- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Nghị quyết 88/NQ-CP năm 2011 về tăng cường thực hiện giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 18-CT/TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Ban Bí thư ban hành
- 4Nghị quyết liên tịch 08/NQLT/TLĐ-UBATGT về đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đối với cán bộ viên chức lao động trong cả nước do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam - Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia ban hành
- 5Quyết định 1526/QĐ-BGTVT năm 2013 phê duyệt Đề án Tổng thể kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM - ỦY BAN ATGT QUỐC GIA | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1223b/CTPH-TLĐ-UBATGTQG | Hà Nội, ngày 19 tháng 08 năm 2014 |
Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và Nghị quyết 88/NQ-CP ngày 24/8/2012 của Chính phủ về “Tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông”;
Nối tiếp Nghị quyết liên tịch số 08/2009/NQLT/TLĐLĐVN-UBATGTQG ngày 07/8/2009, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia thống nhất chương trình phối hợp tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động “Công nhân, viên chức, lao động và đoàn viên Công đoàn (sau đây gọi chung là người lao động) tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông” với những nội dung sau:
1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của công đoàn các cấp về bảo đảm TTATGT; nâng cao nhận thức và ý thức của người lao động về chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.
2. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia; giữa Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) địa phương với Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong lĩnh vực tuyên truyền, vận động người lao động trong cả nước và đặc biệt chú trọng đối tượng là người lao động tại các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế (sau đây gọi chung là khu, cụm công nghiệp) tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông.
3. Giảm thiểu tai nạn xe mô tô, xe gắn máy đối với người lao động; giảm tình trạng xe chở quá tải trọng trong các doanh nghiệp vận tải.
4. Tiếp tục vận động người lao động trong cả nước xây dựng "văn hóa giao thông" thông qua các hành vi, ứng xử khi tham gia giao thông và tham gia sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
1. Công tác tuyên truyền, vận động
1.1. Nội dung tuyên truyền:
- Phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về TTATGT;
- Phổ biến pháp luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đến người lao động tại các khu, cụm công nghiệp trong cả nước; trọng tâm là Luật giao thông đường bộ và các nghị định, thông tư hướng dẫn Luật;
- Các nguy cơ, hiểm họa tai nạn xe mô tô, xe gắn máy và các biện pháp phòng tránh, hạn chế tai nạn xe mô tô, xe gắn máy nhất là thời điểm xảy ra nhiều tai nạn (từ 18h00-24h00); nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật TTATGT và hướng dẫn các kỹ năng điều khiển xe an toàn cho người lao động. Tuyên truyền, vận động người lao động thực hiện 3 phải và 3 không khi đi mô tô, xe gắn máy (phải đội MBH, phải đi đúng phần đường, làn đường, phải giảm tốc độ và quan sát an toàn khi từ đường phụ ra đường chính; không lái xe sau khi uống rượu, bia; không phóng nhanh vượt ẩu; không chở quá số người quy định).
- Các biện pháp phòng tránh tai nạn khi đi bộ sang đường, đi xe đạp, xe đạp diện; tai nạn đò ngang, tai nạn đường ngang qua đường sắt;
- Tuyên truyền, vận động người lao động thực hiện “văn hóa giao thông”, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về TTATGT, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông.
- Phổ biến những kinh nghiệm, mô hình hay, biểu dương những tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trong công tác bảo đảm TTATGT; phê phán những hiện tượng tiêu cực, hành vi kém ý thức khi tham gia giao thông.
1.2. Hình thức, phương pháp tuyên truyền:
- Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông và văn hóa giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng trong hệ thống Công đoàn, từ Tổng Liên đoàn đến LĐLĐ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Công đoàn ngành Trung ương và tương đương.
- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phù hợp với trình độ, điều kiện sống, điều kiện làm việc của người lao động, cụ thể:
+ Tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp;
+ Tuyên truyền qua tờ rơi, tờ gấp, sổ tay, đĩa CD tiếng, đĩa VCD hình;
+ Tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp cho người lao động tại các khu, cụm công nghiệp, khu nhà trọ công nhân tự quản;
+ Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các buổi lễ ra quân, diễu hành, cổ động, tổ chức các buổi tuyên truyền lưu động tại các khu công nghiệp;
+ Tuyên truyền trực quan như sử dụng các pano, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu tranh cổ động tại các nút giao thông;
- Vận động người lao động ký cam kết chấp hành nghiêm các quy định về an toàn giao thông;
- Tổ chức các cuộc thi về an toàn giao thông tại đơn vị hoặc theo cụm với các hình thức: thi viết, sân khấu hóa, lái xe mô tô an toàn; tuyên truyền viên giỏi về an toàn giao thông...
- Chú trọng tuyên truyền tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vùng ven đô thị và dọc theo các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt, đường thủy nội địa.
2. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các khu, cụm công nghiệp
- Tổ chức công tác tập huấn, nâng cao trình độ kỹ năng, nghiệp vụ, cập nhật thông tin cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong hệ thống Công đoàn về công tác bảo đảm TTATGT;
- Xây dựng các mô hình điểm về công tác tuyên truyền bảo đảm TTATGT, Văn hóa giao thông tại các khu, cụm công nghiệp;
- Chủ sử dụng lao động bố trí giờ làm hợp lý, tránh ùn tắc giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông.
- Vận động các cơ quan chức năng có liên quan và các doanh nghiệp triển khai tốt công tác vận chuyển, đưa đón người lao động; Thí điểm tổ chức việc giảm giá về xe buýt (theo tuyến, lộ trình) cho công nhân lao động tại khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất có đông công nhân lao động;
- Thí điểm xây dựng mô hình đoạn đường tổ công nhân tự quản an toàn giao thông và kiến nghị với các cơ quan chức năng có cơ chế chính sách để tổ công nhân tự quản bảo đảm trật tự an toàn giao thông được duy trì và hoạt động tốt;
- Phối hợp phát hiện và tham gia khắc phục kịp thời các yếu tố hạ tầng có nguy cơ mất an toàn giao thông, các vị trí hạn chế tầm nhìn tại các ngã ba, ngã tư, đường giao cắt; hệ thống biển báo hiệu giao thông trong các khu, cụm công nghiệp;
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, tham mưu, đề xuất xây dựng các “Điểm, chốt sơ cấp cứu tai nạn giao thông” ở các khu công nghiệp nằm xa nội thị nhằm kịp thời sơ cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn để giảm nhẹ thương vong.
- Vận động người lao động xa quê không đón xe khách không đúng bến bãi, điểm đón được quy định.
3. Bảo đảm phương tiện giao thông an toàn
- Phổ biến, hướng dẫn kỹ năng điều khiển, kỹ năng phanh xe mô tô, xe máy an toàn khi qua các điểm, nút giao cắt với quốc lộ, tỉnh lộ, đường nội thị, đường nội bộ của các khu công nghiệp, đặc biệt là ban đêm...;
- Vận động các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các đơn vị sản xuất tăng cường kiểm soát tải trọng xe ngay tại kho, bến bãi của doanh nghiệp theo đúng những quy định tại Quyết định số 1526/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải về việc phê duyệt đề án tổng thể kiểm soát tải trọng xe trên đường;
- Vận động các tổ chức kinh tế không sử dụng xe hoán cải, xe ba bánh, xe tự chế trên đường giao thông;
III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP THỰC HIỆN
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
1.1. Phổ biến, quán triệt Chương trình phối hợp tới các cấp Công đoàn; chỉ đạo LĐLĐ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn chủ động phối hợp với Ban An toàn giao thông cùng cấp ký Chương trình phối hợp, xây dựng kế hoạch triển khai công tác bảo đảm TTATGT.
1.2. Biên soạn tài liệu (tờ rơi, tờ gấp, sổ tay, tranh cổ động), in ấn đĩa hình, đĩa tiếng, tài liệu hướng dẫn tuyên truyền đến các cấp Công đoàn trong hệ thống.
1.3. Tổ chức tập huấn, cung cấp thông tin, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong hệ thống về công tác bảo đảm TTATGT.
1.4. Hường dẫn Công đoàn cấp trên cơ sở, phối hợp với cơ quan chuyên môn đồng cấp, tổ chức cho người lao động ký cam kết và phát động các phong trào thi đua trong việc tham gia các hoạt động bảo đảm TTATGT, thực hiện nếp sống văn hóa giao thông và tuân thủ các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
1.5. Tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, phát động lễ ra quân bảo đảm TTATGT, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật ATGT.
1.6. Chỉ đạo các cơ quan báo chí trong hệ thống và các đài phát thanh, truyền hình Trung ương (theo chương trình phối hợp hàng năm) mở các chuyên trang, chuyên mục, các phóng sự tuyên truyền về bảo đảm TTATGT.
1.7. Tổ chức, tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo đảm TTATGT của người lao động trong phạm vi cả nước.
1.8. Chỉ đạo các cấp công đoàn báo cáo kết quả các hoạt động bảo đảm TTATGT cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ủy ban ATGT Quốc gia theo định kỳ 6 tháng, một năm.
1.9. Tổ chức một số chiến dịch hoạt động trọng điểm theo Chương trình phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia.
2. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
2.1. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thành viên của Ủy ban, Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các cấp công đoàn thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp.
2.2. Cung cấp thông tin, tài liệu (Luật, Chỉ thị, Nghị quyết...) chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2.3. Tham gia chỉ đạo các hoạt động tập huấn về tuyên truyền, vận động người lao động tại các khu công nghiệp chấp hành pháp luật về an toàn giao thông.
2.4. Đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo các tỉnh, thành phố xây dựng các “Điểm, chốt sơ cấp cứu tai nạn giao thông” ở các khu công nghiệp nằm xa nội thị nhằm kịp thời sơ cứu ban đầu cho các nạn nhân khi xảy ra tai nạn đồ giảm nhẹ thương vong.
2.5. Chỉ đạo Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đưa, đón, vận chuyển công nhân lao động; tổ chức giảm giá vé xe buýt (theo tuyến, lộ trình) tại các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất có đông công nhân lao động.
2.6. Yêu cầu, định hướng, cấp kinh phí và tham gia tổ chức các chiến dịch bảo đảm an toàn giao thông trong từng thời kỳ.
2.7. Hỗ trợ kinh phí cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức thực hiện Chương trình phối hợp.
1. Hàng năm, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia xây dựng kế hoạch triển khai và đảm bảo nguồn lực thực hiện; hướng dẫn tổ chức thực hiện; sơ kết đánh giá hoạt động, khen thưởng tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện chương trình phối hợp.
2. Phối hợp tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để đôn đốc các cấp công đoàn và Ban An toàn giao thông các cấp thực hiện Chương trình phối hợp.
3. Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn và Văn phòng Ủy ban ATGT quốc gia là cơ quan thường trực, tham mưu cho Tổng Liên đoàn và Ủy ban ATGT Quốc gia chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện chương trình phối hợp; tổ chức giao ban, tổng kết và tổng hợp, báo cáo kết quả với lãnh đạo hai cơ quan.
4. Chương trình phối hợp có hiệu lực kể từ ngày ký, được áp dụng thống nhất trong hệ thống Công đoàn Việt Nam và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia./.
KT. CHỦ TỊCH | TM. BAN CHẤP HÀNH |
Nơi nhận: |
|
- 1Công điện 04/CĐ-UBATGTQG năm 2014 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phục vụ nhân dân đi lại thuận tiện và an toàn trong 2 ngày cuối đợt nghỉ lễ do Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia điện
- 2Công văn 4746/BGTVT-VT năm 2014 tiếp tục triển khai quyết liệt và hiệu quả công tác kiểm soát tải trọng phương tiện cũng như công tác phối hợp trong tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm và thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông giữa các Bộ, ngành, địa phương trong thời gian tới do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Công văn 3653/VPCP-KTN năm 2014 ủy quyền báo cáo của Chính phủ về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Chương trình phối hợp 38/CTPH-MTTW-ĐTCTXH năm 2013 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung ương các đoàn thể chính trị - xã hội năm 2014
- 5Thông báo 419/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia tại Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm quý IV năm 2014 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Công điện 2168/CĐ-TTg năm 2014 bảo đảm an toàn giao thông tại các khu vực trung du, miền núi do Thủ tướng Chính phủ điện
- 7Công văn 6178/BGDĐT-GDTX năm 2014 triển khai chương trình phối hợp giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Chương trình phối hợp 18/CTrPH-MTTW-UBATGTQG năm 2016 về "Vận động toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông" giai đoạn 2016-2021 do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia ban hành
- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Nghị quyết 88/NQ-CP năm 2011 về tăng cường thực hiện giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 18-CT/TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Ban Bí thư ban hành
- 4Nghị quyết liên tịch 08/NQLT/TLĐ-UBATGT về đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đối với cán bộ viên chức lao động trong cả nước do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam - Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia ban hành
- 5Quyết định 1526/QĐ-BGTVT năm 2013 phê duyệt Đề án Tổng thể kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Công điện 04/CĐ-UBATGTQG năm 2014 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phục vụ nhân dân đi lại thuận tiện và an toàn trong 2 ngày cuối đợt nghỉ lễ do Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia điện
- 7Công văn 4746/BGTVT-VT năm 2014 tiếp tục triển khai quyết liệt và hiệu quả công tác kiểm soát tải trọng phương tiện cũng như công tác phối hợp trong tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm và thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông giữa các Bộ, ngành, địa phương trong thời gian tới do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Công văn 3653/VPCP-KTN năm 2014 ủy quyền báo cáo của Chính phủ về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Chương trình phối hợp 38/CTPH-MTTW-ĐTCTXH năm 2013 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung ương các đoàn thể chính trị - xã hội năm 2014
- 10Thông báo 419/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia tại Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm quý IV năm 2014 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 11Công điện 2168/CĐ-TTg năm 2014 bảo đảm an toàn giao thông tại các khu vực trung du, miền núi do Thủ tướng Chính phủ điện
- 12Công văn 6178/BGDĐT-GDTX năm 2014 triển khai chương trình phối hợp giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 13Chương trình phối hợp 18/CTrPH-MTTW-UBATGTQG năm 2016 về "Vận động toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông" giai đoạn 2016-2021 do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia ban hành
Chương trình 1223b/CTPH-TLĐ-UBATGTQG năm 2014 phối hợp tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đối với cán bộ, công nhân, viên chức lao động do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia ban hành
- Số hiệu: 1223b/CTPH-TLĐ-UBATGTQG
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 19/08/2014
- Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia
- Người ký: Đặng Ngọc Tùng, Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/08/2014
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định