóa tự khai báo đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo quy định hiện hành và các chứng từ liên quan, trong thời gian ít nhất là 03 năm, kể từ ngày tự chứng nhận xuất xứ.
4. Chỉ được tự khai báo xuất xứ đối với hàng hóa do thương nhân sản xuất và có đầy đủ các chứng từ cần thiết chứng minh hàng hóa đáp ứng các tiêu chí xuất xứ tại thời điểm phát hành hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ.
5. Đảm bảo người đại diện hợp pháp của thương nhân hoặc người được ủy quyền ký tên trên hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ phải được đào tạo và được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, xác thực đối với những khai báo liên quan đến việc đề nghị cấp Văn bản chấp thuận và nội dung tự chứng nhận xuất xứ trên hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ.
7. Định kỳ hàng tháng, trong tuần đầu tiên của tháng tiếp theo, gửi báo cáo về Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương các hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ đã phát hành cho hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Thông tư này (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này).
8. Báo cáo kịp thời cho Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương về những hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ bị nước nhập khẩu từ chối chấp nhận (nếu có).
Điều 12. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan
1. Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương có trách nhiệm:
a) Tổ chức việc cấp, cấp lại, cấp sửa đổi, bổ sung Văn bản chấp thuận;
b) Xác minh xuất xứ của hàng hóa đã xuất khẩu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu;
d) Sau khi cấp Văn bản chấp thuận, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương thông báo cho Ban Thư ký ASEAN các thông tin sau về thương nhân được lựa chọn:
- Tên thương nhân;
- Trụ sở chính của thương nhân;
- Danh sách cán bộ ủy quyền ký trên hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ và mẫu chữ ký của họ;
- Mã số tự chứng nhận, bao gồm ngày cấp và ngày hết hạn của Văn bản chấp thuận;
- Danh mục các hàng hóa thương nhân tự chứng nhận xuất xứ.
đ) Công bố danh sách các thương nhân được lựa chọn của các nước thành viên Bản ghi nhớ trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.moit.gov.vn.
2. Đơn vị đào tạo được Bộ Công Thương chỉ định có trách nhiệm:
a) Tổ chức đào tạo và cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ cho học viên;
b) Tuân thủ các quy định chung về việc tổ chức đào tạo;
c) Báo cáo Cục Xuất nhập khẩu các thông tin về chứng nhận hoặc chứng chỉ ngay sau khi cấp.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2015.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAM GIA THÍ ĐIỂM TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TÊN THƯƠNG NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …… | ......, ngày … tháng … năm 20… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN
Kính gửi: Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương
Tên thương nhân: ..........................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính*: ……………..………. Số điện thoại: ……………. Số fax: ...........
- Địa chỉ website (nếu có):..............................................................................................
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư số: …… do …….. (tên cơ quan cấp) ……… cấp ngày …. tháng ….. năm……
1. Căn cứ Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, thương nhân đề nghị được tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa với các nhóm hàng sau: ……..
(Ghi rõ tên hàng hóa, mã HS của hàng hóa ở cấp 6 số**)
2. Hồ sơ kèm theo gồm:
- 01 bản chính đăng ký tên và mẫu chữ ký của người đại diện hợp pháp của thương nhân hoặc người được ủy quyền đã được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo về xuất xứ hàng hóa, ký trên hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ;
- 01 bản chính báo cáo năng lực sản xuất, cơ sở sản xuất đối với từng mặt hàng đăng ký tự chứng nhận xuất xứ;
- 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
- 01 báo cáo kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề;
3. Thương nhân xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tự chứng nhận xuất xứ của Thông tư này.
| Người đại diện theo pháp luật của thương nhân |
Lưu ý:
(*) Mục địa chỉ trụ sở chính: Đề nghị ghi cụ thể, chính xác số nhà (nếu có); đường/phố (hoặc thôn, xóm, ấp); xã/phường/thị trấn; huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/thành phố.
(**) Mục mã HS của hàng hóa: Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu toàn bộ các mặt hàng (có mã HS ở cấp 6 số) trong một Chương, hoặc một nhóm hàng có mã ở cấp 4 số, khai báo theo mã HS của Chương hoặc nhóm 4 số. Ví dụ: doanh nghiệp A sản xuất, xuất khẩu toàn bộ các mặt hàng (có mã HS ở cấp 6 số) trong Chương 61 - Quần áo dệt kim thì khai báo là “toàn bộ Chương 61”. Hoặc trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu toàn bộ các mặt hàng (có mã HS ở cấp 6 số) trong nhóm 6405 - Áo sơ mi nam thì khai báo là “Áo sơ mi nam - 6405”.
BÁO CÁO NĂNG LỰC SẢN XUẤT, CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐỐI VỚI TỪNG MẶT HÀNG ĐĂNG KÝ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TÊN THƯƠNG NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …… | ......, ngày … tháng … năm 20… |
Kính gửi: Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
1. Tên thương nhân: .......................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: …………………. Số điện thoại: ………………. Số fax: ................
- Địa chỉ website (nếu có):................................................................................................
2. Thương nhân báo cáo năng lực sản xuất, cơ sở sản xuất đối với từng mặt hàng đăng ký tự chứng nhận xuất xứ như sau:
TT | Tên, địa chỉ, điện thoại, fax của cơ sở | Phụ trách cơ sở | Diện tích nhà xưởng | Mặt hàng sản xuất để xuất khẩu (ghi riêng từng dòng cho mỗi mặt hàng) | |||
Mã HS (6 số) và mô tả hàng hóa | Số lượng công nhân | Số lượng máy móc | Công suất theo tháng | ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Người đại diện theo pháp luật của thương nhân |
KIỂM TRA, XÁC MINH XUẤT XỨ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Điều 1. Kiểm tra sau
Nước thành viên nhập khẩu có thể yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu kiểm tra ngẫu nhiên và/hoặc khi có lý do nghi ngờ tính xác thực của các chứng từ hoặc tính chính xác của các thông tin liên quan đến xuất xứ thực sự của hàng hóa đang bị nghi ngờ hoặc các bộ phận của hàng hóa đó. Khi nhận được yêu cầu của Nước thành viên nhập khẩu, Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu sẽ tiến hành kiểm tra bản kê chi phí của nhà xuất khẩu, dựa trên chi phí và giá cả trong khoảng thời gian 6 tháng kể từ ngày xuất khẩu trở về trước với các điều kiện như sau:
1. Yêu cầu kiểm tra phải được gửi kèm Hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ liên quan và nêu rõ lý do cũng như bất cứ thông tin bổ sung nào cho thấy rằng các chi tiết ghi trên Hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ có thể không chính xác, trừ trường hợp kiểm tra ngẫu nhiên;
2. Khi nhận được yêu cầu kiểm tra, Cơ quan có thẩm quyền phải phản hồi ngay việc đã nhận được yêu cầu và có ý kiến trả lời trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu;
3. Cơ quan Hải quan của Nước thành viên nhập khẩu có thể trì hoãn việc cho hưởng ưu đãi trong khi chờ kết quả kiểm tra. Tuy nhiên, cơ quan Hải quan có thể cho phép Người nhập khẩu được thông quan hàng hóa cùng với việc áp dụng các biện pháp hành chính cần thiết với điều kiện các hàng hóa này không thuộc diện cấm hoặc hạn chế nhập khẩu và không có nghi ngờ về gian lận;
4. Cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi ngay kết quả quá trình kiểm tra cho Nước thành viên nhập khẩu để làm cơ sở xem xét quyết định lô hàng có đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ hay không. Toàn bộ quá trình kiểm tra, bao gồm cả quá trình nước nhập khẩu thông báo cho Cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu quyết định về việc liệu lô hàng có đạt tiêu chuẩn xuất xứ hay không phải được hoàn thành trong vòng 180 ngày. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, khoản 3 Điều này được áp dụng.
Điều 2. Kiểm tra trực tiếp
Trong trường hợp không thỏa mãn với kết quả kiểm tra nêu tại Điều 1, trong một số trường hợp nhất định, Nước thành viên nhập khẩu có thể đề nghị đi kiểm tra trực tiếp tại Nước thành viên xuất khẩu.
1. Trước khi tiến hành đi kiểm tra trực tiếp tại Nước thành viên xuất khẩu, Nước thành viên nhập khẩu phải:
a) Gửi thông báo bằng văn bản về dự định đi kiểm tra trực tiếp tại Nước thành viên xuất khẩu tới:
- Thương nhân xuất khẩu dự kiến sẽ bị kiểm tra trực tiếp;
- Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên sẽ bị kiểm tra trực tiếp;
- Cơ quan Hải quan của Nước thành viên nơi sẽ bị kiểm tra trực tiếp; và
- Người nhập khẩu có hàng hóa cần phải kiểm tra.
b) Văn bản thông báo nêu tại điểm a khoản 1 Điều này phải có đầy đủ các nội dung, trong đó, ngoài các nội dung khác, phải có những nội dung sau:
- Tên của cơ quan Hải quan ra thông báo;
- Tên của Thương nhân có nhà xưởng bị kiểm tra trực tiếp;
- Ngày dự kiến đi kiểm tra trực tiếp;
- Phạm vi đề nghị kiểm tra, bao gồm cả dẫn chiếu liên quan đến hàng hóa chịu sự kiểm tra; và
- Tên và chức danh của cán bộ đi kiểm tra.
c) Nhận được sự chấp thuận bằng văn bản của Thương nhân có nhà xưởng bị kiểm tra trực tiếp.
2. Trường hợp không nhận được văn bản chấp thuận kiểm tra của Thương nhân trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo theo quy định tại điểm a khoản 1 điều này, Nước thành viên nhập khẩu có thể từ chối cho hưởng ưu đãi đối với hàng hóa cần phải chịu sự kiểm tra;
3. Khi nhận được thông báo, Cơ quan có thẩm quyền có thể đề nghị trì hoãn việc kiểm tra trực tiếp tại cơ sở và thông báo cho Nước thành viên nhập khẩu về việc trì hoãn đó. Kể cả trong trường hợp trì hoãn, việc kiểm tra cũng phải được thực hiện trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Thời hạn này có thể kéo dài hơn trong trường hợp các bên nhất trí với nhau.
4. Nước thành viên tiến hành kiểm tra tại cơ sở phải cung cấp cho Thương nhân và Cơ quan có thẩm quyền có liên quan quyết định về việc kết luận hàng hóa được kiểm tra có đáp ứng tiêu chí xuất xứ hay không.
5. Việc tạm thời không cho hưởng ưu đãi sẽ bị hủy bỏ sau khi có quyết định bằng văn bản nêu tại khoản 4 nêu trên cho thấy hàng hóa đó là hàng hóa có xuất xứ.
6. Thương nhân có quyền đưa ra giải thích bằng văn bản hoặc cung cấp thêm thông tin để chứng minh về xuất xứ của hàng hóa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định kết luận xuất xứ của hàng hóa. Nếu hàng hóa vẫn bị chứng minh là không có xuất xứ, quyết định cuối cùng sẽ được thông báo cho Cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được giải thích hoặc thông tin bổ sung của Thương nhân.
7. Quá trình kiểm tra, bao gồm việc đi kiểm tra thực tế và quyết định về hàng hóa nghi vấn liệu có đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ hay không, phải được thực hiện và thông báo kết quả cho Cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn tối đa là 180 ngày. Trong khi chờ kết quả kiểm tra thực tế, khoản 3 Điều 1 Phụ lục này được áp dụng.
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI CÓ NỘI DUNG KHAI BÁO XUẤT XỨ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TÊN THƯƠNG NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …… | ......, ngày … tháng … năm 20… |
Kính gửi: Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
1. Tên thương nhân: ......................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ………..……. Số điện thoại: …………….…. Số fax: ...................
- Địa chỉ website (nếu có):..............................................................................................
- Mã số tự chứng nhận (MSTCN): ………………………………………………………….
2. Thương nhân báo cáo tình hình phát hành hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ như sau:
Thị trường xuất khẩu | Số lượng hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ đã phát hành | Mặt hàng | Ghi chú | |||
Mã HS ở cấp 6 số | Mô tả hàng hóa | Trị giá (USD) | Tiêu chí xuất xứ |
| ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Người đại diện theo pháp luật của thương nhân |
MẪU ĐĂNG KÝ TÊN VÀ MẪU CHỮ KÝ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN KÝ TRÊN HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI CÓ NỘI DUNG KHAI BÁO XUẤT XỨ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TÊN THƯƠNG NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …… | ......, ngày … tháng … năm 20… |
Kính gửi: Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
Tên thương nhân: .......................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: …………….…. Số điện thoại: …….………. Số fax: .................
- Địa chỉ website (nếu có):...........................................................................................
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư số: …… do …….. (tên cơ quan cấp) ……… cấp ngày …. tháng ….. năm……
Thương nhân đăng ký cán bộ được ủy quyền ký trên hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ như sau:
TT | Họ và tên | Số Chứng minh thư, ngày cấp | Vị trí công tác (ghi rõ chức danh, phòng chuyên môn) | Mẫu chữ ký | Thời hạn đăng ký (theo tháng hoặc năm) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thương nhân chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký, ủy quyền này.
| Người đại diện theo pháp luật của thương nhân |
- 1Circular No. 42/2014/TT-BCT dated November 18, 2014, on amendments to the Circular No. 21/2010/TT-BTC on implementation of rules of origin in the Asean trade in goods Agreement
- 2Circular No. 01/2013/TT-BCT of January 3, 2013, amending and supplementing the Ministry of Industry and trade’s Circular No. 06/2011/TT-BCT of March 21, 2011, on procedures for issuing preferential certificates of origin
- 3Decree No. 95/2012/ND-CP of November 12, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade
- 4Circular No. 21/2010/TT-BCT of May 17, 2010, on implementation of the rules of origin provided in the ASEAN trade in goods agreement
- 52009 Asean Trade in Goods Agreement
- 6Decree no. 19/2006/ND-CP of February 20, 2006 detailing the provisions of the commercial law on goods origin
Circular No. 28/2015/TT-BCT dated August 20, 2015, pilot project for self-certification of goods under Asean Trade in goods Agreement
- Số hiệu: 28/2015/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/08/2015
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Trần Tuấn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/10/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra