Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/CTr-UBND

Yên Bái, ngày 18 tháng 8 năm 2021

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 30-NQ/TU NGÀY 24/02/2021 HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÓA XIX VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TU ngày 24/02/2021 Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về phát triển ngành dịch vụ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây viết tắt là Nghị quyết s 30-NQ/TU), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm quán triệt và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển ngành dịch vụ của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 đề ra trong Nghị quyết số 30-NQ/TU.

Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các lợi thế. Xác định rõ trách nhiệm, sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của các sở, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh nhằm đưa ngành dịch vụ Yên Bái phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có.

2. Yêu cầu

Chương trình hành động đề ra các nhiệm vụ và giải pháp cần triển khai trong thời gian tới để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nội dung của Nghị quyết số 30-NQ/TU, phù hợp với Đề án Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 tại Quyết định số 283/QĐ-TTg ngày 19/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 531/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ và các quy hoạch, chương trình, đề án, chính sách, dự án liên quan đến ngành dịch vụ đã được phê duyệt.

Tập trung mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của từng địa phương; thực hiện đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm tạo những chuyển biến tích cực cho phát triển ngành dịch vụ của tỉnh.

Phân công, xác định rõ trách nhiệm, sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của các sở, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh để triển khai thực hiện Chương trình hành động với quyết tâm cao nhất nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu ngành dịch vụ giai đoạn 2021 - 2025, bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Cơ cấu lại ngành dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh, tập trung vào các ngành dịch vụ có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đưa dịch vụ trở thành ngành kinh tế quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phát triển ngành dịch vụ theo hướng đồng bộ, xây dựng các sản phẩm dịch vụ chất lượng, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao. Huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển các ngành dịch vụ theo cơ chế thị trường. Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ phù hợp với đặc điểm của từng vùng, địa phương theo nhu cầu xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

Tốc độ tăng trưởng toàn ngành dịch vụ bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 7,5%/năm; đến năm 2025, tỷ trọng toàn ngành dịch vụ trong GRDP đạt khoảng 46,5%; tỷ lệ lao động làm việc trong ngành dịch vụ chiếm khoảng 26%, trong đó tỷ trọng lao động qua đào tạo đạt khoảng 32 - 35%. Trong đó:

- Dịch vụ du lịch: Đón trên 1.500.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 400.000 lượt, tăng trưởng bình quân đạt 14,6%/năm; doanh thu từ du lịch đạt 1.500 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt 26%/năm; tạo việc làm cho khoảng 12.500 lao động.

- Dịch vụ thương mại: Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ qua mạng lưới thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại đạt 15-17%/năm, tỷ trọng hàng hóa bán lẻ qua mạng lưới thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại chiếm khoảng 10-12% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 30.000 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 500 triệu USD.

- Dịch vụ giáo dục và đào tạo: Huy động trên 30% trẻ em trong độ tuổi ra nhà trẻ, 97% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp; 99,9% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; từ 97% trở lên học sinh hoàn thành chương trình tiểu học; từ 95% trở lên học sinh hoàn thành cấp học trung học cơ sở; từ 90% trở lên học sinh hoàn thành cấp học phổ thông; học sinh người dân tộc thiểu số cấp tiểu học, trung học cơ sở được học tại trường dân tộc bán trú đạt từ 30% trở lên; duy trì từ 70% trở lên số trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Đảm bảo số lượng, cơ cấu giáo viên giảng dạy ở tất cả các cấp học; 100% cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định.

- Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe: Tuổi thọ trung bình người dân đạt 74,5 tuổi; số năm sống khỏe đạt tối thiểu 68 năm; số bác sỹ/10 nghìn dân đạt 12 bác sỹ; số giường bệnh/10 nghìn dân đạt 35,7 giường bệnh; tỷ lệ trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm đầy đủ các loại vắc xin đạt 98,5%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế đạt trên 90%.

- Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm: Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ hiện có để đạt mức tăng trưởng tín dụng hàng năm từ 12-14%/năm; phát triển đa dạng các loại hình bảo hiểm; mở rộng, phát triển thêm các loại hình dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của xã hội.

- Dịch vụ logistics và vận tải: Tổng sản lượng vận tải hàng hóa khoảng 287 triệu tấn.km, tốc độ tăng trưởng sản lượng vận tải hàng hóa bình quân hàng năm đạt 8,4%/năm. Tổng sản lượng vận tải hành khách khoảng 910 triệu người.km, tốc độ tăng trưởng sản lượng vận tải hành khách bình quân hàng năm đạt 8,5%/năm.

- Dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông: Phát triển hạ tầng bưu chính theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số trong bưu chính; chuyển dịch hạ tầng viễn thông sang hạ tầng ICT, phát triển hạ tầng số đồng bộ, hiện đại để thúc đẩy chuyển đổi số hướng tới nền kinh tế số, xã hội số; 100% các khu, cụm công nghiệp và trung tâm huyện, thị xã, thành phố được phủ sóng 4G/5G; 50% hộ gia đình tiếp cận dịch vụ truyền hình trả tiền; 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

- Dịch vụ khoa học và công nghệ: Xây dựng trên 20 mô hình chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đến người dân.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tập trung quán triệt, triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết số 30-NQ/TU

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của các cấp ủy Đảng, chính quyền và công tác vận động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể. Tập trung phổ biến, quán triệt đầy đủ định hướng, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển ngành dịch vụ trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết số 30-NQ/TU ngày 24/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về phát triển ngành dịch vụ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025. Xác định vai trò ngành dịch vụ trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự đồng thuận và phát huy vai trò chủ thể của người dân trong phát triển dịch vụ.

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và hệ thống chính trị, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động, sự đồng thuận trong xã hội; chỉ đạo thực hiện gắn các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thị xã, thành phố với quy hoạch, đề án phát triển ngành dịch vụ của tỉnh, của vùng, của cả nước.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình phát triển ngành dịch vụ trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ

Rà soát, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển ngành dịch vụ tích hợp trong Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021 - 2030 và các Quy hoạch xây dựng bảo đảm tính khoa học, gắn kết, đồng bộ và hệ thống giữa các quy hoạch làm cơ sở để các cấp, các ngành thực hiện điều chỉnh các chương trình, đề án, chính sách có liên quan bảo đảm phù hợp với tình hình, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội gắn với yêu cầu thị trường nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển dịch vụ.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ và hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); môi trường đầu tư thông thoáng, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ; tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện dự án đúng tiến độ. Kiểm tra, quản lý chặt chẽ và xử lý theo đúng pháp luật đối với dự án đầu tư không thực hiện đúng theo cam kết.

Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ của Trung ương; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực như: thương mại, du lịch, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, thông tin và truyền thông, kho bãi, logistics,… Ưu tiên các dự án có kỹ thuật, công nghệ cao; nhà đầu tư có thương hiệu và năng lực tài chính tốt, tạo ra một số sản phẩm đặc trưng, khác biệt của tỉnh để dẫn dắt hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp trong tỉnh.

3. Phát triển kết cấu hạ tầng ngành dịch vụ

Huy động tối đa các nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng, trang bị phương tiện kỹ thuật theo hướng đồng bộ, hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho phát triển dịch vụ. Bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư cho việc phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng có tính kết nối, mang tính lan tỏa và thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ. Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành dịch vụ, phát triển nhân lực và quảng bá xúc tiến đầu tư thương mại, du lịch; khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ theo hình thức đối tác công tư (PPP) để phát triển kết cấu hạ tầng với các công trình đồng bộ, hiện đại. Đầu tư trọng tâm, trọng điểm, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công, từng bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng giảm dần tỷ trọng đầu tư từ nhà nước, tăng nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp và vốn trong dân để đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ.

4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các ngành dịch vụ

Thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực dịch vụ, có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp cao. Tăng cường sự kết nối, phối hợp, hỗ trợ giữa các đơn vị cung ứng, đào tạo và sử dụng lao động, xây dựng các chương trình đào tạo kết hợp giữa kiến thức chuyên môn với kinh nghiệm thực tế để cung ứng cho thị trường nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, năng lực của đội ngũ cán bộ, nhà quản lý kinh doanh đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ trong điều kiện hội nhập. Đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, đào tạo nghề để chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang dịch vụ.

5. Nhiệm vụ, giải pháp theo ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế

5.1. Dịch vụ Du lịch

Phát triển du lịch theo hướng xây dựng, định vị rõ thương hiệu du lịch Yên Bái và hướng tới hoàn thiện hệ sinh thái du lịch xanh theo chuỗi giá trị, tạo hình ảnh và điểm đến đặc thù “Yên Bái - Nơi hội tụ sắc màu Tây Bắc” với các loại hình: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch trải nghiệm và khám phá; du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc thiểu số, lễ hội truyền thống; du lịch tham quan các di tích lịch sử - văn hóa; du lịch thể thao, vui chơi, giải trí,... ở 04 vùng du lịch trọng điểm của tỉnh.

Tập trung phát triển nhanh kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ phục vụ phát triển du lịch gồm hạ tầng giao thông kết nối, công nghệ thông tin tại các khu vực động lực phát triển du lịch, khu du lịch quốc gia, khu vực có tiềm năng phát triển du lịch; phát triển sản phẩm du lịch chất lượng, đa dạng, bản sắc dân tộc, đặc sắc khác biệt, có giá trị gia tăng cao dựa trên lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan của từng vùng, địa phương phù hợp với nhu cầu của thị trường và khả năng cạnh tranh của du lịch Yên Bái như: xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch “Con đường di sản Tây Bắc”, gắn chuỗi sản phẩm du lịch trong vùng Tây Bắc mang tính đặc trưng riêng có của vùng, đảm bảo bản sắc riêng của địa phương. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trực tiếp tham gia nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch, đảm bảo về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập quốc tế. Tăng cường liên kết, hợp tác phát triển du lịch thông minh kết hợp với du lịch nông thôn trên nền tảng phát triển nông nghiệp gắn với phát triển mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong xây dựng nông thôn mới, rừng phong cảnh. Nâng cao hiệu quả chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng với thành phố Hồ Chí Minh; mở rộng liên kết hợp tác với du lịch vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Ninh Bình và các tỉnh phía Nam; tỉnh Valdemame, thành phố Chevilly Larue (Cộng hòa Pháp); tỉnh Viêng Chăn, tỉnh Xay Nha Bu Ly (Lào); tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN,...

5.2. Dịch vụ Thương mại

Phát triển đồng bộ hệ thống bán buôn, bán lẻ theo hướng văn minh, hiện đại. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các tập đoàn bán lẻ lớn có uy tín trong nước tham gia để mở rộng thị trường. Chú trọng phát triển thị trường khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất, phân phối để phát triển mạnh thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là các sản phẩm đặc sản. Thực hiện tốt chương trình hợp tác giữa tỉnh Yên Bái với các tỉnh, nhất là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp liên kết, hợp tác với nông dân trong việc cung ứng nông sản, thực phẩm sản xuất tại Yên Bái để đưa ra tiêu thụ ở thị trường tỉnh ngoài. Từng bước nâng cao tỷ lệ hàng hóa do tỉnh sản xuất trong các siêu thị, trung tâm thương mại.

Tập trung thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại truyền thống và hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại. Xây mới các trung tâm thương mại quy mô hạng III tại địa bàn thuận lợi (thị xã Nghĩa Lộ và thành phố Yên Bái); xây mới chợ Bến Đò, chợ trung tâm km 4 thành phố Yên Bái và chợ trung tâm huyện Mù Cang Chải và nâng cấp, cải tạo chợ (xã Lâm Thượng, xã Khánh Thiện, xã An Phú, huyện Lục Yên; xã Châu Quế Thượng, xã Châu Quế Hạ, xã Phong Dụ Hạ, xã Lang Thíp, huyện Văn Yên; xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải). Xây mới siêu thị quy mô hạng III (thành phố Yên Bái; thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên và thị xã Nghĩa Lộ). Đổi mới phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý chợ nhằm thu hút nguồn lực xã hội hóa của các tổ chức, cá nhân đầu tư nâng cấp xây dựng chợ.

Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ thương mại, tập trung vào hệ thống thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến; ứng dụng công nghệ 4.0 trong truy xuất trực tuyến nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, hàng hóa... Phát triển các dịch vụ tích hợp dựa trên công nghệ tiên tiến như công nghệ thẻ thông minh, công nghệ Block Chain, công nghệ nhận dạng đối tượng, mã vạch,... Phấn đấu 35% dân số tham gia mua sắm trực tuyến; 40% các giao dịch mua hàng trên website và ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử; 30% giá trị giao dịch thương mại điện tử ở các huyện, thị xã; 40 - 50% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; 35 - 50% doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử và cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông, truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng; 100% cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp được cập nhật kiến thức mới về thương mại điện tử.

Tăng cường các biện pháp hỗ trợ đào tạo, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và kiểm tra giám sát về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp bán lẻ với các nhà sản xuất, tạo nguồn hàng sản xuất trong nước đủ tiêu chuẩn, chất lượng đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới khoa học công nghệ, áp dụng và mở rộng phương thức phân phối hiện đại, khuyến khích phát triển doanh nghiệp kinh doanh theo dạng chuỗi.

5.3. Dịch vụ Giáo dục và Đào tạo

Tiếp tục sắp xếp mạng lưới trường lớp, quy mô giáo dục các ngành học, bậc học hợp lý, hiệu quả đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục; nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Duy trì 100% đơn vị cấp xã, 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ III; đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ I; đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ I.

Nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế; chú trọng đào tạo nhân lực kỹ thuật, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp, quản lý xã hội, tổ chức cuộc sống và chăm sóc con người. Thực hiện có hiệu quả chính sách để thu hút, trọng dụng giáo viên giỏi, cán bộ quản lý giỏi; tập trung thực hiện có hiệu quả chính sách tuyển dụng giáo viên tiếng Anh chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế và những sinh viên giỏi về giảng dạy tại các trường trọng điểm về chất lượng.

Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa giáo dục và đào tạo; khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục và đào tạo chất lượng cao. Đến năm 2025, xây dựng và phát triển hệ thống trường ngoài công lập với tổng số 17 trường mầm non ngoài công lập (đạt tỷ lệ 3,7% trên tổng số trường mầm non, phổ thông); mỗi huyện, thị xã, thành phố xây dựng 03 trường trọng điểm chất lượng cao; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 85%.

Đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Tăng cường gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề với doanh nghiệp và thị trường lao động. Khuyến khích các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục, đào tạo để đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trong các ngành có nhu cầu cao. Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề; chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số trong giáo dục, đào tạo và ứng dụng các mô hình giáo dục, đào tạo mới trên nền tảng công nghệ thông tin như internet, trên thiết bị di động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% (trong đó: lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 40%); tỷ lệ lao động được đào tạo ở nhóm ngành dịch vụ chiếm khoảng 25 - 30% so với tổng số lao động được đào tạo nghề hàng năm.

5.4. Dịch vụ Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Phát triển hệ thống y tế theo hướng hiện đại, dự phòng tích cực và chủ động; giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh tật và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ y tế có chất lượng cao, hình thành trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh hướng tới sự hài lòng của người bệnh đạt trên 90%. Tăng cường chất lượng công tác dân số và phát triển; đổi mới mạnh mẽ cơ chế, phương thức hoạt động và chất lượng hoạt động của y tế cơ sở, phát triển mạnh y học gia đình. Nâng cao năng lực y tế dự phòng, tăng cường hệ thống giám sát dịch, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Kiểm soát các bệnh không lây nhiễm, phòng chống bệnh, tật học đường, phòng chống tai nạn thương tích, bệnh nghề nghiệp, kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở y tế, đặc biệt là Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao tại Bệnh viện đa khoa tỉnh trở thành trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao của khu vực Tây Bắc. Tăng cường xã hội hóa y tế, phấn đấu có thêm 100 giường bệnh ở khu vực tư nhân, 80 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân. Tỷ lệ hài lòng bệnh nhân nội trú đạt trên 90%. Tỷ lệ người dân được quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%. Tỷ lệ trạm y tế xã/phường có bác sỹ đạt 72,3%.

Đẩy mạnh hợp tác giữa bệnh viện tuyến tỉnh với các bệnh viện trung ương và quốc tế trong đào tạo và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ. Chú trọng đào tạo chuyển giao kỹ thuật các chuyên ngành; tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phát huy tối đa các trang thiết bị y tế hiện đại; đào tạo theo nhu cầu sử dụng của đơn vị, theo đặt hàng. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế tài chính các cơ sở y tế công lập, phấn đấu đến năm 2025 có 11/15 bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện tự chủ chi thường xuyên. Thực hiện chuyển đổi số ngành y tế, triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối từ xa giữa các cơ sở y tế trong tỉnh với các bệnh viện trung ương, từng bước triển khai bệnh án điện tử tại 03 cơ sở (Bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, trung tâm y tế huyện Văn Yên). Triển khai đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý trạm y tế, tiêm chủng, quản lý bệnh tật, hồ sơ sức khoẻ người dân gắn với quản lý thẻ, thanh toán bảo hiểm y tế.

5.5. Dịch vụ Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tài chính - ngân hàng theo hướng đổi mới quy trình, thủ tục và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian, chi phí, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Chủ động cung ứng kịp thời các phương tiện thanh toán, tiền mặt cho khách hàng đảm bảo hoạt động thông suốt, an toàn hệ thống thanh toán, điểm máy rút tiền tự động và nghiệp vụ kho quỹ. Phát triển mạng lưới, quy mô hệ thống ngân hàng trên địa bàn; tăng cường công tác quản lý, giảm nợ xấu; duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng, tăng nguồn vốn huy động. Phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh có 13 chi nhánh ngân hàng loại I, duy trì 09 chi nhánh ngân hàng loại II và 17 quỹ tín dụng nhân dân. Tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các chi nhánh ngân hàng thương mại lên khoảng 16 - 17%; tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

Đẩy mạnh các kênh huy động, cung cấp vốn cho thị trường, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cung cấp vốn cho các nhà đầu tư chiến lược đang có dự án khảo sát, nghiên cứu đầu tư vào tỉnh. Thành lập 01 doanh nghiệp tư vấn tài chính hoạt động trên địa bàn theo hướng chuyên nghiệp. Gia tăng số lượng doanh nghiệp, cá nhân tham gia đóng bảo hiểm xã hội lên mức 20%, giảm nợ bảo hiểm xã hội ở mức dưới 2%. Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm; mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm, nhất là đối với bảo hiểm sản phẩm trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp. Tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất kinh doanh tiếp cận vốn vay.

Phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng gắn với ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, chuyên dân từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh số, cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số. Quản lý chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng, hạn chế tới mức thấp nhất nợ xấu phát sinh; tăng cường quản lý dịch vụ bảo hiểm, tài chính khác trên địa bàn. Khuyến khích người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp và cá nhân, tổ chức cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thanh toán qua phương tiện không dùng tiền mặt. Phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế; quỹ tín dụng nhân dân thực hiện hiệu quả phương án củng cố và phát triển, từng bước nâng cao năng lực quản trị, điều hành, năng lực tài chính. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực của ngành tài chính, ngân hàng; hợp tác quốc tế và hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm.

5.6. Dịch vụ Logistics và vận tải

Thu hút đầu tư hiệu quả phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và tuyên truyền khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ logistics, vận tải hàng hóa, hành khách liên tỉnh. Thiết lập mạng lưới trung tâm phân phối nhiều cấp và các tuyến vận tải hàng hóa trong khu vực đô thị và các vùng sản xuất trọng điểm. Hình thành các khu cảng cạn tại khu vực Yên Bái có hạ tầng hiện đại, đồng bộ các khu chức năng, thực hiện đầy đủ các dịch vụ của ICD quốc tế. Đầu tư xây dựng 3 tuyến xe buýt kết nối thành phố Yên Bái với thị trấn Cổ Phúc, huyện Văn Yên và huyện Yên Bình, mỗi tuyến tối thiểu có 3 - 5 phương tiện chất lượng cao hoạt động.

Phát triển các trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ logistics. Hình thành 02 - 03 trung tâm dịch vụ logistics và vận tải lớn (tại khu vực ga Văn Phú, các nút giao IC12, IC14). Giảm lượng xe chạy rỗng từ 10 - 15% so với hiện nay, giảm tỷ trọng chi phí vận tải hàng hóa bằng đường bộ từ 05 - 10% trong cơ cấu chi phí logistics.

Tăng cường kết nối, phát triển hợp lý phương thức vận tải và dịch vụ logistics, đặc biệt chú trọng cơ cấu lại thị trường vận tải nội địa theo hướng giảm thị phần vận tải bằng đường bộ, tăng thị phần vận tải bằng đường sắt và đường thủy nội địa. Nâng cao năng lực quản lý của doanh nghiệp kinh doanh vận tải, dịch vụ logistics và sử dụng hợp lý các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các phương thức vận tải. Tăng cường quản lý, lắp đặt, sử dụng thiết bị giám sát hành trình xe, việc cấp và sử dụng phù hiệu, kê khai, niêm yết giá cước của các đơn vị vận tải...

5.7. Dịch vụ Công nghệ thông tin và truyền thông

Triển khai xây dựng, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, chuyển đổi số, kinh tế số, đô thị thông minh. Khuyến khích phát triển các nền tảng số để ứng dụng trong lĩnh vực bưu chính. Khai thác và ứng dụng hiệu quả nền tảng mã địa chỉ gắn với bản đồ số (Vpostcode) nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động vận chuyển và giao nhận hàng hóa trong thương mại điện tử và logistics. Hoàn thành việc tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong tỉnh và quốc gia thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP). Hỗ trợ phát triển 01-03 doanh nghiệp số trên địa bàn tỉnh có đủ năng lực cung cấp các dịch vụ, giải pháp, nền tảng chuyển đổi số trong một số lĩnh vực phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Hỗ trợ, tư vấn cho 05-10 doanh nghiệp xây dựng mô hình điểm về doanh nghiệp chuyển đối số phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ công qua mạng bưu chính công cộng, dịch vụ bưu chính công ích để góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Phát triển hạ tầng viễn thông tiến tới phổ cập dịch vụ 4G và phủ sóng mạng thông tin di động 5G ở các khu công nghiệp, trung tâm các huyện, thị xã, thành phố. Triển khai chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích và dịch vụ công trực tuyến liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Duy trì 100% xã có điểm phục vụ bưu chính; 100% hồ sơ công việc cấp tỉnh, cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đạt từ 50% trở lên. Tỷ lệ phát hành và sử dụng xuất bản phẩm điện tử đạt 5%. Tỷ lệ cơ quan, đơn vị sử dụng dịch vụ in xuất bản phẩm, tài liệu tuyên truyền tại các cơ sở in trên địa bàn tỉnh đạt 90%. Tỷ lệ dân số được phủ sóng 4G đạt 100%.

Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý chuyển đổi số cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Giám đốc điều hành doanh nghiệp; nâng cao nhận thức, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công nghệ số cho cán bộ, công chức, doanh nghiệp và người dân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, địa phương xuất bản tài liệu không kinh doanh phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền nhiệm vụ chính trị; khuyến khích các đơn vị áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại. Hướng dẫn, cung cấp thông tin cho báo chí, nhân dân; đa dạng hóa các kênh thông tin, tăng cường quản lý các trang tin điện tử, báo giấy và báo điện tử.

5.8. Dịch vụ Khoa học và công nghệ

Triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa giống cây trồng mới, con giống mới nhằm bổ sung cơ cấu giống, vật nuôi của địa phương, tập trung vào thế mạnh của địa phương về nuôi trồng thủy sản, cây dược liệu, cây lâm nghiệp làm giàu rừng. Đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến cho các doanh nghiệp, ưu tiên các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có tính lan tỏa, liên kết với các doanh nghiệp để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và chuyển giao công nghệ. Tiêu chuẩn đo lường chất lượng từng bước được nghiên cứu ứng dụng, áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trở thành một yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh; là công cụ và phương tiện quan trọng để duy trì các chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, thương mại. Phát triển hoạt động dịch vụ đánh giá sự phù hợp, dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm về đo lường tạo sự chuyển biến về số lượng và chất lượng.

Phát triển mạng lưới các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ; hạ tầng thông tin và thống kê khoa học công nghệ quốc gia theo hướng hiện đại hóa, đa dạng hóa vào hoạt động của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; khu vực tư nhân xây dựng cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ, trung tâm đổi mới sáng tạo và cung ứng dịch vụ khoa học và công nghệ; tăng quy mô tài chính cho các quỹ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ. Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân xây dựng, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản; hỗ trợ xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản phẩm hàng hóa của địa phương; mở rộng lĩnh vực và hoạt động dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn các phương tiện đo lường, đáp ứng đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu.

5.9. Các dịch vụ khác

Xây dựng, tổ chức thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để thu hút nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đẩy phát triển các lĩnh vực dịch vụ khác như: nông lâm nghiệp, môi trường, tư pháp, hành chính, hỗ trợ kinh doanh, vui chơi giải trí, văn hóa, thể thao, bất động sản,... để đáp ứng nhu cầu của nhân dân và yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế có thế mạnh của tỉnh.

Khuyến khích xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ các dịch vụ khác: khu vui chơi giải trí chất lượng cao, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, tư pháp, nông nghiệp, môi trường,... Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản trong nước và quốc tế đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tăng cường giao khoán tự chủ đối với các dịch vụ sự nghiệp: dịch vụ môi trường, dịch vụ hỗ trợ nông lâm nghiệp,...

6. Ứng dụng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường

Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ theo hướng phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, ứng dụng các thành tựu khoa học Cách mạng công nghiệp 4.0, nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ như du lịch, logistics và vận tải, công nghệ thông tin và truyền thông, thương mại, tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục,... Duy trì tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của tỉnh và tăng dần tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu GRDP.

Ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển dịch vụ kết hợp với việc nâng cao ý thức của người dân với mục tiêu tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, sinh thái tại các khu dịch vụ, khu du lịch. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ các hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Triển khai thực hiện hiệu quả các đề án, dự án bảo vệ môi trường; có giải pháp huy động các nguồn lực để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

7. Công tác truyền thông và phát triển thị trường

Đẩy mạnh công tác truyền thông và mở rộng xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm có thế mạnh của Yên Bái ra bên ngoài thông qua hoạt động đối ngoại, tổ chức hội chợ, hội thảo trong nước và quốc tế,... Tăng cường tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương, của tỉnh (Cổng thông tin điện tử, website...); sản xuất và phát hành các ấn phẩm báo chí; xây dựng phim tài liệu quảng bá, giới thiệu du lịch, cảnh quan, môi trường và con người Yên Bái.

8. Tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội

Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển dịch vụ với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân. Xây dựng Yên Bái trở thành địa phương có môi trường sống, đầu tư, kinh doanh lành mạnh, thân thiện, an toàn và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư quốc tế. Làm tốt công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, buôn lậu, gian lận thương mại và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án cơ cấu lại ngành dịch vụ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 để triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TU. Định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện Chương trình hành động.

Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 để tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ.

2. Các Sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để tham mưu, thực hiện hiệu quả các nội dung có liên quan tại Nghị quyết số 30-NQ/TU, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TU và Đề án cơ cấu lại ngành dịch vụ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Triển khai xây dựng các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 30-NQ/TU, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TU và Đề án cơ cấu lại ngành dịch vụ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021- 2025, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh

Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân đoàn kết, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Trong quá trình thực hiện Chương trình hành động, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các sở, ngành, địa phương chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy (báo cáo);
- TT. HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ đoàn thể và tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
- Các Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH, TKTH.

CHỦ TỊCH




Trần Huy Tuấn

 

PHỤ LỤC

MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Chương trình hành động số 11/CTr-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

STT

Nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì thực hiện

Cơ quan phối hợp thực hiện

Thời gian thực hiện

Lãnh đạo UBND tỉnh chủ trì chịu trách nhiệm

Hình thức văn bản

1

2

3

4

5

6

7

A

Nhiệm vụ chung

 

 

 

 

 

1

Tổ chức quán triệt, triển khai Nghị quyết số 30-NQ/TU

Các sở, ban ngành đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các cơ quan, đơn vị có liên quan

Năm 2021

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Văn bản chỉ đạo, tin, bài trên truyền thông đại chúng...

2

Xây dựng kịch bản tăng trưởng tỉnh Yên Bái (Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 7,5%/năm; tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm khoảng 46,5%)

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

Hằng năm

Đồng chí Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh

Kịch bản của UBND tỉnh

3

Xây dựng kế hoạch thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

Hằng năm

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Kế hoạch của UBND tỉnh

4

Báo cáo định kỳ và báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình hành động

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

Hằng năm

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Báo cáo

B

Nhiệm vụ cụ thể từng lĩnh vực

 

 

 

 

 

I

Dịch vụ Du lịch

 

 

 

 

 

1

Xây dựng và triển khai Đề án xây dựng phát triển huyện Mù Cang Chải thành huyện du lịch giai đoạn 2021 - 2025

UBND huyện Mù Cang Chải

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Đề án

2

Xây dựng và triển khai Đề án xây dựng thị xã Nghĩa Lộ thành thị xã văn hóa, du lịch giai đoạn 2021 - 2025

UBND thị xã Nghĩa Lộ

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Đề án

3

Xây dựng và triển khai hạng mục dự án du lịch thông minh trong Đề án đô thị thông minh

Văn phòng UBND tỉnh

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2020-2025

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Đề án

4

Xây dựng và triển khai đồ án Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà đến năm 2040

Sở Xây dựng

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2020- 2025

Đồng chí Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh

Quyết định

5

Xây dựng và triển khai Đề án xây dựng thương hiệu và phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2018- 2025

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Đề án

6

Triển khai Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025

Sở Văn hóa. Thể thao và Du lịch

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Hướng dẫn

II

Dịch vụ Thương mại

 

 

 

 

 

1

Phát triển thương mại điện tử

Sở Công Thương

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Kế hoạch của UBND tỉnh

2

Phát triển hạ tầng thương mại

Sở Công Thương

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Kế hoạch của UBND tỉnh

3

Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa

Sở Công Thương

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Chương trình của UBND tỉnh

4

Xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP

Sở Công Thương

Các Sở, ngành, địa phương và Cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Kế hoạch của UBND tỉnh

III

Dịch vụ Giáo dục và Đào tạo

 

 

 

 

 

1

Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021- 2025

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Đề án

2

Đề án triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và xây dựng trường Phổ thông đạt chuẩn quốc gia tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các Sở, ngành, địa phương và Cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Đề án

3

Đề án phát triển trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Đề án

4

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 70/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh về việc ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 -2025

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Hướng dẫn

5

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 59/2021/NQ-HĐND ngày 17/7/2021 của HĐND tỉnh quy định các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Yên Bái từ năm học 2021 - 2022

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2022

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Hướng dẫn

6

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Kế hoạch của UBND tỉnh

IV

Dịch vụ Y tế, chăm sóc sức khỏe

 

 

 

 

 

1

Đề án nâng cao năng lực khám, chữa bệnh và đẩy mạnh tự chủ tài chính trong các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025

Sở Y tế

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh

Đề án

2

Xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở - dự án thành phần tỉnh Yên Bái, vay vốn WB

Sở Y tế

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2020- 2025

Đồng chí Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh

Kế hoạch của UBND tỉnh

3

Đôi mới nâng cao chất lượng y tế tuyến xã, xây dựng trạm y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình

Sở Y tế

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Kế hoạch của UBND tỉnh

4

Nâng cao năng lực y tế dự phòng, đảm bảo an toàn VSTP (Kiểm soát các bệnh không lây nhiễm, phòng chống bệnh, tật học đường, phòng chống tai nạn thương tích, bệnh nghề nghiệp, kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây hại cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá...)

Sở Y tế

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Kế hoạch của UBND tỉnh

5

Triển khai chuyển đổi số y tế (Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin từ quản lý bệnh viện, giám định BHYT, khám chữa bệnh từ xa...; triển khai hợp phần y tế thông minh trong tổng thể đề án đô thị thông minh của tỉnh). Hoàn thành bệnh án điện tử tại 3 đơn vị: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ và Trung tâm y tế huyện Văn Yên

Sở Y tế

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Kế hoạch của UBND tỉnh

6

Các đề án hợp tác với bệnh viện trung ương: 108, Việt Đức, Bạch Mai, ...

Sở Y tế

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Kế hoạch của UBND tỉnh

V

Dịch vụ Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

 

 

 

 

 

1

Lắp đặt mới máy ATM, POS, EDC

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Yên Bái

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Kế hoạch của ngành

2

Thành lập chi nhánh ngân hàng thương mại (tăng thêm 02 chi nhánh so với năm 2020, 13 chi nhánh loại I)

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Yên Bái

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Kế hoạch của ngành

3

100% chi nhánh ngân hàng thương mại áp dụng chuẩn mực Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn của toàn hệ thống

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Yên Bái

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Kế hoạch của ngành

4

Tỷ trọng thanh toán tiền mặt ở mức dưới 8%

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Yên Bái

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Kế hoạch của ngành

5

Tăng tỷ lệ tham gia BHXH lên mức 20% số lượng so với lực lượng lao động độ tuổi, giảm nợ đọng BHXH xuống dưới 2%

Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái

Các Sở, ngành, địa phương và Cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Kế hoạch của ngành

6

Mở rộng quy mô ngành dịch vụ bảo hiểm sang lĩnh vực nông nghiệp, hàng hóa, kinh doanh

Sở Tài chính

Các Sở, ngành, địa phương và Cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Kế hoạch của ngành

VI

Dịch vụ Logistics và vận tải

 

 

 

 

 

1

Bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải

Sở Giao thông vận tải

Các Sở, ngành, địa phương và Cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh

Kế hoạch của UBND tỉnh

2

Phát triển ngành dịch vụ logistics

Sở Giao thông vận tải

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh

Kế hoạch của UBND tỉnh

3

Xây dựng 3 tuyến xe buýt chạy từ thành phố Yên Bái đi thị trấn Cổ Phúc, huyện Yên Bình và đi huyện Văn Yên

Sở Giao thông vận tải

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh

Kế hoạch của ngành

VII

Dịch vụ Công nghệ thông tin và truyền thông

 

 

 

 

 

1

Đào tạo nâng cao kỹ năng lãnh đạo số cho các cấp lãnh đạo; nhận thức và kỹ năng số và nền kinh tế số cho cán bộ trong Cơ quan nhà nước tỉnh Yên Bái

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Kế hoạch của ngành

2

Xây dựng, duy trì chuyên mục chuyển đổi số trên Báo Yên Bái, Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Kế hoạch của ngành

3

Số hóa dữ liệu chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Các Sở, ban, ngành, địa phương

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Kế hoạch của ngành

4

Chuyển hóa các hệ thống thông tin dùng chung, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong các cơ quan nhà nước theo kiến trúc chính quyền điện tử 2.0 và kiến trúc ICT đô thị thông minh tỉnh Yên Bái

Các Sở, ban, ngành, địa phương

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Kế hoạch của UBND tỉnh

5

Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển hình thành doanh nghiệp chuyển đổi số phục vụ sản xuất, kinh doanh

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Kế hoạch của ngành

6

Xây dựng nền tảng số, hoàn thiện và phát triển lĩnh vực dịch vụ

Các Sở, ban, ngành, địa phương

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Kế hoạch của UBND tỉnh

7

Quản lý mạng bưu chính công cộng ứng dụng CNTT trong quản trị doanh nghiệp, khai thác và xử lý bưu gửi nhằm cung ứng dịch vụ chất lượng và hiệu quả cho người sử dụng dịch vụ

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Văn bản

VIII

Dịch vụ Khoa học và Công nghệ

 

 

 

 

 

1

Nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu ứng dụng và dịch vụ KHCN cũng như hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, đánh giá an toàn bức xạ hạt nhân đối với các lĩnh vực, phạm vi được công nhận phục vụ hoạt động sự nghiệp KHCN và nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh

Kế hoạch của ngành

2

Tư vấn xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, các doanh nghiệp trên địa bàn

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh

Kế hoạch của ngành

3

Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, triển khai hiệu quả các dịch vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở. ngành, địa phương và Cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh

Kế hoạch của ngành

4

Rà soát, hỗ trợ xây dựng, bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản của tỉnh

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở, ngành, địa phương và Cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh

Kế hoạch của ngành

5

Triển khai đề xuất, quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa giống cây trồng mới, con giống mới nhằm bổ sung cơ cấu giống của địa phương đặc biệt tập trung vào thế mạnh của địa phương về nuôi trồng thủy sản, cây dược liệu, cây lâm nghiệp làm giàu rừng

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh

Kế hoạch của ngành

IX

Các lĩnh vực dịch vụ khác

 

 

 

 

 

1

Xây dựng, tổ chức thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để thu hút nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng thúc đẩy phát triển các lĩnh vực dịch vụ khác như: nông lâm nghiệp, môi trường, tư pháp, hỗ trợ kinh doanh, hành chính, vui chơi giải trí, văn hóa, thể thao, bất động sản... để đáp ứng nhu cầu của nhân dân và yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế có thế mạnh của tỉnh

Sở NNPTNT, Sở TNMT, Sở Tư pháp và các Sở, ngành có liên quan

Các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan

2021-2025

Đồng chí Chủ tịch, các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Kế hoạch của ngành

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chương trình 11/CTr-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TU về phát triển ngành dịch vụ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 11/CTr-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 18/08/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
  • Người ký: Trần Huy Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/08/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản