Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/2007/CT-UBND

Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 05 tháng 9 năm 2007

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN ĐO LƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 74/CT ngày 25/9/2002 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc triển khai Nghị định số 06/2002/NĐ-CP của Chính phủ về công tác quản lý đo lường trên địa bàn tỉnh, hoạt động đảm bảo đo lường ở tỉnh ta đã có những chuyển biến, đạt nhiều kết quả tích cực. Các ngành, các cấp và cơ sở sản xuất kinh doanh đã triển khai thực hiện và chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về đo lường, đảm bảo công bằng trong mua bán và bảo vệ tốt quyền lợi người tiêu dùng trong tỉnh.

Tuy nhiên, hoạt động đo lường vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như: thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức về hoạt động đo lường chưa triển khai đồng bộ và thường xuyên; công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động đo lường chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp địa phương, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp; việc chấp hành pháp luật đo lường ở một số đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp chưa nghiêm túc, chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình đối với đo lường; tình trạng tùy tiện trong cân, đong, đo đếm hàng hoá gây sai lệch, thiếu định lượng vẫn còn xảy ra ở địa bàn các huyện, vùng sâu, vùng xa làm thiệt hại quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, đồng thời triển khai thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh Đo lường và Quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 06/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành danh mục phương tiện đo phải kiểm định, đưa công tác quản lý đo lường trên địa bàn tỉnh vào nề nếp, góp phần đảm bảo công bằng trong thương mại và dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Căn cứ vào điều kiện thực tế địa phương và quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân tỉnh công bố kèm theo Chỉ thị này danh mục các phương tiện đo có mục đích sử dụng để định lượng hàng hoá, dịch vụ trong mua bán và thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân; bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, sức khoẻ, ... phải kiểm định. (chi tiết kèm theo ở phần Phụ lục).

Sở Khoa học và Công nghệ chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thực hiện những công việc sau đây:

a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Chỉ thị này cũng như các văn bản pháp luật của Nhà nước về quản lý đo lường nhằm đảm bảo đo lường trong tỉnh được thống nhất và chính xác;

b) Tổ chức triển khai việc kiểm định các phương tiện đo trong danh mục phải kiểm định khi đang lưu thông, sử dụng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

c) Quản lý tốt hệ thống chuẩn đo lường của tỉnh, khai thác và phát triển các chuẩn đo lường đáp ứng kịp thời công tác kiểm định, hiệu chuẩn phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

2. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng của tỉnh tăng cường công tác thông tin tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động đo lường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phối hợp với ngành chức năng và các địa phương thường xuyên thanh, kiểm tra đo lường nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tăng cường cơ sở vật chất, trang bị phương tiện kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị phương tiện đo thuộc danh mục phải kiểm định.

3. Các sở, ban, ngành có trách nhiệm ban hành các văn bản cần thiết cho công tác quản lý đo lường thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý; đôn đốc các đơn vị trực thuộc có sử dụng phương tiện đo thuộc danh mục phải kiểm định tiến hành đăng ký kiểm định theo quy định của pháp luật.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm:

a) Trên cơ sở các quy định của Nhà nước, ban hành các văn bản cần thiết cho công tác quản lý đo lường trên địa bàn quản lý;

b) Có quy hoạch, kế hoạch; dành kinh phí thích hợp để xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và mua sắm trang thiết bị cần thiết cho công tác quản lý đo lường;

c) Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về đo lường, nhằm đảm bảo đo lường được thống nhất và chính xác trong phạm vi được phân công quản lý;

d) Triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân thực hiện các quy định của Nhà nước về đo lường; kiểm tra, đôn đốc các cơ sở buôn bán, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công ích khác tại các chợ, trung tâm thương mại, nơi cung cấp các dịch vụ công cộng, thu mua nông hải sản, đảm bảo các phép đo được thực hiện đúng và chính xác;

e) Tổ chức tiếp nhận và giải quyết trong phạm vi quyền hạn được giao hoặc chuyển đến cơ quan có trách nhiệm để giải quyết các khiếu nại, tố cáo và kiến nghị về đo lường;

5. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hàng hoá trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm:

a) Đăng ký kiểm định: tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, sửa chữa, nhập khẩu và sử dụng các phương tiện đo có mục đích sử dụng để định lượng hàng hoá, dịch vụ trong mua bán và thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân; bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, sức khoẻ đều phải đăng ký kiểm định tại Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng hoặc các đơn vị được Nhà nước công nhận khả năng kiểm định;

b) Cơ sở sản xuất kinh doanh phải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đăng ký kiểm định phương tiện đo theo đúng quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ;

c) Thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về đo lường: cân, đong, đo, đếm chính xác hàng hoá do mình sản xuất, kinh doanh; quản lý và bảo quản các chứng chỉ kiểm định phương tiện đo (giấy chứng nhận kiểm định, tem và chì niêm phong kiểm định) và xuất trình khi các cơ quan chức năng yêu cầu cho công vụ;

d) Các tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về đo lường với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

6. Tổ chức thực hiện:

a) Báo Ninh Thuận, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan phát huy vai trò giám sát, tích cực tham gia phát hiện và góp ý, phê phán trước công luận các hành vi vi phạm trong hoạt động đo lường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đồng thời cổ vũ, động viên kịp thời các tập thể, cá nhân điển hình chấp hành tốt Chỉ thị;

b) Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này;

c) Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Chỉ thị số 74/CT ngày 25/9/2002 về việc triển khai Nghị định số 06/2002/NĐ-CP ngày 14/01/2002 của Chính phủ về công tác quản lý đo lường trên địa bàn tỉnh.

Giao Sở Khoa học và Công nghệ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này và định kỳ tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện ./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hoàng Thị Út Lan

 

DANH MỤC

PHƯƠNG TIỆN ĐO PHẢI KIỂM ĐỊNH NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Chỉ thị số 34/2007/CT-UBND ngày 05/9/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

STT

Tên phương tiện đo

Mục đích sử dụng

Phạm vi áp dụng

 

Độ dài

 

 

1

Thước cuộn

định lượng hàng hoá, dịch vụ

trong mua bán, thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân

2

Taximet

 

Khối lượng

 

 

3

Cân phân tích, cân kỹ thuật

định lượng hàng hoá, dịch vụ

trong mua bán, thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân

4

Cân bàn

5

Cân đĩa

6

Cân đồng hồ lò xo

7

Cân treo

8

Cân ôtô

9

Cân tàu hoả tĩnh

10

Cân tàu hoả động

11

Cân kiểm tra quá tải xe

đảm bảo an toàn giao thông

trong hoạt động của các tổ chức đảm bảo an toàn giao thông

12

Cân băng tải

định lượng hàng hoá, dịch vụ

trong mua bán, thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân

13

Quả cân

 

Dung tích - Lưu lượng

 

 

14

Phương tiện đo dung tích thông dụng

định lượng hàng hoá, dịch vụ

trong mua bán, thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân

15

Bể đong cố định

16

Xitéc

17

Cột đo xăng dầu

18

Cột đo khí dầu hoả hoá lỏng (LPG)

(có hiệu lực từ 01/01/2009)

19

Đồng hồ nước lạnh

định lượng hàng hoá, dịch vụ

trong mua bán, thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân

20

Đồng hồ xăng dầu

(bao gồm cả dầu thô)

21

Đồng hồ khí dân dụng

(có hiệu lực từ 01/01/2009)

22

Đồng hồ đo LPG

(có hiệu lực từ 01/01/2009)

 

Áp suất

 

 

23

Áp kế

đảm bảo an toàn

trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức

định lượng hàng hoá, dịch vụ

trong mua bán, thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân

24

Huyết áp kế

bảo vệ sức khoẻ

trong hoạt động của các tổ chức bảo vệ sức khoẻ con người

 

Nhiệt độ

 

 

25

Nhiệt kế

định lượng hàng hoá, dịch vụ

trong mua bán, thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân

26

Nhiệt kế y học

bảo vệ sức khoẻ

trong hoạt động của các tổ chức bảo vệ sức khoẻ con người

 

Hoá lý

 

 

27

Phương tiện đo độ ẩm hạt

định lượng hàng hoá, dịch vụ

trong mua bán, thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân

28

Tỷ trọng kế

29

Phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở

đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ môi trường

trong hoạt động của các tổ chức đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ môi trường

30

Phương tiện đo khí thải xe cơ giới

(có hiệu lực từ 01/01/2009)

 

Điện - Điện từ

 

 

31

Công tơ điện

định lượng hàng hoá, dịch vụ

trong mua bán, thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân

32

Biến dòng đo lường (TI)

33

Biến áp đo lường (TU)

34

Phương tiện đo điện trở cách điện (mêgômet)

đảm bảo an toàn

trong hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các tổ chức, cá nhân

35

Phương tiện đo điện trở tiếp đất (terômet)

36

Phương tiện đo điện tim

bảo vệ sức khoẻ

trong hoạt động của các tổ chức bảo vệ sức khoẻ con người

37

Phương tiện đo điện não

 

Thời gian - Tần số - Âm thanh

 

 

38

Phương tiện đo độ ồn

đảm bảo an toàn

giao thông, bảo vệ sức khoẻ, môi trường

trong hoạt động của các tổ chức đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ sức khoẻ và môi trường

39

Phương tiện đo để kiểm tra tốc độ xe cơ giới

đảm bảo an toàn giao thông

trong hoạt động của các tổ chức đảm bảo an toàn giao thông

- Chu kỳ kiểm định của từng loại phương tiện đo trong bảng trên được quy định trong quy trình kiểm định tương ứng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu các phương tiện đo này phải thực hiện việc phê duyệt mẫu trước khi kiểm định ban đầu theo quy định hiện hành;

- Các phư­ơng tiện đo không quy định tại mục 1 của Danh mục này, khi sử dụng vào mục đích giám định tư­ pháp, hoạt động công vụ khác của Nhà nước phải được kiểm định khi được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu nhưng không phải thực hiện việc phê duyệt mẫu./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 34/2007/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý kiểm định phương tiện đo lường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

  • Số hiệu: 34/2007/CT-UBND
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 05/09/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
  • Người ký: Hoàng Thị Út Lan
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/09/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản