Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/CT-UBND | Nam Định, ngày 09 tháng 12 năm 2021 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TẬP TRUNG TRIỂN KHAI QUYẾT LIỆT, ĐỒNG BỘ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
Theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hiện nay bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đang diễn biến phức tạp, đã xảy ra tại 2.275 xã của 57 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy trên 230.000 con, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2020, chiếm khoảng 0,8% tổng đàn.
Tại Nam Định, sau một thời gian bệnh DTLCP được kiểm soát tốt, từ tháng 10/2021 đến nay bệnh DTLCP đang có nguy cơ lây lan trên diện rộng, tác động lớn, tiêu cực đến ngành chăn nuôi, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, người chăn nuôi và cung cầu thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Để công tác phòng, chống, kiểm soát bệnh DTLCP kịp thời, hiệu quả, bảo đảm nguồn cung thịt lợn trong dịp Tết Nguyên đán và thời gian tiếp theo, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP theo đúng quy định và chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh; đặc biệt khẩn trương triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 04/9/2020 của UBND tỉnh, đồng thời chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống bệnh DTLCP trên địa bàn quản lý, cụ thể:
- Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật, đoàn công tác các cấp và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên để chỉ đạo, tổ chức phòng, chống dịch bệnh; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại tuyến cơ sở.
- Hướng dẫn các hộ chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, bảo vệ và phát triển đàn lợn, nhất là đàn lợn nái để có đủ nguồn cung thịt lợn trong dịp Tết Nguyên đán; vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chăn nuôi; có biện pháp ngăn chặn, tiêu diệt các véc tơ, môi giới truyền bệnh xâm nhập vào chuồng nuôi; thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi, báo cáo khi có động vật ốm, chết bất thường; chăm sóc, nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi, chủ động phòng, chống rét cho đàn vật nuôi trong vụ Đông Xuân.
- Thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP, biện pháp đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ lợn; tăng cường thông tin tới người chăn nuôi, người tiêu dùng về giá cả thị trường, tránh tình trạng thiếu thông tin gây bất ổn thị trường; tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra, giám sát để ngăn chặn hiện tượng đầu cơ trục lợi, hạn chế tình trạng nâng giá ở các khâu trung gian (vận chuyển, giết mổ, bán lẻ...),...
- Trực tiếp chỉ đạo, tập trung các nguồn lực của địa phương để tổ chức xử lý dứt điểm ngay khi phát hiện lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP, không để phát sinh ổ dịch mới; tổ chức xử lý tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết theo đúng quy trình, không làm phát tán, lây lan mầm bệnh, không gây ô nhiễm môi trường; tổ chức tổng vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, khu vực có dịch; chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp không khai báo dịch bệnh, giết mổ, buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn làm lây lan dịch bệnh; báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh; công bố và tổ chức chống dịch theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường quản lý, giám sát, kiểm soát chặt chẽ việc tập kết, buôn bán lợn, sản phẩm từ lợn; tuyên truyền, vận động người dân không tham gia các hoạt động buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm từ lợn mắc bệnh, chết, không rõ nguồn gốc để chế biến, kinh doanh thực phẩm; lấy mẫu xét nghiệm và tiêu hủy lợn dương tính với vi rút DTLCP, sản phẩm từ lợn nhập lậu; tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán lợn, sản phẩm từ lợn và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các địa phương, các Sở ngành liên quan tập trung triển khai những nội dung sau:
- Tập trung chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh DTLCP; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh để phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng; tăng cường các nguồn lực hỗ trợ việc phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương, nhất là nơi dịch bệnh đang lây lan, diễn biến phức tạp.
- Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở thường xuyên theo dõi đàn lợn, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học để chủ động phòng, chống bệnh DTLCP; thực hiện tốt công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi bằng vôi bột, hóa chất; chủ động đăng ký, xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
- Kịp thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP và hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh DTLCP đảm bảo đúng quy định.
- Hướng dẫn, triển khai thực hiện Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 13/7/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn 2021 - 2030”.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với các cơ quan truyền thông, Báo Nam Định, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh kịp thời cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP, giá cả thị trường để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
4. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh DTLCP; hướng dẫn, giám sát việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước phục vụ công tác phòng, chống bệnh DTLCP.
5. Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường
Chủ động phối hợp với các địa phương, ngành Nông nghiệp tăng cường kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm về vận chuyển, tiêu thụ, buôn bán lợn và sản phẩm từ lợn trên địa bàn tỉnh.
6. Các Sở, ngành liên quan
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng chuyên ngành phối hợp để triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội
Phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2020 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi tái phát và lây lan trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 2Chỉ thị 42/CT-UBND năm 2021 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 3Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2021 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi do tỉnh Bình Phước ban hành
- 4Công điện 33/CĐ-UBND năm 2021 triển khai cấp bách giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5Quyết định 5042/QĐ-UBND năm 2021 về “Kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2025”
- 6Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2020 phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025
- 7Công văn 4025/UBND-KTN năm 2023 về triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi do Thành phố Hà Nội ban hành
- 1Luật thú y 2015
- 2Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2020 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi tái phát và lây lan trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 3Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2020 về phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2020-2025
- 4Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 5Chỉ thị 32/CT-TTg năm 2021 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Chỉ thị 42/CT-UBND năm 2021 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 7Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2021 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi do tỉnh Bình Phước ban hành
- 8Công điện 33/CĐ-UBND năm 2021 triển khai cấp bách giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 9Quyết định 5042/QĐ-UBND năm 2021 về “Kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2025”
- 10Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2020 phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025
- 11Công văn 4025/UBND-KTN năm 2023 về triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi do Thành phố Hà Nội ban hành
Chỉ thị 44/CT-UBND năm 2021 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi do tỉnh Nam Định ban hành
- Số hiệu: 44/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 09/12/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định
- Người ký: Trần Anh Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/12/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra