Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 447/CT-BNN-TY | Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2008 |
VỀ VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM VÀ CÚM A (H5N1) Ở NGƯỜI
Từ đầu năm đến nay, theo thông báo của các tổ chức quốc tế tình hình dịch cúm gia cầm đã xảy ra và có chiều hướng diễn biến phức tạp, làm hàng chục ngàn gia cầm phải tiêu hủy tại 16 nước và vũng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực.
Ở nước ta, từ ngày 01/01/2008 đến ngày 26/2/2008 đã có 16 xã thuộc 14 huyện của 10 tỉnh là Thái Nguyên, Trà Vinh, Tuyên Quang, Quảng Bình, Long An, Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình và Vĩnh Long đã xuất hiện dịch cúm gia cầm với tổng số 22.913 gia cầm mắc bệnh và bị tiêu hủy, gồm 9.751 gà, 10.730 vịt và 2.432 ngan. Theo báo cáo của Bộ Y tế, đã có 4 người nhiễm vi rút cúm A (H5N1) và tử vong tại tỉnh Tuyên Quang, Hải Dương, Ninh Bình và Phú Thọ. Nhiều địa phương đã tích cực triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, nhiều nơi người dân và cán bộ cơ sở vẫn còn lơ là chủ quan, chưa nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Hiện đang có tình trạng gia cầm bị nhiễm bệnh chết rải rác nhưng người dân không báo cáo, một số vẫn ăn thịt hoặc vứt xác gia cầm chết bừa bãi; cán bộ cơ sở không giám sát chặt chẽ, phát hiện và xử lý kịp thời. Hơn nữa, hiện nay đang là thời Điểm thời tiết thuận lợi, khả năng miễn dịch của đàn gia cầm nhỏ, tiêm phòng đợt cuối năm 2007 đang ở mức thấp. Vì vậy, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia cầm và lây nhiễm sang người khác là rất cao.
Để tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, ngăn chặn dịch cúm A (H5N1) trên người, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản của các Bộ, ngành liên quan về phòng chống dịch cúm gia cầm, trong đó cần chú trọng thực hiện các nội dung cấp bách sau:
1. Đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương để mọi người dân hiểu biết tính chất nguy hiểm của bệnh, cách phòng, chống bệnh trên gia cầm và bảo vệ con người không bị nhiễm vi rút cúm A (H5N1).
2. Chỉ đạo thành lập ngay các tổ giám sát dịch bệnh ở cấp xã với sự tham gia của lực lượng chính quyền, thú y, y tế, các đoàn thể để tiến hành kiểm tra tình hình dịch bệnh trên gia cầm, trên người, số gia cầm chưa tiêm phòng đến từng thôn, ấp, trại chăn nuôi, hộ gia đình. Tránh tình trạng dịch xảy ra nhưng không được phát hiện, báo cáo kịp thời, người dân vẫn tiếp xúc, giết mổ và ăn gia cầm ốm, chết dẫn đến mắc bệnh.
3. Chỉ đạo việc kiểm Điểm, phê bình cán bộ chính quyền, nhân viên y tế, thú y cơ sở ở những nơi xảy ra dịch cúm gia cầm và trên người, nhưng không phát hiện hoặc phát hiện chậm, không báo cáo, không tổ chức thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống.
4. Các địa phương trong kế hoạch tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm rà soát lại các đối tượng tiêm phòng, tổ chức tiêm phòng bổ sung ngay cho các đàn gia cầm hết thời gian miễn dịch, đàn nuôi mới, không đợi đến chiến dịch. Chỉ đạo chặt chẽ công tác tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm đợt I/2008, yêu cầu các địa phương tiêm phòng triệt để, đạt kế hoạch đề ra.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nhanh chóng hoàn tất các thủ tục nhập vắc xin cúm gia cầm đề phân phối cho các địa phương; đồng thời, tổ chức các đoàn kiểm tra việc quản lý, sử dụng vắc xin tiêm phòng và thanh quyết toán vắc xin đã thực hiện năm 2007.
5. Chỉ đạo Chi cục Thú y, các ban ngành liên quan tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm trong nước, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định hiện hành. Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới chỉ đạo cơ quan Hải quan, Quản lý thị trường, Công an, Bộ đội biên phòng và cơ quan Thú y phối hợp chặt chẽ trong công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và kiên quyết xử lý triệt để gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới.
6. Các Bộ, ngành thành viên trong Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chức năng được phân công.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc đề nghị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và PTNT để phối hợp giải quyết.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG-TRƯỞNG BCĐQG |
- 1Thông báo số 67/2006-TB-VPCP về kết luận của Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm tại cuộc họp giao ban về công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Công văn số 779/TTg-NN về việc chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 279/CT-TTg năm 2008 về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm a (H5N1) ở người do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Thông báo số 67/2006-TB-VPCP về kết luận của Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm tại cuộc họp giao ban về công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Công điện số 1305/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A(H5N1) ở người do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn số 779/TTg-NN về việc chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 279/CT-TTg năm 2008 về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm a (H5N1) ở người do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 447/CT-BNN-TY năm 2008 về việc thực hiện một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 447/CT-BNN-TY
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 27/02/2008
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra