Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/CT-UB

Bến Tre, ngày 20 tháng 8 năm 1983

 

CHỈ THỊ

VỀ CÔNG TÁC THÚ Y KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT

Thời gian công tác thú y kiểm dịh đối với trâu bò và heo chưa được quy định rõ. Nên việc mua bán và vận chuyển, giết mổ trong các cơ quan Nhà nước và ngoài nhân dân rất tuỳ tiện, không được các cơ quan có thẩm quyền cho phép và thiếu sự kiểm tra về mặt vệ sinh thú y cơ quan chuyên môn. Tình hình đó đã dẫn đến tình trạng lạm sát, dịch bệnh lây lan gây thiệt hại đáng kể cho đàn gia súc trong tỉnh.

Để khắc phục tình trạng tiêu cực trên, nhằm đảm bảo phát triển chăn nuôi trâu, bò, heo theo kế hoạch, căn cứ vào các nghị định, chỉ thị của Trung ương về công tác thú y kiểm dịch gia súc và theo đề nghị của Sở Nông nghiệp, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre chỉ thị như sau:

1. Tất cả các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang tổ chức hoặc các nhân mua bán và vận chuyển heo, trâu, bò phải thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ thủ tục sau đây:

- Mua bán giữa các xã trong cùng một huyện, mua bán giữa các huyện trong tỉnh phải được UBND huyện đó cho phép. Mua bán, xuất nhập tỉnh đều phải xin phép và được sự chấp thuận của UBND tỉnh mới có giá trị.

- Phải đóng thuế đầy đủ theo chính sách hiện hành.

- Phải có sự kiểm tra và cấp giấy chứng nhận của cơ quan thú y. Trường hợp vận chuyển xuất nhập tỉnh phải do trạm thú y tỉnh khám cấp giấy mới có giá trị.

2. Mọi trường hợp giết mổ trâu, bò, heo đều phải:

- Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép UBND xã, phường:

- Đóng thuế sát sinh theo quy định.

- Những nơi đã có lò mổ thì tất cả những trâu, bò, heo đã có giấy phép làm thịt thì phải tập trung đến lò mổ. Trường hợp chưa có lò mổ thì được phép mổ tại nhà.

- Tất cả trâu, bò, heo tập trung giết mổ tại lò hoặc tại nhà đều phải báo cáo cho cán bộ thú y đến kiểm tra vệ sinh và lăn dấu mới được sử dụng hoặc đem đi bán.

3. Tất cả tổ chức hoặc cá thể nào vi phạm các điều quy định trên đều bị xử lý theo pháp luật hiện hành. Hình thức và mức độ xử lý nặng hay nhẹ tùy theo mức độ vi phạm và tác hại của nó nhiều hay ít đối với sức khỏe của nhân dân và đối với mức phát triển của gia súc.

4. UBND tỉnh giao trách nhiệm cho trạm thú y thuộc Sở Nông nghiệp.

- Tổ chức các người thú y kiểm dịch trong toàn tỉnh có phân cấp quản lý tỉnh, huyện, xã.

- Xây dựng các chốt đầu mối quan trọng để làm nhiệm vụ kiểm tra sát sinh thực phẩm gia súc giết mổ và vận chuyển trâu, bò, heo đặc biệt là vận chuyển xuất nhập tỉnh.

- Cần huấn luyện kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ nhân viên trực tiếp làm công tác này tại cơ sở.

- Cần có hướng dẫn cụ thể cho các cấp, các ngành nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ và thống nhất tinh thần nội dung Nghị định số 23-HĐBT và Chỉ thị của UBND tỉnh.

 Yêu cầu UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các ngành, các cấp tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh nội dung chỉ thị này theo chức năng nhiệm vụ của mình, cần hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan thú y kiểm dịch hoàn thành nhiệm vụ được giao./.

 

 

 

TM. UBND TỈNH BẾN TRE
 KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Ngẩu

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 29/CT-UB năm 1983 về công tác thú y kiểm dịch động vật do tỉnh Bến Tre ban hành

  • Số hiệu: 29/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 20/08/1983
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
  • Người ký: Trần Văn Ngẩu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản