Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2975/CT-CHK | Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2022 |
Thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025; Quyết định số 624/QĐ-BGTVT ngày 16/5/2022 về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025,
Để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông bằng đường hàng không và trước tình hình nhu cầu vận chuyển hàng không tăng cao dịp cao điểm hè năm 2022, dẫn đến nguy cơ và tình trạng ùn tắc tại các cảng hàng không cửa ngõ như CHKQT Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) yêu cầu các đơn vị:
Tổng công ty CHK Việt Nam (ACV), CHKQT Vân Đồn, Tổng công ty Quản lý bay, các hãng hàng không Việt Nam, các Cảng vụ hàng không miền Bắc, miền Trung, miền Nam, các đơn vị phục vụ mặt đất tại các cảng hàng không:
1. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện công tác phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp cao điểm hè 2022.
2. Công bố số điện thoại đường dây nóng và thường trực 24/24 để tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan đến nhiệm vụ của đơn vị.
3. Căn cứ vào chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT, Cục HKVN và chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị để xây dựng phương án phục vụ cao điểm hè 2022, bố trí đủ nguồn nhân lực đảm bảo phục vụ tốt, an toàn các chuyến bay, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
4. Tiếp tục nâng cao ý thức, nghiêm túc thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch Covid 19 trong tình hình mới theo các Công điện, Chỉ thị, chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền.
1. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam
- Chỉ đạo các Cảng hàng không trực thuộc xây dựng phương án phục vụ cao điểm hè 2022, bố trí đủ nguồn nhân lực đảm bảo phục vụ tốt, an toàn các chuyến bay, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các yêu cầu của Cục HKVN tại Chỉ thị này.
- Với vai trò là doanh nghiệp cảng hàng không theo quy định tại Nghị định 05/2021/NĐ-CP, khẩn trương nghiên cứu các giải pháp hạn chế ùn tắc tại các cảng hàng không, trong đó tập trung tại CHKQT Nội Bài, Tân Sơn Nhất; nghiên cứu văn bản số 2926/CHK-QLC ngày 30/6/2022 của Cục HKVN về việc triển khai một số giải pháp hạn chế ùn tắc tại CHKQT Tân Sơn Nhất như bố trí bãi đệm, bãi đậu xe cho các phương tiện ra/vào phục vụ, xây dựng nhà để xe tại khu vực ga quốc nội, xây dựng đường hầm hoặc cầu đi bộ kết nối nhà xe TCP với nhà ga quốc nội, mở rộng làn đường từ nhà ga hành khách T1 ra đường Trường Sơn.... để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và tổ chức thực hiện.
- Rà soát lại mặt bằng, dây chuyền phục vụ hành khách, đặc biệt là phục vụ hành khách quốc nội tại CHKQT Tân Sơn Nhất; hạn chế tối đa hoặc di dời/tái bố trí lại mặt bằng dịch vụ phi hàng không để ưu tiên mặt bằng phục vụ hành khách; sớm làm việc với cơ quan có thẩm quyền để đưa khu vực Bus lounge (gate 22-25) vào khai thác chính thức, lâu dài.
- Nghiên cứu điều chỉnh phương án khai thác khu vực sân đỗ 19,79ha theo hướng bổ sung thêm đường công vụ, sơn kẻ thêm các vị trí tập kết phương tiện mặt đất tại sân dỗ 1979ha nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các đơn vị phục vụ mặt đất bố trí phương tiện sẵn sàng phục vụ tàu bay, giảm thời gian phục vụ mặt đất cho mỗi chuyến bay.
- Rà soát lại các biển báo trong nhà ga, nghiên cứu bố trí thêm biển thông tin thông báo các chuyến bay/hoặc thay thế biển thông báo chuyến bay lớn hơn tại khu vực phòng chờ sảnh B để tạo thuận tiện hơn cho hành khách theo dõi, cập nhật thông tin chuyến bay.
- Tiếp tục phối hợp với Sở GTVT Tp Hồ Chí Minh, Đồn công an Tân Sơn Nhất, Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông để tổ chức phân luồng giao thông khu vực tiếp cận ra/vào CHKQT Tân Sơn Nhất nhằm hạn chế ách tắc giao thông khu vực tiếp cận CHKQT Tân Sơn Nhất.
- Rà soát để bổ sung các biển báo khu vực khách chờ đón xe taxi để thông báo công khai tên các hãng, doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được khai thác tại CHKQT Tân Sơn Nhất. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan (Cảng vụ hàng không miền Nam, Công ty Cổ phần TCP, Đồn công an Tân Sơn Nhất, Sở giao thông vận tải....) để tổ chức phân luồng giao thông trước nhà ga hành khách, đánh giá các điểm nút có khả năng gây ách tắc giao thông để có giải pháp phân luồng phù hợp; bố trí hợp lý khu vực các phương tiện đón, trả hành khách. Sớm hoàn thiện phương án mở 01 làn xe trên phần diện tích cây xanh cảnh quan nhà để xe TCP theo đề xuất của CHKQT Tân Sơn Nhất tại văn bản số 665/CHKQTTSN ngày 21/03/2022, thống nhất với Cảng vụ HKMN và báo cáo lại Cục HKVN theo yêu cầu tại văn bản số 1189/CHK-QLC ngày 25/3/2022 nhằm mở rộng làn xe cho các phương tiện ra vào CHKQT Tân Sơn Nhất
- Tăng cường nhân viên hướng dẫn cho các phương tiện ra/vào nhà ga hành khách để đón/trả khách và ứng dụng khoa học công nghệ để hỗ trợ hoạt động điều phối, tạo thuận lợi trong giao thông, tránh xung đột, ùn tắc giao thông trong khu vực cảng hàng không.
- Phối hợp với Đồn công an Tân Sơn Nhất, Cảng vụ hàng không miền Nam để xử lý dứt điểm tình trạng xe dù hoạt động tại CHKQT Tân Sơn Nhất; kịp thời kiến nghị Công an TP Hồ Chí Minh hỗ trợ lực lượng để xử lý tình trạng xe dù đón khách và các trường hợp nhân viên của hãng có hiện tượng chèo kéo khách, ép giá khách.
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 637/CT-CHK ngày 22/2/2022 của Cục HKVN về tăng cường các giải pháp nhằm hạn chế ách tắc giao thông trước nhà ga tại CHKQT Tân Sơn Nhất.
- Rà soát lại mặt bằng, dây chuyền phục vụ hành khách, đặc biệt là phục vụ hành khách quốc nội; hạn chế tối đa hoặc di dời/tái bố trí lại mặt bằng dịch vụ phi hàng không để ưu tiên mặt bằng phục vụ hành khách.
- Khẩn trương nghiên cứu phương án mở rộng khu vực soi chiếu an ninh tại sảnh E để bố trí thêm máy soi chiếu an ninh, bổ sung luồng hành khách làm thủ tục an ninh nhằm giảm tải ùn tắc khu vực soi chiếu an ninh trong giờ cao điểm tại sảnh E; báo cáo Cục HKVN để tổ chức thực hiện.
- Phối hợp với Sở GTVT Tp Hà Nội, Đồn công an Nội Bài, Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông để tổ chức phân luồng giao thông khu vực tiếp cận ra/vào CHKQT Nội Bài nhằm hạn chế ách tắc giao thông khu vực tiếp cận CHKQT Nội Bài.
- Khẩn trương hoàn thiện phương án mở rộng làn xe ô tô từ sân đỗ ô tô nhà ga T1 ra đường Võ Văn Kiệt trong tháng 7/2022 nhằm giảm ùn tắc cho sân đỗ ô tô nhà ga T1. Phối hợp với Cảng vụ HKMB để rà soát hồ sơ pháp lý, hoàn thiện hồ sơ và báo cáo Tổng công ty CHK Việt Nam để báo cáo Bộ GTVT về phương án mở rộng khu vực bãi đỗ xe ô tô tại khu đất khoảng 1,3ha phía Nam CHKQT Nội Bài nhằm giảm ùn tắc khu vực bãi đỗ xe ô tô nhà ga T1 (theo văn bản số 2602/TCTCHKVN-XDCB ngày 29/6/2022 của ACV).
- Tăng cường nhân viên hướng dẫn cho các phương tiện ra/vào nhà ga hành khách để đón/trả khách và ứng dụng khoa học công nghệ để hỗ trợ hoạt động điều phối, tạo thuận lợi trong giao thông, tránh xung đột, ùn tắc giao thông trong khu vực cảng hàng không.
- Phối hợp với Đồn công an Nội Bài, Cảng vụ hàng không miền Bắc để xử lý tình trạng xe dù hoạt động tại CHKQT Nội Bài; kịp thời kiến nghị Công an TP Hà Nội hỗ trợ lực lượng để xử lý tình trạng xe dù đón khách và các trường hợp nhân viên của hãng có hiện tượng chèo kéo khách, ép giá khách.
- Xây dựng phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp với hạ tầng cảng hàng không để có phương án tổ chức vận tải hành khách tối ưu phục vụ nhân dân đi lại dịp cao điểm hè 2022; không để xảy ra tình trạng tăng vé trái quy định.
- Tuyên truyền đối với hành khách mua vé tàu bay để hạn chế số người đón tiễn tại sân bay, đặc biệt là tại CHKQT Nội Bài, Tân Sơn Nhất.
- Điều hành lịch bay, tuân thủ nghiêm ngặt slot được xác nhận thep kế hoạch bay ngày. Phối hợp chặt chẽ, kịp thời với các cảng hàng không để cập nhật kế hoạch bay ngày lên hệ thống SMIS, tránh gây khó khăn, lãng phí trong công tác phục vụ của các đơn vị cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, quản lý hoạt động bay.
- Xây dựng kế hoạch, biện pháp kiểm soát, giảm đến mức thấp nhất việc chậm chuyến, huỷ chuyến vì lý do chủ quan. Nâng cao chất lượng phục vụ nhằm đáp ứng tố hơn nữa nhu cầu sử dụng của hành khách, đặc biệt hành khách là người cao tuổi, người khuyết tật; bố trí nhân sự để hướng dẫn, hỗ trợ hành khách làm thủ tục kiểm tra an ninh khi tham gia các chuyến bay nội địa; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, điều lệ vận chuyển liên quan đến nghĩa vụ của người vận chuyển trong điều kiện chậm, hủy chuyến; tiếp nhận, xử lý phản ánh của hành khách, người dân về hoạt động vận chuyển của hãng một cách nhanh chóng, kịp thời.
- Quán triệt và yêu cầu tổ lái phải nắm rõ, đầy đủ các sơ đồ phương thức bay, sơ đồ đường lăn, sân đỗ và phương thức khai thác đường CHC, có trách nhiệm tuân thủ nghiêm và kịp thời huấn lệnh của KSVKL, khẩn trương thoát ly đường CHC hoặc lên đường đường CHC và cất cánh theo huấn lệnh ĐHB đã được cấp. Khi hạ cất cánh hoặc lên đường CHC, cắt qua đường CHC, tổ lái phải lưu ý, tập trung quan sát và chỉ được thực hiện sau khi đã nhận đủ, hiểu đúng và nhắc lại đầy đủ huấn lệnh của KSVKL.
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ công tác bảo dưỡng, bảo dưỡng dự phòng cho tàu bay nhằm duy trì trạng thái đủ điều kiện bay cho các tàu bay theo kế hoạch khai thác.
- Điều chỉnh linh hoạt và duy trì áp dụng phân cách tối thiểu giữa các tàu bay theo quy định.
5. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam
- Xây dựng kế hoạch bố trí lực lượng kiểm soát viên không lưu, nhân lực phục vụ nhu cầu khai thác tăng cao trong thời gian cao điểm hè năm 2022, đảm bảo đủ nguồn nhân lực điều hành bay an toàn, hiệu quả;
- Thực hiện nguyên tắc ưu tiên phục vụ các chuyến bay khai thác đúng slot nhằm hạn chế tối đa tình trạng bay chờ.
- Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Quản lý - ĐHB quốc gia và khu vực để khai thác tối đa, sử dụng linh hoạt các đường bay ATS và có biện pháp xử lý hạn chế tắc nghẽn trên không, mặt đất hay nghẽn sóng liên lạc.
- Rà soát hệ thống phương tiện, trang thiết bị điều hành bay, thông tin liên lạc; thường xuyên tổ chức bảo trì, bảo dưỡng, bổ sung phương tiện trang thiết bị, sẵn sàng phục vụ trong thời gian cao điểm.
- Về kế hoạch bay: Lịch bay mùa, lịch bay ngày và kế hoạch bay không lưu (FPL) phải phù hợp theo kế hoạch đã được cấp, cấp sửa đổi; đặc biệt là thống nhất giữa lịch bay mùa và lịch bay ngày.
- Chỉ đạo đội ngũ KSVKL nghiêm túc tuân thủ quy trình tiêu chuẩn trong công tác điều hành bay, kịp thời nhắc nhở tổ lái khi cần thiết; Đảm bảo lựa chọn đường CHC sử dụng (Runway in use) phù hợp với điều kiện thời tiết và tối ưu hoá lộ trình:
Tàu bay khởi hành lăn ra cất cánh, sau khi cất cánh nhanh chóng lấy được mực bay đường dài (cruising level) và tiến nhập vào đường bay (Enroute);
Tàu bay về hạ cánh thuận lợi thực hiện phương thức tiếp cận, hạ cánh, thoát ly đường CHC lăn vào sân đỗ.
- Tăng cường hiệu quả công tác quan trắc và dự báo khí tượng hàng không, chủ động và kịp thời thông báo, tư vấn các diễn biến thời tiết có ảnh hưởng đến hoạt động bay đặc biệt diễn biến xu thế thời tiết, các hiện tượng thời tiết bất lợi để có phương án điều hành bay và khai thác bay hợp lý, hạn chế việc bay chờ, đi sân bay dự bị.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, an ninh hàng không và chất lượng dịch vụ tại các cảng hàng không; kịp thời phối hợp với các đơn vị để giải quyết, xử lý ngay các trường hợp bất thường phát sinh;
- Giám sát thường xuyên hoạt động khai thác, kịp thời yêu cầu các hãng hàng không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người vận chuyển và đảm bảo quyền lợi hành khách đối với các trường hợp chậm chuyến, huỷ chuyến theo quy định của pháp luật; phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan để cung cấp thông tin hướng dẫn người dân đi lại bằng đường hàng không đảm bảo đúng lịch trình; phối hợp với các hãng hàng không, cảng hàng không để tuyên truyền, phổ biến người dân, hành khách hạn chế số người đón tiễn tại sân bay.
- Giám sát các hãng hàng không Việt Nam, ACV, CHKQT Vân Đồn, các đơn vị phục vụ mặt đất tổ chức thực hiện phương án khai thác, bố trí nhân lực hỗ trợ hành khách làm thủ tục kiểm tra an ninh tại nhà ga hành khách cũng như bố trí người có thẩm quyền để xử lý tình huống bất thường trong công tác phục vụ hành khách.
- Phối hợp với các cảng hàng không để làm việc với Đồn Công an địa phương và các cơ quan có liên quan nhằm kiểm tra, xử lý tình trạng xe dù hoạt động tại các cảng hàng không hoặc các trường hợp nhân viên của hãng taxi có hiện tượng chèo kéo khách, ép giá khách.
- Thông báo đến các cơ quan, đơn vị hoạt động tại cảng hàng không và tổ chức kiểm tra, giám sát để đảm bảo các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các yêu cầu của Cục HKVN tại Chỉ thị này.
7. Các Phòng chức năng Cục HKVN
- Văn phòng: Phụ trách số điện thoại đường dây nóng và thường trực 24/24 để tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến nhiệm vụ của Cục HKVN.
- Phòng Vận tải hàng không: Chủ trì theo dõi, tổng hợp báo cáo Bộ GTVT theo quy định về tình hình vận chuyển hàng không, khai thác tại cảng hàng không, số liệu vận chuyển, chậm huỷ chuyến của các hãng hàng không Việt Nam.
- Phòng An ninh hàng không: Theo dõi, báo cáo tình hình an ninh hàng không, an ninh trật tự tại cảng hàng không
- Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay: Theo dõi, báo cáo tình hình an toàn khai thác tàu bay.
- Phòng Quản lý hoạt động bay: Theo dõi, báo cáo về tình hình quản lý, điều hành bay và an toàn hoạt động bay.
- Phòng Quản lý cảng hàng không, sân bay: Theo dõi, báo cáo về tình hình an toàn khai thác cảng, cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không.
Các Hãng hàng không, Cảng vụ hàng không khu vực báo cáo tình hình an ninh, an toàn, trật tự và số liệu vận chuyển cao điểm hè năm 2022 theo quy định tại Thông tư 33/2016/TT-BGTVT (qua Phòng Vận tải hàng không, địa chỉ mail: vthk@caa.gov.vn, thoại 024. 38272281)
Tổng Giám đốc Tổng công ty CHK Việt Nam, Giám đốc CHKQT Nội Bài, Giám đốc CHKQT Tân Sơn Nhất, Giám đốc Cảng vụ hàng không khu vực và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ vào nội dung trên khẩn trương triển khai thực hiện.
| CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 14107/BGTVT-TTCNTT năm 2021 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp nghỉ lễ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Công văn 2136/BGTVT-ATGT năm 2022 về rà soát, kiểm tra việc đảm bảo an toàn giao thông đối với hoạt động vận tải khách trên các tuyến vận tải từ bờ ra đảo và phục vụ du lịch, lễ hội do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Công văn 5747/BGTVT-VT năm 2022 triển khai giải pháp tổ chức vận tải các lĩnh vực; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, bảo đảm an toàn cho các phương tiện vận tải trong đợt cao điểm mùa du lịch và mùa mưa bão do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Thông báo 212/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 3537/CT-CHK năm 2022 về tăng cường đảm bảm an toàn hoạt động bay trong mùa mưa bão và các điều kiện thời tiết xấu do Cục Hàng không Việt Nam ban hành
- 6Công điện 724/CĐ-TTg về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9/2022 do Thủ tướng Chính phủ điện
- 7Công văn 4023/BGDĐT-GDCTHSSV năm 2022 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9 và "Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh sinh viên đến trường" do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Chỉ thị 2650/CT-CHK năm 2024 tăng cường nâng cao biện pháp bảo đảm an toàn hàng không do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ban hành
- 1Thông tư 33/2016/TT-BGTVT quy định việc báo cáo hoạt động và báo cáo số liệu trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Nghị định 05/2021/NĐ-CP về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay
- 3Công văn 14107/BGTVT-TTCNTT năm 2021 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp nghỉ lễ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Công văn 2136/BGTVT-ATGT năm 2022 về rà soát, kiểm tra việc đảm bảo an toàn giao thông đối với hoạt động vận tải khách trên các tuyến vận tải từ bờ ra đảo và phục vụ du lịch, lễ hội do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2022 về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022–2025 do Chính phủ ban hành
- 6Công văn 5747/BGTVT-VT năm 2022 triển khai giải pháp tổ chức vận tải các lĩnh vực; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, bảo đảm an toàn cho các phương tiện vận tải trong đợt cao điểm mùa du lịch và mùa mưa bão do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Thông báo 212/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Chỉ thị 3537/CT-CHK năm 2022 về tăng cường đảm bảm an toàn hoạt động bay trong mùa mưa bão và các điều kiện thời tiết xấu do Cục Hàng không Việt Nam ban hành
- 9Công điện 724/CĐ-TTg về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9/2022 do Thủ tướng Chính phủ điện
- 10Công văn 4023/BGDĐT-GDCTHSSV năm 2022 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9 và "Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh sinh viên đến trường" do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 11Chỉ thị 2650/CT-CHK năm 2024 tăng cường nâng cao biện pháp bảo đảm an toàn hàng không do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ban hành
Chỉ thị 2975/CT-CHK về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc tại các cảng hàng không trong dịp cao điểm hè năm 2022 do Cục Hàng không Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 2975/CT-CHK
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 02/07/2022
- Nơi ban hành: Cục Hàng không Việt Nam
- Người ký: Đinh Việt Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra