Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/UB/CT

Bến Tre, ngày 05 tháng 6 năm 1984

 

CHỈ THỊ

“VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG”

Kính gửi:

- UBND các huyện, thị
 - UBND xã Thạnh Phong

 

Tình hình đất rừng của tỉnh ta, theo số liệu năm 1984, tổng diện tích đất rừng còn lại 3 huyện Thạnh Phú, Ba Tri và Bình Đại trên dưới 9.000 ha so với số liệu sau ngày giải phóng thì con số chênh lệch rất xa, số rừng hiện tại là diện tích đụơc khôi phục trồng đước và lá còn hầu hết là bãi hoang đất trống.

Do mấy năm qua công tác quản lý bảo vệ rừng chưa tốt nên nhân dân chặt phá tận gốc rễ, làm cho số rừng tự nhiên không thể tái sinh được. Rừng được trồng lại hiện đang bị chặt phá nhiều, một phần do chúng ta thiếu biện pháp chỉ đạo và chưa tuyên truyền học tập giáo dục nhân dân thấy được tác hại của việc phá rừng làm ảnh hưởng to lớn đến việc sản xuất và đời sống cho xã hội.

Rừng là một bộ phận của môi trường sống, là tài sản quí báo của tỉnh ta, có giá trị lớn đối với nền kinh tế, quốc phòng và văn hoá công cộng. Do đó việc bảo vệ rừng phải được các cấp chính quyền cùng với toàn dân đặc biệt quan tâm.

Thi hành Nghị quyết số 155-CP của Hội đồng Chánh phủ về việc thi hành pháp lệnh nâng cao ý thức bảo vệ rừng động viên toàn dân ra sức đấu tranh chống mọi hành động làm thiệt hại đến rừng.

- Căn cứ vào tình hình chung của tỉnh ta, UBND tỉnh đề nghị các Uỷ ban huyện, xã có rừng cần quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân có ý thức trách nhiệm bảo vệ rừng trồng và rừng tái sinh.

- Cấm chặt phá rừng trồng và rừng tái sinh, trong trường hợp cần thiết phải phá rừng để lấy đất trồng trọt, xây dựng theo chủ trương của tỉnh hoặc để làm bất cứ việc gì khác thu6óc lợi ích công cộng thì phải được Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép.

- Cấm mọi hành động đốn phá rừng trái với các điều quy định của Nhà nước.

Việc khai thác rừng phải đúng quy hoạch và kế hoạch, đúng quytrình kỹ thuật, chế độ và thể lệ của Nhà nước và phải được cơ quan Lâm nghiệp từ cấp huyện, tỉnh trở lên cho phép.

- Cấm các cơ quan, Hợp tác xã, cá nhân không được bứng chạn gốc cây làm cho rừng tự nhiên không còn tái sinh, không được đắp đập gây ứ nước ngập úng rừng đước, rừng lá dừa nước đã trồng, nơi nào kết hợp trồng rừng nuôi tôm, cá thì phải đặt cống bọng tiêu nước hợp lý để bảo đảm sự sinh trưởng của rừng và khai thác nguồn lợi thuỷ sản.

Tập thể cá nhân được phép lất gỗ, củi, lá phải nộp tiền nuôi rừng cho Nhà nước để dùng vào việc tu bổ lại rừng.

- Sở Lâm nghiệp và Hạt Kiểm lâm nhân dân có trách nhiệm tổ chức lực lượng phòng tra bảo vệ rừng, giáo dục nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp Nhà nước đã quy định.

- Các UBND huyện, thị, các xã, Hợp tác xã, cơ quan Lâm trường, Công trường, Xí nghiệp những nơi có rừng phải có trách nhiệm cùng với Lâm nghiệp quản lý bảo vệ rừng tập trung, và cây trồng trong nhân dân, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị này.

Nếu cá nhân hoặc tập thể cơ quan nào vi phạm điểu khoản phá rừng đều được xử phạt theo luật pháp hiện hành./.

 

 

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Ngẩu

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 36/UB/CT năm 1984 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng do tỉnh Bến Tre ban hành

  • Số hiệu: 36/UB/CT
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 05/06/1984
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
  • Người ký: Trần Văn Ngẩu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/06/1984
  • Ngày hết hiệu lực: 09/07/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản