- 1Nghị quyết 92/NQ-CP năm 2014 về giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới do Chính phủ ban hành
- 2Luật Du lịch 2017
- 3Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Nghị quyết 58-NQ/TW năm 2020 về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/CT-UBND | Thanh Hóa, ngày 01 tháng 10 năm 2020 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự nỗ lực của các sở, ban, ngành, đoàn thể, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, du lịch Thanh Hóa có những bước phát triển mạnh mẽ, thu hút nguồn lực đầu tư lớn, tạo bước đột phá về phát triển hạ tầng du lịch. Các sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng. Chất lượng dịch vụ được cải thiện rõ rệt. Hệ thống quản lý nhà nước về du lịch được đổi mới. Nhận thức của người dân địa phương về phát triển du lịch được nâng cao. Môi trường du lịch có nhiều chuyển biến tích cực..., đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho du lịch Thanh Hóa. Nhờ đó, các chỉ tiêu kinh tế du lịch của tỉnh luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao; giai đoạn 2016-2019, tăng trưởng về lượt khách đạt 15,2%/năm, tăng trưởng tổng thu du lịch đạt 31,7%/năm, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động phát triển du lịch của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục: Công tác quản lý nhà nước tại nhiều địa phương trong tỉnh chưa nghiêm; vấn đề môi trường du lịch và đảm bảo vệ sinh, an toàn chưa bền vững; chất lượng dịch vụ du lịch còn nhiều hạn chế, sức cạnh tranh còn thấp, du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Những hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó phải kể đến công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành còn thiếu tập trung, chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là người đứng đầu các ngành, đơn vị và địa phương chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong việc triển khai kịp thời, quyết liệt, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của trung ương, của tỉnh, các chương trình, đề án, dự án phát triển du lịch của tỉnh.
Để tăng cường hiệu lực công tác quản lý Nhà nước về du lịch, tạo chuyển biến rõ nét, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của du lịch Thanh Hóa, phấn đấu đưa du lịch Thanh Hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; đến năm 2030, Thanh Hóa là một trong những trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về du lịch theo tinh thần Nghị quyết 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh: Nâng cao tính chủ động, phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch của tỉnh.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Tiếp tục tập trung chỉ đạo làm tốt công tác phổ biến, quán triệt, tuyên truyền sâu, rộng nội dung Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, đến các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Luật Du lịch năm 2017; Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới; Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030 và các quy hoạch, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đề cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng và UBND các cấp trong việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Thanh Hóa trên toàn bộ hệ thống trang website, cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương; định hướng, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tích cực giới thiệu tiềm năng du lịch và quảng bá các khu, điểm du lịch của tỉnh Thanh Hóa trên các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo, Twitter…
3. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố
3.1. Chỉ đạo rà soát, đánh giá tiềm lực và thực trạng phát triển du lịch của địa phương, làm cơ sở để xây dựng các chương trình, quy hoạch, đề án, kế hoạch phát triển du lịch phù hợp; ưu tiên các nguồn lực và tập trung thực hiện có hiệu quả công tác hút đầu tư, huy động xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch; chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch mới, có chất lượng, hấp dẫn du khách; gắn việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch; chủ động đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch;nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại địa phương; nâng cao năng lực đội ngũ tham mưu và làm công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư, phát triển du lịch tại địa phương.
3.2. Bảo đảm trật tự, an toàn, ứng xử văn minh du lịch
- Thiết lập và duy trì trật tự kỷ cương đối với các loại hình kinh doanh dịch vụ; cương quyết giải tỏa các hàng quán, sắp xếp, trả lại sự thông thoáng cho các khu vực bãi biển công cộng; tăng cường quản lý vỉa hè, lòng đường, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây mất trật tự, ùn tắc giao thông, đảm bảo lòng lề đường được thông thoáng; ngăn chặn và xử lý dứt điểm các đối tượng đeo bám, chèo kéo gây phiền hà cho khách du lịch; tăng cường công tác kiểm tra, không để người lang thang, ăn xin gây phiền hà cho khách du lịch tại các khu, điểm du lịch; có biện pháp hỗ trợ phù hợp đối với trường hợp có hoàn cảnh khó khăn.
- Tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn cho khách du lịch, đặc biệt là tại các khu du lịch biển. Các địa phương có khu du lịch biển phải ban hành quy chế quản lý bãi tắm; đảm bảo có hệ thống phao tiêu, dây phao, cờ chỉ giới, biển báo hiệu vùng hành lang an toàn phù hợp với thủy triều thường xuyên của mực nước; có bảng, biển báo khu vực nguy hiểm, nước xoáy; bố trí đủ nhân lực và trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định về quản lý xe điện, tàu thủy, các dịch vụ vui chơi giải trí (mô tô nước, tàu lượn, bể bơi, đu quay, cầu trượt...).
- Lắp đặt các biển chỉ dẫn, hướng dẫn du lịch tại khu, điểm du lịch để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho khách tiếp cận các khu, điểm du lịch.
- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch; xây dựng tổ, thôn, xóm, khu phố văn minh; phát động các phong trào người dân ứng xử văn minh, tận tình hỗ trợ du khách; mỗi người dân là một hướng dẫn viên, niềm nở với khách du lịch.
3.3.Tăng cường quản lý giá cả, chất lượng dịch vụ
- Chỉ đạo các lực lượng chức năng hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, bán hàng tại các khu, điểm du lịch thực hiện niêm yết giá, chất lượng dịch vụ và bán đúng giá, chất lượng dịch vụ niêm yết; không để xảy ra tình trạng tùy tiện nâng giá, ép khách, gây sốt giá, ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của địa phương. Vận động, yêu cầu các cơ sở lưu trú du lịch không ép khách sử dụng dịch vụ khi không có nhu cầu.
- Rà soát, tăng cường kiểm tra và xử lý triệt để tình trạng xe điện và các phương tiện kinh doanh vận tải hành khách chưa được cấp phép hoạt động, không làm thủ tục đăng ký, đăng kiểm, vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông, không niêm yết giá và thu cước vận chuyển không theo giá niêm yết.
- Thiết lập, duy trì và công khai số điện thoại đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận và xử lý các thông tin, phản hồi từ khách du lịch và người dân.
- Tăng cường kiểm tra và cương quyết xử lý nghiêm theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để tình trạng vi phạm trong các hoạt động du lịch xảy ra trên địa bàn, gây bức xúc cho khách du lịch.
3.4. Đảm bảo vệ sinh, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tăng cường quản lý môi trường tự nhiên, cảnh quan tại các khu, điểm du lịch theo hướng giảm thiểu ô nhiễm môi trường điểm đến, đảm bảo môi trường trong sạch, tạo ấn tượng với khách du lịch; ưu tiên các nguồn lực để xử lý rác thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến điểm tham quan du lịch. Phát động phong trào đoàn, hội của địa phương thường xuyên thu dọn rác thải tại các khu vực công cộng của khu du lịch.
- Tăng cường công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn đảm bảo các điều kiện theo quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm có nguồn gốc, nói không với chất cấm trong bảo quản, chế biến thực phẩm, thực hiện tốt các quy định về sử dụng hóa chất, chất phụ gia cho phép của Bộ Y tế; không tiêu thụ những sản phẩm rau, thịt không có nguồn gốc hoặc có dấu hiệu ôi thiu; chú trọng thực hiện các biện pháp vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế; sử dụng nguồn nước bảo đảm theo quy định để chế biến thực phẩm; không để xảy ra tình trạng thực phẩm kém chất lượng trong các cơ sở lưu trú, nhà hàng phục vụ khách du lịch.Quản lý chặt chẽ, không để tình trạng bán hải sản tươi sống, sơ chế và nấu nướng hải sản phục vụ ăn uống ngay trên bãi biển; gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao tại các Nghị quyết, Chỉ thị, chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển du lịch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành, phê duyệt các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển du lịch, làm căn cứ tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư, thúc đẩy du lịch phát triển,góp phần hoàn thành các mục tiêu đề ra.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các sở, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu,tham mưu thực hiện các chính sách thu hút đầu tư nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh du lịch của các địa phương trong tỉnh;xây dựng giải pháp tháo gỡ khắc phục khó khăn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cộng đồng phát triển du lịch.
- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch,thu hút đầu tư xây dựng,hình thành các sản phẩm, dịch vụ du lịch có quy mô và chất lượng cao; trú trọng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, mang đậm bản sắc văn hóa, có khả năng cạnh tranh.Chú trọng nâng cao năng lực cho lực lượng lao động ngành du lịch, hướng đến nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao, cộng đồng ứng xử văn minh lịch sự. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về du lịch.
- Tăng cường quản lý tài nguyên du lịch; quản lý di tích, gắn việc bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch;thực hiện hiệu quả việc nghiên cứu phục dựng, phát huy giá trị các lễ hội tiêu biểu và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc phục vụ phát triển du lịch.
- Tạo điều kiện để phát huy vai trò và trách nhiệm của Hiệp hội Du lịch tỉnh trong việc bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp liên kết, cùng phát triển.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành trong lĩnh vực du lịch; kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch tại các địa phương, các khu, điểm du lịch và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, nhất là vào thời điểm lễ hội, ngày lễ tết và các tháng cao điểm về du lịch.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các ngành liên quan tham mưu, đề xuất thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích và đẩy mạnh thu hút đầu tư, trong đó có lĩnh vực du lịch; ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển hạ tầng du lịch và thực hiện các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển du lịch;
- Tham mưu đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước nghiên cứu, thực hiện các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh du lịch tại tỉnh Thanh Hóa.
6. Sở Tài chính: Căn cứ khả năng cân đối ngân sách hàng năm, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển du lịch.
7. Sở Giao thông vận tải
- Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ, phương tiện vận tải hành khách chất lượng cao, chấp hành nghiêm các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, đảm bảo an toàn cho du khách, phương tiện và hành lý của khách du lịch.
- Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện các dự án đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển và đường thủy nội địa để hỗ trợ phát triển du lịch, nâng cao khả năng kết nối giao thông tới các khu, điểm du lịch, đặc biệt các dự án đầu tư hạ tầng giao thông tại các địa bàn trọng điểm, khu vực động lực phát triển du lịch; xúc tiến các hãng hàng không duy trì và mở mới các đường bay, tạo tiền đề phát triển Cảng hàng không Thọ Xuân thành cảng hàng không quốc tế trong theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
8. Sở Xây dựng: Tổ chức lập, thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch xây dựng các khu, điểm du lịch và tăng cường công tác quản lý xây dựng theo các đồ án quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo việc bảo tồn, phát huy các giá trị kiến trúc, cảnh quan, bảo vệ môi trường, phát triển và kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật tại khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
9. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí, hệ thống phát thanh, truyền hình tăng cường tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước về vị trí, vai trò động lực của ngành du lịch; phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về phát triển du lịch trong xã hội; quảng bá hình ảnh, con người xứ Thanh, bảo đảm du lịch là một trong những nội dung trọng tâm, thường xuyên trong các chương trình truyền thông của tỉnh.
- Rà soát tình hình phủ sóng mạng thông tin di động, Internet băng thông rộng không dây tốc độ cao; hướng dẫn,định hướng các doanh nghiệp viễn thông ưu tiên đầu tư xây dựng các trạm thu phát sóng di động, Internet băng thông rộng không dây tốc độ cao tại các khu, điểm du lịch, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch.
10. Sở Ngoại vụ:Chủ động lồng ghép hoạt động xúc tiến du lịch với các hoạt động đối ngoại của tỉnh, đặc biệt là hoạt động đối ngoại tại nước ngoài nhằm quảng bá, mở rộng thị trường khách du lịch nước ngoài đến với tỉnh Thanh Hóa.
11. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý việc sử dụng tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường tại địa bàn trọng điểm về du lịch, trong hoạt động văn hóa, lễ hội, thể thao, du lịch và hoạt động khác trong lĩnh vực du lịch.
12. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND các huyện, thị xã, thành phố lồng ghép các nội dung phát triển du lịch vào Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; xây dựng các sản phẩm nông nghiệp, các mô hình phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển du lịch.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
13. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt tại các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch, các nơi tập trung đông người.
- Tăng cường công tác triển khai phòng, chống dịch bệnh, chủ động tham mưu các giải pháp quyết liệt, hiệu quả dập tắt các dịch bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của dịch bệnh;đẩy mạnh công tác truyền thông, khuyến cáo, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống các dịch bệnh.
14. Công an tỉnh:Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, xử lý triệt để các vụ gây rối mất trật tự tại các địa bàn trọng điểm du lịch, tạo điều kiện cho kinh tế du lịch phát triển. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức giao tiếp, ứng xử với khách du lịch cho đội ngũ nhân viên xuất nhập cảnh, cảnh sát giao thông.
15. Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại và Du lịch:
- Chủ động phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch trên tinh thần huy động sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp trong tỉnh; tăng cường liên kết hợp, tác với các tỉnh, thành phố trong hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch; kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và doanh nghiệp, giữa địa phương và Trung ương trong quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua nhiều hoạt động, hình thức đa dạng.
- Xây dựng và tổ chức các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch có trọng tâm trọng điểm, gắn với các sự kiện văn hóa, lễ hội, hội chợ, hội nghị, hội thảo tại các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước. Đổi mới hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, chuyên nghiệp, phát huy sức mạnh của truyền thông và đẩy mạnh quảng bá trên trên mạng xã hội; tăng cường phối hợp với các ngành liên quan trong việc xúc tiến, quảng bá du lịch, các khu, điểm du lịch của tỉnh gắn với quảng bá văn hóa, hình ảnh Thanh Hóa trên các phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là trên các chuyến bay nội địa và quốc tế; ưu tiên tập trung nguồn lực quảng bá du lịch trên các kênh truyền hình quốc tế uy tín để thu hút khách du lịch nước ngoài đến với tỉnh Thanh Hóa.
16. Hiệp hội Du lịch tỉnh
- Phát huy vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh; khuyến khích doanh nghiệp bổ sung dịch vụ, xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách; liên kết sức mạnh các doanh nghiệp du lịch trong việc thực hiện các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch; chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, xây dựng môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh.
- Tuyên truyền, vận động, nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh dịch vụ có liên quan đến hoạt động phát triển du lịch trong việc chủ động thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn, ứng xử văn minh du lịch, về đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết giá dịch vụ…, hướng tới mục tiêu chung đưa du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
17. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Bộ quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch tới các địa phương, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và khách du lịch nhằm xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện Chỉ thị; định kỳ 06 tháng tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện.
Yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nội dung tại Chỉ thị; định kỳ trước ngày 15/6 và 15/12 hàng năm báo cáo kết quả thực hiện, phản ánh những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất (nếu có) gửi về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2255/QĐ-UBND năm 2015 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 92/NQ-CP năm 2014 về giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 2Kế hoạch 1598/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ, trọng tâm là dịch vụ chất lượng cao cấp vùng về y tế, đào tạo nguồn nhân lực và du lịch giai đoạn 2016-2025 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 3Quyết định 2700/QĐ-UBND năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết 103/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW; Nghị quyết 04-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển du lịch thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết 15/NQ-HĐND về Nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 4Nghị quyết 35/NQ-HĐND năm 2023 giám sát chuyên đề công tác quản lý nhà nước về đầu tư, phát triển du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 1Nghị quyết 92/NQ-CP năm 2014 về giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới do Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2255/QĐ-UBND năm 2015 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 92/NQ-CP năm 2014 về giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 3Kế hoạch 1598/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ, trọng tâm là dịch vụ chất lượng cao cấp vùng về y tế, đào tạo nguồn nhân lực và du lịch giai đoạn 2016-2025 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 4Luật Du lịch 2017
- 5Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6Quyết định 2700/QĐ-UBND năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết 103/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW; Nghị quyết 04-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển du lịch thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết 15/NQ-HĐND về Nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 7Nghị quyết 58-NQ/TW năm 2020 về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 8Nghị quyết 35/NQ-HĐND năm 2023 giám sát chuyên đề công tác quản lý nhà nước về đầu tư, phát triển du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Chỉ thị 26/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- Số hiệu: 26/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 01/10/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Nguyễn Văn Thi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/10/2020
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết