- 1Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987
- 2Quyết định 96-HĐBT năm 1991 ban hành bản Quy định về khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu và quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu của Hội đồng Bộ trưởng
- 3Quyết định 366-HĐBT năm 1991 ban hành Quy định chế độ thẩm định các Dự án có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài của Hội đồng Bộ trưởng
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51-CT | Hà Nội, ngày 15 tháng 2 năm 1992 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI
Trong 4 năm qua, hoạt động đầu tư trực tiếp của các tổ chức và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam đã có những kết quả ban đầu đáng khích lệ, góp phần bồ sung nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý.
Bên cạnh những thành tích đạt được, công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có nhiều thiếu sót ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.
Nhằm tăng cường công tác quản lý trong lĩnh vực quan trọng này, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị:
1. Mọi hoạt động đầu tư trực tiếp của các tổ chức, cá nhân nước ngoài phải thực hiện theo đúng các quy định của Pháp luật Việt Nam, trước hết là Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nghị định 28-HĐBT ngày 6 tháng 2 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng. Mọi hoạt động đầu tư chỉ được tiến hành sau khi Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư cấp giấy phép.
Nghiêm cấm mọi hoạt động đầu tư của nước ngoài tại nước ta không theo đúng quy định của luật pháp. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quý I năm 1992 rà soát trên toàn bộ địa bàn những hoạt động đầu tư không theo đúng quy định của luật pháp và trao đổi với Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư để có biện pháp xử lý.
2. Công tác thẩm định dự án cần thực hiện theo đúng Quyết định số 366-HĐBT ngày 7/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng. Để bảo đảm nguyên tắc "một cửa" và chấm dứt hiện tượng các chủ đầu tư phải qua nhiều cơ quan để trình bày dự án, sau khi Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ dự án thì Uỷ ban là đầu mối duy nhất thay mặt các cơ quan Nhà nước ta làm việc với các chủ đầu tư về mọi vấn đề liên quan đến việc thẩm định dự án.
Hội đồng thẩm định Nhà nước tổ chức các phiên họp theo đúng thời gian quy định và nâng cao chất lượng làm việc. Các thành viên của Hội đồng phải tham dự đầy đủ các phiên họp; nếu vắng mặt thì gửi ý kiến bằng văn bản về dự án đến Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước để tổng hợp ý kiến trình Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng.
Các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố không tổ chức thẩm định toàn diện dự án như ở cấp Nhà nước mà chỉ xem xét và kiến nghị về 5 vấn đề quy định tại Điều 3 Quy chế về chế độ thẩm định dự án ban hành kèm theo Quyết định số 366-HĐBT ngày 7-11-1991 của Hội đồng Bộ trưởng.
Các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm hướng dẫn bên Việt Nam chọn lựa dự án hợp tác, tiến hành đàm phán và ký hợp đồng hợp tác với bên nước ngoài theo đúng quy hoạch phát triển của ngành, địa phương và các quy định của luật pháp.
Các Bộ, ngành Trung ương có trách nhiệm tham gia thẩm định dự án, cần tổ chức nghiên cứu hồ sơ dự án khẩn trương, trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ dự án phải gửi ý kiến về dự án đến Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, trước hết và chủ yếu trên những nội dung thuộc chức năng quản lý của ngành. Cụ thể là :
- Bộ Tài chính: Các nghĩa vụ tài chính bao gồm các loại thuế và tiền thuê; đánh giá tính hợp lý của các khoản thu chi, khấu hao tài sản cố định.
- Bộ Thương mại và Du lịch: Việc tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu, danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu, đánh giá tư cách pháp nhân và năng lực tài chính của đối tác nước ngoài.
- Uỷ ban Khoa học Nhà nước: Kỹ thuật và công nghiệp, môi sinh, môi trường.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quản lý ngoại hối, tái tạo ngoại tệ, khả năng vay vốn, bảo lãnh vốn vay và mở tài khoản.
- Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Bộ chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật: Mục tiêu và phương án sản phẩm của dự án, các cân đối lớn liên quan đến dự án.
- Bộ Xây dựng : Địa điểm công trình, quy trình, quy phạm xây dựng.
- Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cùng các ngành có liên quan nghiên cứu góp ý kiến cho dự án, để các ngành tham gia ý kiến nhanh và có chất lượng.
3. Những vấn đề liên quan đến sử dụng đất, khai thác khoáng sản, thuỷ sản, lâm sản được xem xét và quyết định cùng một lúc khi thẩm định dự án. Tổng cục Quản lý ruộng đất, Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Thuỷ sản, Bộ Lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn các chủ đầu tư lập hồ sơ xin giao đất và khai thác các nguồn tài nguyên kèm theo hồ sơ dự án xin cấp giấy phép, để khi dự án được duyệt và cấp giấy phép thì đồng thời có ngay giấy phép khai thác khoáng sản, thủy sản, lâm sản và sử dụng đất.
Trong quý I năm 1992, Tổng cục Quản lý ruộng đất cùng Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư soạn thảo và trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng văn bản về việc phân cấp quyết định giao đất cho các dự án có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
4. Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và Đầu tư chịu trách nhiệm soạn thảo đề án cải tiến công tác dịch vụ đầu tư theo hướng:
- Quy định các loại dịch vụ sinh hoạt được phép thu phí và mức phí tối đa.
- Thu gọn đầu mối làm dịch vụ hướng dẫn và soạn thảo hồ sơ dự án để nâng cao chất lượng hồ sơ, khắc phục các hiện tượng tiêu cực.
- Việc tổ chức hội thảo về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ở trong nước và ngoài nước phải có ý kiến của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư.
5. Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, Bộ Tài chính cùng các Bộ có liên quan nghiên cứu trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định chính sách ưu đãi về thuế, giá thuê đất, giá điện, nước, và nhân công đối với những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, những lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư, đối với việc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao tài sản cho bên Việt Nam mà không đòi hỏi phải thanh toán hoặc chấp thuận cho bên Việt Nam trong quá trình thực hiện dự án mua lại tài sản và phần góp vốn của họ.
6. Các cơ quan quản lý Nhà nước, trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình, giải quyết nhanh chóng và thuận tiện các thủ tục như cấp thị thực xuất nhập cảnh, đăng ký chế độ kế toán, xuất nhập khẩu, mở tài khoản, khắc dấu...
7. Uỷ ban Khoa học Nhà nước cùng các Bộ có liên quan soạn thảo và ban hành trong quý I năm 1992 chính sách khuyến khích thu hút công nghệ mới, công nghệ cao, những công nghệ có thể chấp nhận được trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật và quản lý của ta; các thủ tục chuyển giao công nghệ; các tiêu chuẩn về bảo vệ môi sinh, môi trường.
8. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì cùng với Bộ Thương mại và Du lịch và Bộ Tài chính thống nhất và ban hành quy định danh mục mặt hàng cần khuyến khích sản xuất thay thế hàng nhập khẩu cho vài năm tới như đã được giao nhiệm vụ tại Quyết định số 96-HĐBT ngày 5 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng về khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu và quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.
9. Bộ Thương mại và Du lịch ban hành trong quý I năm 1992 danh mục những mặt hàng không được phép tiêu thụ tại thị trường Việt Nam từ nay đến hết năm 1995.
Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.
| Tố Hữu (Đã ký)
|
- 1Thông tư 1818/1999/TT-BKHCNMT hướng dẫn khoản 5, danh mục I, phụ lục I, Nghị định 10/1998/NĐ-CP về xác định và công nhận các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư do Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ban hành
- 2Công văn 1649/TTg-QHQT về Đề án thực hiện theo Chỉ thị 1617/CT-TTg về tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987
- 2Quyết định 96-HĐBT năm 1991 ban hành bản Quy định về khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu và quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu của Hội đồng Bộ trưởng
- 3Quyết định 366-HĐBT năm 1991 ban hành Quy định chế độ thẩm định các Dự án có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài của Hội đồng Bộ trưởng
- 4Thông tư 1818/1999/TT-BKHCNMT hướng dẫn khoản 5, danh mục I, phụ lục I, Nghị định 10/1998/NĐ-CP về xác định và công nhận các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư do Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ban hành
- 5Công văn 1649/TTg-QHQT về Đề án thực hiện theo Chỉ thị 1617/CT-TTg về tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 51-CT năm 1992 về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 51-CT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 15/02/1992
- Nơi ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Trần Đức Lương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/02/1992
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định