Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39-CT/VHTT | Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 1995 |
CHỈ THỊ
THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 36/CP CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CHỈ THỊ 317/TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
Nghị định 36-CP của Hội đồng Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 29-5-1995 và có hiệu lực từ ngày 1-8-1995.
Để triển khai thực hiện những văn bản trên, Bộ Văn hoá - Thông tin chỉ thị:
1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ nghiên cứu nội dung Nghị định 36-CP và chỉ thị 317/TTg để phổ biến sâu rộng đến từng cán bộ công nhân viên trong cơ quan nhằm nâng cao ý thức tôn trọng Pháp luật, thực hiện nghiêm chỉnh quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
2. Cục Văn hoá - Thông tin cơ sở mở đợt tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp quy về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị liên tục từ nay đến Tết âm lịch, cụ thể là:
a. Chỉ đạo hướng dẫn các trung tâm thông tin triển lãm, các Nhà văn hoá thông tin tỉnh, thành phố mở đợt hoạt động tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông.
b. Xây dựng cụm cổ động, in và phát hành tranh cổ động, Biên tập và phát hành tài liệu tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị đến các đội thông tin lưu động cơ sở.
c. Các đội thông tin lưu động tổ chức hoạt động bằng các hình thức phát thanh, tranh cổ động, phát băng hình về trật tự an toàn giao thông.
d. Phối hợp với các cơ quan Công an giao thông kiểm tra và dỡ bỏ các biển quảng cáo, biển hiệu, pa nô, áp phích làm che khuất các biển báo, tín hiệu điều khiển giao thông, các biển quảng cáo panô, áp phích đặt trực diện với tầm nhìn, làm phân tán sự chú ý của người lái xe, ảnh hưởng tới an toàn giao thông.
e. Tổ chức thi sáng tác, biểu diễn trong quần chúng về các thể loại: thơ ca, tấu, tiểu phẩm, kịch ngắn... nhằm biểu dương người tốt, việc tốt và phê phán những hiện tượng vi phạm trật tự an toàn giao thông.
3. Cục Nghệ thuật biểu diễn chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị nghệ thuật trong toàn ngành sáng tác và biểu diễn các tiết mục nghệ thuật phục vụ chủ đề về trật tự an toàn giao thông.
4. Cục Điện ảnh chỉ đạo, hướng dẫn các hãng sản xuất phim, băng hình, làm các loại phim phóng sự, tài liệu tuyên truyền giáo dục, phục vụ chủ đề trật tự an toàn giao thông.
5. Vụ Báo chí hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương tập trung tuyên truyền kịp thời những văn bản mới ban hành về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
6. Tất cả các đài báo phải mở chuyên mục phổ biến kiến thức về luật lệ giao thông cho mọi tầng lớp nhân dân. Biểu dương kịp thời gương người tốt việc tốt, gương điển hình tiên tiến, mặt khác cần phê phán trên báo chí những hiện tượng tiêu cực, những hành vi không chấp hành luật lệ giao thông.
7. Các Sở Văn hoá - Thông tin địa phương căn cứ tình hình cụ thể phải tổ chức các hoạt động tuyên truyền rầm rộ, sâu rộng trên địa phương mình, tập trung ở hai thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tuyến giao thông chính. Cần coi đây là công tác quan trọng từ nay đến Tết âm lịch.
8. Thủ trưởng các đơn vị đã được giao nhiệm vụ có trách nhiệm khẩn trương triển khai kế hoạch.
Việc quản lý trật tự an toàn giao thông là công tác thường xuyên, lâu dài, nhưng cần tập trung tuyên truyền, tạo sự chuyển biến cơ bản từ nay đến Tết Nguyên đán. Mở đợt tuyên truyền tập trung cao độ từ tháng 7 đến cuối tháng 9-1995 lập thành tích chào mừng Quốc khánh 2-9.
Trong quá trình triển khai thực hiện, yêu cầu các đơn vị kịp thời phản ánh những khó khăn vướng mắc về Bộ để xem xét giải quyết.
| Trần Hoàn (Đã ký)
|
- 1Thông tư 03/2002/TT-BGTVT hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển khách, hàng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Chỉ thị 22-CT/TW năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Thông tư liên bộ 154/TT-LB năm 1995 thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong Nghị định 36/CP về "bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị" do Bộ Giao thông vận tải-Bộ giáo dục và đào tạo ban hành
- 1Thông tư 03/2002/TT-BGTVT hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển khách, hàng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Chỉ thị 22-CT/TW năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Nghị định 36-CP năm 1995 về việc bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 4Chỉ thị 317-TTg năm 1995 tăng cường công tác quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư liên bộ 154/TT-LB năm 1995 thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong Nghị định 36/CP về "bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị" do Bộ Giao thông vận tải-Bộ giáo dục và đào tạo ban hành
Chỉ thị 39-CT/VHTT năm 1995 thực hiện Nghị định 36/CP và Chỉ thị 317/TTg về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị do Bộ Văn hóa, thông tin ban hành
- Số hiệu: 39-CT/VHTT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 08/07/1995
- Nơi ban hành: Bộ Văn hoá-Thông tin
- Người ký: Trần Hoàn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/07/1995
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra