Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 53/CT-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 12 năm 1988

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THU LỆ PHÍ GIAO THÔNG NĂM 1988 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ.

Thực hiện chủ trương thu đủ lệ phí giao thông, bảo đảm nguồn vốn cho việc sửa chữa đường sá, cầu cống và các công trình giao thông trong năm kế hoạch, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị các ngành, các cấp, các cơ sở có phương tiện hoạt động trên địa bàn thành phố phải thực hiện tốt các điểm sau đây:

1/ Các đối tượng chịu phí giao thông quy định trong điều 1, quyết định 211/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và trong mục A thông tư 66/TT-LB của Liên Bộ Tài chánh và Giao thông vận tải đều phải nộp phí giao thông đầy đủ năm 1988, nếu không nộp đủ, nộp đúng thời hạn sẽ bị phạt theo quy định trong thông báo 187/TB-UB của Ủy ban nhân dân thành phố. Biên lai về phí giao thông cùng các giấy tờ có liên quan phải mang theo phương tiện để xuất trình khi được kiểm tra.

2/ Đối với đối tượng đường sông chịu phí giao thông 5% doanh thu trên cước phí vận tải nếu không theo dõi được doanh thu trên cước phí vận tải thì tạm thời thu theo giá cố định bằng 100 đồng trên 1 tấn trọng tải và tự trọng của từng phương tiện (tương đương bằng 10% mức thu phí giao thông của loại xe có trọng tải dưới 13T). Mức phạt bằng 2 lần mức thu theo giá cố định.

3/ Công an thành phố, Sở Giao thông vận tải và Sở Tài chánh căn cứ vào thông báo số 187/TB-UB của Ủy ban nhân dân và chỉ thị này có kế hoạch triển khai cụ thể đợt kiểm tra nộp phí giao thông đường bộ, đường sông năm 1988 trên địa bàn thành phố, đồng thời kết hợp việc kiểm tra lệ phí giao thông vào việc xử lý vi phạm luật lệ giao thông, kiểm tra định kỳ về an toàn và đăng kiểm phương tiện v.v… Tiền thu được về phạt do ngành công an thực hiện để lại 50% bồi dưỡng cho ngành công an, số còn lại nộp vào tài khoản phí giao thông của thành phố.

4/ Ủy ban nhân dân quận, huyện, các cơ quan chức năng có trách nhiệm về thu phí giao thông của thành phố cần quán triệt chủ trương của thành phố cho địa phương và các đơn vị trực thuộc thực hiện, có kế hoạch hướng dẫn giải thích cho các chủ phương tiện nộp phí đầy đủ. Tổ chức mở rộng màng lưới để thu và cải tiến phương pháp thu, tạo thuận tiện trong việc nộp phí giao thông. Sở Tài chánh cùng Sở Giao thông vận tải có kế hoạch thu phí giao thông năm 1989, đảm bảo triển khai được ngay từ đầu năm kế hoạch.

5/ Các cơ quan thông tin đại chúng và đài, báo của thành phố, cần tổ chức thông tin thường xuyên trên báo chí và đài phát thanh về thông báo và chỉ thị của Ủy ban nhân dân thực hiện kiểm tra phí giao thông, biểu dương những quận, huyện và đơn vị làm tốt. Trước mắt trong đợt kiểm tra này nên tuyên truyền liên tục trên đài, báo từ 5 đến 10 ngày.

Nhận được chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành phố, các ngành, các cấp và đơn vị cơ sở có liên quan, khẩn trương triển khai thực hiện.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Khắc Bình

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 53/CT-UB về thu lệ phí giao thông năm 1988 trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 53/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 23/12/1988
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Lê Khắc Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/12/1988
  • Ngày hết hiệu lực: 14/12/1998
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản