- 1Law No. 05/2007/QH12 of November 21, 2007, on product and goods quality.
- 2Circular No. 27/2012/TT-BKHCN of December 12, 2012, on the state inspection of quality of imported goods under the management of the Ministry of Science and Technology
- 3Circular No. 28/2012/TT-BKHCN of December 12, 2012, providing for announcement of standard conformity and announcement of technical-regulation conformity and method to assess conformity with standards and technical regulations
- 4Decree No. 107/2016/ND-CP dated July 1, 2016, prescribing conditions for provision of conformity assessment services
- 5Decree No. 43/2017/ND-CP dated April 14th, 2017, on good labels
- 6Circular No. 07/2017/TT-BKHCN dated June 16, 2017 on amendments to Circular No. 27/2012/TT-BKHCN on statutory inspection of imported good quality under the management of the Ministry of Science and Technology
- 7Circular No. 02/2017/TT-BKHCN dated March 31, 2017 on amendments circular 28/2012/TT-BKHCN on declaration of standard conformity and technical-regulation conformity and methods for conformity assessment
- 8Decree No. 154/2018/ND-CP dated November 09, 2018 amending, supplementing and repealing certain regulations on investment and business conditions in sectors under management of Ministry of Science and Technology and certain regulations on specialized inspections
- 1Law No. 68/2006/QH11 of June 29, 2006 on standards and technical regulations
- 2Decree No. 127/2007/ND-CP of August 01, 2007, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Standards and Technical Regulations
- 3Decree No. 78/2018/ND-CP dated May 16, 2018 amending Decree 127/2007/ND-CP detailing the implementation of a number of Articles of the Law on Standards and Technical Regulations
BỘ KHOA HỌC VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2019/TT-BKHCN | Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2019 |
BAN HÀNH “QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM”
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em ”.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em (QCVN 03:2019/BKHCN).
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2019.
2. Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em” hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp
Đồ chơi trẻ em lưu thông trên thị trường trong nước thực hiện theo quy định tại Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em” trước ngày 31 tháng 12 năm 2020 tiếp tục được lưu thông trên thị trường cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.
1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, đồ chơi trẻ em nhập khẩu và sản xuất trong nước phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Mục 2 QCVN 03:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường.
2. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, đồ chơi trẻ em áp dụng các quy định của QCVN 3:2019/BKHCN kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ để được hướng dẫn hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM
National technical regulation on safety of toys
Lời nói đầu
QCVN 3:2019/BKHCN thay thế cho QCVN 3:2009/BKHCN.
QCVN 3:2019/BKHCN do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số ……. /2019/TT-BKHCN ngày ... tháng .... năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM
National technical regulation on safety of toys
1.1 Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu an toàn đối với đồ chơi trẻ em, các phương pháp thử tương ứng và yêu cầu về quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.
1.2 Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ đồ chơi trẻ em, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1.3 Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn kỹ thuật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1 Đồ chơi trẻ em: Sản phẩm hoặc vật liệu bất kỳ được thiết kế hoặc được nêu rõ để sử dụng cho trẻ nhỏ hơn 16 tuổi sử dụng khi chơi.
Đồ chơi trẻ em là tên gọi chung cho các sản phẩm được quy định tại Phụ lục I của quy chuẩn kỹ thuật này.
Các sản phẩm được nêu trong Phụ lục II không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật này.
1.3.2 Loại đồ chơi trẻ em: Những đồ chơi trẻ em có cùng chức năng, cùng kết cấu và thiết kế, được sản xuất từ cùng một hoặc các loại vật liệu.
1.3.3 Lô hàng: Tập hợp những đồ chơi trẻ em được xác định về số lượng, có cùng tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật, của cùng một cơ sở sản xuất, cùng một bộ hồ sơ nhập khẩu.
Cụm từ “kiểu loại, đặc tính kỹ thuật" trong thuật ngữ trên được xác định theo một hoặc một số tiêu chí cơ bản sau:
a) Theo vật liệu chính của đồ chơi trẻ em: đồ chơi nhồi bông, đồ chơi bằng chất dẻo, đồ chơi bằng nhựa cứng, đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi bằng kim loại, v.v.
b) Theo chất liệu của lớp phủ: sơn, vécni, sơn ta, mực in, polyme, v.v.
c) Theo tính năng chính của đồ chơi trẻ em:
- Tính chất cơ lý.
- Sử dụng điện khi vận hành.
2.1 Yêu cầu an toàn đối với đồ chơi trẻ em
2.1.1 Yêu cầu an toàn về cơ lý
Yêu cầu an toàn về cơ lý theo TCVN 6238-1:2017 (ISO 8124-1:2014), An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 1: Các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý.
2.1.2 Yêu cầu an toàn về tính cháy
Yêu cầu an toàn về tính cháy theo TCVN 6238-2:2017 (ISO 8124-2:2014), An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 2: Tính cháy.
2.1.3 Yêu cầu an toàn về hóa học
2.1.3.1 Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại
Yêu cầu về giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại theo TCVN 6238-3:2011 (ISO 8124-3:2010), An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 3: Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại.
2.1.3.2 Giới hạn về hợp chất hữu cơ độc hại
2.1.3.2.1 Chất lỏng trong đồ chơi trẻ em
Chất lỏng có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được có pH nhỏ hơn 3,0 hoặc lớn hơn 10,0. Yêu cầu này không áp dụng cho mực viết trong dụng cụ viết.
2.1.3.2.2 Formaldehyt trong đồ chơi dành cho trẻ em dưới 3 tuổi
Các chi tiết bằng vải dệt có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 30 mg/kg.
Các chi tiết bằng giấy có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 30 mg/kg.
Các chi tiết gỗ liên kết bằng keo dán có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 80 mg/kg.
2.1.3.2.3 Phtalat trong đồ chơi trẻ em
Đồ chơi trẻ em không được có hàm lượng các phtalat di(2-etylhexyl) phtalat (DEHP), dibutyl phtalat (DBP) hoặc butyl benzyl phtalat (BBP) vượt quá 0,1 % khối lượng mỗi phtalat.
Đồ chơi trẻ em có thể cho vào miệng không được có hàm lượng các phtalat diisononyl phtalat (DINP), diisodecyl phtalat (DIDP) hoặc di-n-octyl phtalat (DNOP) vượt quá 0,1 % khối lượng mỗi phtalat.
2.1.3.2.4 Amin thơm trong đồ chơi trẻ em
Hàm lượng của các amin thơm (bao gồm cả các dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo trong mẫu) có trong vật liệu đồ chơi hoặc bộ phận của đồ chơi không được vượt quá các mức được quy định trong Bảng 1.
Quy định về hàm lượng các amin thơm áp dụng đối với các loại vật liệu đồ chơi và bộ phận của đồ chơi được nêu trong Bảng 2.
Bảng 1 - Mức giới hạn cho các amin thơm
Tên hợp chất | Số CAS | Mức quy định, không lớn hơn (mg/kg) |
Benzidin | 92-87-5 | 5 |
2-Naphthylamin | 91-59-8 | 5 |
4-Chloroanilin | 106-47-8 | 5 |
3.3’-Dichlorobenzidin | 91-94-1 | 5 |
3,3’-Dimethoxybenzidin | 119-90-4 | 5 |
3.3’-Dimethylbenzidin | 119-93-7 | 5 |
o-Toluidin | 95-53-4 | 5 |
2-Methoxyanilin (o-Anisidin) | 90-04-0 | 5 |
Anilin | 62-53-3 | 5 |
Bảng 2 - Danh mục đồ chơi/bộ phận của đồ chơi áp dụng quy định về amin thơm
Loại đồ chơi/bộ phận của đồ chơi | Vật liệu |
Đồ chơi hoặc bộ phận có thể tiếp xúc được của đồ chơi có khối lượng 150 g hoặc nhỏ hơn được thiết kế cho trẻ em dưới 3 tuổi có thể cầm tay khi chơi. | Gỗ |
Giấy | |
Đồ chơi hoặc bộ phận có thể tiếp xúc được của đồ chơi được thiết kế cho trẻ em dưới 3 tuổi. | Vật liệu dệt |
Da thuộc | |
Bộ phận để cho vào miệng của các loại đồ chơi được khởi động bằng cách sử dụng miệng. | Gỗ |
Giấy | |
Đồ chơi được mang trùm lên mũi hoặc miệng. | Vật liệu dệt |
Giấy | |
Các loại vật liệu rắn làm đồ chơi với chủ định đề lại vết. | Tất cả |
Các loại chất lỏng có màu có thể tiếp xúc được trong đồ chơi. | Chất lỏng |
Các loại đất sét nặn, các loại đất sét dùng để chơi hoặc tương tự, ngoại trừ các loại đồ chơi hóa học (hóa chất) được quy định tại TCVN 6238-5:1997 (EN 71-5:1993) | Tất cả |
Các chất làm bóng bay | Tất cả |
Các loại mô phỏng hình xăm làm đồ chơi | Tất cả |
2.1.3.3 Ngoài các yêu cầu quy định tại điểm 2.1.3.1 và 2.1.3.2 của quy chuẩn kỹ thuật này, đồ chơi trẻ em phải đáp ứng các yêu cầu giới hạn mức an toàn đối với các chất độc hại khác được quy định trong các văn bản có liên quan.
2.1.4 Yêu cầu an toàn đối với đồ chơi trẻ em sử dụng điện
Đồ chơi trẻ em không được dùng nguồn điện có điện áp danh định vượt quá 24 V và không một bộ phận nào trong đồ chơi trẻ em có điện áp danh định hoặc tức thời vượt quá 24 V.
Các bộ phận trong đồ chơi trẻ em nếu được nối hoặc có thể tiếp xúc với nguồn điện có điện áp danh định vượt quá giới hạn nêu trên cũng như các dây dẫn, cáp điện nối đến các bộ phận phải được cách điện và bảo vệ thích hợp để ngăn ngừa các rủi ro về điện.
2.2 Yêu cầu ghi nhãn
Đồ chơi trẻ em phải có nhãn hàng hóa theo đúng quy định hiện hành. Nội dung ghi nhãn phải rõ ràng, dễ đọc, khó tẩy xóa và phải theo đúng quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
3.1 Thử yêu cầu an toàn về cơ lý
Thử yêu cầu an toàn về cơ lý theo TCVN 6238-1:2017 (ISO 8124-1:2014), An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 1: Các khía cạnh an toàn liên quan đến tính chất cơ lý.
3.2 Thử yêu cầu an toàn về tính cháy
Thử yêu cầu an toàn về tính cháy theo TCVN 6238-2:2017 (ISO 8124-2:2014), An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 2: Tính cháy
3.3 Thử yêu cầu an toàn về hóa học
- Thử mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại theo TCVN 6238-3:2011 (ISO 8124-3:2010), An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 3: Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại.
- Thử pH của các dung dịch lỏng theo TCVN 8317-9:2010 (ISO 787-9:1981), Phương pháp thử chung cho bột màu và chất độn - Xác định pH trong dung dịch nước.
- Thử hàm lượng formaldehyt trong vật liệu dệt có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em theo TCVN 7421-1:2013 (ISO 14184-1:2011), Vật liệu dệt-Xác định formaldehyt - Phần 1: Formaldehyt tự do và thủy phân (phương pháp chiết nước).
- Thử hàm lượng formaldehyt trong chi tiết bằng giấy có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em theo TCVN 8307:2010 (EN 645:1993), Giấy và cactông tiếp xúc với thực phẩm - Chuẩn bị nước chiết lạnh; TCVN 8308:2010 (EN 1541:2001), Giấy và các tông tiếp xúc với thực phẩm - Xác định formaldehyt trong dung dịch nước chiết.
- Thử hàm lượng formaldehyt trong chi tiết gỗ liên kết bằng keo có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em theo TCVN 8330-3:2010 (EN 717-3:1996), Ván gỗ nhân tạo - Xác định formaldehyt phát tán - Phần 3: Formaldehyt phát tán bằng phương pháp bình thí nghiệm
- Thử hàm lượng các phtalat có trong đồ chơi trẻ em theo TCVN 6238-6:2015 (ISO 8124-6:2014), An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 6: Một số este phtalat trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em.
- Thử hàm lượng một số amin thơm trong vật liệu đồ chơi theo TCVN 6238- 10:2010 (EN 71-10:2005), An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 10: Hợp chất hóa hữu cơ - Chuẩn bị mẫu và chiết mẫu; TCVN 6238-11:2010 (EN 71-11:2005), An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 11: Hợp chất hóa hữu cơ - Phương pháp phân tích.
4.1 Đồ chơi trẻ em thuộc phạm vi của quy chuẩn kỹ thuật này phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Mục 2 của quy chuẩn kỹ thuật này, gắn dấu hợp quy (dấu CR) và ghi nhãn hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường.
4.2 Đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước phải thực hiện việc công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và các phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (sau đây viết tắt là Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN) và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN (sau đây viết tắt là Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN)
4.3 Đồ chơi trẻ em nhập khẩu phải thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ và Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN (sau đây viết tắt là Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN)
4.4 Công bố hợp quy
4.4.1 Việc công bố hợp quy đồ chơi trẻ em phải dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp (sau đây viết tắt là Nghị định số 107/2016/NĐ-CP), Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành (sau đây viết tắt là Nghị định số 154/2018/NĐ-CP) hoặc được thừa nhận theo quy định của Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN ngày 31/10/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc ký kết và thực hiện các Hiệp định và thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp (sau đây viết tắt là Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN).
4.4.2 Chứng nhận hợp quy
a) Đối với đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước:
- Chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5 “Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất” tại cơ sở sản xuất đồ chơi trẻ em.
Hoặc:
- Chứng nhận hợp quy theo Phương thức 7 “Thử nghiệm mẫu đại diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa tại cơ sở sản xuất đồ chơi trẻ em trong trường hợp cơ sở sản xuất không thể áp dụng các yêu cầu đảm bảo chất lượng theo Phương thức 5.
b) Đối với đồ chơi trẻ em nhập khẩu:
- Chứng nhận hợp quy theo Phương thức 7 “Thử nghiệm mẫu đại diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa đối với từng lô đồ chơi trẻ em nhập khẩu trong trường hợp lô đồ chơi trẻ em chưa được chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5 quy định tại quy chuẩn kỹ thuật này.
Hoặc:
- Chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5 tại cơ sở sản xuất ở nước ngoài khi có yêu cầu từ phía cơ sở sản xuất nước ngoài theo quy định tại điểm a) mục 4.4.2.
4.4.3 Thử nghiệm phục vụ việc chứng nhận phải được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP hoặc được thừa nhận theo quy định của Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN. Phạm vi thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu quy định của quy chuẩn kỹ thuật này.
4.4.4 Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy có giá trị không quá 3 năm.
4.4.5 Sử dụng dấu hợp quy
Dấu hợp quy phải tuân thủ theo khoản 2 Điều 4 của “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy” ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN.
4.5 Trình tự, thủ tục và hồ sơ công bố hợp quy
Trình tự, thủ tục và hồ sơ công bố hợp quy đối với đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước và nhập khẩu thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN.
5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
5.1 Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đồ chơi trẻ em phải đảm bảo chất lượng phù hợp với quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
5.2 Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đồ chơi trẻ em phải đảm bảo yêu cầu quy định tại Mục 2 và thực hiện quy định tại Mục 4 của quy chuẩn kỹ thuật này.
5.3 Tổ chức, cá nhân sản xuất đồ chơi trẻ em sau khi được chứng nhận hợp quy phải đăng ký bản công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đăng ký kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN.
5.4 Tổ chức nhập khẩu đồ chơi trẻ em sau khi được chứng nhận hợp quy phải đăng ký kiểm tra chất lượng tại cơ quan kiểm tra theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN.
5.5 Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu đồ chơi trẻ em có trách nhiệm cung cấp các bằng chứng về sự phù hợp của sản phẩm với quy chuẩn kỹ thuật này khi có yêu cầu hoặc khi được kiểm tra theo quy định đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường.
5.6 Tổ chức, cá nhân phân phối, bán lẻ phải bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp quy và có gắn dấu hợp quy và nhãn phù hợp với các quy định hiện hành.
6.1 Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra và kiểm tra việc thực hiện quy chuẩn kỹ thuật này.
Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm đề xuất, kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung nội dung quy chuẩn kỹ thuật này phù hợp với thực tiễn.
6.2 Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn tại quy chuẩn kỹ thuật này có sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản hiện hành. Trường hợp các tiêu chuẩn, mã HS viện dẫn tại quy chuẩn kỹ thuật này có sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
DANH MỤC ĐỒ CHƠI TRẺ EM PHẢI BẢO ĐẢM CÁC YÊU CẦU CỦA QUY CHUẨN KỸ THUẬT NÀY
STT | Mã HS | Tên sản phẩm theo mã HS |
1 | Xe đạp đồ chơi: xe ba bánh, xe đẩy, xe có bàn đạp và đồ chơi tương tự có bánh, xe của búp bê; | 9503.00.10 |
2 | Búp bê có hoặc không có trang phục; | 9503.00.21 |
3 | Bộ phận và phụ kiện: Quần áo và phụ kiện quần áo; giầy và mũ | 9503.00.22 |
4 | Loại khác | 9503.00.29 |
5 | Xe điện, kể cả đường ray, đèn hiệu và các phụ kiện khác của chúng | 9503.00.30 |
6 | Các mô hình thu nhỏ theo tỷ lệ (scale) và các mô hình giải trí tương tự, có hoặc không vận hành | 9503.00.40 |
7 | Đồ chơi và bộ đồ chơi xây dựng khác, bằng mọi loại vật liệu trừ nhựa (plastic) | 9503.00.50 |
8 | Đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người | 9503.00.60 |
9 | Các loại đồ chơi đố trí (puzzles) | 9503.00.70 |
10 | Đồ chơi, xếp khối hoặc cắt rời hình chữ số, chữ cái hoặc hình con vật; bộ xếp chữ; bộ đồ chơi tạo chữ và tập nói; bộ đồ chơi in hình; bộ đồ chơi đếm (abaci); máy may đồ chơi; máy chữ đồ chơi | 9503.00.91 |
11 | Dây nhảy | 9503.00.92 |
12 | Hòn bi | 9503.00.93 |
13 | Các đồ chơi khác bằng cao su | 9503.00.94 |
14 | Loại khác | 9503.00.99 |
1. Xe đạp, ngoại trừ các xe được coi là đồ chơi (nghĩa là xe có chiều cao yên tối đa bằng 435 mm);
2. Ná bắn đá;
3. Phi tiêu có đầu nhọn kim loại;
4. Thiết bị trong các sân chơi gia đình và công cộng;
5. Súng và súng ngắn hoạt động bằng hơi và khí nén;
6. Diều (ngoại trừ điện trở của dây diều được quy định trong TCVN 6238-1:2017 (ISO 8124-1:2014);
7. Bộ mô hình lắp ráp, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ sở thích không được thiết kế dùng để chơi;
8. Các dụng cụ và thiết bị luyện tập thể thao, đồ dùng cắm trại, thiết bị dành cho điền kinh, các loại nhạc cụ và dụng cụ biểu diễn; tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng các thiết bị và dụng cụ này vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật này;
Có sự khác biệt rất nhỏ giữa các thiết bị, dụng cụ thể thao và nhạc cụ và đồ chơi mô phỏng. Mục đích của nhà sản xuất hay nhà phân phối cũng như cách sử dụng thông thường hoặc có thể dự đoán trước sẽ xác định có phải là đồ chơi mô phỏng hay không;
9. Các loại mô hình máy bay, tên lửa, tàu thuyền và các loại xe chạy trên mặt đất bằng động cơ đốt trong. Tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng của các mô hình này vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật này;
10. Các loại sản phẩm sưu tầm không phải cho trẻ nhỏ hơn 16 tuổi;
11. Các loại sản phẩm dùng để trang trí trong các ngày lễ;
12. Các thiết bị sử dụng ở chỗ nước sâu, dụng cụ tập bơi và thiết bị hỗ trợ nổi trên mặt nước dành cho trẻ em như là phao bơi dạng ghế ngồi và các phao dạng khác;
13. Đồ chơi lắp đặt tại các nơi công cộng (ví dụ như khu giải trí, trung tâm thương mại);
14. Các bộ đồ chơi ghép hình có nhiều hơn 500 miếng ghép hoặc không có hình, sử dụng cho mục đích chuyên nghiệp;
15. Pháo, bao gồm cả ngòi nổ, ngoại trừ các loại ngòi nổ được thiết kế riêng cho đồ chơi;
16. Các loại sản phẩm có bộ phận gia nhiệt được sử dụng dưới sự giám sát của người lớn trong hoạt động giảng dạy;
17. Các loại xe có động cơ hơi nước;
18. Các loại đồ chơi nghe nhìn có thể kết nối với màn hình và vận hành ở điện áp danh định lớn hơn 24 V;
19. Núm vú cao su giả dành cho trẻ em (đầu vú giả cho trẻ em ngậm);
20. Các loại vũ khí mô phỏng trung thực;
21. Các loại lò điện, bàn là hoặc sản phẩm có chức năng khác vận hành ở điện áp danh định lớn hơn 24 V;
22. Cung tên có chiều dài tĩnh lớn hơn 120 cm;
23. Đồ trang sức thời trang dành cho trẻ em.
- 1Decree No. 154/2018/ND-CP dated November 09, 2018 amending, supplementing and repealing certain regulations on investment and business conditions in sectors under management of Ministry of Science and Technology and certain regulations on specialized inspections
- 2Decree No. 78/2018/ND-CP dated May 16, 2018 amending Decree 127/2007/ND-CP detailing the implementation of a number of Articles of the Law on Standards and Technical Regulations
- 3Circular No. 07/2017/TT-BKHCN dated June 16, 2017 on amendments to Circular No. 27/2012/TT-BKHCN on statutory inspection of imported good quality under the management of the Ministry of Science and Technology
- 4Decree No. 43/2017/ND-CP dated April 14th, 2017, on good labels
- 5Circular No. 02/2017/TT-BKHCN dated March 31, 2017 on amendments circular 28/2012/TT-BKHCN on declaration of standard conformity and technical-regulation conformity and methods for conformity assessment
- 6Decree No. 107/2016/ND-CP dated July 1, 2016, prescribing conditions for provision of conformity assessment services
- 7Circular No. 27/2012/TT-BKHCN of December 12, 2012, on the state inspection of quality of imported goods under the management of the Ministry of Science and Technology
- 8Circular No. 28/2012/TT-BKHCN of December 12, 2012, providing for announcement of standard conformity and announcement of technical-regulation conformity and method to assess conformity with standards and technical regulations
- 9Law No. 05/2007/QH12 of November 21, 2007, on product and goods quality.
- 10Decree No. 127/2007/ND-CP of August 01, 2007, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Standards and Technical Regulations
- 11Law No. 68/2006/QH11 of June 29, 2006 on standards and technical regulations
Circular No. 09/2019/TT-BKHCN dated September 30, 2019 on promulgating the national technical regulation on safety of toys
- Số hiệu: 09/2019/TT-BKHCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/09/2019
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: Trần Văn Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/12/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực