Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2013/TT-BKHĐT | Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2013 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT, ĐIỀU CHỈNH VÀ CÔNG BỐ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI; QUY HOẠCH NGÀNH, LĨNH VỰC VÀ SẢN PHẨM CHỦ YẾU
Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch;
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu,
Thông tư này hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu (sau đây gọi tắt là quy hoạch) theo quy định tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (Nghị định số 92/2006/NĐ-CP) và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (Nghị định số 04/2008/NĐ-CP).
1. Cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu.
2. Tổ chức, cá nhân có liên quan tới việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố thông tin về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí là những yêu cầu về nội dung nghiên cứu, tổ chức thực hiện đối với dự án quy hoạch và dự toán các khoản chi tương ứng để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, do cơ quan lập quy hoạch xây dựng và được Người có thẩm quyền phê duyệt.
2. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch là các cơ quan quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 04/2008/NĐ-CP, là cơ quan thực hiện lập quy hoạch quy định tại khoản 17 Điều 1 Nghị định số 04/2008/NĐ-CP; là cơ quan nhà nước có trách nhiệm lập quy hoạch quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; là cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm lập quy hoạch quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng kinh tế - xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 92/2006/NĐ-CP và các lãnh thổ đặc biệt theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 04/2008/NĐ-CP là Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu quy định tại khoản 14 và mục b khoản 6 Điều 1 Nghị định số 04/2008/NĐ-CP là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi tắt là Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ);
c) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu cấp tỉnh là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
3. Cơ quan lập quy hoạch là cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ lập quy hoạch quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 04/2008/NĐ-CP, được Cơ quan tổ chức lập quy hoạch quy định tại khoản 2 Điều này giao nhiệm vụ lập dự án quy hoạch, cụ thể như sau:
a) Đối với dự án quy hoạch do các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức lập, cơ quan lập quy hoạch là cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu cấp tỉnh, cơ quan lập quy hoạch là Sở, ngành thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện, cơ quan lập quy hoạch là Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Ủy ban nhân dân cấp huyện).
4. Đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch là cơ quan, đơn vị trực thuộc Cơ quan tổ chức lập quy hoạch và có chức năng, nhiệm vụ quản lý quy hoạch, cụ thể như sau:
a) Đối với quy hoạch do các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức lập, đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch là cơ quan, đơn vị được giao chức năng, nhiệm vụ quản lý quy hoạch trực thuộc Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Đối với quy hoạch do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch là Sở Kế hoạch và Đầu tư.
5. Tư vấn lập quy hoạch là tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân, hội nghề nghiệp, hội ngành nghề (tổ chức) hoặc chuyên gia được cơ quan lập quy hoạch thuê để lập quy hoạch hoặc thực hiện một số công việc trong quá trình lập quy hoạch theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 92/2006/NĐ-CP.
MỤC 1. ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ QUY HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ
Điều 4. Căn cứ lập đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí
1. Các văn bản quy phạm pháp luật, Nghị quyết, quyết định về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội và Chính phủ liên quan đến Vùng, địa phương, ngành, lĩnh vực, sản phẩm cần lập quy hoạch;
2. Các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ quản lý ngành đặt ra yêu cầu phải lập quy hoạch;
3. Các quy hoạch liên quan còn hiệu lực thi hành;
4. Các văn bản hướng dẫn về kinh phí cho công tác quy hoạch và các quy định hiện hành về quản lý tài chính có liên quan.
Điều 5. Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí
1. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm xây dựng đề cương, nhiệm vụ quy hoạch, dự toán kinh phí và trình phê duyệt theo quy định.
2. Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch của dự án quy hoạch gồm các nội dung chính như sau:
a) Tên dự án quy hoạch;
b) Sự cần thiết, tính cấp bách và ý nghĩa thực tiễn của quy hoạch;
c) Các căn cứ để lập quy hoạch;
d) Phạm vi, thời kỳ lập quy hoạch;
đ) Mục tiêu, yêu cầu và các vấn đề chính cần giải quyết của dự án quy hoạch;
e) Các nội dung chủ yếu của các loại quy hoạch tương ứng theo quy định tại các Điều 16, 19, 22 và 26 Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
g) Các yêu cầu về hồ sơ sản phẩm của dự án quy hoạch;
h) Yêu cầu về tiến độ; trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình xây dựng dự án quy hoạch.
3. Dự toán kinh phí đối với dự án quy hoạch được lập theo quy định tại các văn bản hướng dẫn về kinh phí cho công tác quy hoạch và các quy định hiện hành về quản lý tài chính có liên quan.
Điều 6. Thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí
1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí đối với các dự án quy hoạch thuộc thẩm quyền, cụ thể như sau:
a) Việc thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí của dự án quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo hình thức thành lập Hội đồng thẩm định.
Số lượng thành viên, cơ cấu, thành phần của Hội đồng thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí của dự án quy hoạch do Thủ trưởng cơ quan tổ chức lập quy hoạch quyết định, nhưng phải có đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính (đối với quy hoạch do các Bộ quản lý ngành lập); đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính (đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh).
Điều kiện tiến hành phiên họp, việc biểu quyết đánh giá của Hội đồng thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí được áp dụng tương ứng đối với Hội đồng thẩm định dự án quy hoạch quy định tại khoản 2 Điều 18 và Điều 19 Thông tư này.
b) Việc thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí của dự án quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện theo hình thức lấy ý kiến thẩm định bằng văn bản của các cơ quan có liên quan; trong đó phải có ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính (đối với các quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ); ý kiến của Bộ quản lý ngành, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính (đối với các quy hoạch ngành của tỉnh); ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính (đối với các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện)
2. Đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch có nhiệm vụ triển khai công tác thẩm định, cụ thể như sau:
a) Trong trường hợp thành lập Hội đồng thẩm định, đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan tổ chức lập quy hoạch quyết định danh sách Hội đồng thẩm định; triển khai họp thẩm định; tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định; phối hợp với cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí và lập Báo cáo kết quả thẩm định.
b) Trong trường hợp lấy ý kiến thẩm định bằng văn bản, đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch chịu trách nhiệm triển khai lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan có liên quan, tổng hợp ý kiến thẩm định; phối hợp với cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí và lập Báo cáo kết quả thẩm định.
3. Báo cáo kết quả thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí bao gồm một số nội dung chủ yếu sau:
a) Sự phù hợp của các căn cứ pháp lý;
b) Sự cần thiết, tính cấp bách và ý nghĩa thực tiễn của quy hoạch;
c) Sự phù hợp về nội dung của đề cương, nhiệm vụ quy hoạch, dự toán kinh phí và nguồn vốn lập quy hoạch;
d) Kết luận của Hội đồng thẩm định (đối với trường hợp thành lập Hội đồng thẩm định) hoặc kiến nghị của đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch (đối với trường hợp lấy ý kiến thẩm định bằng văn bản).
Điều 7. Trình phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí
1. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm trình phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí.
2. Hồ sơ trình phê duyệt bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan lập quy hoạch;
b) Báo cáo kết quả thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
c) Dự thảo Quyết định phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.
Điều 8. Thẩm quyền phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí
1. Bộ trưởng các Bộ phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí đối với các dự án quy hoạch do Bộ tổ chức lập.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí đối với các dự án quy hoạch do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập.
1. Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí đã được phê duyệt.
2. Các căn cứ lập quy hoạch phù hợp với từng loại quy hoạch theo quy định tại các điều 17, 20, 23, 27 Nghị định số 92/2006/NĐ-CP và các khoản 10, 11, 12, 13, 15, 16 Điều 1, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP.
1. Việc lựa chọn tổ chức, chuyên gia tham gia tư vấn lập quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Các tổ chức, chuyên gia tư vấn lập quy hoạch chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng và tiến độ thực hiện dự án quy hoạch theo Hợp đồng đã ký với cơ quan lập quy hoạch.
3. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm phối hợp với tư vấn lập quy hoạch trong quá trình lập quy hoạch, đảm bảo tuân thủ đề cương, nhiệm vụ quy hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của dự án quy hoạch.
Điều 11. Báo cáo đánh giá môi trường chiến Iược của dự án quy hoạch
1. Đối với những dự án quy hoạch phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường (Nghị định số 29/2011/NĐ-CP), cơ quan lập quy hoạch chịu trách nhiệm lập hoặc thuê tư vấn lập Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình lập quy hoạch.
2. Việc lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 12. Lấy ý kiến vào dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch
1. Cơ quan lập quy hoạch phải gửi lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của các cơ quan liên quan vào dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch để hoàn thiện trước khi trình thẩm định, cụ thể:
a) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng và lãnh thổ đặc biệt do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức lập phải lấy ý kiến các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong vùng quy hoạch.
b) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh phải lấy ý kiến các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lân cận.
c) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện phải lấy ý kiến các Sở, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện lân cận.
d) Quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu do các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức lập phải lấy ý kiến các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
đ) Quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu cấp tỉnh phải lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành, các Sở, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan trong tỉnh.
2. Ngoài ra, cơ quan lập quy hoạch có thể lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân khác để hoàn thiện dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch.
TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
Điều 13. Thẩm quyền thẩm định quy hoạch
Cơ quan tổ chức lập quy hoạch quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này có trách nhiệm lập Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định dự án quy hoạch.
1. Thủ trưởng Cơ quan tổ chức lập quy hoạch ra Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định.
2. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai, trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng Cơ quan tổ chức lập quy hoạch về các kết luận thẩm định.
3. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan tổ chức lập quy hoạch có thể thuê các tổ chức tư vấn, cá nhân có năng lực tham gia thẩm định các dự án quy hoạch.
Điều 15. Nhiệm vụ của đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch
1. Kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ trình thẩm định.
2. Căn cứ vào hướng dẫn tại Phụ lục 2, đề xuất số lượng, cơ cấu của Hội đồng thẩm định dự án quy hoạch (Hội đồng thẩm định) và dự thảo quyết định thành lập Hội đồng thẩm định (theo mẫu quy định tại Phụ lục 3), trình Thủ trưởng Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xem xét, quyết định.
3. Xây dựng, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định thông qua kế hoạch tổ chức thẩm định.
4. Gửi hồ sơ tới các thành viên Hội đồng thẩm định.
5. Tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định.
6. Hướng dẫn cơ quan lập quy hoạch triển khai thực hiện kết luận của Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định lại (nếu có).
7. Dự thảo Báo cáo thẩm định.
8. Lập Tờ trình phê duyệt quy hoạch và dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác thẩm định dự án quy hoạch theo phân công của Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
Điều 16. Hồ sơ thẩm định dự án quy hoạch
1. Hồ sơ thẩm định dự án quy hoạch gồm:
a) Tờ trình của cơ quan lập quy hoạch;
b) Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt quy hoạch (đã hoàn thiện sau khi lấy ý kiến của các cơ quan liên quan) được in trên giấy khổ A4, đóng quyển, trang phụ bìa có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan lập quy hoạch và tổ chức tư vấn lập quy hoạch (nếu có);
c) Các báo cáo chuyên đề (ghi rõ tên tác giả); các bảng biểu số liệu (ghi rõ nguồn thông tin);
d) Hệ thống bản đồ, sơ đồ theo quy định tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
đ) Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo Đánh giá Môi trường Chiến lược (nếu có);
e) Quyết định phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí;
g) Các văn bản đóng góp ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan;
h) Báo cáo thẩm định của cấp cơ sở (giải trình tiếp thu ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan).
2. Số lượng tối thiểu bộ hồ sơ thẩm định quy hoạch quy định như sau:
a) Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ đặc biệt: 20 bộ;
b) Đối với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu do các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức lập: 15 bộ;
c) Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh: 15 bộ;
d) Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện: 12 bộ;
đ) Đối với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu cấp tỉnh: 12 bộ.
Đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch có thể yêu cầu cơ quan lập quy hoạch cung cấp thêm hồ sơ theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định.
3. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch có thông báo bằng văn bản cho cơ quan lập quy hoạch.
Điều 17. Lấy ý kiến trong quá trình tổ chức thẩm định dự án quy hoạch
1. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch gửi hồ sơ thẩm định dự án quy hoạch tới các thành viên Hội đồng thẩm định để lấy ý kiến đóng góp.
2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định dự án quy hoạch, các ủy viên Hội đồng thẩm định phải gửi ý kiến nhận xét bằng văn bản tới đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch để tổng hợp.
Điều 18. Họp thẩm định dự án quy hoạch
1. Trong vòng 15 (mười lăm) ngày làm việc sau khi nhận được ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định, đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch tổng hợp ý kiến và trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định về việc tổ chức họp thẩm định dự án quy hoạch.
2. Điều kiện tiến hành họp thẩm định dự án quy hoạch:
a) Có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên Hội đồng thẩm định tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng thẩm định, một (01) Ủy viên phản biện và Ủy viên thường trực Hội đồng thẩm định;
b) Có đại diện của cơ quan lập quy hoạch và tư vấn lập quy hoạch (nếu có).
3. Chủ tịch Hội đồng thẩm định xem xét, quyết định việc mời đại biểu không phải là thành viên Hội đồng thẩm định tham dự phiên họp thẩm định dự án quy hoạch. Đại biểu được mời được tham gia ý kiến tại cuộc họp nhưng không được tham gia biểu quyết.
4. Chương trình họp thẩm định dự án quy hoạch thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 4.
5. Các văn bản được thông qua tại cuộc họp thẩm định dự án quy hoạch bao gồm:
a) Biên bản phiên họp thẩm định dự án quy hoạch;
b) Biên bản kiểm phiếu đánh giá dự án quy hoạch của Hội đồng thẩm định;
c) Kết luận của Hội đồng thẩm định.
Điều 19. Biểu quyết đánh giá dự án quy hoạch của Hội đồng thẩm định
1. Hội đồng thẩm định biểu quyết đánh giá dự án quy hoạch bằng Phiếu biểu quyết đánh giá của thành viên Hội đồng thẩm định dự án quy hoạch (theo mẫu tại Phụ lục 5).
2. Kết quả đánh giá dự án quy hoạch được tổng hợp theo nguyên tắc sau:
a) Dự án quy hoạch được thông qua khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên Hội đồng tham dự cuộc họp thẩm định, nhưng không ít hơn năm mươi phần trăm (50%) số thành viên Hội đồng thẩm định, bỏ phiếu đồng ý thông qua.
Dự án quy hoạch phải chỉnh sửa, bổ sung khi có ít nhất một yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung;
b) Dự án quy hoạch không được thông qua khi có trên một phần ba (1/3) số thành viên Hội đồng thẩm định tham dự phiên họp thẩm định bỏ phiếu không đồng ý thông qua.
Điều 20. Xử lý đối với dự án quy hoạch sau phiên họp thẩm định
Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp thẩm định dự án quy hoạch, đơn vị thường trực thẩm định gửi văn bản kết luận của Hội đồng thẩm định cho cơ quan lập quy hoạch và phối hợp với cơ quan lập quy hoạch thực hiện một số nội dung sau:
1. Trường hợp dự án quy hoạch được thông qua không có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung, đơn vị thường trực thẩm định phối hợp với cơ quan lập quy hoạch chuẩn bị hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch.
2. Trường hợp dự án quy hoạch được thông qua phải chỉnh sửa, bổ sung
a) Đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch có trách nhiệm:
- Tiếp nhận hồ sơ dự án quy hoạch đã chỉnh sửa, bổ sung và gửi xin ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định (nếu Hội đồng thẩm định yêu cầu);
- Nghiên cứu hồ sơ, tổng hợp ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định (nếu có) và lập báo cáo trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định xem xét, quyết định.
Trong trường hợp dự án quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu, đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch có văn bản yêu cầu cơ quan lập quy hoạch hoàn chỉnh hồ sơ dự án quy hoạch.
b) Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm:
- Hoàn chỉnh hồ sơ dự án quy hoạch theo kết luận của Hội đồng thẩm định;
- Nộp hồ sơ dự án quy hoạch sau khi đã hoàn chỉnh cho đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch kèm theo văn bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định.
3. Trường hợp dự án quy hoạch không được thông qua, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm:
- Nghiên cứu xây dựng lại quy hoạch;
- Chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình lập và thẩm định lại dự án quy hoạch.
Điều 21. Báo cáo thẩm định dự án quy hoạch
Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ dự án quy hoạch đã được cơ quan lập quy hoạch hoàn chỉnh theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định, đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch lập Báo cáo thẩm định với những nội dung chính quy định tại Phụ lục 6 và trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch phê duyệt.
Đối với các dự án quy hoạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức lập và các dự án quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Báo cáo thẩm định dự án quy hoạch phải bao gồm cả ý kiến về các nội dung: Sự phù hợp về mục tiêu, công trình trọng điểm, tính đồng bộ đối với quy mô, tiến độ, bước đi, thứ tự ưu tiên và khả năng đáp ứng nguồn lực cho quy hoạch.
Điều 22. Lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với dự án quy hoạch trước khi trình phê duyệt
1. Các dự án cần lấy ý kiến:
a) Các dự án quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b) Các dự án quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Nội dung lấy ý kiến bao gồm: Sự phù hợp về mục tiêu, công trình trọng điểm, tính đồng bộ đối với quy mô, tiến độ, bước đi, thứ tự ưu tiên và khả năng đáp ứng nguồn lực cho quy hoạch.
3. Hồ sơ do Cơ quan tổ chức lập quy hoạch gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin ý kiến bao gồm:
a) Văn bản gửi lấy ý kiến của cơ quan tổ chức lập quy hoạch;
b) Báo cáo tổng hợp quy hoạch;
c) Hệ thống bản đồ, sơ đồ;
d) Báo cáo thẩm định dự án quy hoạch;
đ) Bản giải trình tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan đóng góp cho quy hoạch (có bản sao các văn bản đóng góp ý kiến gửi kèm);
e) Dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch (theo mẫu tại Phụ lục 7).
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến bằng văn bản về những nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 23. Trình Hội đồng nhân dân dự án Quy hoạch
Các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh (đã có ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định tại Điều 22 Thông tư này) và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu cấp tỉnh (đã có ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo thẩm định dự án quy hoạch theo quy định tại Điều 21 Thông tư này), trước khi trình phê duyệt phải trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 11 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Điều 24. Trình, phê duyệt quy hoạch
1. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch
Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội được quy định tại khoản 18 Điều 1 Nghị định số 04/2008/NĐ-CP.
2. Trách nhiệm trình phê duyệt quy hoạch:
a) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng kinh tế - xã hội và các lãnh thổ đặc biệt do Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình phê duyệt;
b) Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ do các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trình phê duyệt;
c) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình phê duyệt;
d) Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng các Bộ, ngành, do cơ quan, đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch thuộc Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trình phê duyệt;
đ) Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của tỉnh, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp huyện do Sở Kế hoạch và Đầu tư trình phê duyệt.
3. Hồ sơ trình phê duyệt dự án quy hoạch gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt quy hoạch;
b) Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt quy hoạch đã được hoàn thiện, được in trên giấy khổ A4, đóng quyển, trang phụ bìa có chữ ký và con dấu của Thủ trưởng Cơ quan lập quy hoạch và tổ chức tư vấn lập quy hoạch (nếu có);
c) Hệ thống bản đồ, sơ đồ theo quy định;
d) Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo Đánh giá Môi trường Chiến lược (nếu có);
đ) Báo cáo thẩm định dự án quy hoạch;
e) Văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định tại Điều 22 Thông tư này;
g) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về dự án quy hoạch theo quy định tại Điều 23 Thông tư này;
h) Dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch.
Điều 25. Các trường hợp điều chỉnh quy hoạch
Quy hoạch được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
1. Có sự điều chỉnh về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước, quy hoạch tổng thể ở cấp cao hơn hoặc có sự thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính làm ảnh hưởng lớn đến tính chất, chức năng, quy mô của lãnh thổ lập quy hoạch;
2. Hình thành các dự án trọng điểm có ý nghĩa quốc gia làm ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất, môi trường, bố trí các công trình kết cấu hạ tầng;
3. Việc triển khai thực hiện quy hoạch gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và môi trường sinh thái, di sản văn hóa được xác định thông qua rà soát, đánh giá thực hiện quy hoạch và ý kiến cộng đồng;
4. Có sự biến động về điều kiện khí hậu, địa chất, thủy văn, quốc phòng, an ninh có ảnh hưởng tới mục tiêu, định hướng phát triển của ngành, lĩnh vực, địa phương;
5. Theo yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch.
Điều 26. Các hình thức điều chỉnh quy hoạch
1. Điều chỉnh toàn diện quy hoạch:
a) Điều chỉnh toàn diện quy hoạch được tiến hành khi mục tiêu và phương hướng phát triển thay đổi. Thời hạn xem xét điều chỉnh toàn diện quy hoạch định kỳ năm (05) năm một lần, trừ trường hợp đặc biệt phải điều chỉnh quy hoạch theo yêu cầu của Người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch.
b) Điều chỉnh toàn diện quy hoạch phải bảo đảm đáp ứng được yêu cầu thực tế, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội và tính liên kết, đồng bộ với các quy hoạch có liên quan; bảo đảm tính kế thừa, không ảnh hưởng lớn đến các dự án đầu tư phát triển đang triển khai.
2. Điều chỉnh cục bộ quy hoạch:
a) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch được tiến hành khi nội dung dự kiến điều chỉnh không ảnh hưởng đến mục tiêu và phương hướng phát triển, nội dung và phương án tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển đã được phê duyệt;
b) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch phải xác định rõ phạm vi, mức độ, nội dung điều chỉnh; bảo đảm tính liên tục, đồng bộ của quy hoạch, tính liên kết với các quy hoạch khác có liên quan, làm rõ các nguyên nhân dẫn đến việc phải điều chỉnh; hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của việc điều chỉnh; các giải pháp khắc phục những phát sinh do điều chỉnh quy hoạch gây ra.
Điều 27. Đề xuất điều chỉnh quy hoạch
1. Thẩm quyền đề xuất điều chỉnh
a) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đề xuất điều chỉnh đối với các quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b) Cơ quan lập quy hoạch đề xuất điều chỉnh quy hoạch đối với các quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Nội dung đề xuất điều chỉnh bao gồm:
a) Lý do điều chỉnh quy hoạch;
b) Dự kiến nội dung điều chỉnh;
c) Dự toán kinh phí thực hiện điều chỉnh quy hoạch.
3. Chấp thuận đề xuất điều chỉnh quy hoạch
Người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch quy định tại khoản 18 Điều 1 Nghị định số 04/2008/NĐ-CP có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép việc điều chỉnh quy hoạch. Việc chấp thuận cho phép điều chỉnh quy hoạch được thông báo bằng văn bản.
Điều 28. Thực hiện điều chỉnh toàn diện quy hoạch
1. Trình tự điều chỉnh toàn diện dự án quy hoạch được thực hiện như một dự án quy hoạch mới quy định tại Thông tư này.
2. Cơ quan lập quy hoạch phải lập báo cáo rà soát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt, làm cơ sở cho việc điều chỉnh quy hoạch.
Điều 29. Thẩm định điều chỉnh cục bộ quy hoạch
1. Cơ quan lập quy hoạch gửi hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch tới đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch để tổ chức lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan.
2. Hồ sơ xin ý kiến thẩm định điều chỉnh cục bộ quy hoạch gồm:
a) Văn bản chấp thuận cho phép điều chỉnh quy hoạch theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Thông tư này;
b) Dự thảo tờ trình phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch;
c) Báo cáo thuyết minh điều chỉnh cục bộ quy hoạch
d) Hệ thống bản đồ, sơ đồ minh họa việc điều chỉnh quy hoạch.
3. Tổng hợp ý kiến và hoàn chỉnh quy hoạch điều chỉnh cục bộ.
Đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp và phối hợp với cơ quan lập quy hoạch hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch.
Điều 30. Trình, phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch
1. Thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch
Người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xem xét, quyết định việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ của các quy hoạch tương ứng.
2. Trách nhiệm trình phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch
Trách nhiệm trình phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch được thực hiện tương ứng với trách nhiệm trình phê duyệt quy hoạch quy định tại khoản 2 Điều 24 Thông tư này.
3. Hồ sơ đề nghị phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch;
b) Báo cáo thuyết minh điều chỉnh cục bộ quy hoạch đã được hoàn thiện, được in trên giấy khổ A4, đóng quyển, trang phụ bìa có chữ ký và con dấu của Thủ trưởng Cơ quan trình phê duyệt, quy hoạch và tổ chức tư vấn lập quy hoạch (nếu có);
c) Hệ thống bản đồ, sơ đồ minh họa việc điều chỉnh quy hoạch;
d) Giải trình về việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan (có bản sao các văn bản đóng góp ý kiến gửi kèm);
đ) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh (đối với điều chỉnh dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh và dự án quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu cấp tỉnh);
e) Dự thảo Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch (theo mẫu tại Phụ lục 8).
Điều 31. Các hình thức công bố quy hoạch
Việc công bố công khai quy hoạch (trừ quy hoạch có nội dung bí mật không được công bố theo quy định của pháp luật) được thực hiện theo một hoặc một số hình thức như sau:
1. Tổ chức hội nghị, hội thảo, họp báo công bố quy hoạch có sự tham gia của đại diện các tổ chức, cơ quan có liên quan, Mặt trận Tổ quốc, đại diện nhân dân trong vùng quy hoạch, các cơ quan thông tấn báo chí.
2. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí, các website chính thức của các cơ quan quản lý quy hoạch.
3. In ấn dưới hình thức sách hoặc đĩa để phát hành rộng rãi nội dung Quy hoạch và hệ thống các Bản đồ quy hoạch, các quy định về quản lý triển khai quy hoạch (nếu có).
Điều 32. Nội dung công bố quy hoạch
Nội dung công bố, công khai dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm:
1. Văn bản quyết định phê duyệt quy hoạch;
2. Các bản đồ quy hoạch;
3. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư (tên dự án, vị trí xây dựng; quy mô/công suất; dự kiến tiến độ...).
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12 năm 2013.
2. Thông tư này thay thế các Thông tư sau:
a) Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
b) Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 04/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
3. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ.
1. Những dự án quy hoạch đã được phê duyệt đề cương nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí trước ngày Thông tư này có hiệu lực tiếp tục thực hiện theo các hướng dẫn trước đây.
2. Những dự án quy hoạch chưa được phê duyệt đề cương nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức phản ánh về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ QUY HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ
(Kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013)
……..(1)……. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/QĐ-………. | ……, ngày tháng năm 20…(2) |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí dự án quy hoạch ... (3) ...
…(4)...
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của ……..;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội: quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số .... /2013/TT-BKHĐT ngày ... tháng ... năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ … (các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ quản lý ngành đặt ra yêu cầu phải lập quy hoạch);
Căn cứ kết quả thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí của quy hoạch... (3);
Xét đề nghị của ... (5),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí dự án quy hoạch với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án quy hoạch :... (3) ...
2. Cơ quan lập quy hoạch …….
3. Mục tiêu, yêu cầu của dự án quy hoạch:....
4. Phạm vi, thời kỳ lập quy hoạch.
5. Nhiệm vụ của dự án quy hoạch:
6. Sản phẩm của dự án quy hoạch … (báo cáo tổng hợp, báo cáo chuyên đề, hệ thống bản đồ ...).
7. Dự toán kinh phí thực hiện: ... (bằng số và chữ).
8. Tiến độ thực hiện: …
(Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí gửi kèm)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định./.
Nơi nhận: | …….(4)……. |
Ghi chú:
(1) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch.
(2) Năm phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí.
(3) Tên quy hoạch.
(4) Người có thẩm quyền phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí.
(5) Cơ quan lập quy hoạch (trình phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí).
SỐ LƯỢNG THÀNH VIÊN TỐI THIỂU, THÀNH PHẦN, CƠ CẤU CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN QUY HOẠCH
(Kèm theo Thông tư số 052013//TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013)
Loại quy hoạch | Số lượng thành viên tối thiểu | Thành phần tham gia | Cơ cấu |
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp vùng | Mười lăm (15) | - Đại diện các Bộ, ngành có liên quan (cấp Vụ trở lên). - Đại diện một số Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng (cấp Lãnh đạo Sở trở lên). - Một số chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch. | - Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Hai (02) ủy viên phản biện là chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, môi trường; có kinh nghiệm trong công tác quy hoạch với ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm nếu có bằng đại học; ba (03) năm kinh nghiệm nếu có bằng thạc sỹ; một (01) năm nếu có bằng tiến sỹ. - Một (01) Ủy viên thường trực Hội đồng là lãnh đạo đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch. - Các ủy viên Hội đồng. |
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh | Mười một (11) | - Đại diện một số Sở, ngành của tỉnh (cấp Lãnh đạo Phòng trở lên) - Đại diện UBND cấp huyện (cấp Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện). - Đại diện một số hội nghề nghiệp có liên quan và chuyên gia quy hoạch. | - Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Hai (02) ủy viên phản biện là chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, môi trường và có kinh nghiệm trong công tác quy hoạch với ít nhất bốn (04) năm kinh nghiệm nếu có bằng đại học; hai (02) năm kinh nghiệm nếu có bằng thạc sỹ; một (01) năm nếu có bằng tiến sỹ; - Một (01) ủy viên thường trực Hội đồng là lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư. - Các ủy viên Hội đồng. |
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện | Chín (09) | - Đại diện một số Sở, ngành của tỉnh (Lãnh đạo cấp Phòng trở lên). - Đại diện một số phòng ban chức năng của huyện. - Đại diện một số hội nghề nghiệp có liên quan và chuyên gia quy hoạch. | - Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Hai (02) ủy viên phản biện là chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, môi trường và có kinh nghiệm trong công tác quy hoạch; - Một (01) Ủy viên thường trực Hội đồng là lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư. - Các ủy viên Hội đồng. |
Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu do các Bộ chủ trì tổ chức lập | Mười một (11) | - Đại diện các Bộ, ngành liên quan (cấp Vụ trở lên); - Đại diện UBND cấp tỉnh của một số địa phương liên quan (cấp Lãnh đạo Sở trở lên). - Một số chuyên gia am hiểu lĩnh vực có liên quan. | - Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Bộ quản lý ngành; - Tối thiểu hai (02) ủy viên phản biện là chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đến ngành, lĩnh vực, sản phẩm được quy hoạch và có kinh nghiệm trong công tác quy hoạch với ít nhất bốn (04) năm kinh nghiệm nếu có bằng đại học; hai (02) năm kinh nghiệm nếu có bằng thạc sỹ; một (01) năm nếu có bằng tiến sỹ. - Một (01) Ủy viên thường trực Hội đồng là lãnh đạo đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch. - Các ủy viên Hội đồng. |
Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu cấp tỉnh | Chín (09) | - Đại diện một số Sở, ngành chức năng liên quan của tỉnh, UBND cấp huyện và chuyên gia am hiểu lĩnh vực có liên quan | - Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Tối thiểu hai (02) ủy viên phản biện, có trình độ đại học trở lên về chuyên môn có liên quan đến ngành, lĩnh vực, sản phẩm được quy hoạch và có kinh nghiệm trong công tác quy hoạch với ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm nếu có bằng đại học; hai (02) năm kinh nghiệm nếu có bằng thạc sỹ; một (01) năm nếu có bằng tiến sỹ; - Một (01) Ủy viên thường trực Hội đồng là lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư. - Các ủy viên Hội đồng. |
Quy hoạch các khu kinh tế quốc phòng và các quy hoạch liên quan trực tiếp đến quốc phòng | Số lượng, thành phần, cơ cấu và hoạt động của Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định. |
MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN QUY HOẠCH
(Kèm theo Thông tư số 052013//TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013)
……..(1)…….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/QĐ-…. | ….., ngày tháng năm 20…(2) |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập hội đồng thẩm định dự án quy hoạch ... (3) ...
…(4)…
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của ...(1)...
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
Căn cứ Thông tư số .... /2013/TT-BKHĐT ngày ... tháng ... năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu.
Xét đề nghị của …..(5),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch ... (3)... gồm các Ông (Bà) có tên dưới đây (ghi rõ họ tên, cơ quan công tác, chức vụ, chức danh trong Hội đồng)
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng.
Điều 3. Kinh phí hoạt động.
Điều 4. Hội đồng thẩm định quy hoạch ... (3) ... làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 5. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định.…./.
Nơi nhận: | …….(4)…… |
Ghi chú:
(1) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch.
(2) Năm thành lập Hội đồng thẩm định.
(3) Tên dự án quy hoạch.
(4) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu của (1)
(5) Đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch.
CHƯƠNG TRÌNH HỌP THẨM ĐỊNH DỰ ÁN QUY HOẠCH
(Kèm theo Thông tư số 052013//TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013)
Cuộc họp thẩm định dự án quy hoạch được tiến hành theo các bước chủ yếu như sau:
1. Chủ tịch Hội đồng thẩm định khai mạc cuộc họp.
2. Ủy viên thường trực Hội đồng thẩm định đọc quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, giới thiệu thành phần tham dự và báo cáo tóm tắt ý kiến của đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch về hồ sơ dự án quy hoạch.
3. Các thành viên Hội đồng thẩm định và các đại biểu tham dự phiên họp nêu ý kiến về thành phần Hội đồng và hồ sơ dự án.
4. Đại diện có thẩm quyền của cơ quan lập quy hoạch hoặc tổ chức tư vấn được cơ quan lập quy hoạch ủy quyền trình bày tóm tắt nội dung dự án quy hoạch.
5. Các ủy viên phản biện trình bày bản nhận xét, đánh giá về dự án quy hoạch.
6. Các ủy viên Hội đồng thẩm định và các đại biểu tham dự phiên họp đóng góp ý kiến về nội dung quy hoạch.
7. Ủy viên thường trực hội đồng đọc bản nhận xét của các ủy viên vắng mặt; Báo cáo kết quả thẩm định Đánh giá Môi trường Chiến lược (ĐMC); Báo cáo tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan và ý kiến tham luận tại các hội nghị, hội thảo lấy ý kiến thẩm định (nếu có).
8. Đại diện cơ quan lập quy hoạch hoặc tổ chức tư vấn có ý kiến giải trình.
9. Hội đồng thẩm định bỏ phiếu đánh giá dự án quy hoạch (Ủy viên thường trực Hội đồng thẩm định phát Phiếu đánh giá dự án quy hoạch theo mẫu tại Phụ lục 5 với số lượng phiếu bằng so thành viên Hội đồng thẩm định tham dự họp thẩm định).
10. Hội đồng thông qua các văn bản:
a) Biên bản họp thẩm định dự án quy hoạch;
b) Biên bản kiểm phiếu đánh giá dự án quy hoạch của Hội đồng thẩm định;
c) Kết luận của Hội đồng thẩm định.
11. Chủ tịch Hội dồng tuyên bố kết thúc phiên họp.
MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN QUY HOẠCH
(Kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013)
……(1)…… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN QUY HOẠCH ...(3)... | ……, ngày tháng năm 20…(2) |
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Của thành viên Hội đồng thẩm định Dự án quy hoạch ...(3) ...
Họ và tên người đánh giá:
Chúc vụ:
Chức danh trong Hội đồng:……………………. (theo Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định dự án quy hoạch ……(3)...... số…..ngày…tháng…năm….của……(1)……..)
Ý KIẾN BIỂU QUYẾT ĐÁNH GIÁ
1. Nhất trí thông qua dự án quy hoạch không cần chỉnh sửa bổ sung: □
2. Thông qua dự án quy hoạch với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: □
Các yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung: ......................................................................................
.......................................................................................................................................
3. Không thông qua dự án quy hoạch: □
Lý do không thông qua:.....................................................................................................
4. Kiến nghị đối với các cơ quan có liên quan, đơn vị tư vấn lập quy hoạch, đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch và Người phê duyệt quy hoạch (nếu có):
.......................................................................................................................................
| NGƯỜI BIỂU QUYẾT ĐÁNH GIÁ |
Ghi chú:
(1) Cơ quan được giao tổ chức thẩm định dự án quy hoạch.
(2) Năm họp thẩm định dự án quy hoạch.
(3) Tên dự án quy hoạch.
NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO THẨM ĐỊNH DỰ ÁN QUY HOẠCH
(Kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013)
Báo cáo thẩm định dự án quy hoạch bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Phần chung: Giới thiệu tóm tắt về căn cứ thẩm định quy hoạch và quá trình triển khai công tác thẩm định.
I. Tính pháp lý của hồ sơ quy hoạch
1. Nhận xét về hồ sơ trình thẩm định quy hoạch
2. Tính pháp lý của hồ sơ quy hoạch
II. Tóm tắt ý kiến thẩm định của các cơ quan, đơn vị có liên quan
III. Tóm tắt nội dung của quy hoạch
IV. Nhận xét, đánh giá của Hội đồng thẩm định
1. Về cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, độ tin cậy của các số liệu sử dụng để lập quy hoạch.
2. Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước, các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các cấp và quy hoạch phát triển các ngành và lĩnh vực có liên quan.
3. Về các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của quy hoạch.
4. Tính thống nhất của quy hoạch với các quy hoạch khác liên quan.
5. Về các giải pháp thực hiện quy hoạch.
6. Về các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư.
V. Các kiến nghị, đề xuất.
VI. Ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với các dự án quy hoạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức lập) hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với các dự án quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) về sự phù hợp về mục tiêu, công trình trọng điểm, tính đồng bộ đối với quy mô, tiến độ, bước đi, thứ tự ưu tiên và khả năng đáp ứng nguồn lực cho quy hoạch.
MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
(Áp dụng cho dự án quy hoạch mới và dự án quy hoạch điều chỉnh toàn diện)
(Kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/QĐ-….. | ……., ngày tháng năm 20…(2) |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt quy hoạch ...(3)...
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ hoặc ....(4)…..
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ (đối với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ);
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của ...(1)…(đối với Quyết định của Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Xét đề nghị của ....(5),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch (quy hoạch điều chỉnh)…..(3) với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát
b) Mục tiêu cụ thể
3. Nội dung quy hoạch
4. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư
5. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. (Trường hợp quy hoạch điều chỉnh: và thay thế Quyết định số ……).
Điều 4. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định./.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG hoặc …(4)… |
PHỤ LỤC
Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư
(Ban hành kèm theo Quyết định số ngày tháng năm .... của Thủ tướng Chính phủ hoặc của...(4)....)
Ghi chú:
(1) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch.
(2) Năm phê duyệt quy hoạch.
(3) Tên quy hoạch.
(4) Người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch
(5) Tên cơ quan trình phê duyệt quy hoạch.
MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH CỤC BỘ QUY HOẠCH
(Kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ hoặc …….(1)…… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ….../QĐ-…….. | ……., ngày tháng năm 20…(2) |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch ...(3)...
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ hoặc ....(4)…..
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ (đối với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ);
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của ...(1)...(đối với Quyết định của Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Xét đề nghị của ...(5)...
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch ...(3)... với các nội dung sau:
……
Điều 2.
Quyết định này là bộ phận không tách rời của Quyết định số ...(6) ...ngày ... tháng ... năm ... và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định……../.
Nơi nhận: | …(1)… |
Ghi chú:
1. Cơ quan của Người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch.
2. Năm phê duyệt quy hoạch.
3. Tên quy hoạch.
4. Người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch.
5. Tên cơ quan trình phê duyệt quy hoạch.
6. Số quyết định; ngày, tháng, năm phê duyệt quy hoạch (3)
- 1Decision No. 2290/QD-TTg dated November 27, 2013,
- 2Circular No. 01/2012/TT-BKHDT of February 09, 2012, guidance defining expenditure level for elaboration, appraisal and publication of socio-economic development overall plan; sector, field and key product development plan
- 3Decree No. 29/2011/ND-CP of April 18, 2011, providing strategic environmental assessment, environmental impact assessment and environmental protection commitment
- 4Decree No. 116/2008/ND-CP of November 14, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Planning and Investment.
- 5Law No. 31/2004/QH11 of December 03, 2004, on promulgation of legal documents of People’s Councils, People’s Committees
- 6Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government
Circular No. 05/2013/TT-BKHDT dated October 31st, 2013, guidance on development, assessment, approval, revision, and announcement of socio-economic development master plans and industry, sector and key product development master plans
- Số hiệu: 05/2013/TT-BKHDT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/10/2013
- Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Người ký: Bùi Quang Vinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra