Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5998/CTr-UBND

Bến Tre, ngày 20 tháng 12 năm 2012

 

CHƯƠNG TRÌNH

XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TỈNH BẾN TRE 2012-2015

Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm khách hàng mới, thị trường mới, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá. Tuy nhiên, trước tình hình hội nhập và mở cửa thị trường hiện nay, đang và sẽ tạo ra cho các doanh nghiệp những cơ hội để phát triển sản xuất, kinh doanh, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường nội địa và quốc tế.

Nhằm định hướng và nâng cao chất lượng hoạt động XTTM trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, xây dựng Chương trình XTTM tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012-2015 như sau:

A- THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CÁC NGÀNH HÀNG CHỦ LỰC TỈNH BẾN TRE VÀ HOẠT ĐỘNG XTTM GIAI ĐOẠN 2006-2011:

I- THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CÁC NGÀNH HÀNG CHỦ LỰC TỈNH BẾN TRE:

Tính đến cuối năm 2011, toàn tỉnh có 2.528 doanh nghiệp; trong đó, có 136 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, 636 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng và 1.756 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ, với 56 doanh nghiệp trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế về nguồn nguyên liệu và lao động tại địa phương.

1. Lĩnh vực chế biến thủy sản: Có 12 doanh nghiệp chế biến thủy sản. Tổng công suất thiết kế khoảng 69.400 tấn thuỷ sản/năm. Các sản phẩm chế biến, xuất khẩu chủ yếu là tôm, nghêu đông, cá fillet với sản lượng xuất khẩu hàng năm trên 20.000 tấn. Thị trường xuất khẩu thủy sản tương đối ổn định. Tuy nhiên, thời gian qua, một số doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào, giá xuất khẩu giảm, lại vấp phải hàng rào kỹ thuật ở một số nước nhập khẩu, thiếu vốn, chi phí tăng, đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

2. Lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm dừa: Có 11 doanh nghiệp và 01 cơ sở sản xuất cơm dừa nạo sấy với tổng công suất khoảng 88.000 tấn/năm; 02 doanh nghiệp sản xuất bột sữa dừa, tổng công suất khoảng 2.800 tấn/năm; 02 doanh nghiệp sản xuất sữa dừa đóng hộp tổng công suất 30.000 tấn/năm; 15 doanh nghiệp sản xuất kẹo dừa, tổng sản lượng sản xuất khoảng 15.000 tấn/năm; 01 doanh nghiệp sản xuất dầu dừa tinh khiết công suất 60 tấn/năm; 04 doanh nghiệp sản xuất dầu dừa thô, tổng công suất khoảng 10.000 tấn/năm; 02 doanh nghiệp sản xuất than hoạt tính với tổng công suất khoảng 10.000 tấn/năm; 08 doanh nghiệp sản xuất than thiêu kết, tổng sản lượng sản xuất khoảng 30.000 tấn/năm; 14 doanh nghiệp sản xuất chỉ xơ dừa, tổng sản lượng sản xuất khoảng từ 60.000-70.000 tấn/năm; 03 doanh nghiệp, 02 HTX, 45 cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN). Ngoài các sản phẩm nêu trên, còn một số sản phẩm từ dừa khác cũng được sản xuất, xuất khẩu như thạch dừa, dây dừa, băng dừa, lưới xơ dừa, mụn dừa, thãm xơ dừa, tấm xơ dừa, vỏ dừa cắt miếng, tuy nhiên sản lượng và kim ngạch xuất khẩu không cao.

Thời gian qua, các nhà máy hoạt động chưa hết công suất do ảnh hưởng về thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu cung cấp trong từng thời điểm. Các sản phẩm cơm dừa nạo sấy, bột sữa dừa, sữa dừa đóng hộp, than hoạt tính là các sản phẩm có giá trị cao, được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Các sản phẩm kẹo dừa, sản phẩm từ chỉ xơ dừa, than gáo dừa, thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc. Hàng TCMN chủ yếu tiêu thụ nội địa.

3. Lĩnh vực xuất khẩu trái cây: Có 06 doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh trái cây; 05 cơ sở thu mua, đóng gói xuất khẩu trái cây tươi với quy mô lớn; trong đó, có 01 cơ sở đầu tư nhà máy xử lý, bảo quản, đóng gói bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Campuchia, một số ít được xuất khẩu sang các nước EU, Mỹ. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do: trái cây của Bến Tre chưa vượt qua được các rào cản về kiểm dịch thực vật, quy trình thực hành nông nghiệp tốt: Globalgap, Eugap, Vietgap, tính đồng đều chưa cao, bao bì, đóng gói, bảo quản, đăng ký nhãn hiệu cũng còn hạn chế nên trái cây của Bến Tre chưa đủ sức cạnh tranh với trái cây cùng loại của các nước láng giềng như: Thái Lan, Malaysia trên thị trường thế giới.

4. Cây giống-Hoa kiểng: Toàn tỉnh có khoảng 5.000 hộ sản xuất cây giống, 2500 hộ tham gia sản xuất, kinh doanh hoa kiểng tập trung ở huyện Chợ Lách và Châu Thành, cung ứng hàng năm cho các tỉnh từ 15-20 triệu cây giống các loại. Sản phẩm hoa kiểng chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường nội địa và tiêu thụ mạnh nhất vào dịp tết Nguyên đán hàng năm.

5. Sản phẩm chăn nuôi: Tổng đàn bò toàn tỉnh trên 180.000 con, trâu khoảng 2.000 con, heo trên 400.000 con, gà vịt trên 4,7 triệu con. Một phần các sản phẩm chăn nuôi được tiêu thụ tại các chợ trong tỉnh, phần còn lại được tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh.

6. Mía đường: Có 01 nhà máy sản xuất, kinh doanh mía đường với công suất 100.000 tấn mía cây/năm, sản xuất khoảng 25.000 tấn đường cát trắng cung ứng cho thị trường trong nước.

7. Lúa gạo: Sản lượng lúa của Bến Tre hàng năm trên 360.000 tấn, chủ yếu phục vụ tiêu dùng trong tỉnh, một ít được xay xát xuất khẩu. Hiện nay, có 03 doanh nghiệp xuất khẩu uỷ thác gạo, phần lớn lượng gạo xuất khẩu mua từ các tỉnh lân cận như: Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp…

8. Các lĩnh vực sản xuất công nghiệp khác: chủ yếu là gia công: hàng may mặc, lưới bảo hộ lao động, sản xuất túi xách, bộ dây điện dùng cho xe hơi…

II- TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA 2006-2011:

1. Tình hình xuất khẩu 2006-2011:

Kim ngạch xuất khẩu từ 2006-2011 (Đơn vị tính: triệu USD)

 

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Tốc độ phát triển

KNXK cả tỉnh

124,4

141,2

188,2

188,4

260,5

366,5

25,2%

+ KNXK thủy sản

47,3

46,7

61,5

55,4

49,7

42,7

-0,8%

+ KNXK các SP dừa

51,4

58,8

80,4

67,3

75,5

159,3

31,6%

+ KNXK SP khác

25,7

35,7

46,3

65,7

135,3

164,5

47,6%

Trong 5 năm qua, kim ngạch xuất khẩu tỉnh Bến Tre tăng liên tục với nhịp độ cao, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dừa và các sản phẩm khác tăng nhanh, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản không tăng. Các mặt hàng chế biến từ dừa, có sự đa dạng về chủng loại. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, duy trì được thị trường truyền thống và phát triển thêm thị trường mới. Quy mô sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp được đầu tư mở rộng. Tuy nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp của Bến Tre là doanh nghiệp nhỏ, năng lực cạnh tranh trên thị trường còn nhiều hạn chế.

2. Hoạt động thương mại nội địa:

Tổng mức hàng hóa bán lẽ và doanh thu dịch vụ từ 2006-2011

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

 

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Tốc độ phát triển

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

6.460

8.264

10.878

12.587

15.339

18.518

22,6%

Toàn tỉnh có 02 siêu thị, 01 trung tâm thương mại, 170 chợ (trong đó: 3 chợ hạng I, 11 chợ hạng II và 136 chợ hạng III), khoảng 1.700 doanh nghiệp và hơn 46.000 cơ sở kinh doanh thương mại-dịch vụ, đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của đại bộ phận dân cư. Trong đó, việc mua sắm hàng hoá tại chợ chiếm tỷ trọng từ 50-60% trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên địa bàn tỉnh.

III- HOẠT ĐỘNG XTTM TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2006-2011:

1. Các hoạt động XTTM hỗ trợ doanh nghiệp từ 2006-2011:

- Cung cấp thông tin thị trường thông qua: Trang web của Sở Công Thương; Bản tin Công Thương (2 số/tháng), Bản tin thế giới cây dừa: (01 số/tháng), cung cấp thông tin theo nhu cầu của các doanh nghiệp; Xây dựng các ấn phẩm quảng bá và giới thiệu đối tác cho các doanh nghiệp;

- Tổ chức Tuần lễ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) lần thứ VI, VII, VIII, X, XI nhân kỷ niệm ngày Bến Tre Đồng Khởi hàng năm, với các chương trình đã tổ chức: 04 hội chợ Công nghiệp-Thương mại, 01 hội chợ triển lãm các sản phẩm dừa; 04 cuộc triển lãm các sản phẩm đặc trưng của tỉnh; 04 hội thi, 04 hội thảo, 02 toạ đàm; 02 cuộc giao lưu, 02 cuộc tư vấn cho doanh nghiệp, 02 cuộc khảo sát thị trường, 04 cuộc tuyên dương doanh nghiệp, 05 đợt phát học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, 02 đợt khám bệnh, phát thuốc miễn phí và xây dựng nhà tình nghĩa. Tích cực tham gia một số nội dung chương trình của Lễ hội dừa lần thứ I, II. Tổ chức chương trình đưa hàng Việt về nông thôn tại các huyện trong tỉnh (từ 2009-2011 đã phối hợp tổ chức 15 phiên chợ);

- Trực tiếp tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia 18 hội chợ trong nước, phối hợp tổ chức 02 đoàn khảo sát thị trường nước ngoài, tổ chức 08 đoàn khảo sát thị trường trong nước, 08 hội thảo, 02 toạ đàm, 01 hội thi, 32 lớp tập huấn. Ngoài ra, còn giới thiệu cho các doanh nghiệp tham gia 24 hội chợ nước ngoài, 18 đoàn khảo sát thị trường nước ngoài; giới thiệu và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia 63 hội chợ trong nước, 46 cuộc hội thảo và tập huấn, tiếp xúc, giao thương với 22 đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến tìm cơ hội kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam.

Tổng kinh phí hoạt động XTTM từ 2006-2011 khoảng 6,571 tỷ đồng; trong đó: ngân sách Trung ương hỗ trợ: 1,695 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 2,716 tỷ đồng, doanh nghiệp đóng góp 1,3 tỷ đồng, nguồn khác 0,860 tỷ đồng.

2. XTTM của các doanh nghiệp:

Kết quả khảo sát hoạt động XTTM của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của tỉnh, với 33 phiếu điều tra cho thấy: các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu của tỉnh có quan tâm đầu tư cho công tác XTTM như: xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm, xây dựng brochure, catalogue và thực hiện nhiều hình thức tiếp thị quảng bá sản phẩm. Một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản đã gắn kết với Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tham gia các hội chợ chuyên ngành thủy sản trong nước, ngoài nước, kết quả đã tìm được một số khách hàng mới, thị trường mới. Một số doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm dừa lớn của tỉnh cũng đã tham gia tiếp thị sản phẩm tại các hội chợ thực phẩm tổ chức tại nước ngoài cũng như tham gia các đoàn khảo sát thị trường ngoài nước.

3. Đánh giá chung hoạt động XTTM từ 2006-2011:

a) Kết quả đạt được: Các chương trình XTTM do Trung tâm XTTM của tỉnh tổ chức và hoạt động XTTM của doanh nghiệp trong thời gian qua đã giúp các doanh nghiệp thu thập được nhiều thông tin mới về thị trường, giới thiệu được sản phẩm, quan hệ với nhiều khách hàng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu, đã góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu qua các năm. Thị trường nội địa cũng được mở rộng nhất là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bánh kẹo, hàng TCMN đã tìm được nhiều đại lý tiêu thụ ở thành phố, các tỉnh trong cả nước. Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại nội địa cũng tăng doanh số bán ra, góp phần tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp từng bước được nâng lên.

Nguyên nhân kết quả đạt được:

- Hoạt động XTTM luôn được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh quan tâm, theo dõi, chỉ đạo, hỗ trợ và tạo điều kiện hoạt động. Đội ngũ cán bộ XTTM có nhiều nổ lực, đã tiếp cận công việc và từng bước trưởng thành;

- Các chương trình XTTM xuất phát từ yêu cầu của doanh nghiệp, được xây dựng và có bước chuẩn bị chu đáo, lựa chọn đối tác hoặc chuyên gia có trình độ, năng lực để phối hợp, tổ chức chương trình chặt chẽ và triển khai thực hiện đạt kết quả;

- Tích cực tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương và các nguồn kinh phí khác bổ sung vào nguồn kinh phí ngân sách tỉnh cấp cho hoạt động XTTM hàng năm để hỗ trợ các doanh nghiệp;

- Một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn của tỉnh đã quan tâm đầu tư cho công tác XTTM, đã xây dựng các phương tiện quảng bá và tham gia nhiều chương trình XTTM do các tổ chức XTTM trong, ngoài nước tổ chức.

b) Hạn chế:

- Việc cung cấp thông tin còn mang tính chất tổng quát, còn thiếu nhiều thông tin đã qua xử lý hoặc thông tin mang tính chất dự báo.

- Một số doanh nghiệp nhỏ chưa xây dựng các ấn phẩm quảng bá như brochure, catalogue, một số sản phẩm chưa đăng ký nhãn hiệu, chưa đăng ký chất lượng, bao bì cũng chưa hoàn chỉnh…, nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác quảng bá tại thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc tổ chức các sự kiện XTTM như Tuần lễ DNNVV và hội chợ còn mang tính tạm bợ, chưa có Trung tâm Hội chợ triển lãm để tổ chức các sự kiện và hội chợ với quy mô lớn.

Nguyên nhân hạn chế:

- Nguồn kinh phí và nguồn nhân lực để triển khai các chương trình XTTM còn nhiều hạn chế;

- Thực trạng các doanh nghiệp của tỉnh Bến Tre hầu hết các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, kinh nghiệm trên thương trường và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao. Một số doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư cho công tác XTTM, chưa xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm mới, chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm, chủ yếu trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Mặt khác, đội ngũ cán bộ điều hành, quản lý của một số doanh nghiệp nhỏ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh còn thiếu và yếu, khả năng giao dịch và đàm phán trực tiếp với khách hàng nước ngoài còn nhiều hạn chế.

B- CHƯƠNG TRÌNH XTTM 2012-2015:

I- PHÂN TÍCH, DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG PHỤC VỤ CHO HOẠT ĐỘNG XTTM 2012-2015:

1. Dự báo thị trường thủy sản: Dự báo nhu cầu thủy sản dùng làm thực phẩm đến năm 2015 sẽ đạt khoảng 149,2-157,2 triệu tấn và khoảng 35-40 triệu tấn sẽ dùng làm nguyên liệu chế biến công nghiệp. Về cơ cấu tiêu thụ, Nhật Bản vẫn là nước nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới, tiếp đến là Mỹ, các nước EU, ASEAN. Tỷ trọng nhập khẩu thủy sản ở các nước phát triển vẫn chiếm 80% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản thế giới.

2. Dự báo thị trường các sản phẩm dừa: Dự báo trong thời gian tới, các nước sẽ tập trung đầu tư sản xuất các sản phẩm dừa có hàm lượng công nghệ cao, theo quy trình khép kín, chú trọng đến chiến lược phát triển thương hiệu sản phẩm. Đặc biệt các công ty xuyên quốc gia với sức mạnh toàn diện (khoa học công nghệ, tài chính, sự liên kết, mạng lưới phân phối) sẽ là lực lượng chủ đạo quyết định thị trường các phẩm dừa trên thế giới. Các nước tiêu thụ nhiều các sản phẩm dừa trên thế giới là: Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, EU, Trung đông-Bắc Phi...

3. Dự báo thị trường các sản phẩm trái cây: Theo dự báo của Tổ chức Nông Lương (FAO), giai đoạn 2011-2015 nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới tăng bình quân 3,6%/năm, nhưng mức cung chỉ tăng khoảng 2,5%/năm. Trong đó, các nước có nhu cầu nhập khẩu các loại trái cây nhiệt đới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước EU, Liên bang Nga, các nước Trung Đông, một số nước ASEAN như: Indonesia, Singapore.

4. Dự báo thị trường cây giống-hoa kiểng: Campuchia là thị trường tiềm năng có thể nhập khẩu các loại cây giống của Bến Tre, tuy nhiên Campuchia cần hỗ trợ về kỹ thuật, trồng, chăm sóc các loại cây. Đài Loan cũng có nhu cầu nhập khẩu các loại cây giống với số lượng không nhiều, chủ yếu phục vụ cho việc trồng thử nghiệm, lai tạo giống mới… Dự báo đến 2015, thị trường tiêu thụ cây giống trong nước cũng dần dần bão hoà, do một số tỉnh miền Đông Nam bộ triển khai các dự án trồng cây cao su thay cho diện tích trồng cây ăn trái do trồng cây cao su mang lại hiệu quả cao hơn trồng cây ăn trái.

5. Dự báo thị trường các sản phẩm chăn nuôi: Đến năm 2015, các tập đoàn chăn nuôi lớn của nước ngoài sẽ đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi theo quy trình khép kín: sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất con giống, chăn nuôi, chế biến sản phẩm từ chăn nuôi nên giá thành các sản phẩm chăn nuôi sẽ rất thấp so với các trang trại chăn nuôi, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. các tập đoàn chăn nuôi nước ngoài sẽ chi phối thị trường các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng.

* Dự báo tình hình sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2015: Dự báo đến năm 2015, những tiềm năng kinh tế của tỉnh từng bước được khai thác để tập trung cho xuất khẩu, cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư xây dựng, các chính sách đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, nhìn chung tình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu của các doanh nghiệp tỉnh Bến Tre vẫn còn nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản, dừa vẫn tiếp tục đối mặt với tình trạng nguồn nguyên liệu đầu vào và nhu cầu thị trường đầu ra không ổn định. Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu của Bến Tre còn phải đối mặt với áp lực đổi mới công nghệ, một số doanh nghiệp nếu vẫn duy trì sản xuất, chế biến xuất khẩu các sản phẩm thô thì hiệu quả xuất khẩu sẽ rất thấp hoặc không có hiệu quả hoặc thua lổ. Mặt khác, các doanh nghiệp xuất khẩu còn gặp trở ngại khi thâm nhập vào thị trường thế giới do quy định của các nước nhập khẩu về thuế chống bán phá giá, vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản được phép sử dụng, mức giới hạn cho phép ngày càng thấp và kiểm tra rất nghiêm ngặt sẽ là rào cản lớn cho hoạt động xuất khẩu.

* Dự báo thị trường thương mại nội địa của Bến Tre: Dự báo đến 2015 hệ thống phân phối hiện đại (Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích) sẽ từng bước được đầu tư tại Bến Tre chủ yếu là khu vực đô thị, riêng khu vực nông thôn vẫn duy trì chợ truyền thống. Các sản phẩm chủ lực của địa phương sẽ từng bước được đưa vào tiêu thụ thông qua hệ thống phân phối hiện đại. Các hình thức mua bán qua internet, qua các phương tiện truyền thông, sàn thương mại điện tử: B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp), B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng) sẽ dần dần phát triển. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên sức mua giai đoạn 2012-2015 sẽ tăng chậm.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU XTTM TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2012-2015:

1. Quan điểm:

a) Hoạt động XTTM trong thời gian tới cần hướng đến việc cải thiện, nâng cao năng lực sản xuất để cung cấp hàng hoá theo nhu cầu thị trường; gắn mục tiêu phát triển thương mại nội địa với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá;

b) Các doanh nghiệp phải là chủ thể của hoạt động XTTM; triển khai hoạt động XTTM theo các nhóm có yêu cầu chung;

c) Phát triển XTTM gắn liền với phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động XTTM.

2. Mục tiêu phát triển XTTM từ 2012-2015:

a) Mục tiêu chung: Hoạt động XTTM giai đoạn 2012-2015 nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển sản phẩm mới, tạo lập uy tín thương hiệu trong hoạt động kinh doanh, mang lại hiệu quả thiết thực cho các doanh nghiệp, đồng thời mang lại hiệu quả chung cho toàn xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế mà Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IX đã đề ra.

b) Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2015, hoạt động XTTM thực hiện đạt các mục tiêu cụ thể sau đây:

- Tăng cường nhận thức và nâng cao năng lực XTTM cho 80% doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu; 60% doanh nghiệp hoạt động thương mại nội địa; 50% các cơ sở sản xuất, kinh doanh; các chi hội, tổ hợp tác sản xuất;

- Cung cấp thông tin thị trường cho 80% doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu; 80% doanh nghiệp hoạt động thương mại nội địa; 60% các cơ sở sản xuất, kinh doanh; các chi hội, tổ hợp tác sản xuất;

- Hỗ trợ 80% doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu; 60% doanh nghiệp hoạt động thương mại nội địa; 50% các cơ sở sản xuất, kinh doanh tiếp thị, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm;

- Tập huấn nghiệp vụ kinh doanh cho 90% doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu; 70% doanh nghiệp hoạt động thương mại nội địa; 60% các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong tỉnh.

3. Định hướng sản phẩm, thị trường và hoạt động XTTM 2012-2015:

a) Sản phẩm thuỷ sản:

- Định hướng thị trường:

+ Mặt hàng tôm: Mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ, Nhật.

+ Mặt hàng nghêu, cá fillet: Cần giữ vững thị trường EU, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Bắc Mỹ, Châu Đại dương.

Thị trường nội địa: Doanh nghiệp cần quan tâm xúc tiến tiêu thụ tại thị trường nội địa với các sản phẩm phù hợp với túi tiền của người dân.

- Định hướng hoạt động XTTM hỗ trợ doanh nghiệp: Điều tra, nghiên cứu thị trường, dự báo, cung cấp thông tin, giới thiệu đối tác; Tổ chức các hội thảo, tập huấn; Tổ chức khảo sát thị trường kết hợp tham gia Hội chợ chuyên ngành thuỷ sản tổ chức tại các thị trường trọng điểm.

b) Sản phẩm dừa:

- Định hướng thị trường:

+ Sản phẩm nước cốt dừa đóng lon, cơm dừa nạo sấy, dầu dừa tinh khiết: Mở rộng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU, Liên bang Nga, các nước Trung Đông-Bắc Phi.

+ Sản phẩm kẹo dừa: Tiếp thị mở rộng thêm thị trường Lào, Campuchia, các nước ASEAN, giới thiệu sản phẩm sang Mỹ, EU, Đông Bắc Á.

+ Thạch dừa thô, chỉ xơ dừa, than thiêu kết: Các doanh nghiệp nên đầu tư sản xuất ra các sản phẩm thành phẩm, có giá trị cao, để tiếp thị sang thị trường các nước, nhằm hạn chế phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Riêng than thiêu kết, các doanh nghiệp nghiên cứu nâng cao chất lượng than thiêu kết để cung cấp cho các nhà máy sản xuất than hoạt tính của tỉnh.

+ Hàng TCMN: Cần tiến hành xây dựng đội ngũ thiết kế, sản xuất ra nhiều mẫu mã mới, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, có khả năng cung cấp với số lượng lớn để tiếp thị sang thị trường các nước Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, EU…

Đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa: Thành lập cửa hàng giới thiệu sản phẩm, mở rộng hệ thống tiêu thụ tại các chợ, siêu thị, cửa hàng bán lẻ, các trạm dừng chân, khu du lịch, thiết lập hệ thống đại lý tại các tỉnh.

- Định hướng hoạt động XTTM: Hỗ trợ doanh nghiệp điều tra, nghiên cứu, dự báo thị trường; giới thiệu đối tác; tổ chức hội chợ tại tỉnh, tham gia hội chợ trong nước; hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng vào siêu thị; huấn luyện, đào tạo; tổ chức khảo sát thị trường kết hợp với tham gia hội chợ nước ngoài…

c) Sản phẩm trái cây:

- Định hướng thị trường: Định hướng thị trường xuất khẩu các loại trái cây của Bến Tre trong thời gian tới: Nhật, Hàn Quốc, EU, Mỹ, Lào, Campuchia, Trung Quốc… Trái cây xuất khẩu phải đáp ứng đủ các điều kiện như: kiểm dịch thực vật, chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm, truy nguyên nguồn gốc, chứng nhận GLOBALGAP, đóng gói, ghi nhãn hàng hoá, sản lượng cung cấp phải ổn định…

Tiếp tục tiêu thụ tại hệ thống các chợ, siêu thị, sân bay, cửa hàng thực phẩm tự chọn… Các doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến bao bì, đóng gói, bảo quản, ghi nhãn sản phẩm, giá cả phải cạnh tranh với các loại trái cây ngoại nhập.

- Hoạt động XTTM hỗ trợ doanh nghiệp: Điều tra, nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin, dự báo thị trường; giới thiệu, quảng bá sản phẩm, giới thiệu đối tác cho doanh nghiệp; tổ chức cho các doanh nghiệp khảo sát thị trường trong nước, ngoài nước, tổ chức hội thảo, tập huấn, cung cấp thông tin, quảng bá thương hiệu sản phẩm cho doanh nghiệp.

d) Sản phẩm cây giống-hoa kiểng:

- Định hướng thị trường: Thị trường tiềm năng xuất khẩu cây giống là Campuchia, Myanmar. Các sản phẩm hoa kiểng như: phong lan, bon sai có thể tiếp thị, quảng bá sang các nước như Trung Quốc, Đài Loan, các nước ASEAN. Sản phẩm cần phải có bao bì, nhãn hiệu, chứng nhận xuất xứ, chứng nhận kiểm dịch thực vật…

Mở rộng thị trường tiêu thụ cây giống trong nước thông qua các đại lý mua bán cây giống tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, các tỉnh Miền Trung. Sản phẩm cây giống cũng cần phải có nhãn hiệu, đảm bảo chất lượng, đồng thời phải có hướng dẫn cách trồng và kỹ thuật chăm sóc.

- Hoạt động XTTM hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở: Cung cấp thông tin, quảng bá sản phẩm; tổ chức tham gia các hội chợ nông nghiệp; tổ chức khảo sát thị trường để trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất cây giống, hoa kiểng.

đ) Sản phẩm chăn nuôi:

- Định hướng thị trường: Sản phẩm chăn nuôi muốn hướng tới thị trường xuất khẩu thì ngành chăn nuôi phải cơ bản chuyển sang sản xuất theo phương thức công nghiệp, trang trại, đầu tư sản xuất khép kín từ khâu sản xuất giống, thức ăn gia súc, chăn nuôi, chế biến… như các tập đoàn chăn nuôi nước ngoài, đồng thời sản phẩm phải bảo đảm an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thời gian tới, các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh, TP.HCM và các tỉnh lân cận, nên đưa vào tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm tự chọn. Sản phẩm phải được bao gói, kiểm dịch động vật, chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.

- Hoạt động XTTM hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở: Cung cấp thông tin tình hình, dự báo cung-cầu; phối hợp tổ chức các đoàn khảo sát trao đổi kinh nghiệm về chăn nuôi, hỗ trợ nghiên cứu thiết lập các kênh phân phối.

e) Các lĩnh vực sản xuất công nghiệp khác: Hoạt động XTTM sẽ nhằm vào việc cung cấp thông tin thị trường; giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tổ chức, tham gia hội chợ và khảo sát thị trường trong, ngoài nước; tổ chức hội thảo, tập huấn ngắn hạn; tổ chức Tuần lễ DNNVV; tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn.

4. Kế hoạch XTTM và kinh phí giai đoạn 2012-2015:

a) Kế hoạch XTTM 2012-2015: (Phụ lục kèm theo)

b) Dự trù kinh phí XTTM 2012-2015: Tổng kinh phí hoạt động XTTM từ 2012-2015 khoảng 24,823 tỷ đồng; trong đó: ngân sách Trung ương hỗ trợ: 6,440 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 11,293 tỷ đồng, doanh nghiệp đóng góp 5,920 tỷ đồng, nguồn khác 1,17 tỷ đồng (Phụ lục kèm theo).

5- Giải pháp thực hiện:

a) Nhóm giải pháp tạo ra nguồn hàng có khả năng cạnh tranh trên thị trường tạo tiền đề cho hoạt động XTTM:

- Về phía Nhà nước: Rà soát bổ sung và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án của ngành nông nghiệp để tăng năng suất, sản lượng thuỷ sản, dừa, trái cây; hỗ trợ một phần kinh phí để các hộ nông dân được tái cấp chứng nhận và nhân rộng mô hình sản xuất VIETGAP, GLOBAL… Hoàn chỉnh môi trường đầu tư (các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng: đường giao thông, cảng sông-biển, điện, nước, ngân hàng, tín dụng, bưu chính, viễn thông…). Khuyến khích và thu hút đầu tư trong, ngoài nước đầu tư chế biến các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống để tạo ra nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu.

- Về phía các doanh nghiệp: Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao, từng bước xây dựng, đăng ký các tiêu chuẩn quản lý chất lượng, ISO, HACCP, GMP… cải tiến bao bì nhãn hiệu sản phẩm, đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, kiếu dáng, nhằm tăng thêm giá trị của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường liên kết chặt chẽ với người nông dân bằng nhiều hình thức nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ cho sản xuất.

b) Nhóm giải pháp đẩy mạnh XTTM đến năm 2015:

- Về phía nhà nước:

+ Tăng cường nguồn lực cho cơ quan XTTM: bổ sung biên chế, phát triển đội ngũ viên chức có kiến thức về kinh tế thị trường, luật pháp quốc tế, thương mại quốc tế, thông thạo về ngoại ngữ để có thể tiến hành hoạt động XTTM một cách chuyên nghiệp;

+ Tăng cường nguồn kinh phí cho hoạt động XTTM, tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ từ các Chương trình XTTM Quốc gia, nguồn khác và phần đóng góp của các doanh nghiệp trong tỉnh;

+ Phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ cho tổ chức các sự kiện tại tỉnh như hội chợ, triển lãm, lễ hội, trưng bày giới thiệu sản phẩm của địa phương, tổ chức các hội nghị, hội thảo và các dịch vụ khác nhằm phục vụ cho việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động XTTM;

+ Xây dựng chương trình phải dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thị trường, điều kiện thực hiện, tham khảo nhu cầu của các doanh nghiệp, thực hiện tốt công tác chuẩn bị, lựa chọn đối tác hoặc chuyên gia có uy tín để phối hợp;

+ Tăng cường phối hợp giữa hoạt động XTTM, xúc tiến du lịch và xúc tiến đầu tư. Khi tổ chức đoàn xúc tiến ra thị trường nước ngoài phải kết hợp 03 hình thức xúc tiến: giới thiệu môi trường đầu tư, chính sách thu hút đầu tư, giới thiệu môi trường kinh doanh, giới thiệu tiềm năng về du lịch. Kết hợp các hình thức XTTM như tham gia hội chợ thương mại quốc tế kết hợp với khảo sát thị trường, tổ chức hội thảo giao thương giữa doanh nghiệp trong tỉnh và các nhà nhập khẩu;

+ Đẩy mạnh công tác phối hợp trong hoạt động XTTM: Thiết lập mối quan hệ mật thiết với các cơ quan XTTM Trung ương, tỉnh bạn để tranh thủ sự hỗ trợ, đồng thời học tập kinh nghiệm và mở ra các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực XTTM ; Phối hợp với ngành nông nghiệp, các huyện, thành phố trong việc cung cấp thông tin thị trường, tổ chức khảo sát thị trường, tham gia hội chợ để giới thiệu sản phẩm, tổ chức các lớp tập huấn để doanh nghiệp, nhà nông sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường;

+ Phát huy vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong việc liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với nông dân và làm chức năng cầu nối giữa Nhà nước với các doanh nghiệp, nông dân. Hiệp hội cần xây dựng quy chế liên kết, phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp xác định phương hướng phát triển sản xuất, kinh doanh, phổ biến và khuyến khích các thành viên áp dụng tiến bộ khoa kỹ thuật vào sản xuất; nhận định tình hình sản xuất, giá cả thị trường, đề ra phương thức liên kết và hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bàn giải pháp giảm bớt khâu trung gian trong thu mua; đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hoá...

- Về phía doanh nghiệp:

+ Các doanh nghiệp phải tích cực, chủ động nhiều hơn nữa trong công tác XTTM, dành ra một khoản kinh phí cho hoạt động XTTM, có bước chuẩn bị chu đáo trước khi tham gia các chương trình XTTM, tận dụng tối đa mọi cơ hội mà cơ quan XTTM nhà nước dành cho các doanh nghiệp;

+ Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ quản lý, có trình độ tay nghề cao, thông thạo ngoại ngữ có khả năng giao dịch trực tiếp với khách hàng nước ngoài.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Chương trình XTTM tỉnh Bến Tre 2012-2015 sau khi được phê duyệt, sẽ tổ chức triển khai rộng rãi đến các ngành, huyện thị, các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tỉnh.

2. Giao trách nhiệm:

a) Sở Công Thương là cơ quan chủ trì, chỉ đạo Trung tâm XTTM tổ chức triển khai thực hiện Chương trình này; thường xuyên báo cáo và đề xuất với UBND tỉnh để không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động XTTM. Hàng năm, Sở Công Thương sẽ chủ trì họp mặt các ngành, các doanh nghiệp rút kinh nghiệm về công tác XTTM;

b) Sở Kế hoạch Đầu tư: Cân đối, bố trí kế hoạch vốn đầu tư, nghiên cứu, đề xuất những cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư từ khu vực dân doanh phục vụ cho việc thu hút đầu tư vào những ngành hàng xuất khẩu;

c) Trung tâm Xúc tiến đầu tư: Kêu gọi đầu tư Trung tâm Hội chợ triển lãm; xây dựng và triển khai các chương trình phối hợp giữa xúc tiến đầu tư và XTTM;

d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện các kế hoạch, dự án phát triển vùng nguyên liệu thủy sản, nông sản đảm bảo yêu cầu nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu; chỉ đạo công tác khuyến nông, khuyến ngư ; phối hợp với Sở Công Thương triển khai một số chương trình XTTM như cung cấp thông tin thị trường, tổ chức khảo sát thị trường, tham gia hội chợ để giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, tổ chức các lớp tập huấn để nhà nông sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường;

đ) Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng như: ISO, HACCP, GMP… theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, hỗ trợ chuyển giao công nghệ mới, phát triển sản phẩm mới, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp;

e) Sở Tài chính cân đối kinh phí dành cho hoạt động XTTM tương xứng với các chương trình XTTM được xây dựng hàng năm;

g) Sở Nội vụ quan tâm tăng cường thêm biên chế phục vụ cho hoạt động XTTM, tăng cường đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ thực hiện công tác XTTM và các ngành, địa phương có liên quan;

h) Các sở ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố, các hiệp hội ngành nghề: căn cứ vào chức năng nhiệm vụ phối hợp với Sở Công Thương xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình XTTM có liên quan đến của ngành, địa phương, hiệp hội.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, các địa phương thực hiện trách nhiệm được phân công, tổ chức thực hiện, phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị có liên quan để đảm bảo Chương trình này được triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao nhất./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Anh Tuấn

 

PHỤ LỤC 1:

KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG XTTM KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG XTTM TỪ 2006-2011

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm

Tổng kinh phí XTTM

Trong đó

Ngân sách Trung ương

Ngân sách Địa phương

Doanh nghiệp đóng góp

Nguồn khác

Năm 2006

(Tỷ trọng)

480

(100%)

30

(6,2%)

220

(45,8%

120

(25%)

110

(23%)

Năm 2007

(Tỷ trọng)

811

(100%)

156

(19,2%)

265

(32,7%

240

(29,6%)

150

(18,5%)

Năm 2008

(Tỷ trọng)

610

(100%)

-

(0%)

270

(44,3%

180

(29,5%)

160

(26,2%)

Năm 2009

(Tỷ trọng)

712

(100%)

42

(5,9%)

270

(37,9%

220

(30,9%)

180

(25,3%)

Năm 2010

(Tỷ trọng)

2.549

(100%)

1.419

(55,7%)

670

(26,3%

320

(12,6%)

140

(5,4%)

Năm 2011

(Tỷ trọng)

1.409

(100%)

48

(3,4%)

1.021

(72,5%

220

(15,6%)

120

(8,5%)

Tổng cộng

6.571

1.695

2.716

1.300

860

 

KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG XTTM GIAI ĐOẠN 2012-2015

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm

Tổng kinh phí XTTM

Trong đó

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Doanh nghiệp đóng góp

Nguồn khác

2012

(Tỷ trọng)

6.365
(100%)

1.440

(22,6%)

3.295

(51,8%)

1.180

(10,5%)

450

(7,1%)

2013

(Tỷ trọng)

5.146
(100%)

970

(18,8%)

2.346

(45,6%)

1.610

(31,3%)

220

(4,3%)

2014

(Tỷ trọng)

7.816
(100%)

2.830

(36,2%)

3.186

(40,8%)

1.550

(19,8%)

250

(3,2%)

2015

(Tỷ trọng)

5.496

(100%)

1.200

(21,8%)

2.466

(44,9%)

1.580

(28,7%)

250

(4,6%)

 

PHỤ LỤC 2:

KẾ HOẠCH XTTM VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ XTTM 2012-2015

STT

Nội dung chương trình

Kinh phí (triệu đồng)

Tổng cộng

NS địa phương

NS TW

DN đóng góp

Nguồn khác

Năm 2012

6.365

3.295

1.440

1.180

450

I

Thông tin, giới thiệu, quảng bá

342

342

 

 

 

1

Bản tin Công Thương (Mua tin, biên tập, in ấn, phát hành)

104

104

 

 

 

2

Bản tin thế giới cây dừa (Mua tin, biên tập, in ấn, phát hành)

88

88

 

 

 

3

Trang web (Chi phí: thuê đường truyền ADSL, duy trì tên miền và hosting, nhuận bút, biên tập tin, bài ảnh)

94

94

 

 

 

4

Giới thiệu ngành Công Thương Bến Tre lên chuyên mục Đài Truyền hình Bến Tre

56

56

 

 

 

II

Tổ chức các sự kiện tại tỉnh:

3.500

2.420

1.080

 

 

1

Tổ chức Hội chợ CNTM 2012

355

355

 

 

 

2

Tổ chức Hội chợ Triển lãm các sản phẩm dừa 2012

2.197

1.117

1080

 

 

3

Tuyên truyền, quảng bá, họp báo Festival Dừa lần III

948

948

 

 

 

III

Tham gia Hội chợ trong nước:

360

60

 

150

150

 

Trực tiếp tham gia 02 hội chợ trong nước và giới thiệu và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia 10-12 hội chợ trong nước

360

60

 

150

150

IV

Tổ chức khảo sát thị trường và tham gia Hội chợ nước ngoài

1.960

370

340

950

300

1

Tổ chức đoàn khảo sát thị trường và tham gia Hội chợ hàng Việt Nam Chất lượng cao tại Campuchia

490

190

 

300

 

2

Tổ chức đoàn khảo sát thị trường Hải Nam-Quảng Châu Trung Quốc và tham gia Hội chợ DNNVV tại Quảng Châu-Trung Quốc

700

180

220

300

 

3

Tổ chức đoàn khảo sát thị trường và tham gia Hội chợ thực phẩm quốc tế tổ chức tại các tiểu vương quốc Á Rập thống nhất

770

 

120

350

300

V

Hội thảo-Tập huấn

142

42

20

80

 

1

 

Hội thảo: “Đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào thị trường Mỹ”

22

12

10

 

 

2

Tập huấn ứng dụng thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp

30

20

10

 

 

3

Tập huấn kỹ năng bán lẻ cho các tiểu thương

10

10

 

 

 

4

Tập huấn nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu gas

80

 

 

80

 

VI

Tổ chức phiên chợ hàng Việt về nông thôn

40

40

 

 

 

 

Phối hợp với BSA tổ chức 01 phiên chợ hàng Việt về nông thôn

40

40

 

 

 

VII

Hoạt động XTTM khác

21

21

 

 

 

NĂM 2013

5.146

2.346

970

1.610

220

I

Thông tin, giới thiệu, quảng bá

416

416

 

 

 

1

Bản tin Công Thương (Mua tin, biên tập, in ấn, phát hành)

110

110

 

 

 

2

Bản tin thế giới cây dừa (Mua tin, biên tập, in ấn, phát hành)

90

90

 

 

 

3

Trang web (Chi phí: thuê đường truyền ADSL, duy trì tên miền và hosting, nhuận bút, biên tập tin, bài ảnh)

120

120

 

 

 

4

Giới thiệu ngành Công Thương Bến Tre lên chuyên mục Đài Truyền hình Bến Tre

96

96

 

 

 

II

Tổ chức các sự kiện tại tỉnh:

470

380

20

 

70

1

Tổ chức Hội chợ CNTM 2013

350

350

 

 

 

2

Tổ chức các chương trình Tuần lễ DNNVV

120

30

20

 

70

III

Tham gia Hội chợ trong nước:

400

100

 

150

150

 

Trực tiếp tham gia 03 hội chợ trong nước và giới thiệu và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia 10 – 12 hội chợ trong nước

400

100

 

150

150

IV

Tổ chức khảo sát thị trường và tham gia Hội chợ nước ngoài:

3.340

1.160

920

1.260

 

1

Tổ chức đoàn khảo sát thị trường và tham gia hội chợ tổ chức tại Lào, Indonesia, Myanmar hoặc Trung Quốc (tiếp thị, quảng bá sản phẩm từ dừa, thuỷ sản, trái cây, ca cao...);

740

260

220

260

 

2

Tổ chức đoàn khảo sát thị trường Mỹ, Canada và tham gia hội chợ tổ chức tại Mỹ hoặc Canada (tiếp thị, quảng bá sản phẩm từ dừa, thuỷ sản, trái cây, ca cao, hàng TCMN...)

1.200

400

300

500

 

3

Tổ chức đoàn khảo sát thị trường EU và tham gia hội chợ thực phẩm quốc tế tổ chức tại Đức (tiếp thị, quảng bá sản phẩm từ dừa, thuỷ sản, trái cây, ca cao, hàng TCMN...)

1.400

500

400

500

 

V

Khảo sát thị trường trong nước

160

60

 

100

 

 

Khảo sát thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập hệ thống phân phối tại thị trường nội địa

160

60

 

100

 

VI

Hội thảo – Tập huấn

230

100

30

100

 

1

 

Hội thảo: “Đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào thị trường Trung Đông”

30

20

10

 

 

2

Tập huấn ứng dụng thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp (2 lớp)

60

40

20

 

 

3

Tập huấn kỹ năng bán lẻ cho các tiểu thương (2 lớp)

20

20

 

 

 

4

Tập huấn về đầu tư phát triển mạng lưới cửa hàng tự chọn

20

20

 

 

 

5

Tập huấn nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu gas

100

 

 

100

 

VII

Tổ chức phiên chợ hàng Việt về nông thôn

80

80

 

 

 

 

Phối hợp với BSA tổ chức 02 phiên chợ hàng Việt về nông thôn

80

80

 

 

 

VIII

Hoạt động XTTM khác

50

50

 

 

 

NĂM 2014

7.816

3.186

2.830

1.550

250

I

Thông tin, giới thiệu, quảng bá

416

416

 

 

 

1

Bản tin Công Thương (Mua tin, biên tập, in ấn, phát hành)

110

110

 

 

 

2

Bản tin thế giới cây dừa (Mua tin, biên tập, in ấn, phát hành)

90

90

 

 

 

3

Trang web (Chi phí: thuê đường truyền ADSL, duy trì tên miền và hosting, nhuận bút, biên tập tin, bài ảnh)

120

120

 

 

 

4

Giới thiệu ngành Công Thương Bến Tre lên chuyên mục Đài Truyền hình Bến Tre

96

96

 

 

 

II

Tổ chức các sự kiện tại tỉnh:

3.350

1.250

2.000

 

100

1

Tổ chức Hội chợ CNTM 2014

350

350

 

 

 

2

Tổ chức các chương trình Tuần lễ DNNVV

120

 

20

 

100

3

Tổ chức Hội chợ Triển lãm các sản phẩm dừa 2014 trong khuôn khổ Festival Dừa lần IV 2014

2.880

900

1.980

 

 

III

Tham gia Hội chợ trong nước:

400

100

 

150

150

 

Trực tiếp tham gia 03 hội chợ trong nước và giới thiệu và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia 10 – 12 hội chợ trong nước

400

100

 

150

150

IV

Tổ chức khảo sát thị trường và tham gia Hội chợ nước ngoài:

3.040

1.040

800

1.200

 

1

Tổ chức đoàn khảo sát thị trường và tham gia hội chợ tổ chức tại Campuchia, Malaysia hoặc Trung Quốc (tiếp thị, quảng bá sản phẩm từ dừa, thuỷ sản, trái cây, ca cao...);

740

240

200

300

 

2

Tổ chức đoàn khảo sát thị trường Nga, các nước Đông Âu và tham gia hội chợ tổ chức tại Nga hoặc các nước Đông Âu (tiếp thị, quảng bá sản phẩm từ dừa, thuỷ sản, trái cây, ca cao, hàng TCMN...)

1.400

500

400

500

 

3

Tổ chức đoàn khảo sát thị trường và tham gia Hội chợ thực phẩm quốc tế tổ chức tại Trung Đông (tiếp thị, quảng bá sản phẩm từ dừa, thuỷ sản, trái cây, ca cao, hàng TCMN...)

900

300

200

400

 

V

Khảo sát thị trường trong nước

160

60

 

100

 

1

Khảo sát thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập hệ thống phân phối tại thị trường nội địa

160

60

 

100

 

VI

Hội thảo – Tập huấn

250

120

30

100

 

1

Hội thảo: “Đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào thị trường EU”

30

20

10

 

 

2

Tập huấn ứng dụng thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp (2 lớp)

60

40

20

 

 

3

Tập huấn kỹ năng bán lẻ cho các tiểu thương (2 lớp)

20

20

 

 

 

4

Tập huấn về đầu tư phát triển mạng lưới cửa hàng tự chọn (2 lớp)

40

40

 

 

 

5

Tập huấn nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu gas

100

 

 

100

 

VII

Tổ chức phiên chợ hàng Việt về nông thôn

120

120

 

 

 

 

Phối hợp với BSA tổ chức 03 phiên chợ hàng Việt về nông thôn

120

120

 

 

 

VIII

Hoạt động XTTM khác

80

80

 

 

 

NĂM 2015

5.496

2.466

1.200

1.580

250

I

Thông tin, giới thiệu, quảng bá

416

416

 

 

 

1

Bản tin Công Thương (Mua tin, biên tập, in ấn, phát hành)

110

110

 

 

 

2

Bản tin thế giới cây dừa (Mua tin, biên tập, in ấn, phát hành)

90

90

 

 

 

3

Trang web (Chi phí: thuê đường truyền ADSL, duy trì tên miền và hosting, nhuận bút, biên tập tin, bài ảnh)

120

120

 

 

 

4

Giới thiệu ngành Công Thương Bến Tre lên chuyên mục Đài Truyền hình Bến Tre

96

96

 

 

 

II

Tổ chức các sự kiện tại tỉnh:

580

460

20

 

100

1

Tổ chức Hội chợ CNTM 2015

400

400

 

 

 

2

Tổ chức các chương trình Tuần lễ DNNVV

180

60

20

 

100

III

Tham gia Hội chợ trong nước:

450

120

 

180

150

 

Trực tiếp tham gia 04 hội chợ trong nước và giới thiệu và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia 10 – 12 hội chợ trong nước

450

120

 

180

150

IV

Tổ chức khảo sát thị trường và tham gia Hội chợ nước ngoài:

3.040

1.040

800

1.200

 

1

Tổ chức đoàn khảo sát thị trường và tham gia Hội chợ tổ chức tại Singapore, Malaysia hoặc Myanmar (tiếp thị, quảng bá sản phẩm từ dừa, thuỷ sản, trái cây, ca cao...);

740

240

200

300

 

2

Tổ chức đoàn khảo sát thị trường Nam Phi và tham gia Hội chợ tổ chức tại Nam Phi (tiếp thị, quảng bá sản phẩm từ dừa, thuỷ sản, trái cây, ca cao, hàng TCMN...)

1.400

500

400

500

 

3

Tổ chức đoàn khảo sát thị trường và tham gia Hội chợ thực phẩm quốc tế tổ chức tại Trung Đông (tiếp thị, quảng bá sản phẩm từ dừa, thuỷ sản, trái cây, ca cao, hàng TCMN...)

900

300

200

400

 

V

Khảo sát thị trường trong nước

160

60

 

100

 

1

Khảo sát thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập hệ thống phân phối tại thị trường nội địa

160

60

 

100

 

VI

Hội thảo – Tập huấn

250

120

30

100

 

1

Hội thảo: “Đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào thị trường Mỹ”

30

20

10

 

 

2

Tập huấn ứng dụng thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp (2 lớp)

60

40

20

 

 

3

Tập huấn kỹ năng bán lẻ cho các tiểu thương (2 lớp)

20

20

 

 

 

4

Tập huấn về đầu tư phát triển mạng lưới cửa hàng tự chọn (2 lớp)

40

40

 

 

 

5

Tập huấn nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu gas

100

 

 

100

 

VII

Tổ chức phiên chợ hàng Việt về nông thôn

500

150

350

 

 

 

Đề xuất chương trinh XTTMQG hỗ trợ tổ chức phiên chợ hàng Việt về nông thôn tại các huyện

500

150

350

 

 

VIII

Hoạt động XTTM khác

100

100

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chương trình 5998/CTr-UBND xúc tiến thương mại tỉnh Bến Tre 2012-2015

  • Số hiệu: 5998/CTr-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 20/12/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
  • Người ký: Trần Anh Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/12/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản