Hệ thống pháp luật

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 105/2022/TT-BQP

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2022

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 162/2013/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 11 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, NGHỊ ĐỊNH SỐ 23/2017/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 3 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 162/2013/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 11 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 37/2022/NĐ-CP NGÀY 06 THÁNG 6 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG, CƠ YẾU; QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA; TRÊN CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 23/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 01/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định s 23/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết gọn là Nghị định số 162/2013/NĐ-CP), Nghị định số 23/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết gọn là Nghị định số 23/2017/NĐ-CP) và Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết gọn là Nghị định số 37/2022/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, Nghị định số 23/2017/NĐ-CP và Nghị định số 37/2022/NĐ-CP của Chính phủ; cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

2. Cá nhân, tổ chức Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Biện pháp khắc phục hậu quả

Việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 4 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP thực hiện theo các bước sau:

1. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong đó có ghi biện pháp khắc phục hậu quả; trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ban hành quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

2. Công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).

3. Sử dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật yêu cầu thực hiện các nội dung biện pháp khắc phục hậu quả đã được ghi trong quyết định xử phạt hành chính.

4. Trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì tổ chức cưỡng chế theo quy định tại Mục 5 Chương 2 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 4. Sử dụng phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính

Việc sử dụng phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông hàng hải và bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020; Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu thập được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính; Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Cảnh sát biển Việt Nam và Nghị định số 02/2021/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Bộ đội Biên phòng.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Điều 5. Hành vi vi phạm các quy định về đi qua không gây hại trong lãnh hải quy định tại Điều 5 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP

1. Hành vi dừng lại, neo đậu trái phép trong lãnh hải Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP là hành vi của tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam nhưng dừng lại hoặc neo đậu trong lãnh hải Việt Nam mà không phải do gặp sự cố hàng hải, sự cố bất khả kháng, gặp nạn hoặc vì mục đích cứu giúp người, tàu thuyền hay tàu bay đang gặp nạn.

2. Hành vi đi vào vùng cấm hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP là hành vi của tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam đã đi vào vùng cấm hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam do Chính phủ Việt Nam thiết lập để bảo vệ chủ quyền, quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia hoặc an toàn hàng hải, bảo vệ tài nguyên, sinh thái biển, chống ô nhiễm, khắc phục sự cố, thảm họa môi trường biển, phòng chống lây lan dịch bệnh mà chưa được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép.

Vùng cấm, vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam theo quy định tại Luật biển Việt Nam năm 2012, Nghị định số 16/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định về việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam, Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thông tư số 162/2016/TT-BQP ngày 21 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thực hiện một số điều Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2015 của chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 6. Hành vi vi phạm các quy định về treo Quốc kỳ Việt Nam và treo cờ quốc tịch quy định tại Điều 7 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 23/2017/NĐ-CP

Là hành vi không thực hiện đúng các quy định sau:

1. Treo cờ đối với tàu thuyền tại cảng biển theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 về quản lý hoạt động hàng hải.

2. Treo Quốc kỳ trên tàu biển Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 về quản lý hoạt động hàng hải.

3. Treo cờ quốc tịch và treo Quốc kỳ Việt Nam đối với tàu thuyền nước ngoài khi hoạt động trong khu vực biên giới biển theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 7. Hành vi vi phạm các quy định về xâm phạm vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại khoản 3 Điều 8, Điều 9, Điều 11, khoản 6 Điều 13 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại các khoản 5, 6, 7 Điều 3 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP

Là hành vi của cá nhân, tổ chức nước ngoài sử dụng, điều khiển tàu thuyền hoặc phương tiện khác đi vào và thực hiện các hoạt động điều tra, thăm dò, nghiên cứu khoa học tài nguyên biển; hoạt động du lịch; khai thác, mua, bán thủy sản; xây dựng, lắp đặt, sử dụng các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trong vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà chưa được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Hành vi gây cản trở quy định tại Điều 12 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP

Là hành động hoặc không hành động của cá nhân, tổ chức hoạt động trên biển làm cho các phương tiện giao thông trên biển phải thay đổi tốc độ, thay đổi hướng đi; tàu, thuyền đánh cá phải thay đổi quy trình thu, thả, dắt lưới; tàu thăm dò địa chấn phải thay đổi lộ trình; tàu tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và các loại tài nguyên thiên nhiên khác thay đổi lộ trình theo kế hoạch; làm cho các hoạt động hợp pháp khác trên biển tiến hành không được bình thường.

Điều 9. Hành vi vi phạm các quy định về vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa trái phép trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 15 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 23/2017/NĐ-CP

1. Hành vi vận chuyển hàng hóa trên biển mà không có hợp đồng hoặc giấy tờ tương tự theo quy định của pháp luật quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP là hành vi vận chuyển hàng hóa trên biển mà không có tài liệu chứng minh hoạt động vận chuyển hợp pháp hàng hóa trên biển, bao gồm:

a) Vận chuyển hàng hóa theo chuyến mà không có hợp đồng vận chuyển bằng văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 146 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

b) Vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển mà không có một trong các loại giấy tờ sau: Hợp đồng vận chuyển được giao kết theo quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 và các văn bản có liên quan; vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác do người vận chuyển và người thuê vận chuyển thỏa thuận về nội dung, giá trị.

Đối với vận đơn đường biển của hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 22 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

2. Hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển không phù hợp với loại hàng hóa theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP gồm:

a) Sử dụng phương tiện vận chuyển xăng dầu không phù hợp theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 về kinh doanh xăng dầu.

b) Sử dụng phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm không phù hợp theo quy định tại Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa, Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Thông tư số 46/2017/TT-BGTVT ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường khi vận chuyển hàng nguy hiểm bằng tàu biển.

3. Hành vi sang mạn xăng, dầu, quặng và các loại hàng hóa khác không đúng địa điểm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP gồm:

a) Sang mạn xăng, dầu không đúng địa điểm theo quy định tại khoản 15 Điều 9 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 về kinh doanh xăng dầu.

b) Sang mạn quặng và các loại hàng hóa khác không đúng địa điểm theo quy định của pháp luật.

4. Hành vi vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn loại hàng hóa không phải là hàng hóa kinh doanh, vận chuyển có điều kiện mà không có giấy tờ, không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 23/2017/NĐ-CP gồm:

a) Không có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa nhập khẩu, vận chuyển từ cửa khẩu nhập khẩu vào nội địa theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP ngày 08 tháng 5 năm 2015 của các Bộ trưởng: Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường.

b) Hàng hóa được vận chuyển để xuất khẩu mà không có tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan và được xác nhận “hàng đã qua khu vực giám sát” theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

c) Hàng hóa nhập khẩu đang vận chuyển về địa điểm làm thủ tục hải quan mà không có đầy đủ các loại chứng từ phải nộp để làm thủ tục hải quan theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Không có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa nhập khẩu, vận chuyển, lưu thông trong thị trường nội địa theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP ngày 08 tháng 5 năm 2015 của các Bộ trưởng: Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường.

d) Vận chuyển hàng hóa là lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm đối với loại gỗ theo quy định của pháp luật phải có.

Hồ sơ lâm sản hợp pháp được xác định theo quy định tại Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, Công văn số 53/KL-ĐT ngày 28 tháng 01 năm 2019 của Cục Kiểm lâm/Tổng cục Lâm nghiệp về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT.

đ) Hàng hóa sản xuất, vận chuyển kinh doanh nội địa không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d của Khoản này, không có hoặc không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp sau:

Hóa đơn quy định tại Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hoá đơn, chứng từ; Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ; Nghị định số 41/2022/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo mẫu quy định tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hoá đơn, chứng từ; Điều 4 và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ. Việc xác định hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hoá đơn, chứng từ.

e) Vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa khác không có giấy tờ, không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa thực hiện theo quy định của pháp luật.

5. Đối với hành vi vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp thì xử lý theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.

Khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp là khoáng sản không thuộc trường hợp quy định tại Điều 14 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp là khoáng sản không có nguồn gốc, xuất xứ thuộc một trong các trường hợp sau:

- Được khai thác hoặc khai thác tận thu từ các mỏ, điểm mỏ, bãi thải trong thời hạn Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực;

- Khoáng sản được nhập khẩu theo Tờ khai hàng hóa nhập khẩu có xác nhận của Hải quan cửa khẩu;

- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại.

6. Hành vi vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa kinh doanh vận chuyển có điều kiện mà tại thời điểm kiểm tra không có hoặc không đầy đủ giấy tờ đi liền kèm theo để chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa đó quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 23/2017/NĐ-CP gồm:

a) Không có hóa đơn, chứng từ; không có chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hoá đơn, chứng từ và các loại hóa đơn chứng từ khác theo quy định của pháp luật.

b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường.

Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thực hiện theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

Danh mục hàng hóa kinh doanh, vận chuyển có điều kiện quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư năm 2020 và các văn bản có liên quan.

Điều 10. Hành vi vi phạm các quy định về đăng ký, đăng kiểm và giấy phép vận tải nội địa của tàu biển quy định tại Điều 16 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP khoản 8 Điều 3 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP của Chính phủ

1. Các loại tài liệu, giấy chứng nhận của tàu thuyền quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP là các loại tài liệu, giấy tờ quy định tại Thông tư số 55/2019/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về Danh mục giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển, tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, ụ nổi, kho chứa nổi, giàn di động Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan.

2. Giấy phép rời cảng (dạng giấy và điện tử) quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 162/2013/NĐ-CPkhoản 8 Điều 3 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là văn bản do Cảng vụ hàng hải hoặc cơ quan có thẩm quyền nơi tàu thuyền rời cảng cuối cùng cấp hoặc xác nhận (đối với Giấy phép rời cảng dạng giấy) hoặc cấp cho người làm thủ tục dưới dạng điện tử (đối với Giấy phép rời cảng điện tử) thông qua Cổng thông tin điện tử sau khi đã hoàn thành thủ tục điện tử cho tàu thuyền rời cảng; Giấy phép rời cảng điện tử có mã số để tra cứu và có giá trị pháp lý thay thế Giấy phép rời cảng dạng giấy theo quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.

Điều 11. Hành vi vi phạm các quy định về chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, sổ thuyền viên và hộ chiếu thuyền viên quy định tại Điều 17 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 3 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP

1. Hành vi vi phạm về chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên là hành vi thuyền viên làm việc trên tàu, thuyền không có hoặc không mang theo một trong các loại chứng chỉ chuyên môn quy định tại Thông tư số 03/2020/TT-BGTVT ngày 21 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyên viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan.

 2. Hành vi vi phạm về sổ thuyền viên là hành vi thuyền viên làm việc trên tàu thuyền không có hoặc không đầy đủ sồ thuyền viên theo quy định tại Thông tư số 23/2017/TT-BGTVT ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.

Điều 12. Hành vi vi phạm các quy định về an toàn sinh mạng trên tàu biển; vi phạm các quy định về an toàn phòng, chống cháy, nổ đối với tàu biển quy định tại Điều 18 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 3 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP Điều 19 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 3 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP

1. Các trang thiết bị an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển (bao gồm các phương tiện cứu sinh, phòng cháy, phát hiện và chữa cháy) được lắp đặt trên tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa quy định tại Quyết định số 59/2005/QĐ-BGTVT ngày 21 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về trang thiết bị an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển lắp đặt trên tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa.

2. Hành vi không bố trí đủ định biên an toàn tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP là hành vi không bố trí đủ định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 03/2020/TT-BGTVT ngày 21 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 13. Hành vi vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn hàng hải quy định tại Điều 20 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP

Việc xác định mức độ tai nạn hàng hải để xác định hành vi vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn hàng hải quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 20 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 34/2020/TT-BGTVT ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực hàng hải.

Điều 14. Hành vi vi phạm các quy định khác về an ninh, an toàn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 21 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 3 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP

1. Sỹ quan an ninh tàu biển quy định tại điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP là thuyền trưởng hoặc sỹ quan được chủ tàu bổ nhiệm. Trường hợp sỹ quan an ninh không phải là thuyền trưởng thì chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền trưởng. Nhiệm vụ của sỹ quan an ninh tàu biển được quy định tại Thông tư số 23/2017/TT-BGTVT ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.

2. Tên của tàu biển, cảng đăng ký của tàu biển quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển và các văn bản pháp luật có liên quan.

3. Giấy tờ danh mục hàng hóa nguy hiểm, các quy định về vận tải hàng hóa nguy hiểm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP trên đường thủy nội địa thực hiện theo quy định tại Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa.

4. Các quy định về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng tàu biển quy định tại Bộ luật Hàng hải năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan.

5. Tuyến, vùng hoạt động của phương tiện thủy nội địa thực hiện theo quy định tại Thông tư số 30/2021/TT-BGTVT ngày 30 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2019/TT-BGTVT ngày 12 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Tuyến, vùng hoạt động của phương tiện thủy nội địa còn được xác định trong "Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa" hoặc "Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa".

6. Tuyến, vùng hoạt động của tàu biển thực hiện theo quy định tại Thông tư số 11/2016/TT-BGTVT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang bị an toàn tàu biển và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm tra tàu biển vỏ gỗ; Thông tư số 06/2015/TT-BGTVT ngày 02 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vùng hoạt động của tàu biển chở hàng trong Vịnh Bắc Bộ. Tuyến, vùng hoạt động của tàu biển còn được xác định trong hồ sơ của tàu biển.

Điều 15. Hành vi vi phạm các quy định về tìm kiếm, cứu nạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 22 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP

Việc xác định các hành vi vi phạm quy định về tìm kiếm, cứu nạn trên biển tại Điều 22 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại Bộ luật Hàng hải năm 2015; Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển và Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Điều 16. Hành vi vi phạm các quy định về trục vớt tài sản chìm đắm trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 23 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP

Tài sản chìm đắm quy định tại Điều 23 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP bao gồm: Tàu thuyền, hàng hóa hoặc các vật thể khác chìm đắm hoặc trôi nổi trên các tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam hoặc bị trôi dạt vào vùng biển Việt Nam; các quy định có liên quan đến hoạt động trục vớt tài sản chìm đắm thực hiện theo quy định tại Nghị định số 05/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.

Điều 17. Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển khi tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc tàu thuyền chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại hoặc nguy hiểm khi đi qua lãnh hải Việt Nam quy định tại Điều 24 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP

1. Tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc tàu thuyền chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại hoặc nguy hiểm đi qua lãnh hải Việt Nam là trường hợp tàu thuyền đang thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải gồm:

a) Đi ngang qua nhưng không đi vào nội thủy Việt Nam, không neo đậu lại trong một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu ở bên ngoài nội thủy Việt Nam;

b) Đi vào hoặc rời khỏi nội thủy Việt Nam hay đậu lại hoặc rời khỏi một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu ở bên ngoài nội thủy Việt Nam.

2. Tài liệu kỹ thuật liên quan đến tàu thuyền và hàng hóa trên tàu thuyền quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP là:

a) Đối với tàu thuyền chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại hay nguy hiểm thực hiện theo Quy định 4, Quy định 7-2, Quy định 10, Quy định 16 Chương VII Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974; trường hợp tàu thuyền chạy bằng năng lượng hạt nhân thực hiện theo Quy định 10 Chương VIII Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974;

b) Hồ sơ vận chuyển chất độc hại bằng đường biển thực hiện theo Quy định 4 Phụ lục III, Quy định 11 Phụ lục II Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra năm 1973, sửa đổi tại Nghị định thư năm 1978 (Công ước MARPOL 73/78).

3. Tài liệu về bảo hiểm dân sự bắt buộc là những tài liệu chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu, chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu hoặc các chứng nhận bảo hiểm khác theo quy định của các công ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Điều 18. Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển do tàu thuyền gây ra quy định tại Điều 25 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 3 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP

1. Hành vi không ghi, ghi không đầy đủ, ghi không đúng nội dung nhật ký dầu, nhật ký bơm nước la canh buồng máy, nhật ký đổ thải quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP là thực hiện không đúng quy định tại Phụ lục I Công ước MARPOL 73/78.

2. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu, ô nhiễm hoá chất quy định tại điểm a khoản 3 Điều 25 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 3 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại Thông tư số 55/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019 của Bộ Giao thông vận tải.

3. Các loại chất độc hại bao gồm chất lỏng độc, nước dằn, nước rửa, các cặn khác hoặc các hỗn hợp chứa các chất này. Các chất lỏng độc là chất bất kỳ được xếp vào chất loại X, Y hoặc Z nêu ở Bảng 8E/17.1 và Bảng 8E/18.1 Phần 8E Mục II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép hoặc các chất lỏng khác được tạm thời đánh giá theo quy định 6.3 Phụ lục II, MARPOL là các chất thuộc X, Y, hoặc Z, cụ thể như sau:

a) Chất lỏng độc loại X (gọi tắt là “chất loại X”) là chất được tích tụ sinh học và có khả năng gây nguy hiểm tới đời sống thủy sinh và sức khỏe con người, được nêu trong Bảng 8E/17.1 Phần 8E Mục II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép với đánh dấu “X” trong cột “c” của Bảng đó hoặc các chất tạm thời được đánh giá theo quy định 6.3 Phụ lục II MARPOL là chất loại X.

b) Chất lỏng độc loại Y (gọi tắt là “chất loại Y”) là chất được tích tụ sinh học với thời gian lưu giữ một tuần hoặc ít hơn, được nêu ở Bảng 8E/17.1 Phần 8E Mục II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép với đánh dấu “Y” trong cột “c” của Bảng đó hoặc các chất tạm thời được đánh giá theo quy định 6.3 Phụ lục II là chất loại Y.

c) Chất lỏng độc loại Z (gọi tắt là “chất loại Z”) là chất có độc tố nhẹ đối với đời sống thủy sinh, được nêu trong Bảng 8E/17.1 Phần 8E Mục II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép với đánh dấu “Z” trong cột “c” của Bảng đó hoặc các chất tạm thời được đánh giá theo các quy định 6.3 Phụ lục II là chất loại Z.

Điều 19. Hành vi vi phạm các quy định về vận chuyển chất thải nguy hại quy định tại Điều 26 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP

1. Chất thải nguy hại quy định tại Điều 26 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP là những loại chất thải được phân định, phân loại theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Việc phân định, phân loại chất thải nguy hại được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại ban hành kèm theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

2. Vận chuyển chất thải nguy hại là quá trình chuyên chở chất thải nguy hại từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo việc thu gom, đóng gói, bảo quản, lưu giữ tạm thời, trung chuyển, sơ chế chất thải nguy hại, thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 83, Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Điều 69, Điều 70 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

3. Giấy phép quản lý chất thải nguy hại là tên gọi chung cho các loại giấy phép sau: Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại, Giấy phép hành nghề vận chuyển chất thải nguy hại, Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

4. Hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép quản lý chất thải nguy hại là hồ sơ quản lý chất thải nguy hại của chủ xử lý, tiêu hủy, vận chuyển hoặc chủ nguồn thải theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

5. Hệ thống định vị vệ tinh (GPS) được trang bị đối với phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại có tính nguy hại cao để có thể xác định vị trí chính xác và ghi lại hành trình vận chuyển chất thải nguy hại của phương tiện theo yêu cầu của cơ quan xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc của cơ quan cấp phép;

6. Phương tiện, thiết bị chuyên dụng thu gom, vận chuyển, đóng gói, bảo quản và lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật khi thuộc một trong những trường hợp sau:

a) Phương tiện vận chuyển chưa được đăng ký lưu hành;

b) Phương tiện vận chuyển không lắp đặt thiết bị cảnh báo và xử lý khẩn cấp sự cố khi vận hành;

c) Đối với phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại có tính nguy hại cao mà không trang bị hệ thống định vị vệ tinh (GPS);

d) Không được thiết kế bảo đảm phòng ngừa rò rỉ hoặc phát tán chất thải nguy hại vào môi trường, làm lẫn các loại chất thải nguy hại với nhau; chế tạo từ các vật liệu có khả năng tương tác, phản ứng với chất thải nguy hại;

đ) Không có dấu hiệu cảnh báo; phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2009 về “Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa”.

Điều 20. Hành vi vi phạm các quy định về thực hiện Giấy phép nhận chìm ở biển quy định tại Điều 26a, Điều 26b và Điều 26c Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được bổ sung tại các khoản 14, 15, 16 Điều 3 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP

1. Nhận chìm ở biển là sự đánh chìm hoặc trút bỏ có chủ định xuống biển các vật, chất được nhận chìm ở biển theo quy định pháp luật.

2. Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển; thủ tục cấp giấy phép nhận chìm ở biển được quy định tại Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 và các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Quy định việc vận chuyển, ghi chép, báo cáo, nộp lệ phí cấp phép nhận chìm ở biển quy định tại Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015.

Điều 21. Hành vi vi phạm quy định về việc giao khu vực biển quy định tại Điều 27, Điều 27a và Điều 27b Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại các khoản 17, 18, 19 Điều 3 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP

1. Giao khu vực biển là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho tổ chức, cá nhân được phép sử dụng một hoặc nhiều khu vực biển nhất định trong một khoảng thời gian xác định để thực hiện hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

2. Vi phạm sử dụng khu vực biển khi không có quyết định giao khu vực biển gồm các trường hợp sau:

a) Tổ chức, cá nhân sử dụng khu vực biển để khai thác, sử dụng tài nguyên biển khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định giao khu vực biển hoặc khi quyết định giao khu vực biển hết hạn, quyết định giao khu vực biển đã bị thu hồi, quyết định giao khu vực biển bị tước quyền sử dụng nhưng vẫn sử dụng khu vực biển hoặc chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận sử dụng khu vực biển mà vẫn sử dụng khu vực biển.

b) Từ ngày 15/7/2014, tổ chức, cá nhân sử dụng khu vực biển phải có quyết định về việc giao khu vực biển (theo quy định tại Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển). Thời gian tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng khu vực biển trước ngày 15/7/2014 chưa có Quyết định về việc giao khu vực biển thì chưa coi là vi phạm.

3. Quy định buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 27b như sau:

a) Trường hợp tổ chức, cá nhân có Quyết định giao khu vực biển nhưng không tự nguyện nộp tiền sử dụng khu vực biển, số tiền buộc phải nộp lại được tính như sau:

Số tiền sử dụng khu vực biển trốn nộp = Mức thu tiền sử dụng khu vực biển nhân (x) Thời hạn vi phạm quy định về sử dụng khu vực biển thực tế.

Trong đó:

- Mức thu tiền sử dụng khu vực biển được quy định tại Thông tư số 18/2021/TT-BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Thời hạn vi phạm quy định về sử dụng khu vực biển là quãng thời gian từ khi Quyết định giao khu vực biển có hiệu lực đến khi cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện tổ chức, cá nhân chưa nộp tiền sử dụng khu vực biển.

b) Trường hợp tổ chức, cá nhân không có Quyết định giao khu vực biển nhưng vẫn sử dụng khu vực biển để khai thác, sử dụng mà không nộp tiền sử dụng thì số tiền buộc phải nộp lại tính như sau:

Số tiền sử dụng khu vực biển trốn nộp = Diện tích khu vực biển sử dụng thực tế nhân (x) Mức thu tiền sử dụng khu vực biển cao nhất trong khung giá tiền sử dụng khu vực biển nhân (x) Thời hạn vi phạm quy định về sử dụng khu vực biển thực tế.

Trong đó:

- Mức thu tiền sử dụng khu vực biển được quy định tại Thông tư số 18/2021/TT-BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Thời hạn vi phạm quy định về sử dụng khu vực biển là quãng thời gian tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân khai thác khu vực biển không có Quyết định giao khu vực biển hoặc hết thời gian quy định hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ đến thời điểm cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra và thông báo tạm dừng việc sử dụng khu vực biển.

Chương III

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VÀ THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Điều 22. Thẩm quyền xử phạt

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 và Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định số 23/2017/NĐ-CP ngày 13/3/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 162/2013/NĐ-CP và Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06/6/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 23. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại Điều 33 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 23/2017/NĐ-CP Khoản 20 Điều 3 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP

1. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020, Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, Nghị định số 23/2017/NĐ-CP, Nghị định số 37/2022/NĐ-CP và Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.

2. Chiến sĩ Cảnh sát biển có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại Điều 33 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 23/2017/NĐ-CP và Nghị định số 37/2022/NĐ-CP của Chính phủ là Trinh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 02 năm 2023 và thay thế Thông tư số 130/2014/TT-BQP ngày 24 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thông tư số 143/2018/TT-BQP ngày 15 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 130/2014/TT-BQP ngày 24 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 25. Quy định chuyển tiếp

Trường hợp văn bản viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

Điều 26. Trách nhiệm thi hành

Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, người đứng đầu các lực lượng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 23/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2017 và Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ và cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc CP;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các đ/c Thủ trưởng BQP, Chủ nhiệm TCCT;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc BQP;
- Vụ Pháp chế/BQP;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL/B Tư pháp;
- Cộng báo Chính phủ, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng;
- Lưu: VT, CSB.Th186.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Võ Minh Lương

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Circular No. 105/2022/TT-BQP dated December 29, 2022 on guidelines for implementation of some articles of Decree No. 162/2013/ND-CP on penalties for administrative violations committed within territorial waters, islands and continental shelf of the socialist republic of Vietnam, Decree No. 23/2017/ND-CP on amendments to some articles of Decree No. 162/2013/ND-CP on penalties for administrative violations committed within territorial waters, islands and continental shelf of the socialist republic of Vietnam and Decree No. 37/2022/ND-CP on admendments to some articles of Decrees on penalties for administrative violations against regulations on national defense and cipher; management and protection of national border; within the territorial waters, islands and continental shelf of the socialist republic of Vietnam

  • Số hiệu: 105/2022/TT-BQP
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 29/12/2022
  • Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng
  • Người ký: Võ Minh Lương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản