Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/1999/CT-UB-CNN | TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 10 năm 1999 |
CHỈ THỊ
VỀ PHÒNG, TRỪ CẤP BÁCH RẦY NÂU TRÊN VỤ MÙA NĂM 1999.
Vụ Mùa năm 1998 rầy nâu đã xuất hiện và gây nhiều thiệt hại cho cây lúa. Đúng như dự báo trước, vụ Mùa năm 1999 rầy nâu tiếp tục xuất hiện và gây hại trên diện rộng, lứa rầy nở rộ từ ngày 02 đến ngày 10 tháng 10 gây nhiễm nặng trên lúa mùa. Tính đến ngày 11 tháng 10 năm 1999, trên toàn thành phố đã có 6.742 ha lúa đã bị nhiễm rầy nâu (trong đó có 1.270 ha nhiễm nặng, 2.169 ha nhiễm trung bình và 3.303 ha nhiễm nhẹ), đặc biệt là tại huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ. Tình hình rầy nâu phát sinh trên lúa vụ Mùa đang diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng lan rộng trên toàn địa bàn thành phố trong những lứa rầy sắp đến, đặc biệt là trong giai đoạn lúa trổ.
Để hạn chế thiệt hạn do rầy nâu gây ra, Ủy ban nhân dân thành phố Chỉ thị cho Ủy ban nhân dân các huyện- quận và các sở-ngành có liên quan thực hiện ngay một số biện pháp sau đây :
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố nắm chắc diễn biến tình hình rầy nâu phát sinh trên đồng ruộng, kịp thời hướng dẫn cho các địa phương những biện pháp phòng trị. Tổ chức tập huấn rộng rãi cho bà con nông dân các phương pháp phòng, trừ rầy nâu.
2. Ủy ban nhân dân các huyện-quận có sản xuất lúa vụ Mùa củng cố Ban chỉ đạo phòng, chống rầy nâu, theo dõi chặt chẽ việc xuất hiện, lây lan của rầy nâu trên địa bàn, xây dựng kế hoạch phòng, trừ, tăng cường công tác chỉ đạo. Giao nhiệm vụ cho Ủy ban nhân dân các xã-phường xây dựng kế hoạch phòng, chống rầy trên địa bàn mình.
3. Hội Nông dân thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Đoàn thanh niên Cộng sản phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, vận động bà con nông dân thường xuyên thăm đồng ; giúp đỡ, hướng dẫn cho bà con nông dân trong việc phòng, chống rầy nâu.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố và Ủy ban nhân dân các huyện-quận thường xuyên báo cáo cho Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình phát sinh, lây lan của rầy nâu trên địa bàn và công tác tổ chức thực hiện phòng, chống rầy.
Để giảm nhẹ đến mức thấp nhất thiệt hại do rầy nâu gây ra cho cây lúa, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện-quận và các sở-ngành liên quan tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này./.
Nơi nhận : | T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1Quyết định 05/2002/QĐ-UB bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật ban hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 đến ngày 31 tháng 12 năm 1999, đã hết hiệu lực thi hành do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 101/2001/QĐ-UB bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 đến ngày 31 tháng 12 năm 1999, đã hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 05/2002/QĐ-UB bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật ban hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 đến ngày 31 tháng 12 năm 1999, đã hết hiệu lực thi hành do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 101/2001/QĐ-UB bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 đến ngày 31 tháng 12 năm 1999, đã hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chỉ thị 34/1999/CT-UB-CNN về phòng, trừ cấp bách rầy nâu trên vụ mùa năm 1999 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 34/1999/CT-UB-CNN
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 22/10/1999
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Thanh Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra