Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2011/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2011 |
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 ;
Căn cứ Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Chỉ thị 1568/CT-TTg ngày 19 tháng 8 tháng 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Kết luận số 78-KL/TW ngày 26 tháng 7 năm 2010 của Bộ Chính trị;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc thực hiện vay trung, dài hạn nước ngoài của các ngân hàng thương mại là doanh nghiệp nhà nước như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về nguyên tắc, quy trình, thủ tục xem xét và thực hiện khoản vay trung, dài hạn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh của các ngân hàng thương mại là doanh nghiệp nhà nước.
2. Vay nước ngoài của ngân hàng thương mại là doanh nghiệp nhà nước được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo quy định hiện hành về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
3. Đối tượng áp dụng của Thông tư là các ngân hàng thương mại là doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan quan đến việc vay trung, dài hạn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh của các ngân hàng thương mại là doanh nghiệp nhà nước.
Điều 2. Giải thích từ ngữ trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi tắt là "ngân hàng thương mại nhà nước") là ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng, do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
2. Thoả thuận vay nước ngoài là các hợp đồng, thoả thuận vay trung, dài hạn nước ngoài bằng văn bản, các công cụ nợ có hiệu lực rút vốn và tạo ra nghĩa vụ trả nợ, trong đó quy định các điều khoản và điều kiện của khoản vay nước ngoài.
3. Thoả thuận thay đổi là thoả thuận bằng văn bản giữa các bên liên quan trong giao dịch vay nước ngoài về nội dung bổ sung, sửa đổi thoả thuận vay nước ngoài đã ký.
5. Các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là "các tỷ lệ bảo đảm an toàn") là các tỷ lệ được xác định theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
1. Các ngân hàng thương mại nhà nước chỉ được ký thoả thuận vay nước ngoài sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Chương II Thông tư này.
2. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản, ngân hàng thương mại nhà nước ký thoả thuận vay nước ngoài và thực hiện việc đăng ký khoản vay nước ngoài theo quy định tại Chương III Thông tư này.
3. Ngân hàng thương mại nhà nước có nghĩa vụ sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả, hoàn trả nợ (gốc và lãi) theo đúng cam kết trong thoả thuận vay nước ngoài, tự chịu mọi rủi ro và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện khoản vay và trả nợ nước ngoài.
5. Việc rút vốn, trả nợ gốc và lãi của khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện sau khi khoản vay nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký. Ngân hàng thương mại nhà nước chỉ được thực hiện việc trả phí liên quan đến khoản vay nước ngoài sau khi có ý kiến chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc ký thỏa thuận vay nước ngoài.
THỦ TỤC CHẤP THUẬN KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI
Điều 4. Hồ sơ đề nghị chấp thuận khoản vay nước ngoài
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận khoản vay nước ngoài bao gồm:
a) Văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép ký thoả thuận vay nước ngoài;
b) Bản sao tiếng nước ngoài và bản dịch tiếng Việt dự thảo lần cuối thoả thuận vay nước ngoài;
c) Dự thảo lần cuối các thoả thuận về bảo đảm khoản vay (nếu có);
d) Phê duyệt của cấp có thẩm quyền đối với phương án vay vốn nước ngoài theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng thương mại nhà nước;
đ) Báo cáo về phương án vay, sử dụng vốn vay, dự kiến nguồn vốn và kế hoạch trả nợ, phương án phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất;
e) Báo cáo về tình hình tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn của ngân hàng thương mại nhà nước tại thời điểm gần nhất với thời điểm đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận khoản vay nước ngoài; tác động của khoản vay nước ngoài và việc sử dụng vốn vay đến các tỷ lệ bảo đảm an toàn của ngân hàng thương mại nhà nước.
3. Hồ sơ đề nghị chấp thuận đề án phát hành trái phiếu quốc tế bao gồm:
a) Văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận đề án phát hành trái phiếu quốc tế;
b) Đề án phát hành trái phiếu quốc tế;
c) Phê duyệt của cấp có thẩm quyền đối với đề án phát hành trái phiếu quốc tế theo quy định tại điều lệ của ngân hàng thương mại nhà nước;
d) Báo cáo về việc tuân thủ quy định hiện hành về các tỷ lệ bảo đảm an toàn của ngân hàng thương mại nhà nước tại thời điểm gần nhất với thời điểm đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận đề án phát hành trái phiếu quốc tế; tác động của khoản phát hành và việc sử dụng vốn từ nguồn phát hành trái phiếu đến các tỷ lệ bảo đảm an toàn của ngân hàng thương mại nhà nước.
1. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về các tỷ lệ bảo đảm an toàn của ngân hàng thương mại nhà nước.
Các ngân hàng thương mại nhà nước chỉ được vay trung, dài hạn nước ngoài khi đáp ứng các quy định của pháp luật hiện hành về các tỷ lê bảo đảm an toàn, trừ hai trường hợp sau:
a) Có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ hoặc Ngân hàng Nhà nước về việc ngân hàng thương mại nhà nước không đáp ứng được một hoặc một số các tỷ lệ bảo đảm an toàn trước khi thực hiện khoản vay;
b) Khoản vay được tính vào vốn cấp hai của ngân hàng thương mại nhà nước và việc thực hiện khoản vay giúp ngân hàng thương mại nhà nước đáp ứng các quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn.
2. Giá trị khoản vay hoặc khoản phát hành nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm.
3. Nội dung thoả thuận vay nước ngoài hoặc đề án phát hành trái phiếu quốc tế không trái với các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
4. Đáp ứng các yêu cầu khác theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý ngoại hối; vay, trả nợ nước ngoài; và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 6. Thời gian xem xét hồ sơ
Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngay nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có ý kiến bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận khoản vay nước ngoài hoặc đề án phát hành trái phiếu quốc tế của ngân hàng thương mại nhà nước. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KHOẢN VAY VÀ ĐĂNG KÝ THAY ĐỎI KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI
Điều 7. Quy trình, thủ tục, hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài
1. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, ngân hàng thương mại nhà nước ký thoả thuận vay nước ngoài và các văn bản pháp lý liên quan. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày ký thoả thuận vay nước ngoài và trước ngày rút vốn, ngân hàng thương rnại nhà nước gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước 01 bộ hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài.
2. Hồ sơ đăng ký khoản vay bao gồm:
a) Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục 01 ).
b) Bản sao tiếng nước ngoài và bản dịch tiếng Việt thoả thuận vay nước ngoài và các thoả thuận pháp lý khác (nếu có) đã được ký kết, kèm theo văn bản cam kết của đại diện có thẩm quyền theo pháp luật của ngân hàng thương mại nhà nước về tính thống nhất của các bản thoả thuận đã ký và bản dự thảo lần cuối đã gửi Ngân hàng Nhà nước.
Điều 8. Thời gian xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài
1. Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài cho ngân hàng thương mại nhà nước trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ với các trường hợp sau:
a) Các thỏa thuận ký chính thức phù hợp với các dự thảo lần cuối đã gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
b) Các thỏa thuận ký chính thức có nội dung khác với các dự thảo lần cuối đã gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 4 Thông tư này, song nội dung các thỏa thuận ký chính thức vẫn bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam. Trường hợp này, ngân hàng thương mại nhà nước cần có văn bản báo cáo rõ các nội dung liên quan gửi Ngân hàng Nhà nước.
2. Trường hợp hồ sơ đăng ký khoản vay không đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước thông báo để ngân hàng thương mại nhà nước bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài.
Điều 9. Đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài
1. Trường hợp thoả thuận thay đổi có nội dung thay đổi không trái với pháp luật hiện hành và giữ nguyên kim ngạch vay hoặc giảm kim ngạch vay (bao gồm cả trường hợp huỷ khoản vay, ngân hàng thương mại nhà nước ký thoả thuận thay đổi và thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
2. Trường hợp thoả thuận thay đổi làm tăng kim ngạch vay, ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện các thủ tục xin chấp thuận việc tăng kim ngạch khoản vay như thực hiện khoản vay nước ngoài mới theo quy định tại Thông tư này. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản, ngân hàng thương mại nhà nước ký thoả thuận thay đổi và thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
3. Trường hợp thoả thuận thay đổi có nội dung thay đổi chưa được quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành, ngân hàng thương mại nhà nước chỉ được ký thoả thuận thay đổi và thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận và hướng dẫn bằng văn bản.
1. Định kỳ hàng tháng, hàng năm, ngân hàng thương mại nhà nước có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi ngân hàng thương mại nhà nước có trụ sở chính, sao gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài theo mẫu biểu tại Phụ lục 02 của Thông tư này.
2. Thời hạn báo cáo:
a) Đối với báo cáo tháng: chậm nhất vào ngày 10 của tháng tiếp theo.
b) Đối với báo cáo năm: chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo.
Ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 12. Thẩm quyền quyết định
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc chấp thuận hoặc không chấp thuận đối với việc vay trung, dài hạn nước ngoài hoặc đề án phát hành trái phiếu quốc tế của ngân hàng thương mại nhà nước.
Điều 13. Chức năng, nhiệm vụ và cơ chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Vụ Quản lý ngoại hối:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước xử lý những vấn đề chung liên quan đến khoản vay trung, dài hạn nước ngoài của ngân hàng thương mại nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành và chỉ đạo của Chính phủ.
d) Thực hiện xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của ngân hàng thương mại nhà nước theo quy định tại Thông tư này.
đ) Tổng hợp số liệu định kỳ (hàng quý, năm) báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tình hình vay nước ngoài của các ngân hàng thương mại nhà nước.
2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của các ngân hàng thương mại nhà nước; xử lý vi phạm đối với các ngân hàng thương mại nhà nước vi phạm quy định khi thực hiện vay nước ngoài.
c) Tham gia xử lý các vấn đề phát sinh khác có liên quan đến đề nghị vay nước ngoài và khoản vay nước ngoài của ngân hàng thương mại nhà nước theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
3. Vụ Chính sách tiền tệ:
b) Tham gia xử lý các vấn đề phát sinh khác có liên quan đến đề nghị vay nước ngoài và khoản vay nước ngoài của ngân hàng thương mại nhà nước theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
4. Vụ Pháp chế:
b) Tham gia xử lý các vấn đề phát sinh khác có liên quan đến đề nghị vay nước ngoài và khoản vay nước ngoài của ngân hàng thương mại nhà nước theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
5. Vụ Tín dụng:
b) Tham gia xử lý các vấn đề phát sinh khác có liên quan đến đề nghị vay nước ngoài và khoản vay nước ngoài của ngân hàng thương mại nhà nước theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2011.
2. Các khoản vay trung, dài hạn nước ngoài của ngân hàng thương mại nhà nước đã được xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi trước khi Thông tư này có hiệu lực, được tiếp tục thực hiện theo văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi đã được Ngân hàng Nhà nước cấp. Trường hợp có thoả thuận thay đổi sau ngày Thông tư này có hiệu lực, ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện theo các quy định của Thông tư này.
3. Các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn của ngân hàng thương mại nhà nước đã ký thoả thuận vay trước khi Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa được xác nhận đăng ký, việc thực hiện đăng ký khoản vay nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể.
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các ngân hàng thương mại nhà nước trong phạm vi chức năng của mình chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
| THỐNG ĐỐC |
TÊN NHTM LÀ DNNN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số ..../...... |
|
ĐƠN ĐĂNG KÝ KHOẢN VAY NUỚC NGOÀI
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Căn cứ vào Nghị định số l34/2005/NĐ-CP ngày 1/11/2005 của Chính phủ ban hành Quy chế Quản lý vay, trả nợ nước ngoài;
Căn cứ vào Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ngoại hối và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định;
Căn cứ vào Thông tư số 18/2011/TT-NHNN ngày 23/8/2011 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay trung, dài hạn nước ngoài của các ngân hàng thương mại là doanh nghiệp nhà nước;
Căn cứ vào Thoả thuận vay đã ký với (các) Bên cho vay nước ngoài ngày ..../...../.....;
Căn cứ Thư bảo lãnh hoặc Hợp đồng bảo lãnh đã ký ngày .../.../...;
[NHTM là DNNN] đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt nam về khoản vay nước ngoài của ngân hàng như sau:
PHẦN THỨ NHẤT: THÔNG TIN VỀ CÁC BÊN LIÊN QUAN
I. Thông tin về Bên đi vay:
1. Tên NHTM là DNNN vay:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại: Fax:
4. Họ và tên Người đại diện có thẩm quyền:
5. Quyết định thành lập (hoặc Giấp chứng nhận đăng ký kinh doanh......) số ......do........... cấp ngày...........
6. Phạm vi hoạt động hợp pháp của NHTM là DNNN:
7. Tổng số vốn tự có:
8. Tình hình dư nợ tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký:
- Dư nợ vay ngắn hạn nước ngoài: (trong đó quá hạn: )
- Du nợ vay trung, dài hạn nước ngoài: (trong đó quá hạn: )
II. Thông tin về (các) Bên cho vay (Trường hợp nhiều bên cho vay, ghi rõ các thông tin sau đối với từng bên cho vay; nêu rõ đơn vị đầu mối);
1. Tên Bên cho vay:
2. Địa chỉ:
3. Quốc gia chủ nợ:
4. Loại hình Bên cho vay:
5. Quan hệ với Bên đi vay:
III. Thông tin về các Bên liên quan khác:
1. Bên bảo lãnh:
1.1. Tên Bên bảo lãnh :
1.2. Địa chỉ Bên bảo lãnh:
2. Bên bảo hiểm:
2.1. Tên Bên bảo hiểm:
2.2. Địa chỉ Bên bảo hiểm:
3. Tổ chức tín dụng được phép (trường hợp giải ngân thông qua một TCTD khác):
3.1. Tên TCTD được phép:
3.2. Địa chỉ TCTD được phép:
3.3. Số Tài khoản vốn vay và trả nợ nước ngoài mở tại TCTD được phép:
4. Các bên liên quan khác (ghi rõ tên, địa chỉ, hên quan trong khoản vay - nếu có)
PHẦN THỨ HAI: THÔNG TIN VỀ MỤC ĐÍCH VAY
1. Mục đích vay:
2. Tên dự án sẽ sử dụng khoản vay (trường hợp khoản vay được sử dụng để thực hiện dự án):
3. Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp của dự án sẽ sử dụng vốn vay nước ngoài (phê duyệt dự án, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư...):
4. Địa phương, nơi khoản vay sẽ được sử dụng:
PHẦN THƯ BA: THÔNG TIN VỀ KHOẢN VAY
1. Ngày ký Thoả thuận vay:
2. Ngày Thoả thuận vay có hiệu lực:
3. Số tiền vay/Đồng tiền vay:
5. Hình thức vay:
6. Đồng tiền trả nợ:
7. Hình thức trả nợ:
8. Thời hạn vay: (trong đó thời gian ân hạn: ...........................................)
9. Lãi suất vay:
9.1.Lãi suất cố định :
9.2. Lãi suất thả nổi (Ghi rõ loại lãi suất lựa chọn cách tính, phương thức áp dụng, lãi lề...):
10. Các loại phí (ghi rõ các loại phí liên quan như phí bảo lãnh, phí bảo hiểm, phí thu xếp, phí quản lý, phí khác - nếu có):
11. Lãi phạt:
12. Hình thức bảo đảm (bảo lãnh, cầm cố, ký quỹ, thế chấp...):
13. Kế hoạch rút vốn:
14. Kế hoạch trả nợ:
14.1. Kế hoạch trả gốc :
14.2. Kế hoạch trả lãi:
14.3. Kế hoạch trả phí (nêu rõ đối với từng loại phí - nếu có):
15. Các điều kiện khác (nếu có):
(Đề nghị ghi rõ các điều khoản tham chiếu trong Thoả thuận vay đối với từng thông tin nêu tại mục này)
PHẦN THỨ TƯ: CAM KẾT
1. Người ký tên dưới đây (đại diện có thẩm quyền của [Tên NHTM là DNNN]) cam kết chịu trách nhiệm về sự chính xác của mọi thông tin ghi trong Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài này và các tài liệu kèm theo trong Hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài của [Tên NHTM là DNNN].
2. [Tên NHTM là DNNN] cam kết tuân thủ các quy định của luật pháp Việt Nam, các quy định tại Nghị định số 134/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/11/2005 ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài; Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối; các văn bản hướng dẫn thực hiện các Nghị định trên và các văn bản pháp quy khác của pháp luật có liên quan.
| ĐẠI ĐIỆN CÓ THẨM QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT (Ký tên, đóng dấu) |
TÊN NHTM LÀ DNNN BÁO CÁO
Địa chỉ, điện thoại, fax
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KHOẢN VAY TRUNG DÀI HẠN NƯỚC NGOÀI
Tháng ........ năm ...........
Kinh gửi: | - Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố..... (Nơi NHTM là DNNN có trụ sở chính) - Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Vụ quản lý ngoại hối) |
STT | Bên cho vay | Kim ngạch vay | Đồng tiền vay | Số dư đầu kỳ | Số phát sinh trong kỳ | Số dư cuối kỳ | Kế hoạch kỳ tới | |||||||
Tổng số | Trong đó quá hạn nợ gốc | Số rút vốn trong kỳ | Số thanh toán | Tổng số | Trong đó quá hạn nợ gốc | Rút vốn | Trả gốc | Trả lãi | ||||||
Gốc | Lãi | phí | ||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng (Quy nghìn USD) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lập biểu |
0Kiểm soát | Ngày .... tháng ... năm Đại diện có thẩm quyền của NHTM là DNNN |
(Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký tên, đóng dấu) |
1. Đối tượng áp dụng: Áp dụng với ngân hàng thương mại là doanh nghiệp nhà nước (NHTM là DNNN) thực hiện vay trung dài hạn nước ngoài
2. Thời hạn ghi báo cáo: Chậm nhất ngày 10 của tháng tiếp theo (đối với báo cáo tháng) và chậm nhất ngày 31/01 năm tiếp theo (đối với báo cáo năm)
3. Kỳ báo cáo: Hàng tháng, hàng năm
4. Hình thức báo cáo: Bàng văn bản
Hướng dẫn lập báo cáo:
(1) Thứ tự các khoản vay, liệt kê toàn bộ các khoản vay còn dư nợ đến thời điểm báo cáo
(2) Tên của Bên cho vay: Trường hợp vay hợp vốn, ghi tên Bên đầu mối và "các bên cho vay hợp vốn". Cụ thể: "Citibank NY và các bên hợp vốn".
(3) Tổng trị giá khoản vay (kim ngạch vay): ghi theo nguyên tệ chưa quy USD, đơn vị tính; nghìn đơn vị nguyên tệ
(4) Đồng tiền vay
(5) Số dư đầu kỳ: Tổng dư nợ của khoản vay tại thời điểm đầu kỳ báo cáo
(6) Quá hạn: Tổng số nợ gốc quá hạn tại thời điểm đầu kỳ báo cáo
(7) Số rút vốn khoản vay trong kỳ báo cáo.
(8+9) Số trả nợ gốc lãi khoản vay trong kỳ báo cáo
(10) Số trả phí phát sinh trong kỳ báo cáo liên quan đến việc thực hiện khoản vay
(11) Số dư cuối kỳ: Tổng dư nợ khoản vay tại thời điểm cuối kỳ báo cáo
(12) Quá hạn: Tổng số nợ gốc quá hạn tại thời điểm cuối kỳ báo cáo
(13, 14, 15) Kế hoạch trả nợ gốc, lãi khoản vay dự kiến phát sinh trong quý tiếp theo của quý báo cáo
Mối liên hệ giữa các cột trong báo cáo:
Cột (11) = Cột (5) + Cột (7) - Cột (8)
- 1Law No. 05/2017/QH14 dated June 12, 2017, on foreign trade management
- 2Circular No. 37/2013/TT-NHNN dated December 31, 2013, on guiding foreign exchange control against offshore loans and collection of guaranteed debts from non-residents
- 3Circular No. 19/2011/TT-NHNN of August 24, 2011, guiding the foreign exchange control with regard to the issuance of international bonds by enterprises that are not guaranteed by the Government
- 1Circular No.17/2013/TT-NHNN of July 16, 2013, guiding the foreign exchange control with regard to the issuance of international bonds by enterprises that are not guaranteed by the Government
- 2Circular No. 05/2017/TT-NHNN dated June 30, 2017 amendments to Circular 03/2016/TT-NHNN providing several instructions on foreign exchange administration in respect of enterprises’ foreign borrowing and foreign debt repayment
- 3Circular No. 05/2017/TT-NHNN dated June 30, 2017 amendments to Circular 03/2016/TT-NHNN providing several instructions on foreign exchange administration in respect of enterprises’ foreign borrowing and foreign debt repayment
- 1Law No. 05/2017/QH14 dated June 12, 2017, on foreign trade management
- 2Circular No. 37/2013/TT-NHNN dated December 31, 2013, on guiding foreign exchange control against offshore loans and collection of guaranteed debts from non-residents
- 3Circular No. 19/2011/TT-NHNN of August 24, 2011, guiding the foreign exchange control with regard to the issuance of international bonds by enterprises that are not guaranteed by the Government
- 4Law No. 46/2010/QH12 of June 16, 2010, on the State Bank of Vietnam
- 5Law No. 47/2010/QH12 of June 16, 2010, on credit institutions
- 6Decree No. 96/2008/ND-CP of August 26, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of The State Bank of Vietnam.
- 7Decree of Government No. 160/2006/ND-CP of December 28, 2006 detailing the implementation of the ordinance on foreign exchange
- 8Ordinance No. 28/2005/PL-UBTVQH11 of December 13th, 2005, on foreign exchange control.
- 9Decree No. 134/2005/ND-CP of November 1, 2005, issuing regulations on control of foreign loans and loan repayments.
Circular No. 18/2011/TT-NHNN of August 23, 2011, guiding foreign exchange management for medium-and long-term overseas loans of commercial banks being state enterprises
- Số hiệu: 18/2011/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 23/08/2011
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Nguyễn Văn Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/10/2011
- Ngày hết hiệu lực: 15/08/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra