Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/CT-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 1981 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC MỞ RỘNG “KHOÁN SẢN PHẨM ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG” TRONG HỢP TÁC XÃ, TẬP ĐOÀN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Chấp hành nghị quyết Ban chấp hành Thành Đảng bộ lần thứ 5 khoá II về việc mở rộng khoán sản phẩm cuối cùng đến người lao động, Uỷ ban Nhân dân thành phố yêu cầu các ngành, các cấp chánh quyền cần thực hiện tốt một số nội dung công việc cụ thể sau đây :
I. – MỤC ĐÍCH VÀ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CẦN BẢO ĐẢM KHI THỰC HIỆN KHOÁN SẢN PHẨM :
1) Củng cố và mở rộng các tập đoàn sản xuất, các hợp tác xã nông nghiệp theo hướng mở rộng việc thực hiện khoán sản phẩm cuối cùng đến người lao động, cũng như các mặt khác trong công tác quản lý của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp phải đạt được mục đích : bảo đảm sản xuất phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế, trên cơ sở lôi cuốn được mọi người hăng hái và tự giác lao động, kích thích tăng năng suất lao động, cây trồng : sử dụng tốt đất đai và các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản xuất ; củng cố tăng cường quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nông thôn, không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống của xã viên tăng tích luỹ của hợp tác xã, tập đoàn làm tròn nghĩa vụ và không ngừng tăng khối lượng nông sản cung ứng cho Nhà nước.
2) Để nhằm mục đích nói trên phải bảo đảm thực hiện tốt một số nguyêntắc : Hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp phải quản lý chặt chẽ và sửdụng có hiệu quả các tư liệu sản xuất hiện có (ruộng đất, sức kéo, phân bón, các công cụ và các cơ sở vật chất kỹ thuật của tập thể) ; phải tổ chức tốt việc quản lývà điều hành lao động, làm cho mọi người quan tâm và gắn bó với kết quả cuốicùng của sản xuất phải có quy hoạch và kế hoạch sản xuấtphù hợp với quyvùng và kết hoạch sản xuất của huyện, quận (có sản xuất nông nghiệp), có quy trình sản xuất và có định mức kinh tế, kỹ thuật ngày càng tiến bộ, người lao động nhận khoán sản phẩm phải thực hiện đúng quy trình và định mức của hợp tác, và tập đoàn sản xuất hợp tác xã và tập đoàn sản xuất phải nắm được sảnphẩm để bảo đảm việc phân phối sản phẩm hợp lý theo lao động cho xã viên, tập đoàn viên và phát huy quyền tự chủ của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất vàquyền làm chủ tập thể của xã viên, tập đoàn viên, không trái với nguyên tắc “tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ”.
II. – PHƯƠNG HƯỚNG CỤ THỂ :
1) Mở rộng khoán sản phẩm đến người lao động trong tất cả các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp trong vụ Đông xuân 1981-1982 và càng mở rộng ra hơn nữa trong các vụ sản xuất tiếp theo :
- Đối với các loại cây rau và cây nông nghiệp : Khẩn trương nắm chắc lại tình hình, tạo ra các điều kiện bảo đảm, xây dựng phương án khoán sản phẩm toàn bộ trong vụ Đông xuân năm 1981-1982.
- Đối với cây lúa : Tiếp tục chỉ đạo những hợp tác xã, tập đoàn đã thực hiện tốt khoán sản phẩm trong vụ mùa năm 1981 ; đồng thời chuẩn bị các điều kiện để mở rộng diện khoán cây lúa vụ Đông xuân 1981-1982, vụ Hè thu và vụ mùa năm 1982.
- Đối với chăn nuôi : khuyến khích việc khoán sản phẩm con heo, con bò, gia cầm con cá v.v…
Nếu là trại chăn nuôi tập thể, khoán thẳng cho những người lao động chuyên, để tiện nuôi dưỡng và áp dụng kỹ thuật được thuận lợi.
Nếu là chăn nuôi phân tán nhỏ thì khoán thẳng cho lao động ở các hộ gia đình trực tiếp chăn nuôi.
- Đối với các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp trong các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp (gạch ngói, rèn, mộc, đan lác, chế biến nông sản, vận chuyển v.v…) cũng áp dụng cách khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động để khuyến khích người lao động hăng hái sản xuất các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp.
2) Đối với các tập đoàn sản xuất nông nghiệp yếu kém, có nguy cơ tan rã, các tập đoàn khoán hộ cần áp dụng hình thức khoán sản phẩm mới này để củng cố , xây dựng lại tập đoàn. Những tập đoàn đã tan rã, nhưng còn khung cũ cũng cần cố gắng vận động bà con nông dân trở lại xây dựng tập đoàn và tiến hành theo hình thức khoán mới.
3) Những nơi trước đây chưa xây dựng tập đoàn xản xuất nông nghiệp, cần khẩn trương chuẩn bị các điều kiện, phát động quần chúng tổ chức tập đoàn và cũng áp dụng hình thức sản phẩm ngay từ đầu. Những nơi chưa đủ điều kiện tổ chức tập đoàn thì phải kiên quyết điều chỉnh (theo tinh thần thông báo số 14/TW ngày 30-4-1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng), xây dựng tổ đoàn kết sản xuất, theo nội dung hoạt động thiết thực để vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất, vừa tập dợt nông dân đi dần lên hình thức tổ chức tập thể cao hơn.
4) Các xí nghiệp nông nghiệp quốc doanh (nông trường, trạm máy kéo, các trại chăn nuôi, cây trồng, các xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc…) cần khẩn trương mở rộng hình thức khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. Cần sớm chấm dứt cách quản lý cũ, không có hiệu quả kinh tế như tình trạng lương theo thời gian cho công nhân trực tiếp sản xuất. Phải cải tiến một bước đối với cách khoán sản phẩm ở nông trường khác rút kinh nghiệm vận dụng.
III. – MỘT SỐ ĐIỂM CẦN CHÚ Ý ĐỂ THỰC HIỆN ĐÚNG NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KHOÁN SẢN PHẨM ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC HỢP TÁC XÃ, TẬP ĐOÀN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP :
1) Đối tượng giao khoán, là những người lao động (bao gồm lao động chính và lao động phụ) trong các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng nên chiếu cố hợp lý đến số nhân khẩu ăn theo.
Tuyệt đối không giao khoán theo bình quân nhân khẩu.
2) Về ruộng đất giao khoán, thực chất là phân công cho tập đoàn viên, xã viên tiến hành sản xuất với những phần việc được giao khoán và có trách nhiệm cho đến kết quả ra sản phẩm cuối cùng trên phần đất đó theo kế hoạch, định mức, quy trình kỹ thuật của tập thể ; phần đất giao cho tập đoàn viên, xã viêncần ổn định từ 3 đến 5 năm để khuyến khích người nhận khoán chăm lo cải tạo và thâm canh cây trồng.
Phần ruộng đất giao thêm cho những nhân khẩu ăn theo không để quá 30% số lượng ruộng đất giao khoán cho lao động trong từng hộ tập đoàn viên, xã viên.
Đối với cán bộ quản lý tập đoàn, hợp tác xã ; cán bộ, nhân viên của xã, ấp được nhận phần diện tích bằng phần đất giao cho lao động phụ (bằng phân nửa lao động chính).
3) Việc điều hành, các khâu công việc trong quá trình sản xuất phải theo tinh thần phân công và hiệp tác lao động một cách hợp lý ; cu thể như :
- Tập thể phải quản lý toàn bộ công việc của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, nắn chắc việc xây dựng và điều hành kế hoạch sản xuất, phân phối, các định mức kinh tế, quy trình kỹ thuật, quản lý sản phẩm và thực hiện thống nhất ăn chia phân phối trong hợp tác xã, tập đoàn trên nguyên tắc phân phối theo lao động.
- Ngoài các khâu công việc tập thể nắm để điều hành, phần còn lại giao khoán cho tập đoàn viên, xã viên chịu trách nhiệm thực hiện , một cách chủ động như các khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch… ; tập đoàn viên, xã viên còn có trách nhiệm giám sát và tham gia vào quá trình sản xuất cho đến kết quả cuối cùng các phần việc của tập thể (đội, tổ chuyen và cả việc điều hành của Ban quản lý).
4) Tổ chức phân phối và việc thưởng, phạt:
- Về tổ chức ăn chia phân phối trong các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp phải thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động (theo quyết định số 400/CP ngày 5-11-1979 của Hội đồng Chính phủ quy định) bảo đảm công bằng và hợp lý
- Về thưởng, phạt đối với người được giao khoán làm vượt hoặc hụt mức khoán, đều được tính thưởng hay phạt 100% số lượng sản phẩm làm vượt hoặc hụt mức giao khoán. Nếu hụt mức khoán có lý do chính đáng (thien tai năng hoặc vì trách nhiệm tập thể không làm tròn) thi được tập thể xem xét miễn giảm.
Đối với cán bộ quản lý và lao động chuyên, nếu toàn bộ tập đoàn, hợp tác xã vượt hoặc hụt bao nhiêu phần trăm sản phẩm thì cán bộ quản lý và lao động chuyên cũng được thưởng hay phạt bấy nhiêu phần trăm so với công với công thực hiện của từng loại lao động chuyên trong tập đoàn, hợp tác xã và so với công được phụ cấp cho từng loại cán bộ quản lý.
Ngoài ra có thể trích một tỷ lệ thích hợp (cũng như trích để quỹ tích luỹ và công ích) làm quỹ, khen thưởng thêm cho cán bộ, tập đoàn viên, xã viên trong sản xuất, quản lý, xây dựng tập đoàn, hợp tác xã có thanh tích xuất sắc được tập thể bình chọn.
IV. – TỔ CHỨC CHI ĐẠO THỰC HIỆN
Công tác khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong nông nghiệp là một hình thức quản lý mới ; trong lúc cán bộ quản lý còn thiếu kinh nghiệm chưa có nhiều ; việc xây dựng cấp huyện và tổ chức lại sản xuất trên địa bàn huyện làm chưa được bao nhiêu ; do đó đòi hỏi phải tăng cường tổ chức chỉ đạo chặt chẽ trên xuống dưới để bao đảm cho việc mở rộng công tác khoán sản phẩm trong nông nghiệp tránh được những sai sót có thể dự kiến và khắc phục được.
1) Về tư tưởng, phải làm quán triệt chủ trương mở rộng công tác khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong nông nghiệp từ trong Đảng và ra ngoài quần chúng để mọi cán bộ, đảng viên và nông dân xã viên hiểu thấu đáo và làm đúng, qua đó mà động viên phát huy khí thế phong trào của quần chúng tạo niềm tin phấn khởi bằng hành động thực tế, thực hiện tốt chủ trương của Đảng Nhà nước và hướng dẫn thực hiện của thành phố.
2) Về tổ chức chỉ đạo, theo sự phân công của Thường vụ Thành uỷ, Ban Nông nghiệp Thành uỷ là cơ quan có trách nhiệm chung trong việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ nội dung công tác mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong nông nghiệp và Ban Nông nghiệp sẽ chuyển dần công việc này sang Sở Nông nghiệp. Sở Nông nghiệp có trách nhiệm vươn lên để đảm trách nhiệm vụ này, trước mắt trợ lực Ban Nông nghiệp Thành uỷ giải quyết những vấn đề vướng mắc về cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu…
Để Ban Nông nghiệp Thành uỷ làm tốt chức năng chủ trì chính trong công tác này, yêu cầu các ban, ngành, sở có liên quan thuộc khối chính quyền của thành phố, nhất là các ngành nông nghiệp, thuỷ lợi, điện, lao động, công nghiệp, thương nghiệp, lương thực, tài chánh, ngân hàng, Uỷ ban Kế hoạch, Ban Khoa học và kỹ thuật và Ban tổ chức chính quyền thành phố cần phối hợp và hợp đồng chặt chẽ với Ban Nông nghiệp Thành uỷ, thực hiện tốt các nhu cầu đề ra hỗ trợ tích cực cho cac hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp thực hiện tốt nội dung khoán sản phẩm và cũng cố các hợp tác xã, tập đoàn vững chắc.
- Yêu cầu Uỷ ban Nhân dân các huyện, quận (có sản xuất nông nghiệp) soát xét lại bộ máy cải tạo nông nghiệp trong các Ban Nông nghiệp chuyện, quận để kịp thời tăng cường cán bộ đủ sức theo dõi, chỉ đạo công tác quản lý các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp trong huyện, quận.
- Riêng đối với Sở Nông nghiệp, Sở Tài chánh, Sở Thương nghiệp, Uỷ ban Vật giá, Ngân hàng thành phố, phối hợp với Ban Nông nghiệp Thành uỷ sớm nghiên cứu đề xuất để Uỷ ban Nhân dân thành phố xem xét bổ sung hoặc ban hành một số chánh sách (căn cứ theo quy định chung của Nhà nước) đối với nông nghiệp nói chung và chế độ ưu tiên đối với hợp tác xã tập đoàn sản xuất nông nghiệp (trên các mặt về thuế nông nghiệp, thu mua, tín dụng, xây dựng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư khoa học kỹ thuật, chánh sách trợ cấp cho cán bộ ở nông thôn…) giúp cho các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp có điều kiện phát triển sản xuất, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước, cải thiện tốt đời sống tinh thần và vật chất cho xã viên, tập đoàn viên và xây dựng các phúc lợi công cộng của tập thể.
3) Đề nghị các đoàn thể (Công đoàn, Nông hội, Thanh niên, Phụ nữ) và Mặt trận Tổ quốc thành phố, tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi đoàn thể trong hoạt động của đoàn thể mình gắn với phong trào khoán sản phẩm may của quần chúng để lãnh đạo về mặt tư tưởng, hỗ trợ tích cực cho cấp uỷ, chánh quyền, các ngành và ơ sở thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước, thiết thực góp phần củng cố quan hệ xã hội chủ nghĩa ở nông thôn.
4) Trong chỉ đạo thực hiện cần chú y hoàn chỉnh và xây dựng thêm các mô hình về khoán sản phẩm để có thực tế sinh động, rút kinh nghiệm cho các nơi khác học tập (hoàn chỉnh mô hình khoán ba loại cây : lúa rau và cây công nghiệp ; xây dựng mô hình các tập đoàn yếu kém, khón hộ được củng cố xây dựng lại ; mô hình khoán về chăn nuôi ; nông trường quốc doanh …) ; đồng thời chú ý kiện toàn củng cố hệ thống tổ chức quản lý của các tập đoàn, hợp tác xã, vì phong trào hợp tác hoá càng phát triển, công tác khoán sản phẩm càng mở rộng trên phạm vi lớn, đòi hỏi công tác tổ chức quản lý phải được tăng cường mới đủ sức thực hiện tốt các nhiệm vụ.
Nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương đúng đắn của Bna Bí thư Trung ương Đảng, có sự chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời của Thường vụ Thành uỷ, với quyết tâm cao của các cấp uỷ, chánh quyền. đoàn thể, các ngành và cơ sở cộng với sự nỗ lực, tập trung sức chỉ đạo sâu sát của toàn thể cán bộ, đảng viên và được đông đảo quần chúng nông dân đồng tình ủng hộ, chúng ta tin chắc rằng Đảng bộ và nông dân tập thể thành phố sẽ giành thằng lợi to lớn hơn nữa trong phong trào, mở rộng khoán sản phẩm trong nghiệp sắp đến, tạo sức thuyết phục mới đưa phong trào hợp tác hoá nông nghiệp ở thành phố tiến lên những bước “tích cực và vững chắc”
| T/M UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Chỉ thị 50/CT-UB về mở rộng khoán sản phẩm đến người lao động trong hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 50/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 12/11/1981
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Đình Nhơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra