Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------

Số: 52/CT-UB

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 1993

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH TẢ VÀ DỊCH TIÊU CHẢY.

Theo thông báo của Bộ Y tế, bịnh Tả đang có chiều hướng phát triển, đặc biệt ở vùng Tây Thái Bình Dương. Giống chủng Tả mới gây bịnh đã thay đổi sinh thái và lan tràn từ Ấn Độ qua Banladesh, đang gây bệnh ở Thái Lan, đã gây tử vong cao. Ở nứoc ta, bịnh Tả đang phát triển và gây thành dịch ở các tỉnh miền Trung nhất là Thừa Thiên Huế với hàng trăm trường hợp phát hiện và có tử vong.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, bịnh Tả vẫn còn rải rác, số lượng tăng hơn năm trước, bịnh tiêu chảy cũng tăng cao đặc biệt ở hai ấp Lạc Quang và Thuận Quang xã Tân Thới Nhất (hóc Môn). Nguyên nhân chủ yếu là nguồn nước bị ô nhễm (nhiễm phân, nước giếng, ), thực phẩm bị ô nhiễm (rau bón phân tươi, rác tươi …) và thói quen uống nước sống không đun sôi, ăn sống…

Để chủ động phòng chống tả, nhất là trong mùa khô sắp đến, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị một số công việc như sau:

I.- ĐỐI VỚI SỞ Y TẾ :

1.1 Chỉ đạo công tác phòng chống Tả, không để dịch xảy ra. Nếu có, phải phát hiện sớm, tập trung chống dịch kịp thời và hạn chế các thiệt hại do dịch Tả gây nên.

1.2 Thực hiện công tác giám sát dịch tể, huấn luyện điều trị cấp cứu, chuẩn bị đầy đủ cơ sở thuốc và hóa chất để chống dịch.

1.3 Tuyên truyền cho nhân dân vệ sinh phòng bịnh, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường.

1.4 Khi có dịch tả xảy ra, phải báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân thành phố biết để chỉ đạo kịp thời.

II.- ĐỐI VỚI SỞ GIAO THÔNG CÔNG CHÁNH:

2.1 Chỉ đạo Công ty cấp nước thành phố bảo đảm chất lượng nguồn nước cấp cho thành phố.

2.2 Chỉ đạo Công ty dịch vụ công cộng thành phố xử lý rác đúng quy định, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Tuyệt đối không cho lấy rác tươi để bón cây, rau…

2.3 Chỉ đạo Côngty dịch vụ công cộng xử lý phân đúng quy định. Tuyệt đối không cho bón cây rau và phân tươi cùng với các ngành hữu quan ngăn chặn tích cực việc phóng uế bừa bãi.

III.- ĐỐI VỚI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN, HUYỆN:

3.1 Quan tâm và tạo điều kiện cho ngành Y tế chủ động phòng chống Tả.

3.2 Chỉ đạo các ngành chức năng ở địa phương bảo đảm cung cấp nước sạch, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường.

3.3 Tuyên truyền giải thích cho nhân dân bỏ hẳn các thói quen không tốt: ăn sống, uống nước không đun sôi.

3.4 Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các phường xã theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại địa phương, báo cáo khẩn không được chậm trễ tất cả những trường hợp dịch và nghi dịch cho ngành y tế (đội vệ sinh phòng dịch quận, huyện) biết để phòng chống kịp thời.

IV.- HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG :

Sở Văn hóa thông tin, báo, đài… phối hợp với ngành y tế, tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về các tập quán ăn chín, uống chín, giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm… để phòng chống các bệnh đường ruột có khả năng tăng cao trong mùa khô sắp tới.

Vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, đề nghị các đồng chí chú ý đúng mức đến tình hình dịch tả và dịch tiêu chảy có khả năng thành dịch lớn.-

 

 

 

T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trang Văn Quý

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 52/CT-UB năm 1993 về việc tăng cường công tác phòng chống dịch tả và dịch tiêu chảy do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 52/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 28/10/1993
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Trang Văn Quý
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/10/1993
  • Ngày hết hiệu lực: 14/12/1998
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản