BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 96/2006/CT-BNN | Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2006 |
VỀ VIỆC PHÒNG TRỪ RẦY NÂU, BỆNH VÀNG LÙN, LÙN XOẮN LÁ HẠI LÚA Ở CÁC TỈNH PHÍA
Bệnh vàng lùn & lùn xoắn lá do virus gây ra được lây truyền bởi rầy nâu đang lây lan trên lúa vụ thu đông, vụ mùa và vụ đông xuân Ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Theo báo cáo của các địa phương, đến ngày 25/10/2006, diện tích lúa vụ thu đông, vụ mùa 2006 và vụ đông xuân 2006-2007 bị nhiễm rầy nâu của các tỉnh vùng Đồng bằng sông cửu Long và Đông Nam bộ là 33.323 ha, và diện tích nhiễm bệnh vàng lùn & lùn xoắn lá là 51.768 ha, trong đó có 26.283 ha nhiễm bệnh nặng cần phải tiêu huỷ.
Để thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 30/2006/CT-TTg ngày 11/8/2006 và Công điện khẩn số 1680/CĐ-TTg ngày 19/10/2006 của Thủ tướng Chính.phủ về một số biện pháp cấp bách phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ thị:
1 Đối với UBND các tỉnh, thành phố.
1.1 Củng cố và tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá các cấp; phối hợp mọi lực lượng có liên quan trên địa bàn ( nông nghiệp, tài chính, kế hoạch, KHCN, các đoàn thể quần chúng) triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp đồng bộ phòng trừ rầy nâu và ngăn chặn triệt để sự lây lan của bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên địa bàn. Ban Chỉ đạo phải giao ban hàng tuần, báo cáo kịp thời với cấp trên có thẩm quyền về tình hình dịch bệnh ở địa phương.
1.2. Huy động lực lượng ngành Bảo vệ thực vật, Trồng trọt và Khuyến nông, trường hợp cần thiết huy động cả lực lượng từ trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn để hướng dẫn nông dân và địa phương cơ sở thực hiện các giải pháp kỹ thuật cụ thể sau đây:
1.2.1. Đối với lúa thu đông, lúa mùa 2006 và lúa đông xuân 2006-2Q07 đã gieo sạ:
Giám sát chặt chẽ sự xuất hiện của rầy nâu trên lúa thu đông, lúa mùa 2006 và lúa đông xuân 2006-2007 đã gieo sạ. Khi rầy cám đa số tuổi 1-3 có mật độ trên 3 con/dảnh thì phải tổ chức phun trừ rầy nâu theo hướng dẫn chi tiết của Cục Bảo vệ thực vật bằng các loại thuốc trừ rầy trong danh mục thuốc được phép sử dụng. Trường hợp rầy nâu xuất hiện trên diện rộng thì tổ chức diệt rầy đồng loạt, địa phương phải hỗ trợ thuốc trừ rầy cho nông dân.
1.2.2. Đối với vụ đông xuân 2006-2007:
a/ Từng xã có phương án cụ thể để thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng giảm bớt diện tích gieo trồng lúa và thay thế bằng các loại cây trồng khác cho thu nhập tương đương hoặc cao hơn; giảm diện tích trồng 2-3 vụ lúa liên tục, thay thế bằng 1-2 vụ cây màu;
b/ Đối với diện tích sẽ gieo trồng lúa đông xuân:
- Vệ sinh đồng ruộng: để triệt tiêu nguồn bệnh trước khi gieo sạ lúa vụ sau phải thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh đồng ruộng, như: cày, trục, vùi lúa chét, dọn sạch cỏ bờ;
- Cơ cấu giống lúa: khuyến khích sử dụng các giống lúa xác nhận, kiểm soát chất lượng giống, ngăn chặn việc kinh doanh giống kém chất lượng. Gieo trồng các loại giống phù hợp Ở các vừng sinh thái theo danh mục giống mà Cục Trồng trọt khuyên cáo, cụ thể là: OM 576, IR 64, VND 95-20, AS 996, OMCS 2000, IR 50404, OM 2517, OM 4495, OM 4498 và OM 2395...; không dùng những giống nhiễm rầy nặng; chú ý tổ chức nhân giống kháng rầy để đủ cung cấp cho các vụ tiếp theo.
Thời vụ xuống giống: tùy theo vùng sinh thái ở địa phương, tập trung xuống giống đồng.loạt, gọn, không kéo dài; thời gian xuống giống chính cho toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long là từ giữa tháng 11 đến hết tháng 12 năm 2006. Thời gian xuống giống cụ thể trên từng địa bàn phải căn cứ vào kết quả theo dõi các đợt rầy di trú thông qua mạng lưới bẫy đèn để né tránh rầy nâu di trú truyền bệnh trên lúa mới gieo sạ.
Biện pháp canh tác: khuyến cáo áp dụng rộng rãi biện pháp gieo sạ theo hàng và chỉ gieo khoảng 90- 20 kg thóc giống /ha; không bón quá nhiều phân đạm, tăng lượng trong phân lân và phân kali bón cho lúa để nâng cao sức chống chịu đối với dịch bệnh. Tiếp tục mở rộng áp dựng biện pháp "3 giảm 3 tăng" nhưng phải điều chỉnh quy định về BVTV theo hướng dẫn của Cục BYTV để phòng trừ kịp thời rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Nơi có điều kiện thì áp dụng biện pháp xử lý hạt giống bằng hoá chất trước khi gieo theo hướng dẫn của Cục BVTV.
- Phòng trừ rầy nâu: tại vùng đã xuất hiện bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở các vụ trước, khi cây lúa ở giai đoạn trước 20 ngày sau khi gieo sạ, nếu thấy xuất hiện rầy cám tuổi 1 -3 thì tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc có gốc Buprofezin theo hướng dẫn cụ thể của Cục Bảo vệ thực vật. Tuyệt đối cấm sử dụng thuốc gốc Cúc tổng hợp (Pyrethroids), lân hữu cơ trong giai đoạn này. Khi cây lúa ở giai đoạn trên 20 ngày sau khi gieo sạ thì áp đụng biện pháp phòng trừ rầy nâu như Ở điểm 1 .2. 1 .
1.2.3. Tiêu huỷ ruộng bị bệnh:
- Kiên quyết tiêu huỷ triệt để ngay các ruộng lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá với tỷ lệ bệnh trên 10% số khóm đang giai đoạn đẻ nhánh;
1.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở cơ sở, nghiêm cấm việc kinh doanh thuốc giả, thuốc kém phẩm chất, tăng giá thuốc trong thời gian có dịch.
1 .4. Trích ngân sách để hỗ trợ cho nông dân phòng trừ dịch bệnh theo quy định hiện hành, nếu có khó khăn báo cáo kịp thời về Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xem xét giải quyết.
1.5. Chỉ đạo các đoàn thể tham gia tích cực để vận động và hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ dịch bệnh trên địa bàn.
1.6. Chỉ đạo cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn nông dân những biện pháp phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa để nông dân hiểu, biết được sự nguy hiểm, tác hại của dịch bệnh và thực hiện có hiệu quả biện pháp phòng chống dịch.
1 .7. Khen thưởng kịp thời những đơn vị, cá nhân tham gia tích cực và có hiệu quả trọng công tác phòng trừ dịch bệnh; kỷ luật nghiêm khắc những tập thể, cá nhân không nghiêm túc chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên làm dịch bệnh lây lan.
2.1 . Cục Bảo vệ thực vật:
- Chỉ đạo các Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương liên tục theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh trên lúa, thực hiện công tác dự tính, dự báo về rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa để cung cấp thông tin nhanh, kịp thời đến nông dân và các phương tiện thông tin đại chúng để đưa tin. Thiết lập mạng lưới bẫy đèn để có cơ sở dự tính dự báo chính xác diễn biến của dịch bệnh.
- Hoàn thành "Sổ tay phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá" để làm cơ sở hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; Chủ trì, phối hợp với Viện Bảo vệ thực vật, các cơ quan liên quan và các địa phương trong việc kiểm nghiệm các loại thuốc để phổ biến kịp thời phòng trừ rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá có hiệu quả.
2 .2 . Cục Trồng trọt theo dõi sát sao tình hình sản xuất Ở các địa phương để phối hợp chỉ đạo về cơ cấu cây trồng; cơ cấu giống, thời vụ xuống giống và các biện pháp chỉ đạo canh tác phù hợp; chuẩn bị đủ giống kháng rầy cho các vụ tiếp theo.
2.3. Vụ Khoa học Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Viện, Trường triển khai gấp chương trình thử nghiệm, chọn lọc bộ giống lúa kháng rầy nâu và kháng bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá để đưa ra gieo trồng rộng ngoài sản xuất trong thời gian ngắn nhất; đồng thời tổ chức nghiên cứu các vấn đề cơ bản có liên quan để phục vụ công tác chống dịch.
2.4. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với các cơ quan khuyến nông các cấp tập trung tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn tới tận hộ nông dân các biện pháp phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá; phối hợp xây dựng các mô hình phòng trừ địch bệnh có hiệu quả; kịp thời tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm tốt để áp dụng trên diện rộng.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương phía Nam và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ thực hiện khẩn trương các nội dung trên và báo cáo thường xuyên về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tình hình thực hiện chỉ thị này
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Chỉ thị 26/2006/CT-BNN về phòng trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa hè thu ở vùng đồng bằng sông cửu long do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 1459/QĐ-TTg năm 2006 về chính sách hỗ trợ phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa đối với các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 108/2006/TT-BTC về chế độ tài chính để phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa đối với các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) do Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 92-CP năm 1993 hướng dẫn Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- 5Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001
- 6Công văn 661/BVTV-BPTT tập trung phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa do Cục Bảo vệ thực vật ban hành
- 1Chỉ thị 26/2006/CT-BNN về phòng trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa hè thu ở vùng đồng bằng sông cửu long do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Chỉ thị 30/2006/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn,lùn xoắn lá trên lúa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1459/QĐ-TTg năm 2006 về chính sách hỗ trợ phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa đối với các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 108/2006/TT-BTC về chế độ tài chính để phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa đối với các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) do Bộ Tài chính ban hành
- 5Nghị định 92-CP năm 1993 hướng dẫn Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- 6Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001
- 7Công văn 661/BVTV-BPTT tập trung phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa do Cục Bảo vệ thực vật ban hành
Chỉ thị 96/2006/CT-BNN về phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa ở các tỉnh phía Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 96/2006/CT-BNN
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 27/10/2006
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: 12/11/2006
- Số công báo: Từ số 13 đến số 14
- Ngày hiệu lực: 27/11/2006
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực