Hệ thống pháp luật

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2016/TT-BTTTT

Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ CƯỚC KẾT NỐI DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI QUỐC TẾ CHIỀU VỀ

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dn thi hành một số Điều của Luật Viễn thông;

Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Viễn thông,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư Quy định một số nội dung liên quan đến giá cước kết nối dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về.

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Thông tư này quy định một số nội dung liên quan đến giá cước kết nối dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về trả cho mạng viễn thông cố định mặt đất (sau đây gọi là mạng cố định) hoặc trả cho mạng viễn thông di động mặt đất (sau đây gọi là mạng di động) của các cuộc gọi điện thoại quốc tế chiều về kết cuối vào thuê bao của mạng cố định hoặc vào thuê bao của mạng di động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông.

2. Doanh nghiệp viễn thông.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ được hiểu như sau:

1. Sản lượng dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về (sau đây viết tắt là sản lượng) là tổng sản lượng phát sinh của cuộc gọi dịch vụ điện thoại quốc tế khởi phát từ nước ngoài kết cuối vào mạng cố định hoặc di động Việt Nam.

2. Giá cước thông thường trung bình thanh toán của dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về là mức giá trung bình của các mức giá cước thông thường thanh toán điện thoại quốc tế chiều về mà doanh nghiệp viễn thông Việt Nam cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về đàm phán, ký kết với đối tác nước ngoài trong từng thời kỳ.

3. Tỷ lệ Điều chỉnh bị coi là giảm giá cước thanh toán điện thoại quốc tế chiều về quá thấp cho từng thời kỳ được xác định là tỷ lệ giữa chênh lệch giá cước thanh toán dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về doanh nghiệp đàm phán với đối tác và giá cước thông thường trung bình thanh toán của dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về do Cục Viễn thông công bố so với giá cước thông thường trung bình thanh toán của dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về do Cục Viễn thông công bố.

Điều 4. Quy định giá cước kết nối dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về

1. Doanh nghiệp chuyển sản lượng điện thoại quốc tế chiều về trả cho mạng cố định hoặc mạng di động có thuê bao kết cuối cuộc gọi, giá cước kết nối là 1.100 đồng/phút. Giá cước kết nối này không chịu thuế giá trị gia tăng.

2. Giá cước kết nối tại Khoản 1 Điều này đã bao gồm phần giá cước kết nối trả cho doanh nghiệp khi phải kết nối gián tiếp qua mạng đường dài trong nước.

Điều 5. Trách nhiệm của Cục Viễn thông

Căn cứ tình hình kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về, báo cáo giá cước thanh toán của doanh nghiệp, Cục Viễn thông có trách nhiệm công bố giá cước thông thường trung bình thanh toán của dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về và tỷ lệ Điều chỉnh bị coi là giảm giá cước thanh toán điện thoại quốc tế chiều về quá thấp cho từng thời kỳ.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông

1. Đối với các vấn đề liên quan đến sản lượng:

a) Các doanh nghiệp có quyền tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài để thỏa thuận về sản lượng quốc tế chiều về Việt Nam từ đối tác. Hợp đồng ký với đối tác nước ngoài phải có quy định ràng buộc về kinh tế để đảm bảo đối tác nước ngoài thực hiện đúng sản lượng đã cam kết;

b) Trên cơ sở thỏa thuận sản lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về đã ký được với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp có quyền ký thỏa thuận với doanh nghiệp có thuê bao để mở kênh theo sản lượng tháng và kế hoạch năm;

c) Doanh nghiệp có thuê bao có nghĩa vụ không được có hành vi hạn chế việc chuyển sản lượng điện thoại quốc tế chiều về đồng thời phải có biện pháp để ràng buộc trách nhiệm thanh toán cước kết nối, sản lượng cam kết, công tác phòng, chống kinh doanh trái phép dịch vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về; đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về có thuê bao, giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về có thuê bao và không có thuê bao, giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về không có thuê bao.

2. Đối với các vấn đề liên quan đến giá cước thông thường trung bình thanh toán của dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về:

a) Khi doanh nghiệp Điều chỉnh giá thanh toán dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về phải báo cáo Cục Viễn thông chậm nhất sau 03 ngày kể từ khi giá cước mới được thực hiện;

b) Doanh nghiệp viễn thông căn cứ vào công bố của Cục Viễn thông về giá cước thông thường trung bình thanh toán của dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về và tỷ lệ Điều chỉnh bị coi là giảm giá cước thanh toán điện thoại quốc tế chiều về quá thấp cho từng thời kỳ, giá cước kết nối quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này để tiến hành đàm phán với các đối tác nước ngoài về giá thanh toán điện thoại quốc tế chiều về, đảm bảo lợi ích của Việt Nam.

3. Đối với các vấn đề liên quan đến kết nối và thanh toán:

a) Doanh nghiệp viễn thông có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu kết nối theo đúng Thỏa thuận kết nối, các quy định về kết nối tại Thông tư 07/2015/TT-BTTTT ngày 24/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về kết nối viễn thông và Hợp đồng với đối tác nước ngoài về dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về;

b) Các doanh nghiệp viễn thông phải có nghĩa vụ thanh toán đúng hạn và đầy đủ giá cước kết nối và các loại chi phí khác theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về.

4. Đối với các vấn đề về phối hợp trong công tác chống kinh doanh trái phép dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về có nghĩa vụ:

a) Tham gia ký và thực hiện nghiêm Thỏa thuận phối hợp chống gian lận cước quốc tế;

b) Tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp khác và với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác phòng, chống kinh doanh trái phép dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2016. Các quy định trước đây liên quan đến giá cước kết nối dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về trái với quy định tại Điều 4 Thông tư này đều được bãi bỏ.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Viễn thông, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp viễn thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Thtướng, các Phó Thtướng Chính phủ;
- Các B, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các doanh nghiệp viễn thông;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưng, Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Cổng thông tin điện tử;
- Lưu: VT, Cục VT.

BỘ TRƯỞNG




Trương Minh Tuấn

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Circular No. 13/2016/TT-BTTTT dated May 25, 2016, regulations on incoming international call charges

  • Số hiệu: 13/2016/TT-BTTTT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 25/05/2016
  • Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Người ký: Trương Minh Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản