ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/CT-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 9 năm 1987 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ – KẾ TOÁN TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Những năm qua, ngành thống kê thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức và thu thập báo cáo phục vụ kịp thời cho yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của trung ương và thành phố. Tuy nhiên, chất lượng các báo cáo còn bị hạn chế nhiều, trong đó có nguyên nhân bởi cơ chế quản lý còn nặng tính quan liêu, bao cấp, nhiều chế độ hạch toán báo cáo thống kê kế toán đã ban hành còn nhiều chỗ không phù hợp. Vì vậy việc kết toán số liệu báo cáo thống kê không sát đúng với thực tế tình hình kinh tế phát sinh. Mặt khác, còn do khuyết điểm chủ quan của các cán bộ làm công tác lãnh đạo, quản lý chưa nhận thức được hoặc nhận thức chưa đầy đủ yêu cầu của việc hạch toán trung thực ở cơ sở cũng đã dẫn đến việc hạch toán sai sự thật, không thực hiện đúng và đầy đủ chế độ báo cáo thống kê, kế toán quy định. Một số đơn vị kinh tế cơ sở thuộc các Bộ, ngành trung ương đóng tại thành phố cũng chưa thực hiện nghiệm túc theo chế độ báo cáo quy định của Nhà nước trên địa bàn lãnh thổ.
Trước đòi hỏi cấp bách của việc ổn định tình hình cũng như yêu cầu đổi mới của công tác quản lý kinh tế, công tác hạch toán thông tin và báo cáo thông kê – kế toán cần phải đổi mới để giúp thành phố nắm bắt nhanh tình hình kinh tế - xã hội phát sinh, phục vụ kịp thời cho việc chỉ đạo và quản lý, Ủy ban nhân dânt hành phố yêu cầu các ngành, các cấp, các cơ sở cần tập trung làm tốt những việc sau đây:
1) Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc kiện toàn và đổi mới công tác hạch toán, thông tin thống kê – kế toán; tiến hành việc tổ chức lại thông tin kinh tế thông suốt và nhanh nhạy từ cơ sở đến thành phố. Nhận thức đúng vai trò, vị trí của hạch toán và thống kê trong công tác quản lý kinh tế tài chánh, coi đó là công cụ tối cần thiết và là phương tiện để kiểm tra kiểm soát quá trình sản xuất kinh doanh ở mỗi đơn vị kinh tế cơ sở và toàn thành phố; thực hiện đúng đắn trách nhiệm của mỗi cán bộ trong công tác hạch toán và chấp hành chế độ báo cáo thống kê – kế toán, đặc biệt là trách nhiệm của kế toán trưởng và thủ trưởng. Kiên quyết xử lý thích đáng những trường hợp vì lợi ích cục bộ mà báo cáo sai sự thật, vi phạm chế độ hạch toán và báo cáo thông kê – kế toán gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và xã hội.
2) Gầp rút thiết lập lại nề nếp và kỷ cương trong công tác hạch toán và chấp hành chế độ báo cáo thống kê – kế toán và chấp hành chế độ báo cáo thông kê – kế toán đối với ngành thống kê Nhà nước, nhất là ở đơn vị cơ sở (xí nghiệp, cửa hàng…). Trên cơ sở các chế độ, phương pháp, chứng từ sổ sách đã ban hành vẫn còn phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý kinh tế; cần tổ chức thực hiện một các có nề nếp, tăng cường kiểm tra và kiểm soát việc ghi chép ban đầu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; các chứng từ kế toán làm căn cứ hạch toán phải bảo đảm hợp lệ, hợp pháp, nhằm ngăn chặn kịp thời các hiện tượng khai man, lập chứng từ giả, đưa số liệu thiếu chính xác vào các báo cáo thống kê – kế toán để báo cáo với Nhà nước.
3) Các sở, ban, ngành, quận, huyện cần thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo nhanh hàng tuần, tháng theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố. Các đơn vụ kinh tế trung ương đóng trên địa bàn thành phố định kỳ theo chế độ phải gởi đầy đủ các báo cáo thống kê – kế toán cho thành phố qua Cục Thống kê để Cục thống kê thành phố tổng hợp theo lãnh thổ, báo cáo với Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo về trung ương theo quy định.
4) Cục Thống kê thành phố cùng với Sở Tài chánh và các ngành hữu quan cần rà soát lại chế độ chứng từ hạch toán và biểu báo cáo thống kê kế toán, đề xuất, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với yêu cầu mới hiện nay.
5) Tiến đến định kỳ hàng quý, 6 tháng và năm, ngành thống kê ra thông báo công bố kết quả thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh của từng đơn vị kinh tế cơ sở đến các cơ quan hữu quan biết để kiểm tra, đôn đốc và công nhân hoàn thành kế hoạch, từ đó làm cơ sở cho việc tính tiền lương, tiền thưởng… của các đơn vị.
6) Các sở, ngành, quận, huyện, đơn vị kinh tế cơ sở (trung ương và địa phương), các đơn vị hành chánh sự nghiệp không thực hiện đúng chế độ báo cáo quy định thì Cục Thống kê có thông báo kịp thời để đơn vị sửa chữa. Với những đơn vị nhiều lần vi phạm không gởi kịp thời đầy đủ các báo cáo thống kê – kế toán hoặc báo cáo sai sự thật, Cục Thống kê có trách nhiệm báo cáo với Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố để có biện pháp xử lý kịp thời.
Căn cứ vào chỉ thị này, Cục Thống kê thành phố và Sở Tài chánh cần có sự hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê – kế toán và tổ chức lại thông tin kinh tế ở cơ sở và trên địa bàn thành phố. Trong quá trình thự chiện có gì vướng mắc cần báo cáo ngay về Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Chỉ thị 32/CT-UB năm 1987 về việc tăng cường chế độ báo cáo thống kê – kế toán trong tình hình mới do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 32/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 08/09/1987
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Công Ái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/09/1987
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực