BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1901/CTPH-BLĐTBXH-BHXHVN | Hà Nội, ngày 11 tháng 06 năm 2010 |
TRONG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Để tăng cường sự phối hợp trong xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội) đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và tổ chức thực hiện tốt chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất Chương trình phối hợp như sau:
I. PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP
Chương trình phối hợp này được áp dụng với các đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội); các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) trong việc xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
a) Việc phối hợp hoạt động được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cơ quan.
b) Trong quá trình phối hợp cần đảm bảo vai trò, trách nhiệm và tính độc lập của từng cơ quan.
c) Việc phối hợp phải kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất, đúng quy định của pháp luật nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước và thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
A. Phối hợp giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với Bảo hiểm xã hội Việt Nam
1. Phối hợp trong nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội
a) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành;
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam đánh giá chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội đã ban hành, nghiên cứu tiếp thu các kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
b) Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm:
- Đề xuất, kiến nghị các nội dung cần xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Tham gia nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ để thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Phối hợp trong tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội
a) Hàng năm Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội cho người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng có liên quan.
b) Trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội nếu có vướng mắc, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để kịp thời giải quyết.
c) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh phối hợp thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội ở các địa phương, từng bước thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng cùng ngày với việc trả trợ cấp ưu đãi người có công vào trước ngày 10 hàng tháng.
d) Vào tuần cuối của tháng 6 và tháng 12 hàng năm, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội Việt Nam họp đánh giá về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội để tổng hợp báo cáo lãnh đạo hai bên. Địa điểm và thời gian cụ thể do Văn phòng hai bên bố trí.
đ) Trung tâm thông tin – Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với Cục Việc làm – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình phần mềm để từng bước kết nối cơ sở dữ liệu về thu bảo hiểm thất nghiệp, cơ sở dữ liệu về giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp giữa Bảo hiểm xã hội tỉnh và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
a) Ngoài kế hoạch thanh tra bảo hiểm xã hội theo chức năng được giao, hàng năm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội. Tùy theo yêu cầu và tính chất vụ việc, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra theo đề nghị của mỗi bên.
b) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh phối hợp tăng cường các cuộc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, có biện pháp xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
c) Ngoài thanh tra theo kế hoạch đã định, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ xem xét và quyết định thanh tra những vấn đề do Bảo hiểm xã hội Việt Nam phát hiện và đề nghị.
d) Các báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra của các bên được gửi cho nhau để theo dõi, xử lý, tổng hợp (trừ những vấn đề không được công bố theo quy định của pháp luật về thanh tra).
đ) Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn. Trường hợp cần tham khảo ý kiến trước khi giải quyết thì các bên có văn bản lấy ý kiến.
4. Báo cáo và trao đổi thông tin
a) Định kỳ 6 tháng một lần, Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện chế độ, chính sách, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội.
b) Trường hợp cần báo cáo đột xuất, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản nêu rõ yêu cầu, nội dung và thời gian. Để đảm bảo kịp thời trong xử lý công việc, hai bên có thể trao đổi thông tin nhanh bằng điện thoại hay fax, thư điện tử trước khi gửi văn bản qua đường công văn.
c) Trao đổi văn bản giữa các bên:
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam các văn bản ban hành theo thẩm quyền và các văn bản chỉ đạo liên quan đến chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; báo cáo tổng kết hàng năm; văn bản trả lời Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố liên quan đến chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; văn bản thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, các văn bản có liên quan đến việc nghiên cứu, xây dựng chính sách bảo hiểm xã hội.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam; báo cáo tình hình thực hiện chế độ chính sách, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội hàng năm; văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội, kế hoạch và báo cáo kiểm tra hàng năm việc chấp hành pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội; các văn bản trả lời Ủy ban nhân dân, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các tài liệu khác có liên quan đến thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.
đ) Trung tâm Thông tin của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Trung tâm Thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện cung cấp, trao đổi số liệu thống kê về bảo hiểm xã hội thường xuyên qua hệ thống mạng hình thành cơ sở dữ liệu chung phục vụ công tác quản lý.
B. Phối hợp giữa Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội tỉnh
1. Đề xuất, kiến nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội tỉnh phối hợp đề xuất, kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội gửi cơ quan quản lý cấp trên; phối hợp tổ chức lấy ý kiến góp ý của các sở, ban, ngành liên quan đối với các văn bản tham gia về chính sách bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Thông tin, tuyên truyền, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội
a) Bảo hiểm xã hội tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các ban, ngành liên quan của địa phương, để xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội đến người lao động, người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội thuộc địa bàn quản lý.
b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh lập kế hoạch triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội;
c) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm:
- Xây dựng nội dung phối hợp hoạt động giữa phòng chức năng hoặc đơn vị liên quan thuộc Sở và Bảo hiểm xã hội tỉnh trong việc quản lý đối tượng, thu bảo hiểm xã hội; giải quyết và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội phù hợp với tình hình thực tế ở từng địa phương.
- Phối hợp xây dựng cơ chế trao đổi thông tin trong quản lý đối tượng; quy trình tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, chứng từ hưởng bảo hiểm thất nghiệp và việc giải quyết chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho phù hợp với tình hình địa phương và đúng quy định của pháp luật.
- Phối hợp thực hiện kết nối cơ sở dữ liệu liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp giữa Sở Lao động – Thương binh và Xã hội với Bảo hiểm xã hội tỉnh để phục vụ quản lý đối tượng và chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
d) Hai bên thống nhất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp để trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng cùng ngày với việc trả trợ cấp ưu đãi người có công vào trước ngày 10 hàng tháng.
đ) Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, nếu thấy cần thiết, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội tỉnh thảo luận và thống nhất trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để chỉ đạo, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh tại địa phương.
3. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội
a) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội trong địa bàn tỉnh theo kế hoạch hoặc theo đề nghị của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội.
b) Tùy theo yêu cầu và tính chất vụ việc, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cử cán bộ tham gia kiểm tra về bảo hiểm xã hội của mỗi bên.
c) Kết quả thanh tra, kiểm tra được gửi cho mỗi bên để theo dõi và thực hiện việc xử lý và tổng hợp báo cáo lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
d) Bảo hiểm xã hội tỉnh kiểm tra việc đóng bảo hiểm xã hội và việc hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động trong các đơn vị sử dụng lao động. Nếu phát hiện đơn vị hoặc cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội thì kiến nghị với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để kịp thời xử lý vi phạm.
đ) Trường hợp các đơn vị sử dụng lao động có hành vi vi phạm hành chính về pháp luật bảo hiểm xã hội nhưng không thực hiện kết luận xử lý sau thanh tra, kiểm tra thì Bảo hiểm xã hội tỉnh thông báo kịp thời với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xử lý vi phạm.
c) Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn. Trường hợp cần tham khảo ý kiến trước khi giải quyết thì các bên có văn bản lấy ý kiến.
4. Trao đổi thông tin và báo cáo
a) Định kỳ 6 tháng, Bảo hiểm xã hội tỉnh gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo về tình hình đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, tình hình thu, chi các chế độ bảo hiểm xã hội tại địa phương, các kiến nghị, đề xuất (nếu có); Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thông tin cho Bảo hiểm xã hội tỉnh về tình hình lao động, việc làm, tiền lương và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn quản lý.
b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm trao đổi thông tin 6 tháng một lần về tình hình giải quyết thư đơn, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân về bảo hiểm xã hội.
c) Định kỳ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức buổi làm việc trực tiếp để trao đổi thông tin và bàn biện pháp tổ chức thực hiện trong thời gian tới.
d) Gửi văn bản giữa Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội tỉnh:
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh các văn bản ban hành theo thẩm quyền và các văn bản chỉ đạo liên quan đến chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; báo cáo tổng kết hàng năm; thông tin về tình hình lao động, tiền lương, việc làm, đào tạo nghề trên địa bàn quản lý, báo cáo thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Bảo hiểm xã hội tỉnh gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các văn bản liên quan đến hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh; báo cáo tổng kết hàng năm; kế hoạch thu – chi bảo hiểm xã hội hàng năm của tỉnh; báo cáo quyết toán thu – chi bảo hiểm xã hội hàng năm của tỉnh; báo cáo kiểm tra việc chấp hành pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thông báo và phổ biến Chương trình phối hợp tới các đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để thống nhất thực hiện.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thông báo và phổ biến Chương trình phối hợp tới các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bảo hiểm xã hội lực lượng vũ trang và Bảo hiểm xã hội huyện để thống nhất thực hiện.
3. Hàng năm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội Việt Nam họp đánh giá tình hình thực hiện Chương trình phối hợp. Trường hợp cần thiết, mỗi bên có thể đề nghị họp bất thường, có thể thống nhất mời thêm đại diện các bộ ngành, đơn vị khác liên quan tham dự. Địa điểm và thời gian cụ thể của phiên họp do Văn phòng hai bên bố trí.
4. Căn cứ Chương trình phối hợp này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội tỉnh xây dựng chương trình phối hợp cụ thể cho phù hợp với tình hình của địa phương.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội tỉnh thống nhất thời gian họp định kỳ hoặc đột xuất giữa hai bên để đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp. Báo cáo cuộc họp được đồng gửi về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giao Vụ Bảo hiểm xã hội, Văn phòng Bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo dõi, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chương trình phối hợp này và đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH |
Nơi nhận: |
|
- 1Công văn 4590/LĐTBXH-LĐTL năm 2014 thực hiện pháp luật lao động, phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, đình công do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quy chế 2803/QCPH-TLĐ-BHXH năm 2015 phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2015 - 2020
- 1Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 2Công văn 4590/LĐTBXH-LĐTL năm 2014 thực hiện pháp luật lao động, phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, đình công do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quy chế 2803/QCPH-TLĐ-BHXH năm 2015 phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2015 - 2020
Chương trình 1901/CTPH-BLĐTBXH-BHXHVN phối hợp trong xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 1901/CTPH-BLĐTBXH-BHXHVN
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 11/06/2010
- Nơi ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Lê Bạch Hồng, Phạm Minh Huân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/06/2010
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực