Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/CTr-UBND

Lào Cai, ngày 14 tháng 10 năm 2024

 

CHƯƠNG TRÌNH

HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 86-KL/TW NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 2024 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ PHÁT TRIỂN NỀN Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM VÀ HỘI ĐÔNG Y VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Thực hiện Kế hoạch số 286-KH/TU ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Tỉnh ủy Lào Cai về việc triển khai thực hiện Kết luận số 86-KL/TW của Ban Bí thư về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 86-KL/TW với các nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Quán triệt, tuyên truyền, tổ chức thực hiện đầy đủ, chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ Ban Bí thư giao tại Kết luận số 86-KL/TW ngày 10 tháng 7 năm 2024 (Kết luận số 86-KL/TW) nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát huy hơn nữa vai trò của nền Y Dược cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới.

Xác định nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm của sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Yêu cầu

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, đơn vị và xã hội về phát triển nền Y Dược cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị để phát triển nền Y Dược cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Các nhiệm vụ triển khai thực hiện phải bám sát nội dung Kết luận số 86- KL/TW, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, khả thi.

Phân công trách nhiệm của các cơ quan thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Chương trình bảo đảm thời gian tiến độ và sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị trong quá trình thực hiện.

Bảo đảm đầy đủ nguồn lực để thực hiện Chương trình.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phát triển nền Y Dược cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cấp, các ngành và Nhân dân trong việc tổ chức triển khai thực hiện Kết luận số 86-KL/TW, góp phần bảo tồn, phát triển nền Y Dược cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới. Xác định y dược cổ truyền là một bộ phận quan trọng trong hệ thống y tế, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Phát triển nền y dược cổ truyền là góp phần bảo tồn bản sắc, phát triển kho tàng y học dân tộc, truyền thống và bản sắc văn hóa Việt Nam, thể hiện tinh thần độc lập và tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam.

Tuyên truyền các giá trị của nền Y Dược cổ truyền Việt Nam, tư tưởng, các tác phẩm giá trị của các đại danh y; tham gia thực hiện tốt phong trào người Việt dùng thuốc Việt; tuyên truyền, nhân rộng, biểu dương các mô hình hay, cách làm tốt trong công tác phát triển Y Dược cổ truyền Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lào Cai; đồng thời, quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển y dược cổ truyền phải gắn liền với phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát triển nền y dược cổ truyền và Hội Đông y trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Tiếp tục thể chế hóa, thực hiện hiệu quả Kết luận số 86-KL/TW; Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới” (Chỉ thị số 24- CT/TW) gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII và các chủ trương của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về y dược cổ truyền; triển khai thực hiện có hiệu quả các chiến lược, chương trình phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam.

Xây dựng chính sách đào tạo, thu hút, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y học cổ truyền, đặc biệt là bồi dưỡng chuyên môn cho lương y, lương dược và bố trí đủ nhân lực y dược cổ truyền từ tỉnh đến xã. Phát triển hệ thống khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, nhất là tại tuyến y tế cơ sở. Triển khai các phương pháp điều trị các bệnh không lây nhiễm tại tuyến y tế cơ sở bằng y học cổ truyền.

Tham mưu đề xuất, ngân sách, kinh phí bảo hiểm y tế chi cho việc sử dụng dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu trong các cơ sở khám chữa bệnh. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc và bảo đảm an ninh, an toàn dược liệu; có chính sách đặc thù trong phát triển dược liệu, nhất là các dược liệu quý, dược liệu có giá trị kinh tế cao, gắn với phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa

Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách cụ thể trong đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tôn vinh và bảo đảm quyền lợi của các danh y; bảo vệ bí mật nhà nước trong bào chế, chế biến thuốc y dược cổ truyền.

3. Củng cố, phát triển hệ thống khám, chữa bệnh bằng YHCT, kết hợp YHCT với y học hiện đại.

Hoàn thiện hệ thống quản lý y dược cổ truyền từ tỉnh đến huyện, nâng cao năng lực, hiệu lực trong công tác quản lý.

Phát triển hệ thống khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ tuyến tỉnh đến tuyến xã; đầu tư xây dựng, phát triển Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân cũng như đảm bảo công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực YHCT trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực y học cổ truyền, thực hiện kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám, chữa bệnh; nghiên cứu, kiểm nghiệm, chứng minh hiệu quả các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, các bài thuốc, vị thuốc y học cổ truyền trong công tác phòng, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe nhân d ân.

4. Quản lý, phát triển vùng nuôi, trồng và chế biến dược liệu

Quản lý, phát triển vùng nuôi, trồng và chế biến dược liệu theo quy mô công nghiệp; phấn đấu đến năm 2030, diện tích cây dược liệu ước đạt 5.000 ha, sản lượng đạt khoảng 27.000 tấn tươi/năm. Phát triển mạng lưới cơ sở chế biến dược liệu với tổng công suất thiết kế khoảng 25.000 tấn/năm, trong đó sản lượng dược liệu được chế biến sâu khoảng 85%, sản lượng còn lại được thu gom, sơ chế, sấy khô và bán thô cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Phát triển ngành công nghiệp dược liệu gắn với nghiên cứu khoa học, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến; chuyển giao công nghệ trong nuôi trồng dược liệu, sản xuất và tiêu dùng thuốc y học cổ truyền; đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương trong quản lý dược liệu, tăng cường kiểm soát chất lượng dược liệu, kiên quyết đấu tranh phòng, chống các sản phẩm y học cổ truyền, dược liệu giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Thu hút và phát triển các nhà máy sản xuất dược, dược liệu phục vụ sản xuất thuốc và nguyên liệu làm thuốc, dược liệu trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích các cơ sở đầu tư dây chuyền chế biến đồng bộ, có bộ phận kiểm soát tự động bằng máy vi tính vì đặc điểm các sản phẩm dược liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, bên cạnh đó dây chuyền phải đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển nền y dược cổ truyền tỉnh.

Chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đẩy mạnh xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu của y học cổ truyền Việt Nam; Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ để giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm về dược liệu, bao gồm cả nhân lực chất lượng cao và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc với Trung Quốc.

Tham gia các hội nghề nghiệp, hội giáo dục về y học cổ truyền trong khu vực, thế giới, đặc biệt là với Trung Quốc. Thường xuyên hợp tác quốc tế trong công tác khám chữa bệnh, trao đổi chuyên gia, đào tạo nhân lực chất lượng cao tại nước ngoài.

Tăng cường phối hợp và quản lý chặt chẽ hoạt động xuất, nhập khẩu các mặt hàng dược liệu trên địa bàn tỉnh.

6. Phát triển nền y học cổ truyền gắn với phát triển du lịch mang đậm bản sắc địa phương

Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, trong đó có các loại hình dịch vụ du lịch gắn với y học cổ truyền, chăm sóc sức khỏe và quảng bá các sản phẩm y học cổ truyền gắn với bản sắc địa phương.

Xây dựng Kế hoạch phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch giai đoạn 2025 - 2030, thực hiện thí điểm tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, Bệnh viện Đa khoa thị xã Sa Pa.

7. Kế thừa, bảo tồn và phát triển nền đông y

Tiếp tục kế thừa, bảo tồn và phát triển đồng bộ cả lý luận và kinh điển y học cổ truyền, dược liệu, vị thuốc, bài thuốc gia truyền. Thường xuyên củng cố tổ chức Hội ở các cấp; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ lương y, lương dược theo quy định; hỗ trợ hội viên đăng ký sở hữu trí tuệ, thừa kế các vị thuốc, bài thuốc, phương pháp chữa bệnh của các dân tộc.

Nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích, động viên các lương y giỏ i truyền thụ y thuật, bài thuốc gia truyền cho con cháu, hội viên có tâm huyết nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.

Tăng cường công tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực, thành phần tham gia vào công tác phát triển y dược cổ truyền.

8. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực y học cổ truyền

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và xây dựng, thực hiện các đề tài cấp cơ sở, cấp tỉnh về YHCT, ưu tiên kiểm nghiệm, chứng minh hiệu quả của các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, các bài thuốc, vị thuốc y học cổ truyền; chọn lọc đề tài để trao đổi, học tập kinh nghiệm và tạo điều kiện cho đội ngũ YHCT, hội viên Hội Y - Dược tham dự các hội nghị khoa học kỹ thuật về y dược cổ truyền trong và ngoài nước.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác khám, chữa bệnh YHCT cũng như việc cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên môn.

Phối hợp hoàn thiện cơ sở dữ liệu về dược liệu, thuốc y học cổ truyền đặc hữu tại địa phương, liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia.

9. Phát huy vai trò chủ động, tích cực, nòng cốt của Hội Y - Dược tỉnh, Hội Đông Y các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin về y học cổ truyền

Phát huy vai trò chủ động, tích cực, nòng cốt của Hội Đông y và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin về y học cổ truyền Việt Nam, những bài thuốc hay, phương pháp chữa trị hiệu quả để Nhân dân trong nước, quốc tế biết, sử dụng. Phối hợp với các cơ quan truyền thông giới thiệu, nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt, gương điển hình trong phát triển nền y học cổ truyền. Tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam" .

Củng cố, kiện toàn tổ chức Hội từ tỉnh đến xã; đổi mới mạnh mẽ nội dung hoạt động, phương thức hoạt động với tinh thần chủ động, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, khẳng định, phát huy vai trò của Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới.

Tích cực tham gia các hội nghề nghiệp, hội giáo dục về y dược cổ truyền trong khu vực và trên thế giới nhằm giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn trong công tác phát triển hội.

Hội Đông y Việt Nam tích cực sưu tầm các bài thuốc hay, cây thuốc quý, các phương pháp chữa bệnh hiệu quả trên địa bàn tỉnh và tổ chức tuyên truyền, phổ biến để nhân dân trong nước và quốc tế biết, sử dụng an toàn, hiệu quả.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Căn cứ Kết luận số 86-KL/TW và Chương trình hành động này các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước chi hoạt động thường xuyên hàng năm và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ được giao trong Chương trình hành động này theo quy định.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

- Căn cứ Chương trình này, các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao tại phụ lục phân công nhiệm vụ ban hành kèm theo.

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao về Sở Y tế tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trước ngày 10 tháng 12 hằng năm, bắt đầu từ năm 2025.

2. Sở Y tế

- Căn cứ các luật, nghị định liên quan, nghiên cứu đề xuất UBND tỉnh, HĐND xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển y dược cổ truyền.

- Chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.

- Làm đầu mối phối hợp với Hội Y - Dược và các đơn vị liên quan giúp UBND tỉnh theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định tình hình triển khai thực hiện Kết luận số 86-KL/TW và Chương trình này.

Trên đây là Chương trình hành động triển khai thực hiện Kết luận số 86- KL/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới. Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện nghiêm túc, chất lượng và hiệu quả./.

 


Nơi nhận:
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, các tổ chức CT-XH tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Hội Y - Dược tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TH3, VX2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Giàng Thị Dung

 

PHỤ LỤC

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC ĐƠN VỊ THEO CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN KẾT LUẬN 86-KL/TW NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 2024 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ PHÁT TRIỂN NỀN Y HỌC VIỆT NAM VÀ HỘI ĐÔNG Y VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

TT

Tên nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Sản phẩm chủ yếu

I

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phát triển nền Y Dược cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới

1

Hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống trang/cổng thông tin điện tử, hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh tuyên truyền về công tác phát triển nền y dược cổ truyền Việt Nam trong giai đoạn mới”

Phối hợp đưa tin, bài về bài thuốc hay, cây thuốc quý, các phương pháp chữa bệnh hiệu quả trên địa bàn tỉnh và tổ chức tuyên truyền, phổ biến để nhân dân trong nước và quốc tế biết, sử dụng an toàn, hiệu quả.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội Y - Dược tỉnh và các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

2

Xây dựng tài liệu, nội dung tuyên truyền về phát triển nền Y Dược cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới gửi Sở Thông tin và Truyền thông để hướng dẫn tuyên truyền

Sở Y tế; Hội Y - Dược

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

II

Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát triển nền y dược cổ truyền và Hội Đông y trên địa bàn tỉnh Lào Cai

1

Nghiên cứu đề xuất xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển y dược cổ truyền.

Sở Y tế

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội Y - Dược tỉnh và các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

Các chính sách được cấp thẩm quyền ban hành

2

Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y học cổ truyền. Bố trí đủ nhân lực y dược cổ truyền từ tỉnh đến xã, đảm bảo các trạm y tế xã đều có nhân lực y dược cổ truyền.

Sở Y tế

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội Y - Dược tỉnh và các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

Các chính sách được cấp thẩm quyền ban hành

3

Tham mưu đề xuất, ngân sách, kinh phí bảo hiểm y tế chi cho việc sử dụng dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu trong các cơ sở khám chữa bệnh.

Sở Y tế

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội Y - Dược tỉnh và các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

Các chính sách được cấp thẩm quyền ban hành

4

Đề xuất nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tôn vinh và bảo đảm quyền lợi của các danh y; bảo vệ bí mật nhà nước trong bào chế, chế biến thuốc y dược cổ truyền

Sở Khoa học và Công nghệ

- Sở Y tế

- Hội Y - Dược tỉnh

Thường xuyên

Các chính sách được cấp thẩm quyền ban hành

5

Xây dựng Kế hoạch Phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông Y- Dược tỉnh giai đoạn 2025 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch giai đoạn 2025 - 2030

Sở Y tế

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội Y - Dược tỉnh và các đơn vị có liên quan

2025

Kế hoạch được cấp có thẩm quyền ban hành

III

Củng cố, phát triển hệ thống khám, chữa bệnh bằng YHCT, kết hợp YHCT với y học hiện đại.

1

Hoàn thiện hệ thống quản lý y dược cổ truyền, nâng cao năng lực quản lý.

Phát triển hệ thống khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ tuyến tỉnh đến tuyến xã; đầu tư xây dựng, phát triển Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh.

Sở Y tế

Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên

 

2

Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực y học cổ truyền, thực hiện kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại

Sở Y tế

Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội Y

- Dược tỉnh

Thường xuyên

 

IV

Quản lý, phát triển vùng nuôi, trồng và chế biến dược liệu

1

Tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Quyết định số 1605/QĐ-UBND ngày 30/6/2023 của UBND tỉnh Lào Cai.

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội Y - Dược tỉnh và các đơn vị có liên quan

2025-2030

- Cấp mã số vùng trồng đối với các vùng trồng dược liệu.

- Đến năm 2030, diện tích cây dược liệu ước đạt 5.000 ha, sản lượng đạt khoảng 27.000 tấn tươi/năm; công suất chế biến khoảng 25.000 tấn/năm, trong đó sản lượng dược liệu được chế biến sâu khoảng 85%.

2

Tăng cường phối hợp trong quản lý dược liệu

Sở Y tế

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội Y - Dược tỉnh và các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

3

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý các vi phạm, kiên quyết đấu tranh phòng, chống các sản phẩm y dược cổ truyền, dược liệu giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ

Sở Y tế

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội Y - Dược tỉnh và các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

4

Đẩy mạnh tham mưu, đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao khoa học và công nghệ liên quan đến phát triển vùng trồng, chế biến dược liệu, sản xuất và tiêu dùng thuốc cổ truyền

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội Y - Dược tỉnh và các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

V

Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển nền y dược cổ truyền tỉnh

1

Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ

Sở Công thương

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội Y - Dược tỉnh và các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

Các hoạt động được triển khai

2

Thường xuyên hợp tác quốc tế trong công tác khám chữa bệnh, trao đổi chuyên gia, đào tạo nhân lực chất lượng cao tại nước ngoài.

Sở Y tế

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội Y - Dược tỉnh và các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

3

Quản lý chặt chẽ hoạt động xuất, nhập khẩu các mặt hàng dược liệu trên địa bàn tỉnh.

Cục Hải quan tỉnh

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội Y - Dược tỉnh và các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

4

Thu hút và phát triển các nhà máy sản xuất dược, dược liệu phục vụ sản xuất thuốc và nguyên liệu làm thuốc, dược liệu trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Ban quản lý Khu kinh tế

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội Y - Dược tỉnh và các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

VI

Phát triển nền y học cổ truyền gắn với phát triển du lịch mang đậm bản sắc địa phương

1

Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, trong đó có các loại hình dịch vụ du lịch gắn với y học cổ truyền, chăm sóc sức khỏe và quảng bá các sản phẩm y học cổ truyền gắn với bản sắc địa phương.

Sở Y tế

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội Y - Dược tỉnh và các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

2

Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành và tra cứu dữ liệu, liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về du lịch

Sở Du lịch

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội Y - Dược tỉnh và các đơn vị có liên quan

2025 - 2030

Bản đồ các địa điểm cung cấp dịch vụ, sản phẩm YHCT phục vụ khách du lịch

VII

Kế thừa, bảo tồn và phát triển nền đông y.

1

Tiếp tục kế thừa, bảo tồn và phát triển đồng bộ cả lý luận và kinh điển y học cổ truyền, dược liệu, vị thuốc, bài thuốc gia truyền

Sở Y tế

Hội Y Dược tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ

Thường xuyên

 

2

Khuyến khích, động viên các lương y giỏi truyền thụ y thuật, bài thuốc gia truyền

Hội Y - Dược tỉnh

Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông

Thường xuyên

 

VIII

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực y học cổ truyền

1

Nghiên cứu khoa học và xây dựng, thực hiện các đề tài cấp cơ sở, cấp tỉnh về YHCT

Sở Y tế

Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên

Các đề tài

2

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác khám, chữa bệnh YHCT

Sở Y tế

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội Y - Dược tỉnh và các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

IX

Phát huy vai trò chủ động, tích cực, nòng cốt của Hội Y - Dược tỉnh, Hội Đông Y các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin về y học cổ truyền

1

Củng cố, kiện toàn, đổi mới tổ chức, hoạt động Hội từ tỉnh đến huyện

Hội Y - Dược tỉnh

- Sở Nội vụ;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

2025

 

2

Sưu tầm các bài thuốc hay, cây thuốc quý, các phương pháp chữa bệnh hiệu quả trong dân gian và tổ chức tuyên truyền, phổ biến

Hội Y - Dược tỉnh

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hội Y - Dược tỉnh và các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chương trình 24/CTr-UBND năm 2024 hành động thực hiện Kết luận 86-KL/TW về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới do tỉnh Lào Cai ban hành

  • Số hiệu: 24/CTr-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 14/10/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
  • Người ký: Giàng Thị Dung
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/10/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản