Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/CT-UBND | Huế, ngày 29 tháng 7 năm 2008 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP (BỆNH TAI XANH) Ở LỢN
Trong những tháng đầu năm 2008 dịch bệnh tai xanh ở lợn đã xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh, với sự chỉ đạo kiên quyết của các cấp ủy, chính quyền và những cố gắng nổ lực của các đơn vị, địa phương nên dịch bệnh đã được khống chế, dập tắt. Tuy nhiên, từ đầu tháng 7 đến nay dịch bệnh tai xanh ở lợn lại tái diễn ở nhiều địa phương và có diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất chăn nuôi của người dân, để kiên quyết không để dịch bệnh tai xanh ở lợn lây lan ra diện rộng; tổ chức không chế, dập dịch hiệu quả và thực hiện tốt Quyết định số 80/2008/QĐ-BNN ngày 15/7/2008 của Bộ Nông nghiệp &PTNT về phòng chống Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS), ngăn chặn dịch tái phát, lây lan rộng, UBND tỉnh yêu cầu Ban chỉ đạo phòng chống dịch gia súc, gia cầm, các Sở, ban ngành cấp tỉnh, Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố Huế thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương và UBND tỉnh về phòng, chống dịch tai xanh ở lợn, trong đó cần tăng cường các biện pháp cấp bách sau:
1. Ủy ban Nhân dân các huyện và thành phố Huế:
- Chỉ đạo chính quyền cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan chức năng, lực lượng chuyên môn để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch tai xanh ở lợn và phải chịu trách nhiệm nếu không thực hiện tiêm phòng đầy đủ; chậm phát hiện, xử lý kịp thời để dịch xảy ra trên địa bàn.
- Khi có dịch phải chỉ đạo quyết liệt, huy động tổng lực của các tổ chức, cơ quan, đoàn thể nhanh chóng bao vây, dập tắt, ngăn chặn không để dịch lây lan, tiến hành xử lý gia súc bị bệnh và thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng trên diện rộng, các cơ sở chăn nuôi, nơi giết mổ, chợ buôn bán động vật và sản phẩm động vật, nhất là các vùng có nguy cơ cao; tiêm phòng vắc xin xung quanh ổ dịch, kiểm soát vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc ra khỏi vùng dịch.
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tổ chức lực lượng, cung ứng đầy đủ vắc xin, đồng thời tuyên truyền, vận động và yêu cầu người chăn nuôi chấp hành tiêm phòng bắt buộc các loại vắc xin triệt để theo quy định đối với gia súc thuộc diện tiêm phòng, những trường hợp không chấp hành việc tiêm phòng, không thực hiện 5 không “không giấu dịch; không mua lợn bệnh, sản phẩm của lợn bệnh; không bán chạy lợn bệnh; không vận chuyển lợn bệnh ra khỏi vùng dịch; không vứt bừa bãi xác lợn bệnh ra môi trường” sẽ không được hỗ trợ khi dịch xảy ra.
- Tăng cường công tác chốt chặn tại các chốt kiểm dịch, tổ chức lực lượng liên ngành để kiểm tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp nhập lậu động vật và sản phẩm động vật ra vào địa phương.
- Kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp về phòng chống dịch gia súc, gia cầm; bố trí các lực lượng hỗ trợ với nhân viên thú y ở xã, phường để thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch tại cơ sở; tiến hành đánh giá, kiểm điểm, rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo, các cơ quan chuyên môn, từng cá nhân được giao nhiệm vụ mà đã để tái diễn tình trạng dịch xảy ra nhưng không được phát hiện, xử lý kịp thời.
- Rà soát kế hoạch phòng, chống dịch; chủ động sử dụng kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện công tác phòng, chống dịch theo quy định, nếu có khó khăn phải báo cáo UBND tỉnh.
2. Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh:
- Phối hợp với Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố Huế, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các cấp để tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; chấn chỉnh công tác thú y ngay tại cơ sở; chỉ đạo liên ngành phối hợp chặt chẽ công tác kiểm tra, kiểm soát trong vận chuyển, lưu thông, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm; tổ chức, triển khai thực hiện tiêm phòng gia súc, gia cầm một cách đầy đủ; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm phòng chống dịch theo quy định của pháp luật về thú y.
- Phân công các thành viên trong Ban chỉ đạo phối hợp với các ban ngành địa phương tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh đến tận cơ sở, chỉ đạo công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các chốt kiểm dịch, các chợ, nơi giao lưu mua bán để có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Sở Nông nghiệp &PTNT chỉ đạo Chi cục Thú y chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư hóa chất cần thiết và trang thiết bị, phương tiện để phòng chống dịch có hiệu quả; phối hợp với các địa phương giám sát, chỉ đạo, tổ chức triển khai và kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn về các biện pháp phòng chống dịch tai xanh có hiệu quả.
4. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền, đưa tin kịp thời chính xác về diễn biến, nguy cơ dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống để nhân dân biết và chủ động phòng, chống dịch; khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
5. Các Ban, ngành chức năng liên quan, tổ chức đoàn thể thường xuyên phối hợp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch gia súc, gia cầm, các lực lượng liên ngành triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công trong phòng, chống dịch tai xanh ở lợn theo điều 17 của Quyết định 80/2008/QĐ-BNN ngày 15/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã quy định.
UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Huế, lãnh đạo các Sở Nông nghiệp&PTNT, Y Tế, Công thương, Thông tin và truyền thông, Giao thông vận tải, Công an, Cục Hải quan, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh theo trách nhiệm của mình thực hiện nghiêm túc các nội dung trên để tăng cường công tác phòng chống dịch đạt hiệu quả./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 09/2008/CT-UBND triển khai biện pháp cấp bách phòng, chống, dập dịch bệnh tai xanh heo của tỉnh Bến Tre
- 2Chỉ thị 11/2008/CT-UBND tiếp tục triển khai nhanh biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh tai xanh heo, tại huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre
- 3Quyết định 1427/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 hết hiệu lực pháp luật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4Chỉ thị 15/2007/CT-UBND tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh ở lợn do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 5Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2013 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 6Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết ngày 31/12/2013
- 1Quyết định 1427/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 hết hiệu lực pháp luật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết ngày 31/12/2013
- 1Quyết định 80/2008/QĐ-BNN về phòng, chống Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Chỉ thị 09/2008/CT-UBND triển khai biện pháp cấp bách phòng, chống, dập dịch bệnh tai xanh heo của tỉnh Bến Tre
- 3Chỉ thị 11/2008/CT-UBND tiếp tục triển khai nhanh biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh tai xanh heo, tại huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre
- 4Chỉ thị 15/2007/CT-UBND tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh ở lợn do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 5Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2013 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn trên địa bàn tỉnh Sơn La
Chỉ thị 29/CT-UBND năm 2008 về tăng cường các biện pháp phòng, chống Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (bệnh Tai xanh) ở lợn do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 29/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 29/07/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Văn Cao
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/07/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra