Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 28-CT/TW | Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2008 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌAT ĐỘNG CỦA LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM
1- Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 27-7-1993 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ( Khóa VII), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Liên hiệp) đã có sự trưởng thành và phát triển. Quan hệ đối ngoại của Liên hiệp được mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá, góp phần củng cố và hình thành được mạng lưới bàn bè, đối tác quốc tế của Việt Nam trong thời kỳ mới. Hoạt động hoà bình, đoàn kết hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước đưựoc đẩy mạnh; công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài của Liên hiệp được tăng cường, đóng góp có hiệu quả vào công tác đối ngoại nhân dân, công tác đối ngoại chung và sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung vì hoà bình, phát triển và tiến bộ của nhân dân thế giới.
Tuy nhiên, Liên hiệp vẫn chưa phát huy được đầy đủ vai trò và lợi thế của mình trong hoạt động đối ngoại nhân dân trong tình hình mới. Chất lượng quan hệ đối tác tại một số địa bàn, công tác thông tin đối ngoại và hiệu quả của một số hoạt động đối ngoại còn hạn chế, công tác nghiên cứu nhìn chung còn bất cập. Một số hội thành viên chậm được kiện toàn, mô hình tổ chức của Liên hiệp ở nhiều địa phương chưa thống nhất. Quan hệ phối hợp giữa Liên hiệp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội và tổ chức nhân dân trong một số hoạt động đối ngoại nhân dân chưa chặt chẽ.
Thực tiễn đất nước trong 15 năm qua cho thấy sự đồng tình, ủng hộ, đoàn kết và hợp tác của nhân dân thế giới vẫn là nhân tố quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, công tác đối ngoại nhân dân vẫn luôn có vị trí ngày càng quan tọng trong việc thực hiện phương châm Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, góp phần thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
2- Để phát huy vai trò của Liên hiệp, khắc phục những yếu kém, khuyết điểm trên và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời ký mới, cần tiếp tục khẳng định Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội chuyên trách về đối ngoại nhân dân, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có vai trò làm đầu mối phối hợp trong một số hoạt động đối ngoại nhân dân, là đầu mối cho công tác phi chính phủ nước ngoài, là tổ chức làm công tác chính trị đối ngoại và là bộ phần cấu thành của lực lượng đối ngoại chuyên trách của nước ta.
Liên hiệp trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tổ chức chặt chẽ, được đảm bảo biên chế, kinh phí, các chế dộ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ và các điều kiện, phương tiện làm việc của cơ quan thường trực. Các tổ chức thành viên của Liên hiệp được hỗ trợ kinh phí hoạt động.
3- Tiếp tục đổi mới các mặt công tác của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam theo phương châm “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả” với các nhiệm vụ chính sau:
- Tiếp tục mở rộng, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối tác nhằm góp phần củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Phát triển quan hệ ổn định, có chiều sâu với các tổ chức nhân dân của các nước láng giềng, tại các địa bàn trọng điểm; củng cố quan hệ với các tổ chức bạn bè truyền thống, các tổ chức cánh tả, tiến bộ; mở rộng quan hệ với các tổ chức, cá nhân có thiện chí với Việt Nam.
- Tích cực, chủ động tham gia vận động, đấu tranh dư luận trên các vấn đề dân chủ, nhân quyền; quảng bá hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Tham gia công tác vận động, tập hợp người Việt Nam ở nước ngoài hướng về Tổ quốc và các hoạt động nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt nam với các nước; góp phần đẩy hợp tác giữa Việt nam và các nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, vv.
- Tích cực tham gia các diễn đàn, hoạt động của nhân dân thế giới và các cơ chế khu vực và quốc tế vì lợi ích của đất nước, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hoà bình, phát triển, công bằng, bền vững, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Chủ động vận động viện trợ và nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để góp phần phát triển kinh tế – xã hội. Làm tốt nhiệm vụ được giao trong công tác phi chính phủ nước ngoài.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu để làm tốt nhiệm vụ tham mưu về các vấn đề đối ngoại. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại, kịp thời phản ánh với Đảng và Nhà nứơc về dư luận nhân dân các nước và bạn bè quốc tế về Việt Nam.
- Động viên, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào các hoạt động đối ngoại nhân dân; góp phần giáo dục, nâng cao nhận thức và hiểu biết quốc tế của quần chúng nhân dân; huy động sự đóng góp, tài trợ trong và ngoài nước để hỗ trợ, mở rộng các hoạt động của Liên hiệp và các tổ chức thành viên của Liên hiệp.
- Hoạt động đối ngoại của Liên hiệp phải được tổ chức chặt chẽ, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng theo Quy chế về thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại, vừa phát huy được tính chủ động, linh hoạt của đối ngoại nhân dân trên cơ sở các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo lợi ích quốc gia và phủ hợp với các giá trị tiến bộ của nhân loại, vừa giữ vững nguyên tắt bảo vệ nội bộ, đảm bảo an ninh chính trị, độc lập, chủ quyền quốc gia và bảo vệ, củng cố chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Tích cực kiện toàn, củng cố các tổ chức thành viên, nâng cao năng lực của cơ quan thường trực, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
4- Chính phủ quản lý về nhà nước đối với Liên hiệp theo quy định của pháp luật; đảm bảo các điều kiện vật chất và phương tiên cho công tác của Liên hiệp từ ngân sách nhà nước, đồng thời tạo cơ chế để Liên hiệp có thêm nguồn kinh phí bổ sung cho tổ chức và hoạt động của Liên hiệp.
5- Ban Đối ngoại Trung ương tham mưu, giúp Ban Bí thư trong việc chỉ đạo công tác đối ngoại của Liên hiệp.
Ban Đối ngoại Trung ương và Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao hướng dẫn, cung cấp thông tin và phối hợp với Liên hiệp trong quá trình triển khai các hoạt động đối ngoại liên quan.
Đảng Đoàn Liên hiệp báo cáo xin ý kiến Ban Bí thư về phương hướng, kế hoạch công tác đối ngoại, về chủ trương đối với các hoạt động đối ngoại quan trọng, phức tạp và nhạy cảm của Liên hiệp và các tổ chức thành viên; lãnh đạo việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng trong toàn bộ hoạt động của Liên hiệp; lãnh đạo cơ quan thường trực và công tác cán bộ theo quy định.
6- Các Tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức, các điều kiện đảm bảo hoạt động của tổ chức Liên hiệp ở địa phương và tổ chức thực hiện chỉ thị trong địa phương mình.
7- Các Ban Đảng, Ban Cán sự Đảng, Đảng Đoàn, Đảng uỷ trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị thuộc phạm vi, lĩnh vực của ngành và đơn vị.
8- Đảng Đoàn Liên hiệp có trách nhiệm phổ biến, quán triệt, tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này.
Ban Đối ngoại Trung ương có trách nhiệm đôn đốc và kiểm tra việc quán triệt và thực hiện Chỉ thị này, định kỳ báo cáo Ban Bí thư.
Nơi nhận: | TM. BAN BÍ THƯ |
Chỉ thị 28-CT/TW năm 2008 tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp tổ chức hữu nghị Việt Nam do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- Số hiệu: 28-CT/TW
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 02/12/2008
- Nơi ban hành: Ban Chấp hành Trung ương
- Người ký: Trương Tấn Sang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra