Hệ thống pháp luật

BỘ QUỐC PHÒNG
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 58/CT-BQP

Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2005 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC KHẨN CẤP TỔ CHỨC PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM VÀ DỊCH CÚM A (H5N1) Ở NGƯỜI TRONG QUÂN ĐỘI

Hiện nay, dịch cúm gia cầm do vi rút cúm A (H5N1) đang lan rộng trên phạm vi toàn thế giới, đe dọa gây ra đại dịch cúm ở người với những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Ở Việt Nam, mặc dù Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT,Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai công tác phòng chống song dịch vẫn diễn biến rất phức tạp cả trên người và động vật. Trải qua 3 đợt dịch, đến nay cả nước đã ghi nhận 91 người mắc bệnh, trong đó tử vong 41 trường hợp. Trong quân đội, công tác phòng chống dịch cúm A (H5N1) đã được triển khai tích cực ngay từ cuối năm 2003 và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-QP ngày 30/01/2004 về phòng chống bệnh dịch này trong quân đội, tuy nhiên sự chuyển biến về nhận thức ở không ít đơn vị còn chậm, việc thực hiện còn bộc lộ nhiều hạn chế, hàng trăm gia cầm chăn nuôi đã chết do nhiễm bệnh, có 7 người bị mắc bệnh, trong đó 2 người đã tử vong.

Để thực hiện Chỉ thị số 34/2005/CT-TTg ngày 15/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung sức triển khai thực hiện đồng bộ kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người, ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh xảy ra trong các đơn vị, duy trì sức mạnh chiến đấu, công tác của quân đội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ thị:

1. Lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị trong toàn quân:

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền triển khai giám sát dịch bệnh chặt chẽ, tăng cường tuyên truyền giáo dục cho bộ đội về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh để mọi người tự giác thực hành các biện pháp phòng chống dịch cho cá nhân và tập thể. Căn cứ vào kế hoạch phòng chống địch của Bộ Quốc phòng, xây đựng kế hoạch về lực lượng và phương tiện để đối phó khi có dịch xảy ra trên địa bàn đóng quân, đồng thời phải chịu trách nhiệm về kết quả tổ chức phòng chống dịch tại các đơn vị của mình. Cơ quan quân y và quân nhu các cấp phải quan hệ chặt chẽ với các cơ quan y tế và thú y ở địa phương để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bệnh dịch cho người và cho vật nuôi trong đơn vị.

- Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người từ cấp trực thuộc Bộ đến cấp trung đoàn và tương đương do một đồng chí Chỉ huy đơn vị làm trưởng ban, Thủ trưởng cơ quan Hậu cần là phó ban, các thành viên là các cơ quan tham mưu, chính trị, quân y, quân nhu, tài chính.... trong đó cơ quan quân y là uỷ viên thường trực để tổ chức các hoạt động phòng chống dịch tại đơn vị.

- Các đơn vị có tổ chức chăn nuôi gà, lợn, vịt, chim cút.... phải tổ chức chặt chẽ việc phòng chống dịch bệnh, phải tiêm phòng bệnh cho 100% các loại gia cầm nuôi trong đơn vị. Phát hiện kịp thời dịch cúm ở vật nuôi, triển khai khoanh vùng khi có các triệu chứng nghi ngờ gia cầm, gia súc mắc bệnh. Thực hiện triệt để các biện pháp dập dịch, khử khuẩn, tẩy uế đối với gia cầm, gia súc bị bệnh theo quy định, đặc biệt nghiêm cấm sử dụng các loại gia cầm, gia súc mắc bệnh làm thực phẩm. Đối với các đơn vị khai thác thực phẩm ở thị trường, phải tuân thủ triệt để các biện pháp kiểm tra bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Giao cho Cục Quân y/TCHC:

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan xúc tiến xây dựng Kế hoạch hành động khẩn cấp của quân đội thực hiện Chỉ thị 34/2005/CTTTg clỉa Thủ tướng Chính

phủ, đồng thời tham mưu đề xuất thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cẩm (H5N1) và đại dịch cúm ở người của Bộ Quốc phòng gồm các cơ quan có liên quan do một đồng chí Thứ trưởng làm trưởng ban, một Thủ trưởng TCHC làm phó ban, Cục quân Y/TCHC là cơ quan thường trực để trình Thủ trưởng Bộ ký quyết định ban hành.

- Liên hệ chặt chẽ với Ban chỉ đạo phòng chống dịch của quốc gia và với Bộ Y tế để tạo sự chi viện về kinh phí, thuốc, trang bị cho công tác phòng chống dịch của quân đội. Chỉ đạo hướng dẫn hệ thống quân y toàn quân triển khai các hoạt động giám sát dịch tễ, phát hiện sớm ca bệnh, cách ly điều trị bệnh nhân, khử trùng tiêu độc các ổ dịch, chuẩn bị lực lượng và phương tiện chuyên môn sẵn sàng phòng chống bệnh dịch cho bộ đội và phối hợp giúp đỡ nhân dân khi có yêu cầu.

- Thường xuyên nắm tình hình triển khai công tác phòng chống dịch của các đơn vị trong toàn quân để định kỳ tổng hợp báo cáo Thủ trưởng Bộ.

3. Giao cho Cục Quân nhu/TCHC:

Nắm chắc số lượng, chủng loại các đàn gia súc, gia cầm hiện có của các đơn vị; xây dựng kế hoạch phòng chống dịch cho gia súc, gia cầm trong quân đội,và hướng dẫn các đơn vị thực hiện. Liên hệ chặt chẽ với Cục Thú y/bộ Nông nghiệp và PTNT đảm bảo đủ vật tư, hoá chất, phương tiện, lực lượng sẵn sàng cho phòng chống dịch gia cầm, tiêu huỷ các đàn gia súc, gia cầm mắc bệnh.

4. Bộ Tư lệnh Biên phòng:

Chỉ đạo các lực lượng biên phòng đóng quân ở khu vực biên giới đất liền, trên biển có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các loại gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm có thể tà nguồn lây cúm H5N1 xâm nhập vào Việt Nam.

5. Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng: .

Đảm bảo nguồn ngân sách đáp ứng các yêu cầu cho công tác phòng chống bệnh dịch trong quân đội.

Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu lanh đạo chỉ huy các cấp và các cơ quan được giao nhiệm vụ khẩn trương nghiêm túc tổ chức triển khai và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ qua Cục Quân Y/TCHC.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
THƯỢNG TƯỚNG  

 



Nguyễn Văn Rinh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 58/CT-BQP về khẩn cấp tổ chức phòng chống dịch cúm gia cầm và dịch cúm A (H5N1) ở người trong quân đội do Bộ Quốc phòng ban hành

  • Số hiệu: 58/CT-BQP
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 31/10/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng
  • Người ký: Nguyễn Văn Rinh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/10/2005
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản