Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8711/CT-BNN-TY | Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2020 |
Theo báo cáo của các địa phương và kết quả chủ động giám sát các loại dịch bệnh nguy hiểm trên động vật từ đầu năm 2020 đến nay cho thấy: (i) Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại hơn 1.500 xã của 50 tỉnh, thành phố; vi rút DTLCP có khả năng còn lưu hành, tồn tại trong môi trường và đàn lợn khá cao; (ii) Bệnh Cúm gia cầm (CGC) đã xảy ra tại 84 xã của 28 tỉnh, thành phố, tăng gần 2 lần số với năm 2019; (iii) Bệnh Lở mồm long móng (LMLM) đã xảy ra tại 194 xã của 24 tỉnh, thành phố: (iv) Bệnh Tai xanh đã xảy ra tại 05 xã của 02 tỉnh: (v) Từ giữa tháng 10/2020 cho đến nay, bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam và đã xảy ra tại trên 83 xã, 33 huyện của 10 tỉnh, thành phố, làm tổng số trên 1.100 con trâu, bò mắc bệnh, trong đó có trên 170 con chết, buộc phải tiêu hủy.
Nhận định nguy cơ các loại dịch bệnh nguy hiểm trên trên đàn vật nuôi vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021 (vụ Đông Xuân) là rất cao, do một số nguyên nhân như sau: (i) Tổng đàn vật nuôi, mật độ chăn nuôi tăng cao, trong đó chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng lớn, các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh, sát trùng phòng bệnh còn hạn chế ở nhiều nơi; (ii) Các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật tăng mạnh để phục vụ nhu cầu trong thời gian trước, trong và sau Tết Tân Sửu, trong khi đó giết mổ nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ lớn (trên 80%) ở nhiều địa phương; (iii) Công tác tổ chức tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi tại một số địa phương chưa được triển khai đầy đủ, tỷ lệ tiêm phòng thấp; (iv) Công tác chủ động giám sát, phát hiện dịch bệnh còn rất hạn chế, nhiều nơi chưa nắm bắt kịp thời, chậm báo cáo tình hình dịch bệnh; (v) Việc xử lý các ổ dịch chưa được thực hiện dứt khoát, triệt để, chưa bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật; (vi) (vii) Công tác chỉ đạo phòng, chống dịch tại một số địa phương còn chưa được quan tâm đúng mức, thiếu sự kiểm tra, đôn đốc, giám sát thực hiện tại tuyến cơ sở dẫn đến dịch bệnh dây dưa kéo dài, nguy cơ lây lan ra diện rộng cao; (viii) Thời tiết thay đổi chuyển mùa, làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi và tạo thuận lợi cho mầm bệnh tồn tại, phát tán diện rộng và gây ra dịch bệnh.
Để chủ động tổ chức kiểm soát tốt, không để các loại dịch bệnh nguy hiểm xảy ra diện rộng, bảo đảm nguồn cung thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành, chính quyền các cấp của địa phương tập trung các nguồn lực và khẩn trương triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định của Luật thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Nông nghiệp và PTNT; trong đó chú trọng tổ chức ngay những biện pháp sau:
Bộ giao Cục Thú y và các đơn vị thuộc Cục tổ chức các đoàn công tác đến các địa phương trọng điểm, nguy cơ cao về dịch bệnh để hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh của các địa phương, đặc biệt tại tuyến xã, tuyến huyện.
Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm các nội dung nêu trên; thường xuyên thông báo về Bộ Nông nghiệp và PTNT để phối hợp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Chỉ thị 9747/CT-BNN-TY năm 2018 về tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông xuân do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Chỉ thị 8256/CT-BNN-TY năm 2019 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2020 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 26/CT-BYT năm 2020 về tăng cường biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán năm 2021 do Bộ Y tế ban hành
- 5Công văn 1076/BNN-TY năm 2021 về tổ chức tiêm phòng khẩn cấp vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Chỉ thị 6477/CT-BNN-TY về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Công văn 2051/BNN-TY năm 2022 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Công văn 5177/BNN-TY năm 2022 về chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2023 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Luật thú y 2015
- 2Quyết định 193/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt "Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 9747/CT-BNN-TY năm 2018 về tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông xuân do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 172/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt "Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019-2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 8256/CT-BNN-TY năm 2019 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2020 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 972/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt "Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, giai đoạn 2020-2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 4757/BNN-TY năm 2020 về chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2021 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Quyết định 1632/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Chỉ thị 26/CT-BYT năm 2020 về tăng cường biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán năm 2021 do Bộ Y tế ban hành
- 11Công văn 1076/BNN-TY năm 2021 về tổ chức tiêm phòng khẩn cấp vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Chỉ thị 6477/CT-BNN-TY về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Công văn 2051/BNN-TY năm 2022 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 14Công văn 5177/BNN-TY năm 2022 về chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2023 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chỉ thị 8711/CT-BNN-TY năm 2020 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 8711/CT-BNN-TY
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 11/12/2020
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Nguyễn Xuân Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/12/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra