Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/CT-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 1991 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC CỦNG CỐ, TĂNG CƯỜNG NHIỆM VỤ CHỐNG HÀNG GIẢ CHO BAN ĐẶC NHIỆM CHỐNG BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Thực hiện chủ trương của Hội đồng Bộ trưởng, ở thành phố đã thành lập Ban đặc nhiệm chống buôn lậu thành phố và các tổ đặc nhiệm chống buôn lậu quận, huyện. Qua một năm hoạt động, tuy còn nhiều phức tạp khó khăn công tác chống buôn lậu của thành phố đã được một số kết quả.
Bên cạnh buôn lậu tình trạng sản xuất và tiêu thụ hàng giả đang phát triển, gây thiệt hại lớn về nhiều mặt cho kinh tế, xã hội, gây phẫn nộ trong các tầng lớp nhân dân thành phố. Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 140-HĐBT ngày 25.4.1991 về đấu tranh chống hàng giả.
Để phối hợp lực lượng các ngành, các cấp đấu tranh có kết quả trên 2 mặt chống buôn lậu và chống hàng giả, Ủy ban nhân dân thành phố chủ trương:
1/ Thành phố:
Ủy ban nhân dân thành phố giao thêm nhiệm vụ cho Ban đặc nhiệm chống buôn lậu thành phố nhiệm vụ chống hàng giả. Thành phần của Ban đặc nhiệm chống buôn lậu được mở rộng thêm gồm:
- 1 đại diện Chi cục tiêu chuẩn đo lường và chất lượng thành phố.
- 1 đại diện Sở Công nghiệp thành phố.
Về nhân sự của Ban đặc nhiệm thành phố mở rộng sẽ có quyết định riêng.
2/ Ở các quận, huyện
Cũng được giao thêm cho tổ đặc nhiệm chống buôn lậu nhiệm vụ chống hàng giả như thành phố.
Ủy ban nhân dân quận huyện tuỳ tình hình và công việc cụ thể ra văn bản chỉ đạo hướng dẫn.
3/ Củng cố lại lực lượng chống buôn lậu và chống hàng giả từ thành, quận huyện, phưòng xã:
a) Chủ yếu là dựa vào lực lượng cảnh sát và lực lượng quản lý thị trường hiện có. Nơi nào chưa đủ mạnh thì củng cố, bổ sung thêm cán bộ đủ làm việc. Nhanh chóng hình thành một bộ phận chống hàng giả ở thành phố và quận huyện nằm chung trong Ban quản lý thị trường các cấp.
Biên chế cho lực lượng này do Ban quản lý thị trường các cấp trao đổi với Ban tổ chức chánh quyền thành phố và Sở Tài chánh thành phố.
Ở các quận huyện trọng điểm tuỳ tình hình cụ thể Ủy ban nhân dân quận huyện ra quyết định cho Ban quản lý thị trường quận huyện tổ chức lực lượng chống hàng giả để vừa đấu tranh các đối tượng sản xuất hàng giả, vừa chăm lo phong trào ở cơ sở.
Ở cấp phường xã, không tổ chức lực lượng chuyên nghiệp, chủ yếu là dựa vào các đoàn thể và các Ban ngành tham gia chống buôn lậu – chống hàng giả.
b) Kinh phí và khen thưởng:
- Chi phí cho lực lượng chống hàng giả được trích từ nguồn thu tiền phạt và tiền hàng tịch thu nộp ngân sách. Nơi nào thu không đủ chi thì Ban quản lý thị trường quận huyện lập dự chi báo cáo cho Ban quản lý thị trường thành phố tổng hợp thống nhất với Sở Tài chánh để ngân sách thành phố hỗ trợ thêm.
- Ở phường xã nào phát hiện và truy bắt được bọn buôn lậu, sản xuất và tiêu thụ hàng giả thì sau khi xử lý tiền thu được để hết cho phường dùng để thưởng cho người phát hiện, cho lực lượng truy bắt.
c) Xử lý:
Thực hiện đúng theo Nghị định 140/HĐBT ngày 25.4.91 và các văn bản pháp quy khác về xử lý buôn lậu, xử lý việc sản xuất và tiêu thụ hàng giả. Đối với những vụ nghiêm trọng cần phải truy tố ra pháp luật xét xử kịp thời và kiên quyết.
Nhận được chỉ thị này, Ban đặc nhiệm thành phố họp với các ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận huyện để sinh hoạt thông suốt để các lực lượng chống hàng giả triển khai hoạt động vào đầu tháng 11/1991.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Chỉ thị 39/CT-UB năm 1991 về việc củng cố, tăng cường nhiệm vụ chống hàng giả cho ban đặc nhiệm chống buôn lậu trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 39/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 10/10/1991
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Vương Hữu Nhơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra