Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2021/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2021

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT VỀ NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH VÀ VIỆC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG, SÁT HẠCH NGHIỆP VỤ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG, VIỆC MIỄN GIẢM CÁC NỘI DUNG HUẤN LUYỆN ĐÃ HỌC ĐỐI VỚI CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG; HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH TẦN SUẤT TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP THI HÀNH

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết về nội dung, chương trình và việc tổ chức bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động, việc miễn giảm các nội dung huấn luyện đã học đối với chuyên gia đánh giá an toàn, vệ sinh lao động; hướng dẫn cách tính tần suất tai nạn lao động và một số biện pháp thi hành.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn chi tiết về nội dung, chương trình và việc tổ chức bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động, việc miễn giảm các nội dung huấn luyện đã học đối với chuyên gia đánh giá an toàn, vệ sinh lao động; hướng dẫn cách tính tần suất tai nạn lao động và một số biện pháp thi hành.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội.

2. Tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là tổ chức đánh giá).

3. Chuyên gia đánh giá an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 58/2020/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là chuyên gia đánh giá).

4. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện lập báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động.

Chương II

BỒI DƯỠNG, SÁT HẠCH NGHIỆP VỤ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ TÍNH TẦN SUẤT TAI NẠN LAO ĐỘNG

Điều 3. Bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động

Đối tượng tham gia khoá bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá là người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cơ hữu của tổ chức đánh giá có nhu cầu trở thành chuyên gia đánh giá của một tổ chức đánh giá.

Điều 4. Nội dung, chương trình, thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá về an toàn, vệ sinh lao động

1. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ

a) Kỹ năng cần thiết để tổ chức và thực hiện hoạt động đánh giá sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

b) Quy trình tổ chức và thực hiện hoạt động đánh giá về an toàn, vệ sinh lao động.

c) Triển khai thực hiện hoạt động đánh giá theo từng nội dung quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

d) Tổng hợp cơ sở dữ liệu để phân tích, đánh giá và dự thảo báo cáo đánh giá sự tuân thủ pháp luật an toàn, vệ sinh lao động.

2. Chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ chi tiết được ban hành tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá: Thời gian bồi dưỡng là 40 giờ, không bao gồm thời gian sát hạch.

4. Quy mô và hình thức tổ chức khoá bồi dưỡng

a) Quy mô khoá bồi dưỡng: Không quá 40 người/khoá.

b) Hình thức tổ chức bồi dưỡng: Bồi dưỡng tập trung hoặc trực tuyến.

Điều 5. Nguyên tắc, hình thức, nội dung và cơ cấu điểm sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động

1. Học viên được tham gia sát hạch nếu bảo đảm tham gia tối thiểu 80% thời gian khoá bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá theo chương trình khung quy định tại Thông tư này.

2. Hình thức, nội dung sát hạch đối với khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động

a) Sát hạch lý thuyết: Học viên làm bài sát hạch trên giấy theo hình thức trắc nghiệm trong thời gian 60 phút.

b) Sát hạch xử lý tình huống: Học viên bốc thăm và trình bày 01 tình huống giả định trong quá trình đánh giá trước hội đồng sát hạch trong thời gian không quá 20 phút/học viên.

c) Tổng số điểm tối đa là 100 điểm, trong đó điểm sát hạch lý thuyết tối đa là 60 điểm, điểm sát hạch xử lý tình huống tối đa là 40 điểm. Tổng số điểm đạt yêu cầu là 70 điểm, trong đó điểm lý thuyết phải đạt ít nhất là 30 điểm, điểm xử lý tình huống ít nhất là 20 điểm.

4. Học viên tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động được sát hạch lý thuyết và sát hạch xử lý tình huống lần 2 nếu kết quả sát hạch lần 1 không đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả sát hạch lần 2 vẫn không đạt yêu cầu, học viên phải tham gia lại khóa bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu.

Điều 6. Miễn, giảm các nội dung bồi dưỡng

1. Người có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 7 năm kinh nghiệm làm công tác thanh tra, kiểm tra, xây dựng chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật thì được miễn toàn bộ nội dung bồi dưỡng.

2. Người có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 7 năm kinh nghiệm làm công tác thanh tra, kiểm tra, xây dựng chính sách, pháp luật thuộc các chuyên ngành khác thì được giảm nội dung bồi dưỡng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

Điều 7. Hội đồng sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động

1. Cục trưởng Cục An toàn lao động quyết định thành lập Hội đồng sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là Hội đồng sát hạch).

2. Hội đồng sát hạch có tối thiểu 05 thành viên gồm đại diện Cục An toàn lao động, chuyên gia từ các bộ, ngành có liên quan, các viện nghiên cứu, hội nghề nghiệp về an toàn, vệ sinh lao động, trong đó Chủ tịch Hội đồng sát hạch là lãnh đạo Cục An toàn lao động.

3. Hội đồng sát hạch có trách nhiệm tổ chức thực hiện sát hạch khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động.

4. Hội đồng sát hạch có các nhiệm vụ sau đây:

a) Duyệt danh sách học viên đủ điều kiện sát hạch theo quy định.

b) Xây dựng, điều chỉnh đề thi sát hạch phù hợp với từng khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động.

c) Phân công thành viên Hội đồng tham gia sát hạch lý thuyết và sát hạch xử lý tình huống.

d) Tổng hợp kết quả sát hạch, báo cáo Cục trưởng Cục An toàn lao động quyết định công nhận kết quả sát hạch. Mẫu Báo cáo kết quả sát hạch quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

đ) Tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của học viên và các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tổ chức, thực hiện sát hạch và đề xuất Cục trưởng Cục An toàn lao động xem xét, giải quyết.

Điều 8. Tính tần suất tai nạn lao động

1. Tần suất tai nạn lao động làm căn cứ để được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính theo công thức:

Ki =

Ni x 1000

Pi

Trong đó:

Ki là tần suất tai nạn lao động của năm i; Ni là số lượt người bị tai nạn lao động và số người chết vì tai nạn lao động được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 trong năm thứ i;

Pi là số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 trong năm thứ i.

2. Tần suất tai nạn lao động trung bình của 3 năm liền kề trước năm đề xuất được tính như sau:

Ktb =

K1 + K2 + K3

3

Trong đó:

- Ktb là tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất;

- K1 là tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất (năm thứ nhất);

- K2 là tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm thứ nhất (năm thứ hai);

- K3 là tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm thứ hai (năm thứ ba).

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động

Ngoài các trách nhiệm của tổ chức đánh giá được quy định tại Nghị định số 58/2020/NĐ-CP, tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động có trách nhiệm như sau:

1. Thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại nơi có hoạt động đánh giá bằng hình thức văn bản, fax hoặc thư điện tử trước 07 ngày kể từ ngày bắt đầu triển khai đánh giá.

2. Bảo đảm tính chính xác trong quá trình đánh giá.

3. Lưu giữ hồ sơ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 10. Trách nhiệm của Cục An toàn lao động

1. Tổ chức bồi dưỡng, sát hạch, công nhận kết quả sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động.

2. Công bố danh sách chuyên gia đánh giá thuộc tổ chức đánh giá đã được sát hạch đạt yêu cầu về nghiệp vụ đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động, các vi phạm liên quan đến hoạt động đánh giá, điều chỉnh mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định tại phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này và kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động trên trang thông tin điện tử của Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (http://antoanlaodong.gov.vn).

3. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 11. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện Thông tư này.

2. Báo cáo cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (thông qua Cục An toàn lao động) ngay sau khi tiến hành xử phạt, đình chỉ, tịch thu, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và các hành vi liên quan đến hoạt động đánh giá an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 12. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị các cá nhân, tổ chức phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Trung tâm thông tin (để đăng tải);
- Lưu: VT, Cục ATLĐ (30 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Văn Thanh

 

PHỤ LỤC I

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Kèm theo Thông tư số 27/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)

STT

Nội dung

Số giờ bồi dưỡng

Lý thuyết

Thảo luận tình huống

Tổng

I

Kỹ năng tổ chức, thực hiện hoạt động đánh giá

8

0

8

1

Tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá và phân công trách nhiệm trong hoạt động đánh giá

2

Giao tiếp trong hoạt động đánh giá

3

Thu thập tài liệu, hồ sơ

4

Kinh nghiệm trong hoạt động đánh giá an toàn, vệ sinh lao động

0

4

4

II

Quy trình thực hiện hoạt động đánh giá

4

0

4

1

Yêu cầu hoạt động đánh giá tại doanh nghiệp:

a) Đánh giá hồ sơ, tài liệu

b) Đánh giá trực tiếp tại nơi làm việc và phỏng vấn người lao động, người quản lý

2

Thu thập hồ sơ, tài liệu, hồ sơ liên quan đến sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp

3

Phân tích cơ sở dữ liệu hồ sơ thu thập, đối chiếu với quy định của pháp luật, điều kiện thực tiễn tại doanh nghiệp và dự thảo báo cáo đánh giá

4

Tổ chức thông qua dự thảo báo cáo đánh giá và tiếp thu thêm thông tin, hồ sơ, giải trình và hoàn thiện dự thảo báo cáo đánh giá

5

Thông qua báo cáo đánh giá an toàn, vệ sinh lao động và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các bước tiếp theo

 

 

 

III

Nội dung đánh giá về an toàn, vệ sinh lao động

 

 

 

1

Đánh giá về cơ cấu tổ chức bộ máy và phân công trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động

4

0

4

2

Công tác lập các kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động

3

Xây dựng nội quy, quy trình và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động

4

Quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

5

Quản lý hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động và việc xây dựng văn hóa an toàn lao động

6

Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc:

4

0

4

a) Thực hiện quan trắc môi trường lao động

b) Tổ chức nhận diện và đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

c) Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động

d) Việc trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, phòng chống cháy nổ và kế hoạch, phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp

đ) Việc cải thiện điều kiện lao động

7

Chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khoẻ người lao động:

4

0

4

a) Thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và việc làm thêm giờ

b) Đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động và thực hiện chế độ đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

c) Thực hiện chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật

d) Chế độ khám sức khoẻ, điều trị bệnh nghề nghiệp, điều dưỡng, phục hồi sức khoẻ, bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, lập và quản lý hồ sơ sức khoẻ người lao động

8

Khai báo, điều tra, thống kê về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và việc thực hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động và tính tần suất tai nạn lao động:

4

0

4

a) Khai báo, điều tra, thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

b) Thực hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

c) Tính tần suất tai nạn lao động

9

Thực hiện chính sách về an toàn, vệ sinh lao động với các đối tượng lao động đặc thù

4

0

4

10

Thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc

11

Chấp hành quy định về thống kê, báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động, báo cáo tai nạn lao động

12

Chấp hành kết luận, kiến nghị, xử lý vi phạm sau thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan có thẩm quyền

IV

Báo cáo đánh giá sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

4

0

4

1

Tổng hợp cơ sở dữ liệu, chứng cứ và dự thảo báo cáo

2

Chỉnh sửa dự thảo và công bố báo cáo chính thức

 

Tổng số giờ bồi dưỡng

36

4

40

*Ghi chú: 1 giờ học = 60 phút

 

PHỤ LỤC II

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁT HẠCH KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Kèm theo Thông tư số 27/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

HỘI ĐỒNG SÁT HẠCH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………………

…………, ngày      tháng …… năm 20…

 

BÁO CÁO

Kết quả sát hạch khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động

1. THÔNG TIN VỀ KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

- Tổng số học viên dự kiến, số lượng học viên thực tế tham gia (kèm danh sách).

- Thời gian, địa điểm tổ chức sát hạch.

- Công tác tổ chức sát hạch ……

- Các nội dung khác ……………

2. KẾT QUẢ SÁT HẠCH

- Số học viên đủ điều kiện sát hạch ……; số học viên vi phạm quy chế sát hạch: ...

- Số học viên sát hạch đạt yêu cầu: ……; số học viên không đạt: ……

Danh sách chi tiết kết quả sát hạch của các học viên được gửi kèm báo cáo này

3. Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ

 

 

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁT HẠCH
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

DANH SÁCH NGƯỜI ĐƯỢC SÁT HẠCH VÀ KẾT QUẢ SÁT HẠCH

STT

Họ và tên

Tên tổ chức đánh giá

Kết quả sát hạch

Đánh giá (Đạt/ Không đạt)

Lần 1

Lần 2

Điểm lý thuyết

Điểm xử lý tình huống

Điểm lý thuyết

Điểm xử lý tình huống

1

Nguyễn Văn A

 

…/…

…/…

…/…

…/…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC III

MẪU CÔNG BỐ DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG SÁT HẠCH ĐẠT YÊU CẦU VÀ CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
(Kèm theo thông tư số 27/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

I. Danh sách chuyên gia đánh giá thuộc tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động sát hạch đạt yêu cầu

STT

Tên tổ chức
đánh giá

Tên chuyên gia đánh giá
thuộc tổ chức/Mã số

Địa chỉ tổ chức

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Danh sách tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động đánh giá an toàn, vệ sinh lao động và điều chỉnh mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

STT

Tên tổ chức/cá nhân

Địa chỉ

Hành vi vi phạm

Thời hạn áp dụng hình thức xử lý

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Circular No. 27/2021/TT-BLDTBXH dated December 28, 2021 on detailed guidelines for the content, program, and organization of advanced training, examinations for professional assessment of occupational safety and hygiene, exemption of learnt training content for experts who assess occupational safety and hygiene; guidelines on how to caculate the frequency of occupational accidents and some implementation measures

  • Số hiệu: 27/2021/TT-BLDTBXH
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 28/12/2021
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Lê Văn Thanh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản